Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ TÀI DI TÍCH KIẾN TRÚC ĐỀN THỜ NGUYỄN HỮU CẢNH BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 12 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: DI TÍCH KIẾN TRÚC ĐỀN THỜ
NGUYỄN HỮU CẢNH-BIÊN HÒA
I. GIỚI THIỆU DI TÍCH:
1.Vị trí:
Từ thành phố Biên Hòa theo hướng quốc lộ I qua cầu
Rạch Cát, rẽ vào bên trái khoảng 200 mét là đến đền thờ
Nguyễn Hữu Cảnh. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng,
bên tả của nhánh sông Đồng Nai ôm trọn Cù lao phố
(thuộc xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa).
2. Đặc điểm:
Đền thờ được Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và
Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo
Quyết định số 457/QĐ ngày 25 tháng 3 năm 1991.
Theo sử liệu, Nguyễn Hữu Cảnh sinh vào năm 1650
tại huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Ninh trong một gia đình
có nhiều bậc danh tướng đương triều. Ông là người văn
võ song toàn, lập được nhiều chiến công lớn và được chúa
Nguyễn tin yêu, trọng dụng. Mùa Xuân năm Mậu Dần
(1698), ông vâng lệnh chúa Nguyễn vào kinh lược xứ
Đàng Trong khi ấy còn rất hoang vu.
Đến đất Đồng Nai, ông đặt Đại bản doanh ở Cù lao Phố
1
(nay là xã Hiệp Hòa); lấy đất Đồng Nai làm huyện Phước
Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện
Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đất đai mở mang ngàn
dặm. Ông chiêu mộ lưu dân đến lập nghiệp, tổ chức bộ
máy hành chính từng bước có qui củ, khuyến khích khai
hoang, thúc đẩy Cù lao Phố phát triển thành một trong
những cảng thị sầm uất, năng động nhất Đàng Trong suốt
thế kỷ XVIII. Sau khi kinh lược phương Nam trở về, năm


sau ông lại phụng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu thống
lĩnh đại binh dẹp vua Chân Lạp giữ vững miền biên ải
phương Nam. Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), hoàn thành
sứ mệnh, trên đường trở về đến Rạch Gầm (Tiền Giang)
thì ông thọ bệnh qua đời (nhằm ngày 16 tháng 5 âm lịch,
thọ 51 tuổi).
Trên đường di quan ông về quê an táng, quan tài của ông
được đình lại khu đất khi xưa ông đặt Đại bản doanh ở Cù
lao Phố để cho nhân dân địa phương có dịp bái biệt ông
lần cuối. Nơi đình quan đã được nhân dân địa phương xây
một ngôi mộ vọng để ghi nhớ sự kiện này. Khi hay tin
Nguyễn Hữu Cảnh mất, Chúa Nguyễn vô cùng thương
tiếc đã phong tặng ông là Thượng đẳng công thần đặc
Trấn phủ Chưởng cơ với tước: Lễ Thành Hầu và đưa bài
vị của ông vào thờ tại Thái miếu.
Ngôi đền được xây dựng năm nào, ngày nào chưa có tài
liệu nào đề cập cụ thể. Sách gia định thành thông chi có
2
ghi: “… Ở phía Nam Cù lao phố, thôn Bình Hoành, huyện
Phước Chánh, thờ khai quốc công thần Tráng Hoàn hầu
Nguyễn Hữu Cảnh .Đền trông ra sông Phước Giang, lấy
đá ngầm làm làm thủy thành, dưới có cá chép lạ, lớn 6,7
thước, cứ đêm khuya tĩnh mịch, thường hướng vào đền,
quãy nhảy dưới sông bơi lội ngược xuôi, như hình múa
lạy. Sau qua trào Tây Sơn, hương tàn khói lạnh”.
II. ĐƯỜNG NÉT KIẾN TRÚC.
_Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh là một công trình kiến trúc
cổ được xây dựng cách đây khoảng 300 năm, tọa lạc bên
tả ngạn sông Đồng Nai, xưa kia thuộc ấp Bình Kính, thôn
Bình Hoành, tổng Trấn Biên, nay là ấp Nhị Hòa, xã Hiệp

Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là một công trình
thờ tự chính thức được xây dựng đầu tiên ở đất Đồng Nai
vào năm 1700
_Ngôi đền được xây dựng theo dạng chữ điền (J) mặt tiền
hướng ra sông Đồng Nai, phía Tây Nam. Chánh điện đền
hình vuông, tường gạch trát đá rửa, bốn mái lợp ngói lá
vảy cá, nền lát gạch tàu, phía trước mái đều gắn đôi rồng
chầu pháp lam bằng gốm men xanh, đối xứng hai bên là
cặp lân. Từ ngoài theo lối chính có 3 cửa. Hai cửa khắc
chìm hàng chữ Hán với nội dung nói về đền thờ Bình
Kính, công lao của Nguyễn Hữu Cảnh đối với vùng đất
Biên Hòa - Đồng Nai.
3
Nội điện có ba hàng cột gõ lớn. Trên các cột đều treo liễn
đối. Các hoành phi thể hiện dưới dạng đại tự chữ Hán,
liễn đối được trang trí hoa văn sơn son thiếp vàng vẫn giữ
tươi màu dù trải qua nhiều năm tháng. Dưới những hoành
phi là những bao lam gỗ được chạm trổ các đề tài lưỡng
long chầu nhật, hoa chim sơn kim nhũ óng ánh. Gian giữa
chánh điện thờ thấn, hai bên thờ tả ban, hữu ban liệt vị.
Một góc bên bàn thờ trong tủ kiếng còn lưu giữ bộ áo
mão tương truyền là của đức ông Nguyễn Hữu Cảnh thưở
sinh thời. Trước bàn thờ thần là bàn thờ la liệt, bàn thờ
hội đồng, xung quanh đắp nổi bộ tứ linh và ở trên có đôi
hạc và lưỡng long, gian giữa bày hai hàng bát bửu bằng
đồng. Dọc theo bờ tường hai bên có bồn bệ xi măng thờ
các bậc tiền nhân, hậu hiền, thế hiền và thánh mẫu.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh là một trong số ít di tích ở
Biên Hòa còn lưu giữ được sắc thần, trong đó ghi rõ họ
tên, chức tước vinh hiển, thứ bậc thượng đẳng thần của

