Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

NHẬP MÔN NGÀNH KỸ NĂNG MỀM đề tài kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.65 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT VÀ TT VIỆT – HÀN
cdd

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGÀNH & KỸ NĂNG MỀM
Đề tài: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp
Nhóm thực hiện: Võ Thị Thu Thảo
Đỗ Ngọc Vy
Nguyễn Thị Hảo
Nguyễn Tứ Diện
Tên lớp

: 20GBA

GVHD

: Ths Nguyễn Thị Kim Ánh

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, vai trò của cảm xúc ngày càng được xem trọng hơn
trong tất cả các lĩnh vực. Cảm xúc đóng vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần và tác
động mạnh mẽ đến hiệu quả công việc, học tập, khả năng sáng tạo của con người. Thật
vậy, có vơ vàn những tình huống dẫn đến hàng loạt cảm xúc nảy sinh. Đó là, chúng ta có
lúc vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, xấu hổ,...
Như một quy luật tất yếu của tự nhiên, cái gì cũng có hai mặt, và cảm xúc cũng khơng
ngoại lệ. Một mặt, cảm xúc có thể làm nền tảng cho sự thúc đẩy cá nhân làm việc hiệu
quả hơn, mặc khác, nếu không được định hướng đúng đắn thì dù cảm xúc tích cực hay


tiêu cực cũng dễ dẫn cá nhân đến những sai lầm mù quáng.
Cảm xúc là động lực thúc đẩy con người hoạt động, là nhân tố điều khiển hành vi và
hoạt động của cá nhân. Cảm xúc đi đúng hướng sẽ là động lực cho con người vươn lên,
thúc đẩy con người tìm tòi, sáng tạo, vươn đến những đỉnh cao trong cuộc sống nhưng
cũng có thể khiến nhận thức và hành động bị sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý
cũng như mỗi quan hệ xã hội khi cường độ cảm xúc quá mạnh. Vì vậy, kỹ năng quản lý
cảm xúc là một trong những kỹ năng quyết định sự thành cơng trong hoạt động của con
người.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài : “Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
trong giao tiếp”


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC
TRONG GIAO TIẾP
1.1.

Khái niệm:

1.1.1. KN về kỹ năng kiểm soát cảm xúc:

Hình 1.1.1 Hình ảnh minh hoạ cho các yếu tố cảm xúc bên trong con người
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là những cách bạn có thể sử dụng để làm chủ cảm xúc của
bản thân trong mọi tình huống, hồn cảnh giao tiếp nào. Điều này khơng có nghĩa là bạn

phải tìm mọi cách để loại bỏ, khống chế hay kìm hãm cảm xúc của bản thân.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều tình huống, nhiều cảm
xúc khác nhau. Khi bạn khơng quản lý được cảm xúc của mình, sẽ rất dễ tạo nên những
thói quen tiêu cực.
Hiểu một cách đơn giản thì kiểm sốt cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân
bằng không biểu lộ thái quá, bởi vì cái gì q nhiều thì cũng khơng tốt đúng khơng nào.
Nếu khơng kiểm sốt tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp,
đàm phán hoặc cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy


hoại. Và cuộc sống của bạn sẽ chẳng còn ý nghĩa gì khi xung quanh bạn khơng có một ai
bên cạnh bạn cả. Cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt nếu như sống một mình đúng khơng? Vậy nên
chúng ta cần phải kiểm sốt cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của mình khi mà bạn kiểm sốt
được cảm xúc, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và
dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc.
Trong thực tế, những người thành công là những người có kỹ năng kiểm sốt cảm xúc
của mình khá tốt. Họ hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm sốt cảm xúc và giữ được
những điều tích cực. 
1.1.2. KN về kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp:

Hình 1.1.2 Hình ảnh minh hoạ cho cảm xúc ln có nhiều mặt
Người có kỹ năng kiểm sốt cảm xúc trong giao tiếp là người ln làm chủ được mọi
tình huống, ln sống tích cực và đạt được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Cảm xúc của chúng ta có hai loại cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
-

Cảm xúc tích cực là: Vui, hạnh phúc, sung sướng, yêu thương,…
Cảm xúc tiêu cực: Tức giận, buồn bã, sợ hãi, lo lắng,…



Nhưng đơi khi rơi vào một hồn cảnh nào đó chúng ta khơng kiểm sốt cảm xúc của
bản thân như cười quá to, khóc lớn trước bao nhiêu người, bực bội la hét,…Đó là sự
khơng kiểm sốt cảm xúc
Vậy Kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp sẽ giúp chúng ta có được những điều gì?
-

Trở nên một người hành động thiếu suy nghĩ.
Ứng xử không phù hợp.
Làm việc theo cảm xúc nhất thời không hiệu quả.
Làm tổn thương người khác và chính mình, dạn nứt những mối quan hệ.

Và Kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp sẽ giúp chúng ta có được những điều gì?
-

Kiểm sốt cảm xúc góp phần giảm căng thẳng, biết suy nghĩ và ứng phó một cách
tích cực trong mọi tình huống.
- Giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả
- Giải quyết mâu thuẫn một cách hài hịa và mang tính xây dựng
- Giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn
- Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe
- Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng xấu đến các
mối quan hệ trong quá trình giao tiếp, nhất là trong các buổi đàm phán, thương lượng.
Khi bạn để cảm xúc tiêu cực kiểm sốt mình, lí trí của bạn bị che mờ, làm giảm khả năng
ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp dẫn đến có những lời nói, hành động khơng hợp lí.
Cảm xúc là “chất keo” kết nối mọi người với nhau, là nền tảng để bạn hiểu chính mình
và liên quan đến khả năng giao tiếp với những người khác. Khi bạn nhận thức và kiểm
sốt được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng
thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng không kiềm chế
được cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ. Bằng cách học để nhận biết, quản lý
và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và có nhiều mối

quan hệ tốt hơn.
1.2.

