Câu hỏi tiểu luận: Phân tích quan điểm của Đảng về việc xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Liên hệ thực
tiễn tại địa phương đã giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa như thế
nào.
MỤC LỤC
I, Mở đầu:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam. Người không chỉ
cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,
xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa mà cịn để lại những di sản vơ cùng
q giá cho nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ là hệ tư tưởng
của đảng, của dân tộc ta mà còn là kim chỉ nam cho mọi đường lối, chính
sách của Đảng để tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một
vị trí quan trọng. Người nhấn mạnh: “Trong cơng cuộc kiến thiết nước
nhà có bốn vấn đề chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội”. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới,
Đảng đã định hướng phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và xây dựng phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Quan điểm của Đảng về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc đánh dấu sự phát triển tư duy lý luận của Đảng,
đồng thời cũng là kết quả xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong
suốt q trình lãnh đạo của Đảng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nền văn
hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là một trong sáu đặc
trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là
2
một nhiệm vụ trọng yếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước
trong thời kỳ đổi mới.
Vì vậy, để văn hoá phục vụ tốt hơn cho mục tiêu xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chúng ta
cần phải hiểu sâu về văn hoá. Trong tiểu luận này, em đi sâu nghiên cứu
nội dung: Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
II, Nội dung:
1, Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc
a.Phương hướng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa
Để hiểu rõ hơn về phương hướng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn
hóa ta đi tìm hiểu thế nào là văn hóa. Xét theo lý luận, văn hóa là tồn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần do cá nhân và cộng đồng sáng tạo ra
để phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bản chất của văn hóa là sự
sáng tạo, vươn tới cái Chân – Thiện – Mỹ, vươn tới các giá trị nhân văn
đem lại hạnh phúc cho con người. Xét theo thực tiễn, văn hóa thể hiện
tồn bộ hoạt động sống của con người, từ sản xuất vật chất đến hoạt
động tinh thần phản ánh sự lựa chọn sáng tạo của cá nhân và cộng đồng.
Như vậy , văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo của con người, vừa là môi
trường nhân tạo để nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh thần của con
người. Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
3
cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa’’. Bác cũng đã khẳng
định: “Trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú
ý đến và phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa”. Văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con
người và xã hội: là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã
hội; là yếu tố cấu kết chặt chẽ với chính trị; bồi đắp và khơi dậy tinh thần
yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Mối quan hệ giữa văn hóa và con người là sự tướng tác hai chiều. Văn
hóa là môi trường sản sinh ra những phẩm chất của con người, có tác
động đến sự hình thành nhân cách con người và con người lại là chủ thể
tác động lại văn hóa.
Đối với Việt Nam nói riêng thì: “Văn hố Việt Nam là sự kết tinh
những giá trị tốt đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa
con người với xã hội và thiên nhiên; được đúc kết từ cuộc sống và thực
tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua hàng ngàn
năm lịch sử, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là nền văn
hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
với những đặc trưng cơ bản là đại chúng, dân tộc, hiện đại và nhân văn”.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phương hướng xây dựng và phát
triển văn hóa đã được Đảng xác định là: “phát huy chủ nghĩa yêu nước
và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển văn
4
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hóa
nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động
xã hội, vào từng con người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng,
từng địa bàn cư dân, mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra
trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học
phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện địa hóa vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh, tiên tiến
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là
một yếu tố câng thiết trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển này vừa giữ
gìn và phát huy được bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển khơng ngừng, đạt tới trình độ
tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.
b. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc
Để tìm hiểu đặc trưng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, chúng ta cần hiểu rõ văn hóa tiên tiến và văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc là như thế nào.
Trước hết, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà
nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dựa trên
cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa
yêu nước là hệ thống quan niệm, tư tưởng, lý luận về địa vị và sự tồn tại
5
của đất nước, về độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, về tinh thần yêu
nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc.... Chủ nghĩa yêu nước là cơ
sở để liên kết cộng đồng và liên kết các thế hệ và phải được gắn liền với
tư tưởng tiến bộ và cách mạng của thời đại.