vua ban phong cho Nguyễn Hữu Cảnh.
Hàng năm, tại đền, nhân dân địa phương tổ chức hai lần lễ
tế (tính theo âm lịch) vào các ngày 16 tháng 5 và 11 tháng
11, cầu cho quốc thái dân an và tưởng nhớ công lao của
các bậc tiền nhân có công mở mang vùng đất phương nam
của tổ quốc. Năm 1998, kỷ niệm 300 năm hình thành và
phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai (1698 - 1998)
Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã xây dựng nhà bia trong
khuôn viên di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Nhằm lưu
4
truyền công đức của các bậc tiền nhân đã có công khai
phá, bảo vệ, kiến tạo và xây dựng Đồng Nai với quá khứ
hào hùng của ông cha, của truyền thống hào khí Đồng Nai
_Hệ thống cột được làm bằng bê tông
_Sân trước được đổ bê tong, sân sau được lát bằng gạch
_Sân sau của đền thờ được xây dựng thêm một ngôi đình
nhỏ bên trong có đặt tượng của Nguyễn Hửu Cảnh.Thiết
kế của ngôi đình mang phong cách của các ngôi đình
ngày xưa
_Khuôn viên của công trình được bố trí khá là nhiều cây
xanh làm cho bầu không khí ở đây khá là thoáng mát
III.CÁC HIỆN VẬT KIẾN TRÚC ĐƯỢC TRÙNG TU
VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM.
Được biết, ban đầu ngôi đền có qui mô nhỏ, vách làm
bằng ván, mái ngói âm dương, cách ngôi đền hiện tại
khoảng 400m về hướng Nam. Đền thờ này đã được các
chúa Nguyễn trùng tu hai lần vào các năm 1802 và năm
1851. Năm 1923, đền được tái thiết và năm 1960 lại tiếp
tục được trùng tu nên ngôi đền mới được khang trang như
ngày nay. Mặt đền nhìn ra sông Đồng Nai theo hướng tây

nam, sân đền rộng. Mặt trước đền có gắn đôi rồng chầu
5
làm bằng gốm men xanh, hai bên là cặp lân. Hàng cột mặt
tiền đắp rồng cuốn mây có đôi liễn chữ nho khắc chìm
vào tường.
Đến đời Trung Hưng, cấp 10 người từ phu, hàng năm
cho tiền công tế vào mùa xuân, cầu đảo thường linh ứng;
năm Tự Đức thứ 4, quan tỉnh tâu rằng đền lâu ngày mục
nát, lại bị nước xói, phụng mệnh lấy cho 400 quan tiền
giao dân sở tại mua vật liệu, dựng lại đền ở sau cách 10
trượng…”
Năm 1851, đền được xây lại cách vị trí cũ khoảng
400m. Hơn 100 năm sau đền được tu sửa bao nhiêu lần
không rõ. Năm 1960 Ban quý tế đền đứng ra chủ trì việc
trùng tu. Trước chánh điện mở thêm hành lang rộng 2
mét, các cột chính được đắp rồng, các cửa gỗ được thay
bằng cửa sắt kéo, mái lợp ngói âm dương thay cho loại
vảy cá trước đây. Kiến trúc hiện tồn của di tích thuộc vào
niên đại này, lối kiến trúc tương đối hiện đại, các nét xưa
còn lại ít, có chăng là nội thất trong các trang trí hoa văn,
đồ thờ.
1.Ưu điểm:
_Do nằm trong hẻm và mặt sau của ngôi đền là song
nên ít bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh
_Trong công trình được bố trí khá nhiều cây xanh lâu
năm làm cho không khí ở đây khá thoáng mát
2.Khuyết điểm:
6
_Mặt trước của ngôi đền đã bị người dân sử dụng sai
mục đích(làm quán nhậu),gây mất mĩ quan của công

trình,bên trong sân thì bị sử dụng làm sân phơi
IV.NHẬN XÉT
_Công trình do cải tạo sai quy cách nên không còn
giữ lại được nhiều nét riêng mà được thay vào đó là nhiều
vật liệu hiện đại
_Kiến trúc cảnh quan khá là thoáng mát và ít bị ành
hưởng bởi bụi bận do vi trí
CỔNG VÀO PHÍA TRƯỚC
7
8
SÂN CÚNG BÁI
9
MẶT SAU CỦA ĐỀN THỜ
10
MẶT BÊN CỦA ĐỀN THỜ
HỆ VĨ KÈO MÁI NGÓI
11
HÌNH NGÔI ĐÌNH Ở SÂN SAU
12

×