Đặc điểm và mục đích của kỹ năng kiểm sốt cảm xúc trong giao tiếp

1.2.1. Đặc điểm của cảm xúc trong giao tiếp


Người biết cách kiểm sốt cảm xúc thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và
giúp đỡ nhờ sự thấu hiểu mà họ có được, thể hiện rõ rệt qua chỉ số trí tuệ cảm xúc. Đồng
thời, họ ln là những người biết nhận diện, kiểm soát cảm xúc của bản thân và người
khác đi theo hướng tích cực, hạn chế gây ra căng thẳng. Với khả năng điều chỉnh cảm
xúc một cách đúng mực thường ít bị áp lực tác động và ln duy trì sự lạc quan.
Với đặc trưng ở những người có kỹ năng kiểm sốt cảm xúc là sự thấu hiểu, nhìn nhận
và điều chỉnh cảm xúc đúng đắn, tuýp người này thường khá phù hợp với cơng việc xã
hội. Điển hình như người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, nhà văn hóa, nhà tâm lý học,
người lãnh đạo - quản lý,... Bởi lẽ, những cơng việc này ln địi hỏi ở bản thân mỗi
người sự kiên trì, nhẫn nại và có thể vạch ra những định hướng để nâng đỡ, giúp đỡ
người khác. 
Nhiều người cho rằng, sự thành công ở những người tài giỏi khơng chỉ phụ thuộc vào
trí óc thơng minh mà cịn có cả các kỹ năng mềm về giao tiếp.
Cảm xúc vốn là một hiện tượng tâm lý, thể hiện thái độ của con người đối với hiện
thực khách quan cũng như chính bản thân con người. Cảm xúc có tính cường độ (thể hiện
ở cung bậc cảm xúc khác nhau); tính đổi cực (cảm xúc bên trong và sự biểu hiện ra bên
ngoài, cảm xúc khác biệt giữa đối tượng tác động và chủ thể chịu sự tác động); tính đối
tượng (ln liên quan đến một con người, sự vật, sự việc cụ thể), tỉnh phù hợp (phù hợp
hay khơng với mối quan tâm và lợi ích của chủ thể cảm xúc); tính chân thực (cảm giác
thực sự bên trong của chủ thể tiếp nhận các tác động tới từ bên ngoài đối với các giác
quan để phản ảnh vào nhận thức của não bộ).
Cảm xúc gắn liền với nhu cầu, mục tiêu, mối quan tâm mang tính lợi ích của cá nhân.

Con người chỉ bộc lộ cảm xúc với sự vật, hiện tượng có liên quan tới sự thỏa mãn không
thỏa mãn những yếu tố nêu trên của chính con người. Đặc điểm này góp phần khẳng định
vai trị của cảm xúc ln là động lực thúc đẩy cá nhân hành động theo các chiều hướng
khác nhau (tích cực – tiêu cực – dung hịa).
Cảm xúc gắn bó chặt chẽ với suy nghĩ và được biểu hiện thông qua những thay đổi
sinh lý, cử chỉ và hành vi. Khơng có một hiện tượng tâm lý nào lại có sự tác động làm
nảy sinh những thay đổi sinh lý, cử chỉ, hành vi rõ ràng như cảm xúc. Hàng loạt những


thay đổi bên trong, như sự thay đổi hoạt động của cơ quan nội tạng (nhịp tim, nhịp thở;
mức độ đáp ứng hệ thần kinh, thay đổi nội tiết, đáp ứng điện sinh học) và bên ngồi
(ngơn ngữ, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ và vận động toàn thân) đều chịu sự chi phối của cảm
xúc. Đặc điểm này có sự tác động hai mặt đến vấn đề quản lý cảm xúc của mỗi cá nhân
trong hoạt động xã hội – nghề nghiệp.
Cảm xúc khi xuất hiện luôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
khác nhau, trong đó phụ thuộc một phần quan trọng vào năng lực, cách thức đánh giá của
con người về các đối tượng, sự vật, sự kiện gây nên cảm xúc. Việc cá nhân đánh giá thỏa
mãn phù hợp không thỏa mãn không phù hợp với các nhu cầu mục tiêu lợi ích của bản
thân thì cảm xúc tương ứng sẽ xuất hiện (dương tính/âm tính/trung tính).
Đặc điểm của cảm xúc là cách thức để con người thích nghi tốt hay không tốt với môi
trường sống làm việc, do vậy cảm xúc luôn mang bản chất xã hội – lịch sử. Sự hình thành
và phát triển của các loại cảm xúc chịu sự chi phối, tác động chủ yếu của yếu tố xã hội và
đồng thời phản ảnh mối quan hệ trong xã hội lồi người. Theo tiến trình phát triển của xã
hội, cảm xúc của con người sẽ ngày càng phong phủ hơn, có nội dung xã hội mới trên cơ
sở các mối quan hệ xã hội ngày càng mở rộng và nhu cầu lợi ích ngày càng đa dạng,
phong phú. Đây được coi là một trong những bảo đảm cho sự thích nghi và phát triển của
mỗi cá nhân trong điều kiện xã hội.
1.2.2. Mục đích cảm xúc trong giao tiếp
Trong xã hội của chúng ta, cảm xúc thường bị đánh giá thấp. Nó thường bị coi là một
điều phiền tối. Các từ ngữ để mơ tả nó như “khờ khạo”, “ủy mị” hoặc “quá nhạy cảm.”

Sự xúc động thường được cho là trẻ con, nhu nhược hoặc yếu đuối. Nó được coi là đối
lập với sự sâu sắc. Chúng ta có xu hướng cho rằng những người thơng minh khơng phải
là những người tình cảm và những người giàu cảm xúc thì khơng thơng minh. Thực tế là
những người thông minh nhất là những người sử dụng cảm xúc của họ để giúp họ suy
nghĩ và những người sử dụng suy nghĩ của họ để quản lý cảm xúc. Điều quan trọng là sử
dụng cảm xúc một cách cân bằng và lành mạnh. Lắng nghe những gì cảm giác của bạn
đang nói với bạn, và sau đó tìm ra cách hành động để cải thiện tình hình, cuộc sống của
bạn hoặc thế giới xung quanh bạn.


