Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Trình bày quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Liên hệ thực tiễn địa phương trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.4 KB, 17 trang )

Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày quan điểm chỉ đạo của Đảng
về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Liên hệ thực tiễn địa phương trong việc giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƯƠNG I: NỘI DUNG LÝ LUẬN ....................................................................2
1.1

Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.................................................. 2

1.2 Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá............... 3
1.3 Quan điểm chỉ đạo và chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc........................................................................................................ 4
CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TẾ ......................................................................5
2.1 Thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay ..................................................5
2.2 Biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ....................................................7
2.3 Liên hệ thực tế bản thân...................................................................................9
KẾT LUẬN ...........................................................................................................11


MỞ ĐẦU
Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước,
từng được coi là cái nôi của nền văn hóa Đơng Nam Á. Trải qua nhiều
thăng trầm của lịch sử ngày nay đất nước ta đã xây dựng được một nền
văn hóa đặc sắc là sự hội tụ của những tinh hoa văn hóa. Ngày nay, cùng
sự phát triển của nền kinh tế đất nước ta đang mở cửa hội nhập để phát
triển kinh tế và văn hóa vì hiện nay khơng một quốc gia nào có thể phát
triển mà khơng giao lưu với thế giới bên ngồi. Khi hội nhập với thế giới


chúng ta có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn hóa tiên tiến, từ đó có
thể học hỏi và vận dụng vào để phát triển văn hóa nước ta. Tuy nhiên,
làm thế nào để vừa phát triển văn hóa vừa giữ gìn được những giá trị của
văn hóa dân tộc cũng là một vấn đề cấp thiết được đặt ra.
Nhận thức được vấn đề cấp thiết này Đảng ta đã ra chỉ thị về việc
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Với mục tiêu
hòa nhập nhưng khơng hịa tan, lấy văn hóa làm nền tảng để xây dựng
một nhà nước dân giàu nước mạnh dân chủ cơng bằng xã hội văn minh.
Do đó em chọn đề tài này để có thể nghiên cứu chi tiết hơn về đường lối
của Đảng trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Vận dụng được
những quan điểm chỉ đạo của Đảng vào trong đời sống thực tế để có thể
góp phần phát triển nền văn hóa của nước nhà.

3


1.1

CHƯƠNG I: NỘI DUNG LÝ LUẬN
Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Nhắc đến văn hóa ta có thể bắt gặp rất nhiều khái niệm, cách định

nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng, văn hoá bao gồm những giá trị vật
chất và tinh thần, là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh
thần do con người, sáng tạo, tích luỹ thơng qua hoạt động thực tiễn trong
suốt quá trình lịch sử của mình. Theo nghĩa hẹp, văn hoá được hiểu là
văn hoá tinh thần, là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và
chiều sâu trình độ phát triển của dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nền văn hóa tiên tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội

dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con
người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con
người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội
và tự nhiên.
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa chứa đựng
những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị
bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng
nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng
nàn, ý chí tự cường của dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
gắn kết cá nhân – gia đình – xã hội – tổ quốc; lịng nhân ái, khoan dung,
4


trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế
trong ứng xử, giản dị trong lối sống.
Văn hoá Việt Nam là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp trong quan
hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và thiên
nhiên; được đúc kết từ cuộc sống và thực tiễn đấu tranh dựng nước và
giữ nước của nhân dân ta qua hàng ngàn năm lịch sử, tiếp thu những tinh
hoa văn hố nhân loại. Đó là nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản là đại
chúng, dân tộc, hiện đại và nhân văn. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng nước ta, nhiệm vụ của văn hóa là: xây dựng nên văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển
tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng
tạo.
1.2 Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá
Cương lĩnh năm 1991 (Đại hội VII), Đảng ta có nhiều nhận thức mới
về văn hố lần đầu tiên xác định đặc trưng nền văn hoá Việt Nam đang

xây dựng là nền văn hoá: Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chủ trương
xây dựng nền văn hoá mới tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú,
đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, bồi dưỡng chân - thiện
- mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém. Kế thừa những truyền
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế
giới, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích và phẩm giá của
con người. Chống tư tưởng văn hoá phản tiến bộ trái với những giá trị
5


tốt đẹp của dân tộc và nhân loại. Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 71998) đã ban hành nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, cho thấy chuyển biến hết sức mạnh mẽ
trong nhận thức của Đảng về tầm quan trọng của văn hóa bên cạnh vấn
đề phát triển kinh tế và xây dựng Đảng.

