Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Khóa luận Nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.71 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


CAO THÚY HẰNG

NỖI BUỒN ĐAU
TRONG THƠ LÀNG QUÊ VIỆT NAM
CỦA NGUYỄN KHUYẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


CAO THÚY HẰNG

NỖI BUỒN ĐAU
TRONG THƠ LÀNG QUÊ VIỆT NAM
CỦA NGUYỄN KHUYẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:


TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Tính – người đã trực tiếp
hướng dẫn em trong thời gian thực hiện khoá luận.
Qua khoá luận này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy
cô; cảm ơn thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều
kiện tốt nhất để em hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Cao Thúy Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Đề tài nghiên cứu này không trùng với đề tài nghiên cứu của tác giả nào
khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Cao Thúy Hằng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Bố cục khoá luận ........................................................................................... 5
B. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................... 6
Chương 1. NGUYỄN KHUYẾN VÀ SỰ GẮN BÓ VỚI LÀNG QUÊ ........... 6
1.1.Bối cảnh thời đại ......................................................................................... 6
1.2.Tiểu sử và con người................................................................................... 8
1.3 Sự gắn bó với làng quê của Nguyễn Khuyến............................................ 10
Chương 2: THƠ LÀNG QUÊ CỦA NGUYỄN KHUYẾN – ÁM ẢNH ĐAU
BUỒN, THÊ LƯƠNG .................................................................................... 16
2.1. Đau buồn thê lương qua cảnh sắc làng quê.............................................. 16
2.1.1. Cảnh ngột ngạt, hư ảo ........................................................................... 16
2.1.2. Cảnh xác xơ, hiểm hoạ vì lũ lụt hạn hán .............................................. 22
2.2. Đau buồn, thê lương qua cuộc sống làng quê .......................................... 27
2.2.1. Cuộc sống lam lũ, đói nghèo ................................................................. 27
2.2.2. Cuộc sống loạn lạc, phi đạo lí .............................................................. 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhìn chung, văn chương thời Trung đại thường mang tính quy phạm,
ước lệ. Tuy nhiên, khi xem xét một cách cụ thể ta sẽ nhận thấy mỗi một tác gia
lớn lại có một đặc trưng riêng. Nếu như Tú Xương có một giọng thơ trào phúng,
mỉa mai sâu cay thì Nguyễn Khuyến lại gây ấn tượng với giọng thơ trào lộng
nhẹ nhàng với những vần thơ về làng quê Bắc Bộ yên ả, thanh bình. Ơng vừa

coi mọi chuyện trên đời như khơng có gì đáng lưu tâm lại vừa mang trong mình
nỗi ưu sầu thế kỉ.
Có thể nói, Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ viết thành công
nhất về quê hương, làng cảnh Việt Nam. Ông từng được Xuân Diệu mệnh danh
là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”. Đa số các tác giả nghiên cứu
về Nguyễn Khuyến đều khẳng định thơ viết về làng quê của Nguyễn Khuyến
là những bức tranh nên thơ, thanh bình khắc hoạ một cách tinh tế cảnh thiên
nhiên thôn dã, con người hồn hậu; ẩn sâu trong cảnh vật thanh bình ấy là nỗi u
hồi thầm kín về nỗi đau nước mất nhà tan mà bản thân thì bất lực, bế tắc.
Những ý kiến này khơng sai, tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác ta có thể thấy
một sắc thái hồn tồn đối lập với sự nên thơ, thanh bình ấy. Một số tác giả đã
bàn về vấn đề này, song vẫn hướng đến khẳng định cái hay trong thơ viết về
quê hương, làng cảnh Việt Nam của Tam nguyên Yên Đổ là cảnh đẹp của làng
quê Bắc Bộ và sâu xa hơn ẩn chứa trong đó là nỗi đau đớn trước thời cuộc một
cách kín đáo của tác giả.
Khố luận này xin tiếp cận tác phẩm của ơng từ một góc nhìn mới: nỗi
buồn đau trong thơ làng cảnh của Nguyễn Khuyến với những ám ảnh đau buồn,
thê lương.