Nhiều khám phá khoa học có giá trị nhất đã được thực hiện bởi vì một nhà khoa học có
đam mê với chủ đề của mình. Ví dụ, niềm đam mê của nhà khoa học có thể được thúc
đẩy bởi sự đau buồn hoặc mong muốn khám phá ra cách giúp đỡ một người thân yêu
đang chịu đựng một điều gì đó. Vậy nên những người thành cơng đều do cảm tính điều
khiển. Các nhà khoa học thần kinh đã nghiên cứu sâu rộng về sự phát triển mang tính tiến
hóa của não người. Đối với con người, khả năng cảm nhận cảm xúc đã phát triển hàng
triệu năm trước khả năng suy nghĩ. Cảm xúc của con người bắt nguồn từ hệ Limbic, được
chôn sâu bên dưới vỏ não, phần não nơi bắt nguồn suy nghĩ. Theo cách này, cảm xúc là
một phần cơ bản của con người hơn là suy nghĩ của chúng ta. Chúng là một bộ phận sinh
lý của cơ thể chúng ta, giống như móng tay hoặc đầu gối. Cảm xúc của chúng ta không
thể bị xóa và sẽ khơng bị chối, khơng dễ như việc chúng ta có thể xóa bỏ hoặc phủ nhận
cơn đói hay khát.
Tại sao cảm xúc lại phát triển trước tiên vậy? Đôi khi, đặc biệt là với những người bị
thờ ơ, bỏ mặc về tình cảm, cảm xúc giống như một gánh nặng. Chẳng phải là sẽ tốt hơn
nếu chúng ta không cảm thấy buồn khi xung đột với một người bạn, tức giận khi bị ai đó
cắt ngang tầm nhìn khi ta đang lái xe, hay lo lắng trước một cuộc phỏng vấn xin việc hay
sao? Nhìn bề ngồi, có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta khơng phải cảm thấy những điều
đó. Nhưng tơi tin rằng nếu chúng ta khơng có cảm xúc, cuộc sống sẽ khơng thể tốt đẹp
hơn. Trên thực tế, nó sẽ khơng bền vững. Cảm xúc là cần thiết để tồn tại. Cảm xúc cho
chúng ta biết khi nào chúng ta gặp nguy hiểm, khi nào nên bỏ chạy, khi nào nên chiến

đấu và điều gì đáng để chiến đấu. Cảm xúc là cách cơ thể giao tiếp với chúng ta và thúc
đẩy chúng ta làm mọi việc. Dưới đây là một số ví dụ về mục đích của một vài cảm xúc:
-

Sợ hãi: Nói với chúng ta hãy bỏ trốn/tự phịng vệ
Tức giận: Thúc đẩy chúng ta chiến đấu lại/tự bảo vệ
Yêu thương: Thúc đẩy chúng ta quan tâm tới mọi người
Đam mê: Thúc đẩy chúng ta sáng tạo và phát minh
Đau khổ: Thúc đẩy chúng ta sửa chữa một tình huống
Buồn bã: Nói với chúng ta rằng ta đang mất một thứ gì đó quan trọng
Trắc ẩn: Thúc đẩy ta giúp đỡ người khác
Ghê tởm: Nói với ta tránh xa thứ gì đó
Tị mị: Thúc đẩy ta khám phá và học hỏi


Giờ thì bạn đã hiểu. Mỗi một cảm xúc tương ứng với một mục đích. Cảm xúc là cơng
cụ vơ cùng hữu ích giúp chúng ta thích nghi, tồn tại và phát triển. Những người bị thờ ơ,
bỏ mặc về mặt cảm xúc được rèn luyện để cố gắng xóa bỏ, phủ nhận, ẩn đi và trong một
số trường hợp, phải xấu hổ về hệ thống phản hồi tích hợp sẵn có vơ giá này. Bởi vì họ
khơng lắng nghe cảm xúc của họ, họ đang gặp bất lợi so với tất cả chúng ta. Chối bỏ
nguồn thông tin quan trọng này khiến họ dễ bị tổn thương và phản ứng kém hiệu quả hơn
trong nhiều khía cạnh. Nó cũng khiến họ khó trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn nhất. Tuy
nhiên, cảm xúc có nhiều tác dụng hơn là thúc đẩy chúng ta làm mọi việc. Chúng cũng
nuôi dưỡng các mối liên hệ giữa con người với nhau để mang đến cho cuộc sống chiều
sâu và sự phong phú, thứ khiến nó trở nên đáng giá. Chính nhờ chiều sâu và sự phong
phú này mà tôi tin rằng đã cung cấp câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi, “Ý nghĩa của cuộc
sống là gì?” Những mối liên kết cảm xúc với những người khác giúp chúng ta ngăn chặn
cảm giác trống rỗng cũng như nỗi đau hiện sinh.
1.3.
a.


Tầm quan trọng của kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp
Đối với bản thân

Trong gia đình, dù mọi người đều hiểu nhau nhưng không phải ai cũng thân thiết với
nhau, chính sự quan tâm và biểu lộ cảm xúc của bạn là nhân tố quan trọng để gắn chặt
tình cảm gia đình. Nhiều nghiên cứu cho biết, nếu bố mẹ ln qt nạt và nóng nảy thì trẻ
nhỏ trong gia đình ln sống trong cảm giác sợ sệt, lo lắng, khơng an tồn. Trong cơng
việc, việc kiểm sốt cảm xúc vô cùng cần thiết, đặc biệt là xu hướng làm việc dựa trên sự
thương lượng và đàm phán. Người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt sẽ biết cách điều
khiển thích nghi cho phép họ hoạt động tốt hơn.
Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi
người, người có thể nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế nó, sẽ hiểu
được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự đồng cảm. Một tính
chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục
đích mà họ muốn đạt được. Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm
và lý trí. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn làm chủ cảm xúc của mình, trong hồn cảnh nào thì
bộc lộ cảm xúc và bộc lộ ở những mức độ như thế nào; khi nào thì phải kìm giữ nó trong
lòng.
b.

Đối với suy nghĩ


Kiểm soát cảm xúc dẫn đường cho suy nghĩ. Vai trị của kiểm sốt cảm xúc dẫn đường
cho chúng ta trong những tình huống khẩn cấp cần phải đưa ra quyết định. Đó là những
lúc ta khơng có điều kiện hay thời gian để suy nghĩ vì thời gian quá gấp hoặc tình thế mà
bạn chưa từng trải qua trong đời. Mỗi xúc cảm có một dấu ấn sinh học đặc trưng; nó chi
phối bằng việc đưa tới một loạt các biến đổi trong cơ thể cùng lúc phát ra một tập hợp tín
hiệu một cách tự động.

Cuộc sống con người chúng ta phần lớn là do các cảm xúc nảy sinh và chi phối, chất
lượng của cảm xúc ảnh hưởng đến chất lượng của tư duy và chất lượng tư duy quyết định
chất lượng suy nghĩ của chúng ta. Trong khi đó, nguồn lương thực cho tâm trí chính là
suy nghĩ của chúng ta, những suy nghĩ ấy sẽ quyết định phẩm chất trong các mối liên hệ,
đến cách thức chúng ta xử lý những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
c.