1.3 Quan điểm chỉ đạo và chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc
Chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là
kết hợp giữa vấn đề bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc với mở rộng giao
lưu, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để xây dựng và phát triển những
giá trị mới của văn hoá Việt Nam. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến trên
cơ sở yêu nước và tiến bộ, mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Bản sắc văn hố dân tộc. Lấy con người làm mục tiêu
chính trong việc phát triển văn hóa vì theo quan điểm của chủ tịch Hồ
Chí Minh thì con người chính là nguồn gốc tạo nên văn hóa. Phát triển
được con người là phát triển văn hóa.
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc
lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

6


Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển
phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa
giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân tộc bao
gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là, lịng u nước nồng nàn, ý
chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân - gia đình - Tổ quốc; lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình,
đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản
dị trong cuộc sống; dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh
chống giặc ngoại xâm.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ
cấp thiết, là trách nhiệm của toàn Đảng, tồn dân trong cơng cuộc xây
dựng đổi mới đất nước.
CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TẾ
2.1 Thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước, hiện nay chúng
ta có thể thấy nền văn hóa Việt Nam đã và đang phát triển theo xu hướng
tiến bộ mà vẫn giữ được những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Văn hóa
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu và kết quả to lớn trên con đường
phát triển của mình.

7


Đầu tiên có thể kể đến là thành tựu của công tác phổ cập giáo dục,
như quan điểm của Bác Hồ phải diệt giặc đói, giặc giốt vì nó chính là kẻ

thù hàng đầu của chúng ta, nó nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy. Tiếp
thu quan điểm đó của Bác, song song với việc phát triển kinh tế thì nhà
nước ta cũng đặt mục tiêu phát triển văn hóa con người lên hàng đầu, vì
con người chính là nền tảng của văn hóa, phải có những con người có đủ
tri thức thì đất nước ta mới ngày càng phát triển, văn hóa ta mới ngày
càng tốt đẹp hơn. Nhà nước ta thực hiện chính sách phổ cập giáo dục bắt
buộc đến hết tiểu học cho tất cả trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, đảm bảo người
dân ai cũng biết đọc, biết viết. Hiện nay, em thấy xung quanh mình, đa
số mọi người đều được học hết cấp 3, một số ít sau khi học hết cấp 1,
cấp 2 có thể đi học nghề và ai cũng đều biết đọc biết viết, đây là một
thành tựu to lớn trong cơng cuộc xây dựng nền văn hóa của nước ta, là
cơ sở để mỗi người dân chúng ta có thể hội nhập với tri thức, mang kiến
thức của mình để góp phần xây dựng nền văn hóa của đất nước, sánh vai
với các cường quốc năm châu.
Văn hóa Việt Nam có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, trải qua
những biến cố thăng trầm của lịch sử mà kết tinh được những tinh hoa
và giá trị tốt đẹp như truyền thống yêu nước, tinh thần tương thân tương
ái, lòng khoan dung và sự nhân ái. Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp
đó, trong q trình hội nhập nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước ta
cũng có những chính sách mở cửa cả về kinh tế và văn hóa, người dân ta
có cơ hội được biết đến những văn hóa, tri thức của nhân loại, học hỏi
8


được những cái hay, cái tốt từ văn hóa của nước ngồi. Như chúng em,
những thế hệ trẻ có thể không quá bất ngờ và nhận ra những thay đổi của
nền văn hóa, nhưng nếu hỏi những bậc tiền bối như bố mẹ, ông bà –
những người sống trong cả hai thời kì trước và sau đổi mới thì họ cảm
nhận rất sâu sắc về sự thay đổi này. Điển hình đó là sự phát triển hội
nhập của mạng Internet tồn cầu, mỗi người dân đều có thể tự mình tìm