Nền văn hóa tiến bộ là nền văn hóa thúc đẩy sự phát triển của đất nước
dựa trên tư tưởng cách mạng và khoa học dẫn đường. Nền văn hóa tiến
bộ cúng là nền văn hóa thể hiện tinh thần nhân văn và dân chủ sâu sắc.
Nền văn hóa tiên tiến phản ánh trình độ phát triển cao mang tính hiện
đại, kết hợp với thành tựu văn hóa chung của khu vực và quốc tế. Nó
khơng chỉ phản ánh ở nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện,
trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện
mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, dân tộc; là
dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa các nền văn hóa với nhau. Nó mang
tính lịch sử cụ thể và vận động, đổi mới không ngừng trên cơ sở loại bỏ
những yếu tố bảo thủ và tiêu cực, tiếp thu và phát huy những yếu tố tích
cực và tiến bộ, đồng thời tạo lập các giá trị mới để đáp ứng với yêu cầu
phát triển của thời đại. Bản sắc văn hoá dân tộc được thể hiện trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cùng sự phát triển của thể chế kinh
tế, chính trị, xã hội của các quốc gia.
Như vậy, bên cạnh bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng
giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong
văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống
6
lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán để xây dựng và phát triển
những giá trị của văn hoá Việt Nam.
2, Quan điểm của Đảng về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
a.Quan điểm chỉ đạo và chủ trương xây dựng, phát triển nền văn hóa
Một là, văn hố là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
Hai là, nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc
Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Bốn là, xây dựng và phát triển văn hố là sự nghiệp chung của tồn dân
do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng
Năm là, giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi
là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện
cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội.
Sáu là, văn hoá là một mặt trận ; xây dựng và phát triển văn hoá là một
sự nghiệp cách mạng lâu dài, địi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên
trì, thận trọng
b.Quan điểm của Đảng về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc.
7
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam,
được đề cập trong nhiều văn bản quan trọng, đặc biệt từ Nghị quyết
Trung ương 5, khóa VIII. Trong đó, tính tiên tiến và bản sắc dân tộc
được hòa quyện, gắn bó hữu cơ trong các yếu tố cấu thành của nền văn
hóa, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, vừa giữ gìn các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời đảm bảo tính mở, tiếp thu tinh hoa
của văn hóa nhân loại. Đồng thời, nội hàm của tính tiên tiên và bản sắc
văn hóa cũng được xác định rõ, phù hợp với mục tiêu, đặc điểm, truyền
thống của đất nước trong quá trình đi lên CNXH.
Mục tiêu chung hướng đến của quá trình xây dựng, phát triển nền văn
hóa Việt Nam là phát triển tồn diện, thống nhất trong đa dạng, hướng
tới chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học. Đây là một q trình lâu dài, địi hỏi phải có bước đi phù hợp,
thích ứng với điều kiện, trình độ phát triển về kinh tế, xã hội, bối cảnh
trong nước và quốc tế. Trong q trình đó, việc từng bước xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có
ý nghĩa hết sức quan trọng.
Như trong Cương lĩnh 2011 đã chỉ rõ, để xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đòi hỏi: “Kế thừa và phát huy
những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội
dân chủ, cơng bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con
người” hay theo Nghị quyết 33-NQ/TW, khóa XI, đưa ra 5 quan điểm:
8
(1) Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát
triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế,
chính trị, xã hội. (2) Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. (3) Phát
triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm
lo xây dựng con người có nhân cách, có lối sống tốt đẹp, với các đặc tính
cơ bản: u nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng
tạo. (4) Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai
trị của gia đình, cộng đồng. phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa;
cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh
tế. (5) Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí
thức giữ vai trò quan trọng.
Nhờ những định hướng đúng đắn đó, việc xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đạt được nhiều
kết quả tích cực. Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp
đã bàn hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng về các lĩnh vực phát triển
văn hóa.