Đối với sức khỏe

Kiểm sốt cảm xúc cịn có vai trị đối với sức khỏe của mỗi cá nhân. Việc kìm chế cảm
xúc làm cho bạn bình tĩnh hơn và tránh được một số bệnh do xúc động q mạnh. Ví dụ:
Khi nóng giận q mức dễ dẫn đến tai biến mạch máu não, buồn phiền quá mức sẽ ảnh
hưởng đến dạ dày…
Việc nhận biết cảm xúc của mình và điều chỉnh chúng một cách hợp lý trong cuộc
sống sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và trên hết là tránh được bệnh tật. 
Giao tiếp là cầu nối giúp bạn thể hiện bản thân và tiến tới thành cơng. Chính vì thế
việc kiểm sốt cảm xúc trong giao tiếp là điều không thể thiếu với những người khao khát
thành cơng. Nó giúp mọi người nhận biết được:
-

Nhận biết bạn là ai: những gì bạn thích, những gì bạn khơng thích và những gì bạn
cần.
Hiểu và cảm thơng với người khác
Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bổ
Quyết đoán hơn: Có được quyết định dựa trên những điều quan trọng nhất với bạn.
Có động cơ và hành động để đạt được mục tiêu

Cảm xúc có thể đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta suy nghĩ và hành xử.
Những cảm xúc mà chúng ta cảm thấy mỗi ngày có thể buộc chúng ta phải hành động và
ảnh hưởng đến những quyết định chúng ta đưa ra về cuộc sống của mình, cả lớn và nhỏ.



Để thực sự hiểu cảm xúc, điều quan trọng là phải hiểu ba thành phần quan trọng của
cảm xúc. Có ba phần cho một cảm xúc, bao gồm:
-

Một thành phần chủ quan (cách bạn trải nghiệm cảm xúc)
Một thành phần sinh lý (cách cơ thể bạn phản ứng với cảm xúc)
Một thành phần biểu cảm (cách bạn cư xử để đáp lại cảm xúc).

Những yếu tố khác nhau này có thể đóng một vai trị trong chức năng và mục đích của
các phản ứng cảm xúc của bạn.
Cảm xúc có thể là ngắn ngủi, chẳng hạn như một tia khó chịu với đồng nghiệp, hoặc
kéo dài, chẳng hạn như nỗi buồn kéo dài vì mất mối quan hệ. Cùng xem chi tiết về vai trò
của cảm xúc trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Việc kiểm sốt được cảm xúc có thể thúc đẩy chúng ta hành động
Khi phải đối mặt với một bài kiểm tra, bạn có thể cảm thấy rất lo lắng về việc liệu bạn
sẽ thực hiện tốt và bài kiểm tra sẽ tác động đến kết quả tổng kết cuối cùng của bạn như
thế nào. Vì những phản ứng cảm xúc này, bạn có thể có nhiều khả năng nghiên cứu. Vì
bạn đã trải qua một cảm xúc đặc biệt, bạn có động lực để hành động và làm điều gì đó
tích cực để cải thiện cơ hội đạt điểm cao.
Chúng ta cũng có xu hướng thực hiện một số hành động nhất định để trải nghiệm cảm
xúc tích cực và giảm thiểu khả năng tạo ra những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, bạn có thể tìm
kiếm các hoạt động xã hội hoặc sở thích mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc, mãn
nguyện và phấn khích. Mặt khác, bạn có thể sẽ tránh các tình huống có khả năng dẫn đến
buồn chán, buồn bã hoặc lo lắng.
Việc kiểm soát cảm xúc giúp chúng ta sống sót, phát triển và tránh nguy hiểm
Khi chúng ta tức giận, chúng ta có khả năng phải đối mặt với nguồn gốc của sự cáu
kỉnh. Khi chúng ta trải qua nỗi sợ hãi, chúng ta có nhiều khả năng chạy trốn khỏi mối đe
dọa. Khi chúng ta cảm thấy tình u, chúng ta có thể tìm kiếm một người bạn đời và sinh

sản.


Nên việc kiểm sốt cảm xúc đóng một vai trị quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
bằng cách thúc đẩy chúng ta hành động nhanh chóng và thực hiện các hành động sẽ tối đa
hóa cơ hội sống sót và thành cơng của chúng ta.
Việc kiểm sốt cảm xúc có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định
Cảm xúc của chúng ta có ảnh hưởng lớn đến các quyết định chúng ta đưa ra, những
cảm xúc vui vẻ có thể khiến chúng ta đưa ra quyết định đúng còn khi chúng ta trải qua
những cảm xúc tiêu cực sẽ dễ khiến cho chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người bị tổn thương não nhất định
ảnh hưởng đến khả năng trải nghiệm cảm xúc cũng bị giảm khả năng đưa ra quyết định
tốt.
Ngay cả trong những tình huống mà chúng tơi tin rằng quyết định của mình được
hướng dẫn hoàn toàn bằng logic và sự hợp lý, nhưng cảm xúc vẫn đóng một vai trị then
chốt. Hiểu và quản lý, kiểm soát được cảm xúc của chúng ta đóng một vai trị quan trọng
trong việc ra quyết định.
Kết luận: Cho nên, kỹ năng kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan
trọng, kỹ năng kiểm sốt cảm xúc của bạn càng tốt thì đường tới thành công của bạn cũng
sẽ dễ dàng hơn và ngược lại. Với những người có khả năng nhận thức cảm xúc tốt, họ
nhận ra và hiểu cảm xúc của riêng họ, họ sẽ tự động tìm thấy và đọc các tín hiệu khơng
lời khi giao tiếp với người khác dễ dàng. Điều này giúp họ thành công hơn trong công
việc và trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội của họ.
Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu làm chủ cảm xúc của mình và học cách liên
tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn đạt được hiệu quả làm việc tối
đa. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần phải hiểu là… chính bạn tạo ra cảm
xúc của mình.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC TRONG
GIAO TIẾP
2.1.