hiểu về văn hóa của các dân tộc trên thế giới, từ đó cũng có thể mang
nền văn hóa của dân tộc đến cho cả thế giới biết đến. Từ một đất nước
nhỏ bé khơng có tên trong bản đồ thế giới, hiện nay nước ta đã được
nhiều bạn bè quốc tế biết đến hơn. Các phong trào, cuộc vận động văn
hóa được thực hiện và đạt được những thành tựu nhất định. Trong suốt
quá trình sinh hoạt và học tập, mỗi người dân chúng ta chắc đều đã từng
nghe qua câu nói “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Bác chính là tấm gương, là kim chỉ nam về lối sống mà mỗi
người dân đều noi theo học hỏi. Từ những cuộc vận động, tuyên truyền
đó có thể thấy lối sống và đạo đức của cán bộ, nhân dân đã thay đổi theo
hướng tích cực rất nhiều, những tệ nạn xã hội giảm bớt, các hủ tục đám
cưới, ma chay đều giảm rất nhiều so với trước. Người dân ngày càng có
tư duy tiến bộ, đổi mới vẫn giữ được văn hóa truyền thống nhưng vẫn
tiếp thu những điều tốt đẹp từ văn hóa quốc tế.
Tiếp đó khơng thể kể đến cơng cuộc bảo tồn và phát huy các di sản
văn hoá của dân tộc đã đạt được nhiều tiến bộ. Nhiều di sản văn hoá vật
thể, phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị. Cơng tác xã hội hố đã
9


thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hố, góp phần tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa,
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong kho tàng di sản văn
hóa dân tộc, dần loại bỏ những sự lỗi thời, lạc hậu. Như học sinh chúng
em hàng năm đều được tham quan các khu di tích lịch sử dân tộc, vừa
giúp hiểu biết thêm về nét văn hóa của đất nước, vừa nâng cao được ý
thức phải giữ gìn và phát huy những nét truyền thống tốt đẹp này. Các
phong tục truyền thống như lễ tết, các di sản văn hóa phi vật thể như hát
quan họ, hát xẩm, múa rối từng có một thời gian bị mai một do không
được quan tâm phát triển và gìn giữ đúng mức nhưng hiện tại đang được

quan tâm phát triển hơn, một số văn hóa của chúng ta cịn được
UNESCO cơng nhận là di sản phi vật thể của thế giới. Điều này chứng
tỏ văn hóa nước ta vô cùng đặc sắc, cũng như việc hội nhập đã giúp nền
văn hóa của nước ta được thế giới biết đến và công nhận. Đây cũng là
một trong những thành tựu trong công cuộc xây dựng nền văn hóa của
nước ta.
Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị
trường và hội nhập quốc tế, lĩnh vực văn hóa cũng đã bộc lộ những hạn
chế nhất định, tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống của dân
tộc. Nền văn hóa phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế.
Quản lý văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản cịn thiếu chặt chẽ, những
tác phẩm, bài viết thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục lan
truyền làm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, nhận thức của người
10


dân. Những lối sống, văn hóa được du nhập từ phương Tây vào nhưng
không sàng lọc dẫn đến nhiều lối sống khơng phù hợp với văn hóa nước
nhà, làm suy đồi đạo đức lối sống nhất là trong thanh, thiếu niên. Đây là
những nguy cơ tiềm ẩn làm xói mịn các giá trị văn hóa, đạo đức truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, gây mất trật tự an ninh xã hội, cản trở sự phát
triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy Đảng và nhà nước đã có
những biện pháp để phát triển hồn thiện nền văn hóa tiên tiến, đập đà
bản sắc dân tộc.
2.2 Biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Tuân theo đường lối chỉ đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh về
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đảng
nhà nước nhà nhân dân ta ln chung tay góp sức để giữ gìn và phát
triển theo chỉ thị đó. Theo như em tìm hiểu được trên ti-vi và sách báo,
cũng như từ những quan sát trải nghiệm thực tế của bản thân về một số

biện pháp đã và đang được thực hiện như sau:
Điều đầu tiên khơng thể khơng kể đến đó chính trong việc phát triển
văn hóa, giáo dục, như Bác đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
chính vì vậy mà giáo dục văn hóa ln được ưu tiên phát triển, ngoại
ngữ cũng được được vào chương trình dạy học, để người dân có thể dễ
dàng hội nhập tiếp thu với những nền văn hóa nước ngồi, tun truyền
về văn hóa giáo dục cũng được thực hiện trên mọi mặt trận từ loa đài,
sách báo đến các cuộc vận động từ từng thơn xóm. Những cơng tác
tun truyền điển hình ở địa phương em về văn hóa có thể kể đến như
11