1


Tìm hiểu đề tài này, người viết muốn có thêm vốn kiến thức văn học
phong phú, sâu sắc hơn để phục vụ cho công việc giảng dạy sau này, đồng thời
bước đầu tập dượt những phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
Mặt khác, trong chương trình văn học ở THCS và THPT, Nguyễn
Khuyến được chọn giảng với tư cách là một tác gia văn học với những tác phẩm
tiêu biểu đại diện cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ: “Thu điếu”, “Thu
ẩm”, “Thu vịnh”, “Bạn đến chơi nhà”, “Khóc Dương Khuê”... Như vậy, qua
việc biên soạn chương trình chúng ta phần nào thấy được vị trí, vai trị của thơ

Nguyễn Khuyến. Vì thế, tìm hiểu đề tài này, tơi nghĩ là một việc làm có ý nghĩa
lớn đối với việc giảng dạy tác gia Nguyễn Khuyến trong nhà trường một cách
có định hướng.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khuyến là một tác gia lớn, bởi vậy, từ xưa đến nay có rất nhiều
đề tài nghiên cứu xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông. Bàn về những
sáng tác của cụ Tam, cả phần chữ Hán và chữ Nơm đã có nhiều nhà nghiên cứu
và sinh viên Ngữ văn tìm hiểu.
Cụ thể, khi lựa chọn đề tài này bản thân người viết đã tham khảo tài liệu
tổng hợp nhiều ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến các
cơng trình nghiên cứu, các bài viết sau có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà
khố luận đề cập:
1 Nguyễn Huệ Chi (1992), “Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ”, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
2 Bùi Văn Cường sưu tầm, biên soạn(1984), “Nguyễn Khuyến và giai thoại”,
Nxb. Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, Hà Nam Ninh.
3 Xuân Diệu (1979), “Thơ văn Nguyễn Khuyến”, in lần thứ hai có sửa chữa,
Nxb. Văn học, Hà Nội.

2


4 Nguyễn Văn Huyền (2002), “Nguyễn Khuyến tác phẩm”, Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
5 Ngơ Ngọc Ngũ Long, “Ba bài thơ thu”, trong sách “Nguyễn Khuyến – Tác
phẩm và lời bình” (Nhiều tác giả), Nxb. Văn học, Hà Nội.
6 Nhiều tác giả (2011), “Nguyễn Khuyến tác phẩm và lời bình”, Nxb.Văn học,
Hà Nội.
7 Nhóm trí thức trẻ tuyển chọn và giới thiệu (2012), “Nguyễn Khuyến Thơ và
đời”, Nxb. Văn học, Hà Nội.

8 Vũ Tiến Quỳnh (1991), “Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình
luận văn học của các nhà văn” – nghiên cứu Việt Nam – Thế giới, Nxb. Tổng
hợp Khánh Hoà.
9 Trần Quốc Vượng (1992), “Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hoá xã hội
Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX”, trong sách “Thi hào Nguyễn
Khuyến đời và thơ”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
10 Nguyễn Thị Tính (2017), “Bàn thêm về ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến”,
“Tạp chí nghiên cứu lí luận, phê bình và lịch sử văn học”, Nxb. Tồ soạn
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Hà Nội.
11 Hoàng Thị Thuý Linh, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
Khoá luận: Nghệ thuật thể hiện phong cảnh làng q trong thơ Nơm Nguyễn
Khuyến.
Có thể thấy, tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật trong thơ làng cảnh Việt
Nam của Nguyễn Khuyến không phải là một vấn đề hồn tồn mới mẻ. Tuy
nhiên, nhìn một cách khái quát thì người viết nhận thấy các cơng trình nghiên
cứu, các bài viết trên chủ yếu đề cập đến cảnh đẹp thanh bình của làng quê Bắc
Bộ và ẩn chứa trong đó là nỗi đau thời thế kín đáo của tác giả. Trong cuốn Thơ
văn Nguyễn Khuyến tác giả Hoàng Hữu Yên nhận định: “Đọc thơ văn Nguyễn
Khuyến ta thấy toát lên một nỗi niềm tâm sự thấm thía u nước thương nịi vơ