Ảnh hưởng của kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp

Cảm xúc là thứ chúng ta rất khó kiểm soát, bởi đa phần những phản ứng của con người
liên quan đến cảm xúc đều được cài đặt từ trước dựa trên những hành vi, thói quen được
tích lũy từ bé. Cảm xúc nó cũng gắn liền với cách chúng ta nghĩ về một sự việc, sự vật
theo một nếp đã được hằn định từ lâu. Do đó, con người thường là phản ứng với cảm xúc,
chứ chúng ta không làm chủ cảm xúc được.
Việc chú ý đến việc kiểm soát cảm xúc, khi mà áp lực trong đời sống ngày càng tăng:
những lời hứa phải thực hiện, mục tiêu theo đuổi, thời gian nghỉ ngơi ít..., khiến cho thời
nay dễ bị cảm xúc tiêu cực tấn công.
Sau đây là một số ảnh hưởng về kỹ năng kiểm soát cảm xúc thường hay xảy ra trong
giao tiếp hiện nay.

2.1.1. Bạn có thể gây tổn thương cho người khác

Hình 2.1.1 Hình ảnh minh hoạ cho lối nói gây tổn thương cho người khác


Trong bất kỳ mối quan hệ nào, kiểm soát và quản lý cảm xúc khi giao tiếp rất quan
trọng, là cơ sở để xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ ln tốt đẹp, từ đó, cơ hội
cơng việc, hợp tác sẽ thuận lợi hơn.
Nóng giận thường đi kèm với những lời nói có phần lăng mạ, xúc phạm người đối diện
và khiến họ phải chịu những tổn thương nặng nề. Và đây chính là lý do tại sao phải kiểm
soát cảm xúc. Điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi người bạn gây ra tổn thương là những
người mà bạn yêu quý. Bởi vậy, hãy biết làm chủ cảm xúc của bản thân, đừng vì một
phút nóng giận mà gây nên vết thương khơng thể chữa lành. 

Các tình huống thể hiện cảm xúc thái quá như chửi bới, tranh luận bất chấp, … sẽ là
yếu tố khiến cho mối quan hệ “chết dần”. Đặc biệt, nếu đó là đồng nghiệp, cấp trên hay
khách hàng thì hậu quả nhận lại sẽ xấu hơn so với những gì bạn nghĩ đấy. Vì thế để giữ
được các mối quan hệ tốt đẹp thì việc điều chỉnh kiểm sốt cảm xúc là rất cần thiết.

2.1.2. Khi bạn biết kiểm soát cảm xúc cuộc sống sẽ luôn tươi đẹp 
Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn thường xuyên nóng giận, tâm trạng bực tức, khơng làm
chủ được niềm vui, nỗi buồn thì chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ ln ngập chìm trong
nỗi đau, sự thù ốn, nó như một đám mây đen che lấp ánh mặt trời chiếu rọi cho bạn. 
Ngược lại, bạn biết cách kiểm sốt cảm xúc của mình, biết cách điều chỉnh để loại bỏ
những yếu tố tiêu cực thì chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ tươi đẹp hơn. Đừng để cuộc
sống của mình mãi chìm trong đám mây đen tăm tối, hãy biết vươn đến ánh sáng mặt trời
tươi sáng nhờ cảm xúc của bản thân. 

2.1.3. Cảm xúc là nền tảng của nhiều đức tính đáng quý 
Việc điều chỉnh cảm xúc tốt được xem là nền tảng cho nhiều đức tính q báu như:
giàu tình u thương, không tham sân si, sống mạnh mẽ, độc lập, điềm tĩnh… Do đó, để
có được một giá trị tốt đẹp cho bản thân, hãy biết bắt đầu từ chính việc kiểm sốt cảm
xúc của chính mình. 

2.1.4. Cảm xúc khơng tốt là do sự bất lực của bản thân
Lý do tại sao phải kiểm sốt cảm xúc tiếp theo đó chính là đừng để bản thân trở nên
bất lực. Trước một vấn đề, một tình huống, hồn cảnh nhất định, nếu bạn nóng giận,
khơng làm chủ được cảm xúc chứng tỏ bạn là người không biết cách đưa ra cách giải
quyết. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang thể hiện sự bất lực của chính mình và đi


đến một cái kết thất bại. Vì vậy, hãy trở thành người thành cơng thơng qua chính cảm xúc
của mình bạn nhé! 


2.1.5. Nóng giận có thể phá hủy mọi thứ 
Người ta thường có câu “thái độ hơn trình độ”, và quả thật đúng như vậy. Hãy thử
tưởng tượng, trong công việc, bạn thường xuyên bất mãn với mọi thứ, cãi nhau khi bàn
luận ý kiến với đồng nghiệp mặc dù bạn có trình độ, thì chỉ sau một gian bạn cũng bị đẩy
lùi.
Ngược lại, một người khác có trình độ thấp hơn bạn nhưng biết cách lắng nghe, trình
bày vấn đề một cách tích cực, gọn ghẽ, khơng to tiếng nơi làm việc, thường xuyên biết
phấn đấu vượt lên thì chắc chắn người đó sẽ gặp được nhiều thành cơng. 
Việc khơng kiểm sốt được cảm xúc tiêu cực trong giao tiếp là nguyên nhân dẫn đến
các tình huống xung đột trong đời sống sẽ khiến mâu thuẫn trở nên gay gắt và nhiều khi
còn dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng hơn. Những người khơng kiểm sốt được cảm xúc
hay có những quyết định sai lầm, đem cái nhìn chủ quan, yêu ghét cá nhân vào công việc,
đây là điều tối kỵ.
Cho nên, việc kiểm soát cảm xúc tốt, để lý trí phân tích và đưa ra các lập luận chặt chẽ
để phát huy hiệu quả các quyết định do cảm xúc chi phối. Luôn giữ sự khách quan, sáng
suốt và tôn trọng các ý kiến bàn bạc, thảo luận để đưa ra quyết định là cách để tránh các
xung đột.

2.1.6. Bạn cho đi thứ gì sẽ nhận lại thứ đó 
Bạn có biết tại sao phải kiểm sốt cảm xúc khơng, bởi vì cuộc sống chúng ta ln có
định luật, bạn cho người khác thứ gì, bạn sẽ nhận lại thứ đó. Bạn thường xuyên trao cho
những người xung quanh mình sự tức giận, cáu gắt, xúc phạm thì chắc chắn những thứ
bạn nhận lại cũng không hề tốt đẹp. Cịn nếu bạn biết cách trao đi u thương thì chắc
chắn cũng sẽ nhận lại yêu thương.
Một người điềm tĩnh, hành xử văn mình lịch sử, giao tiếp đúng mực ln được lịng
mọi người xung quanh, trong cơng việc, sẽ được đánh giá chuyên nghiệp hơn trong mắt
cấp trên và đồng nghiệp. Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc là nền tảng mở ra các cơ
hội cho bạn trong con đường thăng tiến sự nghiệp và giữ gìn các mối quan hệ, hỗ trợ và
hợp tác hiệu quả. 