phong trào xây dựng nơng thơn mới, gia đình văn hóa, những buổi trao
đổi từ các cán bộ về xây dựng nếp sống mới, tiếp thu những văn hóa tiên
tiến. Từ đó mà đời sống văn hóa của người dân địa phương cũng cải
thiện hơn rất nhiều.
Các công tác quản lí về văn hóa cũng được thực hiện nhiều hơn,
như quản lí về nội dung sách báo, cả ở trên mạng Internet vì đây là một
kênh thơng tin phổ biến hiện nay. Những nội dung không phù hợp sẽ bị
loại bỏ ngay, bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục thì cũng có những
biện pháp xử lý răn đe, từ phạt tiền đến phạt tù đối với các hành vi phá
hoại nền văn hóa nước nhà. Tiếp thu văn hóa nước ngoài phải song hành
với sự chọn lọc, chúng ta hội nhập với quốc tế với những nền văn hóa
khác nhưng khơng hịa tan, khơng đánh mất giá trị văn hóa dân tộc tốt
đẹp của mình. Để thực hiện được quan điểm chủ chương của Đảng về
xây dựng nền văn hóa tiên tiên đậm đà bản sắc dân tộc, đó không chỉ là
trách nhiệm của nhà nước, của Đảng hay của bất cứ ai mà đó là trách
nhiệm chung của toàn xã hội, của mỗi người dân Việt Nam.

2.3 Liên hệ thực tế bản thân

Là một sinh viên của trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải,
sau khi được học môn đường lối cách mạng – tư tưởng Hồ Chí Minh,
em vừa hiểu thêm về nền văn hóa của nước nhà, nắm được những quan
12


điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước về xây dựng đất nước, đặc biệt
trong đó có quan điểm về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Càng học tập và tìm hiểu em càng cảm thấy quan
điểm chỉ đạo của Đảng vô cùng đúng đắn và phù hợp với tình hình thực
tế của nước ta. Ngày nay, chúng ta được sống tại một đất nước hịa bình,
tồn vẹn lãnh thổ, lại có những truyền thống vô cùng đẹp và cần phải
được bảo tồn và phát huy. Là một sinh viên để góp một phần sức lực nhỏ
bé của mình vào cơng cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc của nước ta, em luôn cố gắng tự mình phấn đấu học hỏi, rèn
luyện, trau dồi về kiến thức cũng như sức khỏe của bản thân không
ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì
chính sự phát triển của cá nhân và sau đó là phát triển đất nước. Vì em
biết tri thức chính là con đường sáng để xây dựng một đất nước phát
triển và hiện đại, càng học hỏi thì sẽ càng hiểu biết hơn về thế giới rộng
lớn ngoài kia, có thể tiếp nhận những điều đáng học hỏi từ các bạn bè
quốc tế, mang những điều tốt đẹp đó về đất nước mình để đất nước phát
triển hơn. Cùng với việc học hỏi cái mới, em cũng tìm hiểu thêm về văn
hóa nước nhà qua tivi, sách báo, những chuyến thực tế do nhà trường tổ
chức hoặc đi cùng bạn bè, người thân. Tìm hiểu về văn hóa lịch sử Việt
Nam em mới thấy được văn hóa nước ta vô cùng phong phú và độc đáo,
danh lam thắng cảnh cũng rất nhiều, tuy nhiên cùng với thời gian cũng
như chưa được bảo vệ giữ gìn nhiều nên cũng bị hao mịn đi rất nhiều.
Em đã cùng các đội tình nguyện tại trường và địa phương tham gia các
13