3


hạn nhưng ln tự cảm thấy bất lực khơng có cách nào để cứu vãn nạn nước.
Nỗi niềm tâm sự ấy gửi vào tứ thơ chi phối cả cuộc sống hàng ngày của nhà
thơ”. [1,14]. Khoá luận này xin bổ sung, nhấn mạnh theo hướng tiếp cận mới:
nỗi buồn đau trong thơ làng cảnh của Nguyễn Khuyến với những ám ảnh đau
buồn, thê lương. Trong cơng trình nghiên cứu “Văn học trung đại Việt Nam
dưới góc nhìn văn hố” Trần Nho Thìn đã chỉ ra: “Thiên nhiên làng q khơng
cịn là không gian thanh tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chốn thị thành bon chen

danh lợi như không gian thơ nhà nho truyền thống nữa...” [2, 568].
Trên cơ sở kế thừa ý kiến của những người đi trước, người viết cố gắng khảo
sát tác phẩm của Nguyễn Khuyến trên cả hai phương diện chữ Hán và chữ Nôm
theo lối cảm nhận mới hi vọng có thể đem lại góc nhìn mới cho độc giả.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu khố luận này, người viết nhằm vào hai mục đích chính sau đây:
1-Tìm hiểu nỗi đau buồn thê lương qua cảnh sắc làng quê
2-Tìm hiểu nỗi đau buồn, thê lương qua cuộc sống làng quê
3-Góp phần nghiên cứu, giảng dạy Nguyễn Khuyến được tốt hơn
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định khố luận tập trung vào tìm hiểu theo lối cảm

nhận mới về nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến
xét trên cả hai bộ phận chữ Hán và chữ Nôm.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Những bài thơ về cảnh sắc và cuộc sống nơng thơn
của Nguyễn Khuyến.
- Phạm vi tư liệu: Khố luận được triển khai dựa trên nguồn tư liệu đã
được công bố như: “Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ” (Nguyễn Huệ

4


Chi) “Nguyễn Khuyến và giai thoại” (Bùi Văn Cường sưu tầm, biên

soạn); “Nguyễn Khuyến tác phẩm” (Nguyễn Văn Huyền)...
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp so sánh
Trong q trình triển khai khố luận, người viết khơng tuyệt đối hố
phương pháp nào, lúc cần thiết có thể sử dụng tổng hợp cả ba phương pháp
trên.
6. Bố cục khoá luận
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương 1: Nguyễn Khuyến và sự gắn bó với làng quê
Chương 2: Thơ làng quê của Nguyễn Khuyến – ám ảnh đau buồn, thê lương
C. Phần kết luận

5


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NGUYỄN KHUYẾN VÀ SỰ GẮN BÓ VỚI LÀNG QUÊ
1.1.

Bối cảnh thời đại

Tam nguyên Yên Đổ là một trong những nhà Nho lớn, đại quan cuối cùng
của triều Tự Đức. Đó cũng là lúc Nho giáo ở Việt Nam đã tàn lụi. Nguyễn
Khuyến sống trọn đời trong hoàn cảnh tăm tối khổ đau nhất của lịch sử. Ông là
một trong những đại diện tiêu biểu cuối cùng của văn học Việt Nam, tận mắt