Những người kiểm soát được cảm xúc thường sẽ là người hiểu biết, sống khơn ngoan,
tích cực nên được mọi người tôn trọng và yêu mến.

2.1.7. Bạn sẽ hối hận 
Người Nhật có câu nói “Đừng hành động khi đang giận dữ”, bởi họ cho rằng bạn sẽ
nhận lấy rất nhiều hối hận khơng thể sửa chữa. Một khi lời nói, hành động đã thể hiện ra
ngồi thì khơng bao giờ lấy lại được. Và dù có sửa chữa đi chăng nữa thì cũng như chiếc
đinh đóng vào cọc, dù rút ra thì vẫn cịn những vết đinh mãi khơng lành.
Bạn bị cảm xúc chi phối rất nhiều, không biết làm chủ cảm xúc của mình, bị quá nhiều
cảm xúc tiêu cực phi phối. Với 46 bài giảng, bạn sẽ biết cách kiểm sốt bản thân của
mình, biết cách gia tăng cảm xúc tích cực, đẩy lùi ý nghĩ tiêu cực và từ đó tìm ra một
cuộc sống bình an và hạnh phúc.
2.2.

Thực trạng của kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp

2.2.1. Về hành vi và thái độ:
a.

Theo hướng tích cực



Làm việc nhiều hơn nói

Với những người điềm tĩnh, hiểu kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp thường sẽ
là những người làm việc tốt hơn. Họ thường xuyên chú trọng tới hiệu quả cuối cùng của
công việc thay vì nói những lời khơng đâu. Điều này rất có lợi trong mơi trường cơng sở
mang tính chất cạnh tranh một cách lành mạnh.




Biết điều tiết cảm xúc trong lời nói

Việc điều tiết cảm xúc trong lời nói là một yếu tố quan trọng kỹ năng kiểm soát cảm
xúc trong giao tiếp. Lời nói phải phù hợp với từng hồn cảnh khơng phải tự nhiên mà đó
là cả một quá trình lắng nghe, tư duy và truyền đạt.
Đầu tiên, hãy học cách lắng nghe mọi người, lắng nghe để biết người khác muốn gì,
người khác mong mỏi gì ở chúng ta?
Đồng thời, lắng nghe khiến người giao tiếp cùng chúng ta có cảm giác được tơn trọng,
được tin tưởng. Lắng nghe để hiểu được sự truyền đạt từ phía đối phương, hiểu được đối
phương mong muốn điều gì từ chúng ta.


Trong mọi cuộc trao đổi và giao tiếp, lắng nghe giúp bạn giữ được sự bình tĩnh nhất
định, kiềm lại để xử lí thấu đáo mọi chuyện. Tiếp theo đó, hãy biết tư duy trước mọi phát
ngơn: Câu nói “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” là cầu thần chú không bao giờ thừa với
những người mau mồm mau miệng.
Đừng bao giờ để bản thân bị “hớ” vì những phát ngôn vạ miệng mà ra. Dừng một chút,
chậm một chút, biết tư duy trong câu nói và phát ngơn giúp bạn đưa ra quyết định chính
xác hơn cho bản thân.
Cuối cùng, hãy biết cách truyền đạt cảm xúc và lời nói mình mong muốn tới người
nghe. Hãy chọn cho mình những cách truyền đạt chính xác.
Đơi khi, im lặng là cách truyền đạt tốt nhất cho một số hoàn cảnh. Mặt khác, ta cũng
cần cứng rắn hay mềm mại tùy theo diễn biến câu chuyện hay tình huống giao tiếp ta gặp
phải.
Hãy ln ln nhớ rằng, mỗi câu nói, mỗi câu từ bạn nói ra chính là đại diện thương
hiệu của chính bạn. Diễn ta cảm xúc bản thân qua lời nói như nào để nâng tầm bản thân
trong mắt những người khác cũng là cách để bạn tạo con đường thăng tiến cho mình

trong tương lai.
Nhiều người có thói quen than vãn về những khó khăn, căng thẳng gặp phải. Tuy
nhiên, bạn nên bỏ ngay thói quen này bởi nó sẽ mang đến cảm xúc tiêu cực cho chính bản
thân mình cũng như là người đối diện . Loại bỏ ngay những từ ngữ “kể khổ”, mà liên tục
sử dụng những ngôn từ động viên, thúc đẩy tinh thần để sống một cách tích cực hơn. Sử
dụng những ngơn ngữ tích cực khơng chỉ giúp đẩy cảm xúc của bản thân bạn, mà cịn
giúp bạn duy trì cảm xúc cho cuộc giao tiếp. 
Ví dụ: Bạn và đồng nghiệp đang có những tranh luận nảy lửa do bất đồng ý kiến. Bạn
thấy ý kiến của đồng nghiệp đó khơng phù hợp, thiếu tính thực tế tuy nhiên tránh dùng
những ngơn ngữ chê bai tệ hại gây căng thẳng và cảm xúc tiêu cực. Lúc đó, trao đổi một
cách dễ nghe hơn như: “Ý kiến này khơng tệ chút nào.
Mình thích ý tưởng của bạn ở điểm này…., tuy nhiên điều này chưa phù hợp lắm thì
phải”. Ở góc độ tán thành và lời khun tích cực thì chắc chắn sẽ dễ dàng thương lượng
và tránh những tranh cãi không đáng có. Thay đổi từ ngữ khi giao tiếp dễ chịu hơn, hòa


nhã hơn sẽ giúp bạn kiểm sốt được những tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng
ngày. 



Luôn chủ động giữ liên lạc trong các mối quan hệ

Việc chủ động giữ liên lạc trong các mối quan hệ được xem như một trong những kỹ
năng giao tiếp căn bản. Với những người biết làm chủ cảm xúc, họ luôn hiểu rõ tầm quan
trọng của việc giữ liên lạc với các mối quan hệ để gia tăng giá trị thành cơng cho chính
bản thân mình. Vì vậy, những cuộc gặp gỡ tương tác lẫn nhau ln được duy trì một cách
thường xun.