3, Liên hệ thực tiễn địa phương trong việc giữ gìn văn hóa
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc chỉ có thể phát triển bền vững và
phát huy đầy đủ bản sắc của nó trên cơ sở tiếp thu được những tinh hoa
trí tuệ của lồi người, nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa đậm đà
9
bản sắc dân tộc nhưng không thể tách khỏi quan hệ với thế giới đồng
thời duy trì phát triền văn hóa ở từng địa phương. Hiện nay, trong q
trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, việc giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đang tạo ra nhiều cơ hội cũng như
thách thức đối với mỗi cộng đồng, địa phương. Trước thực tiễn này, quê
hương Hải Dương của tôi đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa trên địa bàn
tỉnh, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhắc đến Hải Dương là nhắc đến mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và
văn hiến, nơi đã sinh ra các anh hùng hào kiệt, các doanh nhân lỗi lạc.
Các giá trị lịch sử đó sau bao thế kỷ trơi qua được giữi gìn, phát triển qua
hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc như di tích lịch sử, văn
hóa, lễ hội, phong tục tập quan,... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1098 di
tích (theo điều tra năm 1996) được phân bố ở hầu khắp các làng xã.
Trong đó, có 2 di tích là Cơn Sơn và Kiếp Bạc được xếp hạng đặc biệt
quan trọng của quốc gia, 140 di tích xếp hạng quốc gia và 62 di tích xếp
hạng cấp tỉnh. Các di tích trên địa bàn mang dấu ấn của nhiều thời đại:
thời đồ đá cũ có niên địa 3 vạn năm ở hang Thánh Hóa – núi Nhẫm
Dương (Kinh Môn), thời đại đồ đồng với những di chỉ, di vật tại Đồi
Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ)...; văn hóa các thời đại Lý –
Trần, Lê, Nguyễn là một dòng chảy liên tục trên vùng đất này, để lại dấu
ấn đậm nét trong hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện trọng đại,
những danh nhân nổi tiếng. Tuy nhiên với chiều dài lịch sử, các di tích
lịch sử khơng tránh khỏi việc xuống cấp, không được bảo tồn nguyên
10
vẹn. Với sự lỗ lực của nhà nước, của tỉnh và của nhân dân, cho đến nay
đã có trên 70% di tích trên địa bàn được trùng tu, tơn tạo. Các cơng trình
có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ca như tượng đài Trần Hưng Đạo
trên núi An Phụ, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán và
đường lên Ngũ Nhạc Linh Từ tại Côn Sơn... được xây dựng mới hoặc tu
sửa. Những nỗ lực này đã góp phần nâng vị thế văn hóa tỉnh lên tầm cao
mới, đáp ứng nhu cầu của du khách tới tham quan, nghiên cứu học tập và
sinh hoạt văn hóa tâm linh tại các di tích.
Hải Dương cịn là q hương của nhiều làng nghề truyền thống danh
tiếng như chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Mơn), chạm khắc gỗ Đơng
Giao (Cẩm Giàng), gốm Chu Đậu (Nam Sách), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ),
dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà)... Hàng loạt làng nghề được khôi phục
và phát triển theo quy hoạch thống nhất, hiện đại đã và đang mang lại
hiệu quả. Sản phẩm của các làng nghề thể hiện sự sáng tạo, khéo léo, tài
hoa của người dân Hải Dương; đồng thời có giá trị thẩm mỹ cao thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu, phục vụ nhu cầu của du khách và người dân trong
nước.
Người Hải Dương không chỉ giỏi làm ra nhiều nông sản, đặc sản quý
như gạo nếp cái hoa vàng (Kinh Môn, Cẩm Giàng), vải thiều (Thanh
Hà),dưa hấu (Gia Lộc)... mà cịn giỏi chế biến nhiều món ăn đặc sản nổi
tiếng khắp trong và ngoiaf nước như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh
cuốn (TP.Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang), bánh đa Kẻ Sặt (Bình
Giang), chả, mắm rươi (Kim Thành, Tứ Kỳ), mắm cáy (Thanh Hà)... Văn
11
hóa ẩm thực của Hải Dương phong phú, đa dạng, dân dã mà tinh tế, hấp
dẫn.