trông thấy bi kịch lịch sử của triều đình nhà Nguyễn và sự phát triển hết sức
mạnh mẽ của các phong trào yêu nước chống lại gót giầy ngoại xâm. Chính vì
thế, ơng cũng là người nhận thấy một cách đau xót nhất sự tàn lụi của hệ tư
tưởng Nho giáo lỗi thời cũng như sự bất lực đến hài hước của một loại hình trí
thức đại diện cho hệ tư tưởng lỗi thời ấy trước thực tế lịch sử. Nguyễn Khuyến
ra làm quan giữa thời loạn lạc, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hồn tồn chính
vì vậy bao ước mơ khát vọng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân ông khơng
thể thực hiện được.
Trong khi Nguyễn Khuyến cịn đang dùi mài kinh sử thì năm 1858 quân
Pháp đã nổ phát súng xâm lược đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), tiếp
theo chúng quay sang đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862) rồi chiếm
nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867). Sau đó, chúng đánh ra miền Bắc và lần
lượt đánh ở Hà Nội (1882), đánh kinh thành Huế (1885).
Đứng trước thực tế lịch sử đó, triều đình nhà Nguyễn đứng đầu là Tự Đức
đã khơng lãnh đạo nhân dân đứng lên chống xâm lược bảo vệ chủ quyền dân
tộc mà thay vào đó là sự bất lực của vua tôi nhà Nguyễn. Chúng lần lượt đầu
hàng giặc, lần lượt kí các hiệp ước trao đổi đất đai về tay giặc Pháp. Năm 1862
kí hiệp ước nhường ba tỉnh miền Đơng Nam Kỳ, năm 1867 kí hiệp ước nhường
ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, đến 1883 hiệp ước Hasmard được kí kết và đến năm

6


1884 kí hiệp ước Panternot nhường cả nước cho giặc. Sau ba mươi năm lấn
chiếm của thực dân Pháp, Việt Nam đã hoàn toàn rơi vào tay giặc. Trong hoàn
cảnh lịch sử ấy, Nguyễn Khuyến đã bước vào con đường hoạn lộ, con đường
duy nhất đối với một trí thức phong kiến muốn lập thân, muốn đem sở học ra
phò đời giúp nước.
Triều đình Huế để mất nước, can tâm làm tay sai cho giặc nhưng nhân
dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm rất oanh

liệt thì khơng bao giờ chịu khuất phục. Họ quyết vùng lên đấu tranh để giành
lại chủ quyền cho đất nước. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, đứng về
phía nhân dân lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến kiến quốc. Nhiều sĩ phu
u nước có đủ dũng khí lãnh đạo cách mạng đã tổ chức nhân dân kháng chiến
như Trương Định, Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, Tơn Thất Thuyết,
Nguyễn Xn Ơn... Một số trí thức khác tuy không trực tiếp cầm súng tham gia
các phong trào kháng chiến nhưng họ cũng kiên quyết không hợp tác với giặc.
Trước cảnh nước mất nhà tan họ cảm thấy xót xa tủi nhục, băn khoăn trăn trở
vì vận nước lâm nguy. Họ muốn cứu dân cứu nước nhưng lại chưa đủ dũng khí
nên một bộ phận đã phải tìm về lánh ẩn, giữ trọn khí tiết nơi thơn dã thiên nhiên.
Nguyễn Khuyến chính là tiêu biểu cho số trí thức này. Ơng chưa đủ dũng khí
hồ vào cuộc chiến đấu nhưng ông cũng không can tâm chứng kiến sự thối nát
của triều đình nên đã chọn cho mình một con đường là cáo quan về ở ẩn. Đây
có thể là một hạn chế của Nguyễn Khuyến nhưng hạn chế này cũng dễ hiểu.
Bởi Nguyễn Khuyến là một nhà nho, dưới thời phong kiến nhà Nguyễn đã từng
ba lần đậu đầu, từng được Tự Đức ban cho cờ biển như thế có nghĩa ơng là một
nhà nho chính thống. Dưới thời nhà Nguyễn thì Nho giáo độc tơn, các vua nhà
Nguyễn ln có ý thức dùng Nho giáo làm vũ khí tinh thần để củng cố triều đại
của mình. Suốt gần 30 năm lặn lội nơi cửa Khổng sân Trình, tư tưởng Nho giáo
ảnh hưởng trong ơng rất sâu nặng. Vì vậy, với Nguyễn Khuyến chắc chắn không