Liên tục kiểm điểm bản thân

Việc tự kiểm điểm bản thân giống như một cách thức để giúp mỗi cá nhân tự nhìn
nhận lại chính mình xem mình đã mắc những lỗi lẫm nào trong các cơng việc trước đây.
Từ đó đưa ra những bài học, phương pháp sửa chữa để tránh việc đi vào vết xe đổ do
chính mình tạo ra ở lần tiếp theo.
b.

Theo hướng tiêu cực



Không làm chủ được cảm xúc khi mất bình tĩnh:


Hình 1.4 Hình ảnh minh hoạ cho việc khơng làm chủ được bản thân
Mất bình tĩnh thường xảy ra khi chúng ta gặp phải một tình huống bất ngờ theo chiều
hướng xấu, một sự việc ngoài sức chịu đựng, ngoài tầm kiểm sốt. Khi đó bạn rối trí,
hoảng loạn và cuống cuồng dẫn đến không biết xử lý sự việc như thế nào.
Bạn cũng có thể mất bình tĩnh trong các cuộc tranh luận, cãi vã. Ở trường hợp này nếu
không giữ vững tâm lý, người mất bình tĩnh thường sẽ nói ra những lời nói xúc phạm,
nặng lời khiến mối quan hệ tệ đi, về sau thường hối hận.
Ngồi ra, cịn có một trường hợp nữa là mất bình tĩnh trước đám đông, những người e
dè, rụt rè khi đứng trước nhiều người thường sẽ run rẩy, ứng xử kém,…
Còn nhiều ngun nhân khác dẫn đến sự mất bình tĩnh, đơi khi chính vì bản thân q
nóng vội, nóng tính cũng dễ dàng khiến bạn bực dọc, khó chịu, mất bình tĩnh. Trước tiên,
bạn cần xác định những việc dễ khiến bạn mất bình tĩnh và điều chỉnh lại cho hợp lý.
Việc này sẽ khiến cuộc sống dễ chịu hơn, những cơn bực dọc vơ cớ cũng sẽ khơng cịn.
Từ những việc nhỏ nhặt cũng có thể dễ dàng nhận biết được bạn là người mất bình

tĩnh.
Sau đây là một số ví dụ:
-

-

Những lúc kẹt đường, công việc quá tải, trễ giờ,… bạn cuống cuồng và quạu quọ,
đổ lỗi cho đủ thứ lý do thì đó chính là những yếu tố khiến bạn mất bình tĩnh. Khi
đã xác định được nguyên do thì bạn hãy tìm cách gỡ rối nó.
Chẳng hạn, đường đi làm ngày nào cũng ùn tắc giao thơng thì bạn hãy thức sớm
hơn và đi làm sớm hơn, sẽ không phải cuống cuồng và vội vã vì sợ trễ giờ. Đến
cơng ty cũng thoải mái, nhấm nháp một chút cà phê sáng trước khi bắt đầu làm việc
sẽ khiến bạn thư thái, cơng việc từ đó cũng hiệu quả, năng suất hơn.

Nếu bạn mất bình tĩnh khi nhận những lời chê bai thì thay vì khó chịu, hậm họe hãy
học cách nhìn lại bản thân và nỗ lực hơn. Việc nỗ lực chẳng những giúp bạn giỏi giang,
thơng thái mà cịn là cách tốt nhất để chứng minh cho người khác thấy năng lực của bản
thân.
Câu Hỏi Chẩn Đoán
Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn hay không làm
chủ được cảm xúc. Hãy tự hỏi:


-

Liệu khi mình tức giận hay buồn bã thì có giải quyết được vấn đề khơng?

-

Tại sao mình lại bị kích động như thế?


-

Có phải mình đang mất bình tĩnh khơng?

-

Người khác sẽ phản ứng gì khi mình hành động như thế?

-

Điều gì đáng để mình mất bình tĩnh như vây…?

-

Việc đó có ảnh hưởng gì tới mình sau này không?

Tất cả những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp kích thích phần trí tuệ trong bộ não để bạn
khơng làm ra những phản ứng thái quá.
Trong mọi tình huống ln có 2 mặt cả tích cực và tiêu cực nên chúng ta cần phải bình
tĩnh và phân tích kỹ lưỡng. Một trong những yếu tố quyết định đến tâm trạng của bạn
nhiều hơn cả đó chính là cách suy nghĩ của bạn. Nếu bạn nhìn sự việc theo chiều hướng
tích cực bạn sẽ thấy hướng đi mới, còn nếu bạn ln mất bình tĩnh thì sẽ làm mọi việc rối
hơn, tệ hơn.



Chỉ hướng đến mục tiêu cuối cùng

Một người biết kiềm chế cảm xúc đó là chỉ hướng tới những mục tiêu lớn nhất. Những

người này thường sẽ không quan tâm quá nhiều tới các điều nhỉ nhặt dễ trở thành rào cản
ngăn họ tiền tới thành công.
Và ngược lại, với những người thường xuyên sao nhãng, bị các vấn đề bên ngồi làm
ảnh hưởng thường gặp khó trong việc giữ mình và thường sẽ khơng đạt được nhiều mục
tiêu thành công như kỳ vọng.

2.2.2. Về tư duy
Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh. Cách suy nghĩ của mọi người quyết định cảm
nhận của họ. Nhận biết các kiểu tư duy vô bổ, lối suy nghĩ tiêu cực và lỗi tư duy là rất
quan trọng giúp tạo nên sự thay đổi và phát triển tư duy tích cực.