buổi thăm quan di tích, dọn dẹp và giữ gìn một số các di tích lịch sử tai
địa phương. Bên cạnh đó, là tun truyền giới thiệu cho gia đình bạn bè
về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa quốc tế để mọi người cùng hiểu
thêm và có thể góp phần chung tay xây dựng nền văn hóa nước nhà.
Cùng với việc học tập và tiếp thu cái mới thì em cũng ln chọn lọc
những điều mình học tập từ các nước bạn, vì khơng phải cái gì mới cũng
tốt mà cần phải tìm hiểu xem nó có đúng đắn và phù hợp với văn hóa đất
nước mình hay khơng. Nhiều bạn trẻ hiện nay có lối sống Tây hóa, chạy
theo trào lưu, sống xa rời với thực tế. Tây hóa nó rất tốt nhưng nó cũng
có những cái hạn chế, cần phải biết cái nào đúng để học và làm theo. Bài
trừ những điều tiêu cực những cái xấu và khơng phù hợp với văn hóa
Việt Nam.
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, chúng
ta càng thấy được văn hóa yêu nước và tinh thần tương thân tương ái của
dân tộc phát huy mãnh liệt như những ngày tháng khánh chiến chống
giặc ngoại xâm. Kể từ ngày dịch, ti-vi cũng như các phương tiện truyền
thông ln đưa tin về tình hình dịch những biện pháp và cách phòng
chống, các cán bộ nhà nước cấp cơ sở và người dân cùng nhau tuyên
truyền, thực hiện công tác phịng dịch vơ cùng nghiêm túc. Ở trong mùa
dịch mới thấm thía được tinh thần dân tộc lớn lao của người dân ta, Từ
những bạn sinh viên các trường y tình nguyện tham gia chống dịch,
những các bác sĩ, cán bộ chiến sĩ xa nhà nhiều tháng để bảo vệ tính
mạng người dân. Khơng chỉ vậy nhìn vào kết quả chống dịch ta có thể
14


thấy hiếm có quốc gia nào lại có tinh thần đoàn kết như vậy, từ những
mớ rau, cân gạo chia sẻ cho đồng bào vùng dịch đến những số tiền tích

kiệm nho nhỏ của các bác chiến sĩ về hưu, các cụ già ủng hộ để chống
dịch ta lại càng thấm thía tinh thần văn hóa tốt đẹp đó. Để góp phần
chống dịch em cũng thực hiện tốt các cơng tác phịng dịch, đóng góp
một chút sức lực của mình vào quỹ Vaccin của quốc gia. Dù chỉ là một
phần nhỏ bé nhưng mỗi người dân đều chung lại góp lại thì nó sẽ trở lên
vơ cùng to lớn. Và em tin rằng với truyền thống văn hóa dân tộc vơ
cùng tốt đẹp đó cho dù chúng ta có hội nhập như thế nào đi chăng nữa
thì nó sẽ mãi phát triển và đẹp như lúc đầu.
KẾT LUẬN
Qua những tìm hiểu của em về quan điểm chỉ thị của Đảng về xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc có thể thấy với xu thế
phát triển nền kinh tế hội nhập, chúng ta không thể phát triển trong sự
tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các
nước đang diễn ra hết sức sơi động. Nhưng nếu khơng có một bản lĩnh
vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ
dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Với quan điểm xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đất nước ta đã và
ngày càng phát triển. Tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhận loại nhưng phải
lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng để xây dựng. Đậm đà bản sắc
15


dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, sức mạnh nội sinh
quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong bối
cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đúng với khẩu
hiệu của chúng ta trong thời đại ngày nay: Hịa nhập chứ khơng hịa tan,
chúng ta hội nhập với sự phát triển của thế giới nhưng song song với đó
vẫn giữ được những nét truyền thống, nét đặc trưng của dân tộc.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và sự dẫn dắt sáng suốt của
Đảng, nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ không

ngừng phát triển, vừa đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của cuộc sống, vừa
định hướng chiến lược cho sự nghiệp tăng cường nền tảng tinh thần của
xã hội trên con đường phát triển, xứng đáng với tầm vóc thời đại và bản
sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân cần phải chung tay
góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến và vẫn giữ được nét riêng của
dân tộc ta, vì một cuộc gia mà có văn hóa của riêng mình thì dân tộc đó
sẽ mãi mãi độc lập và phát triển, không thể đánh bại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), giáo trình đường lối cách mạng của
Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
16


3.

/>
nha-nuoc/-/2018/22947/xay-dung-va-phat-trien-van-hoa-viet-nam-tientien%2C-dam-da-ban-sac%2C-xung-tam-thoi-dai.aspx
4. />
17



×