Giá trị đặc trưng của văn hóa phi vật thể được thể hiện ở các lễ hội
truyền thống, ở phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng người Hải
Dương xưa và nay; ở các hoạt động văn nghệ dân gian. Một lễ hội mang
đậm yếu tố lịch sử, phong tục, tín ngưỡng tơn giáo, tưởng niệm và ngợi
ca công lao, đức hạnh của các bậc hiền tài trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; thể hiện đọa lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục các thế
hệ hướng tới sự tiến bộ, sự cao đẹp; cầu mong quốc thái dân an, mưa
thuận gió hào, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc... đã được
khơi phục, từng bước phát triển hồn thiện mà vẫn giữ được đặc trưng
riêng. Đó là hệ thống các lễ hội tại Côn Sơn – Kiếp Bạc. Đây là một ví
dụ điển hình cho sự kế thừa và phát huy các nét văn hóa truyền thống tại
Hải Dương , ngồi ra cịn rất nhiều hoạt động được khơi phục và phát
huy như: lễ hội Đền Vàng (Gia Lộc), lễ hội Đền Sượt (TP.Hải Dương),
hát chầu văn Đền Tranh (Ninh Giang)... Có thể nói lễ hội và di tích ở Hải
Dương là một tiềm năng, thế mạnh cho ngành du lịch của tỉnh và của
vùng Đông Bắc.
Bên cạnh các lễ hội thì nghệ thuật chèo là một văn hóa phi vật thể
khơng thể khơng nhắc tới khi nói về Hải Dương. Chèo phát triển sớm,
sâu rộng và đạt nhiều thành tựu, khiến Hải Dương trở thành cái nôi chèo
của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cho đến nay, chèo vẫn rất nổi tiếng, đã sinh
ra và nuôi dưỡng nên nhiều nghệ sĩ có tên tuổi như cố nghệ sĩ nhân dân
Trịnh Thị Lan, Minh lý. Cùng với chèo, hát ca trù cũng rất phổ biến, với
12
khơng ít nghệ sỹ tài ba. Các loại hình nghệ thuật được lưu giữ và phát
triển như tuồng, xiếc, rối nước, hát trống quân, hát đối, hát ru, ca dao, tục
ngữ. Cụ thể, hiện nay Hải Dương có 8 đồn nghệ thuật xiếc tư nhân, 3
phường rối nước đang được bảo tồn và hoạt động hiệu quả; nó thể hiện
đam mê nghệ thuật và ý thức trách nhiệm của các nghệ sĩ, của người dân
trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Và đây cũng là bằng
chứng cho sự nỗ lực của tỉnh, của ngành văn hóa đối với việc xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc. Kho tàng văn
nghệ truyền thống khá đồ sộ thể hiện những nét tinh tế, trữ tình và lạc
quan trong tâm hồn, cốt cách của người dân Hải Dương.
Hải Dương còn nổi tiếng với truyền thống hiếu học và khoa bảng; là
tỉnh đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa với 498 tiến sĩ nho học,
trong đó có 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền là một minh chứng
cho truyền thống hiếu học nơi đây, là trung tâm đào tạo nhân tài cho đất
nước. Ở thời đại nào, Hải Dương cũng là tỉnh đống góp nhiều nhân tài,
vật lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với những thành tựu
đã đạt được trong quá khứ, mỗi một người dân Hải Dương đều đang nỗ
lực, cố gắng không ngừng để ln giữ vững được vị trí hàng đầu về phát
triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo.
Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa – danh thắng, cùng với hệ thống các
làng nghề nổi tiếng góp phần làm cho Hải Dương trở thành một vùng
văn hóa đặc biệt hấp dẫn. Nó là vốn di sản quý báu, là nguồn lực quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vậy nên, công tác xây dựng
nếp sống mới, nếp sống văn minh được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết
13
thực với các nội dung như xây dựng làng văn hóa, xây dựng cơ quan –
đơn vị văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa... Nền văn hóa Hải Dương
phong phú đa dạng với khối lượng văn hóa vật thể và phi vật thể rất giá
trị, với hàng ngàn di tích lịch sử, hàng trăn làng nghề lâu đời, nhiều sản
phẩm văn hóa (ẩm thực và lễ hội, nghệ thuật dân gian) có giá trị nhiều
mặt bởi được hình thành, tạo dựng không chỉ từ truyền thống lao động
cần cù và thơng minh sáng tạo mà cịn từ truyền thống yêu nước, anh
hùng của người Hải Dương.
Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu văn hóa, nhiều giá trị văn hóa
truyền thống bản địa đang dần mất đi. Điều này không chỉ là vấn đề
riêng của tỉnh Hải Dương mà nhiều địa phương khác cũng phải đối diện.
Ngày nay đến các vùng làm nghề truyền thồng dường như vắng bóng
hơn hình ảnh người phơi cói chiếu, thủ cơng mỹ nghệ. Vì vậy, vấn đề giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc, nhất là bản
sắc văn hóa của các dân tộc bản địa khơng bị mai một dần; đồng thời làm
đa dạng thêm về sắc thái văn hóa giữa các bộ phận dân cư, giữa các dân
tộc, trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, cần
tập trung thực hiện một số giải pháp sau: Không ngừng nâng cao chất
lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa; xử lý hài hòa giữa bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc với các hoạt động phát triển
kinh tế, du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh, góp phần quảng bá hình ảnh
mảnh đất và con người Hải Dương; tiếp tục giữ gìn, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống các dân tộc, văn hóa tơn giáo, tín ngưỡng, ... trong
các lễ hội văn hóa; tăng cường quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phục hồi, phát
14
huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa phục vụ giáo dục truyền thống và
phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với
phát triển du lịch. Bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt quy hoạch thuộc lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho
bảo tồn, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu, thợ nghề, nghệ
nhân, những người bảo vệ di sản ở cơ sở; tăng cường giao lưu học tập,
trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các địa phương. Tiếp thu một cách
chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò
của nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa
trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, Hải Dương đang phát triển
mạnh mẽ, toàn diện; đặc biệt, sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới phát
triển đồng bộ và chất lượng, khẳng định vị thế, tầm vóc của văn hóa
trong lịch sử cũng như hiện tại.
Tự hào khi là một người con của quê hương Hải Dương, tơi phải tự
mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần
thiết, không ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn
luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá
nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn
sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa khơng lành
mạnh.
15
III, Kết luận:
Nhìn tổng quát, quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là quan điểm nhất qn
và xun suốt trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế. Nền văn hóa đã đạt được nhứng thành tựu to lớn góp
phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù
gặp nhiều thách thức, quá trình phát triển văn hóa này vẫn được tiếp tục
bổ sung, hoàn thiện, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, những nhiệm vụ
quan trọng là nhân tố có ý nghĩa quyết định đường lối của Đảng giúp nền
văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực
thúc đẩy kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó địi hỏi phải có sự đồng lịng của
tồn dân tộc ta trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc, từ đó làm nền tảng để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước,
đi lên xã hội chủ nghĩa.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2009, 2011, 2021), Giáo trình tư tưởng Hồ
2.
Chí Minh, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn (2004,2011); Giáo
3.
trình tư tưởng Hồ Chí Minh, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
/>
4.
viet-nam-tien-tien-dam-da-ban-sac-dan-toc-208817.html
/>id=3277:tangcuong-quan-ly-nha-nuoc-ve-van-hoa-trong-thoi-ky-
5.
hoi-nhap
/>
6.
Duong---Vung-dat-cua-nhung-le-hoi-dac-sac.html
/>nid=4168&title=con-mai-niem-tu-hao-van-hoa-xu-dong.html