Hình 2.2.2 Hình ảnh minh hoạ cho tư duy sai lệch ln dựa vào cảm tính
Tư duy sai lệch chính là những lối suy nghĩ mang tính chất chủ quan, dựa vào cảm tính
mà đánh giá về các sự việc, hiện tượng hoặc một đối tượng bất kì nào đó. Trong thực tế,
đôi lúc chúng ta cũng không thể tránh khỏi những ý nghĩ lệch lạc so với thực tế. Tuy
nhiên nếu cứ cố gắng giữ lối tư duy này sẽ khiến cho bản thân phải đối mặt với nhiều
cảm xúc tiêu cực, đồng thời làm cản trở lớn đối với cuộc sống. 
a. Khái quát quá mức (Chủ nghĩa bi quan)
Trong lối tư duy này, bạn thường dùng quá khứ để đưa ra giả định về hiện tại. Chẳng
hạn như bạn có thể đem một tình huống trong q khứ làm thước đo cho một tình huống
hiện tại hoặc tương lai. Bất kỳ khi nào bạn sử dụng cụm từ “Anh ấy luôn luôn… Cô ấy
luôn luôn… Mọi người… Bạn chẳng bao giờ… Người ta chẳng bao giờ… Mình khơng
bao giờ…” tức là bạn đang rơi vào lối tư duy khái quát hóa quá mức.
Khái quát hóa quá mức là lối tư duy đem một bằng chứng đơn lẻ hoặc những trường
hợp cá biệt áp lên tồn bộ tình huống hiện tại hoặc tương lai. Nói cách khác, nếu có điều
gì xảy ra với bạn một lần thì có khả năng nó sẽ tiếp tục xảy ra với bạn lần nữa. Chẳng hạn
như bạn nhớ lại một sự cố nào đó trong quá khứ và đưa ra nhận định sau:
“Chẳng có gì tốt xảy ra cho mình cả. Mình chưa bao giờ may mắn. Đời mình định sẵn
là sẽ thất bại…”

Trong lối tư duy này, bạn đang biện minh cho cảm nhận của mình về hiện tại dựa trên
một sự cố trong quá khứ. Nếu bạn dùng nó làm phương tiện học hỏi hoặc rút kinh nghiệm


từ sai lầm trong quá khứ thì sẽ rất tốt. Nhưng nếu bạn bỏ qua tất cả những trường hợp mà
mọi việc diễn ra thuận lợi và bạn thành công thì sẽ rất rắc rối.
Sau đây là một số ví dụ:
-

Anh/chị luôn luôn làm vậy…
Lúc nào mọi người cũng như vậy…
Mọi việc luôn kết thúc một cách tồi tệ với mình…

Đưa ra những kết luận khái quát về hiện tại dựa trên rất ít bằng chứng trong q khứ
có thể khiến bạn cảm thấy như thể mình khơng có chút kiểm soát nào trong cuộc sống cả.
Bạn cảm thấy bất lực và nản chí, cho rằng cuộc sống khơng nằm trong tay mình.
Câu Hỏi Chẩn Đốn
Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn hay khái qt
hóa q mức. Hãy tự hỏi:
-

Mình hay khái qt hóa q mức như thế nào?
Mình hay làm vậy khi nào?
Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
Mình thường tự nhủ điều gì?
Khái qt hóa quá mức khiến mình cảm thấy thế nào?
Tại sao mình lại hay khái qt hóa q mức? Mình được gì từ việc này?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường khái quát hóa quá mức trong cuộc
sống. Ý thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

b. Tư duy sàng lọc: 
Tư duy sàng lọc là quá trình lọc thơng tin khỏi ý thức. Khi đó, bạn chỉ tập trung vào
những điều rất cụ thể và bỏ qua mọi điều khác. Lối tư duy này thường lọc bỏ tất cả những
điểm tích cực và chỉ chú ý vào những điểm tiêu cực trong một tình huống. Kết quả là bạn
thường chăm chăm vào các vấn đề, sự kiện tiêu cực và hậu quả. Ngược lại, bạn thường
bỏ qua những điểm tích cực và cơ hội trước mắt.
Chẳng hạn như bạn có thể có thói quen tập trung vào những chi tiết nhỏ và khơng quan
trọng của tình huống. Những chi tiết này có thể tuy khơng tốt nhưng lại khơng quan
trọng. Do đó, bạn khơng có lý do gì phải tập trung vào đó cả. Nhưng bạn vẫn làm vậy vì
bạn nghĩ việc phàn nàn và/hoặc chỉ ra điểm tiêu cực sẽ đem lại cho bạn một vài giá trị và


lợi ích. Bạn bị cuốn vào lối tư duy này đến nỗi thậm chí khơng cân nhắc những khả năng
khác có thể thuận lợi và tích cực hơn. Kết quả là bạn cảm thấy cực kỳ khốn khổ.
Tư duy sàng lọc cũng xuất hiện khi bạn ngẫm lại những trải nghiệm quá khứ. Chẳng
hạn như bạn có thể có những ký ức tuyệt vời về các sự kiện hoặc tình huống trong quá
khứ. Tuy nhiên, khi tâm trạng không tốt, bạn có xu hướng chỉ nhớ những trải nghiệm tiêu
cực và đau khổ đã xảy ra. Đây chính là cách suy nghĩ của người mắc chứng trầm cảm.
Chuyện cũng xảy ra tương tự khi bạn cảm thấy thất vọng, giận dữ, bị tổn thương hoặc khi
lòng tự trọng bị hạ thấp – đây cũng là dấu hiệu rõ ràng của lối tư duy sàng lọc.
Câu Hỏi Chẩn Đoán
Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn dùng lối tư duy
sàng lọc. Hãy tự hỏi:
-

Khi nào mình hay sử dụng lối tư duy sàng lọc?
Cụ thể là trong hồn cảnh nào?
Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
Mình thường tự nhủ gì?
Suy nghĩ theo hướng này khiến mình cảm thấy thế nào?

Tại sao mình lại hay tư duy sàng lọc kiểu này? Mình được lợi gì từ nó?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường sử dụng lối tư duy sàng lọc trong
cuộc sống. Ý thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.
c.

Tư duy trắng – đen:

Tư duy trắng–đen là kiểu tư duy “tất cả hoặc khơng có gì”. Trong lối tư duy này, bạn
chỉ thấy một thái cực thơi. Khơng có gì ở giữa và cũng khơng có sắc xám nào cả. Hoặc là
đen, hoặc là trắng. Không tồn tại ý nghĩ trung lập và bạn sẽ không chấp nhận bất kỳ lý
giải nào khác.
Chẳng hạn như bạn có thể đặt ra một vài kỳ vọng cực đoan cho bản thân rằng bạn sẽ
không bao giờ phạm sai lầm khi làm việc gì đó. Tuy nhiên, khi phạm sai lầm, bạn xem
mình là một thất bại hoàn toàn và tuyệt đối. Hoặc chẳng hạn như bạn tranh cãi với đồng
nghiệp và tự nhủ rằng nếu đơi bên khơng nhất trí được thì cũng khơng nên làm việc với
nhau nữa làm gì. Hoặc khi bạn khơng bán được hàng trong một tuần lễ, bạn lập tức cho
rằng mình khơng giỏi bán hàng.


×