7


có một quan niệm nào khác là trung quân, thờ vua giúp nước. Có lý tưởng
nhưng vì lịch sử, khơng đủ dũng khí mà ơng đã phải chọn cách lui về ở ẩn nơi
q nhà. Và cũng chính trong hồn cảnh lịch sử ấy, Nguyễn Khuyến đã thể hiện
tài năng của mình và thành cơng trên cả hai phương diện: tài học và tài văn thơ,
cả hai đều xuất sắc, cả hai tài năng đều để lại cho đời những giá trị to lớn. Vì
thế từ trước đến nay cho đến cả mai sau, Nguyễn Khuyến luôn được coi là một

trong những tác gia lớn của nền văn học dân tộc.
Có thể thấy, Nguyễn Khuyến sống và chứng kiến bi kịch nước mất nhà
tan, xã hội đầy rẫy những điều bất đạo, ơng đã phản ánh nó rất chân thực trong
tác phẩm của mình. Bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng không nhỏ đến các sáng tác
của ông.
1.2.

Tiểu sử và con người

Từ một thế kỉ nay, đa số các tài liệu đều ghi chép tên nhà thơ là Nguyễn
Khuyến. Nhưng nhân dân thường gọi theo cách tôn trọng, kiêng huý là Tam
nguyên Yên Đổ hoặc Hoàng Và, do ghép học vị Tam nguyên – Hoàng giáp,
với tên làng xã quê hương ông, làng Và (tên chữ là Vị Hạ), xã Yên Đổ, huyện
Bình Lục (nay thuộc xã Trung Lương, huyên Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ninh).
Nguyễn Khuyến sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Hoàng
Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhưng ông chủ yếu lớn lên tại quê cha làng
Yên Đổ - Bình Lục – Hà Nam.
Nhà thơ nguyên có tên là Thắng, hiệu Quế Sơn (một ngọn núi cao đẹp trong
huyện), khi thi cử thành đạt mới đổi tên thành Nguyễn Khuyến, tự Miễn Chi
(nghĩa là Gắng lên, do chữ Khuyến mà ra).
Nguyễn Khuyến sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống
học hành. Bên nội quê gốc ở Can Lộc – Hà Tĩnh, di cư ra Yên Đổ cho đến đời
nhà thơ đã được năm trăm năm. Ông nội là Nguyễn Tơng Tích đỗ nho sinh,
cha là Nguyễn Liễn đỗ liền ba khoá tú tài, chuyên nghề dạy học. Mẹ là Trần

8


Thị Thoan (1799-1874) – con ông Trần Công Trạc đã đỗ sinh đồ thời Lê Mạt.
Trong cuốn Nguyễn Khuyến tác phẩm (Nguyễn Văn Huyền xuất bản năm

2002), theo lời nhà thơ kể lại trong Gia phả thì: mẹ ơng là một bậc nữ lưu mẫu
mực trong xã hội cũ “tính tình đoan trang, trầm tĩnh, thuận hồ” lại rất mực
thương người, mọi việc nữ công gia chánh đều thông thạo. Cả một đời bà chịu
thương chịu khó, phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm chỉ làm lụng, có lúc phải
bán cả tư trang, may thuê vá mướn kiếm sống để khuyến khích ni chồng con
ăn học.
Thửa hưởng truyền thống của gia đình, từ bé Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng
là người ham học hỏi, thông minh tài giỏi hơn người.
Năm 17 tuổi, ông đi thi Hương với cha nhưng không đỗ, ba khoa thi Hương
tiếp theo 1855, 1858, 1861 ông cũng đều thi trượt. Đã có thời gian anh khố
Thắng nản đường thi cử định chuyển nghề dạy học để trang trải cuộc sống, đỡ
đần vợ chăm lo gia đình. Nhưng may mắn, ông đã được một người bạn tên là
Vũ Văn Báo nhận chu cấp lương ăn và khuyên đến học với cha của mình là
Tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ - huyện Nam Xang (Lý Nhân – Hà Nam ngày
nay). Bà mẹ ông cũng ân cần, nghiêm khắc khuyên con chớ thoái lui. Do vậy,
khoa thi năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu kì thi Hương. Sau đó ông vào thi
Hội các khoa thi năm 1865, 1868 nhưng không đỗ. Cho đến năm 1871 mới liên
tiếp đỗ đầu thi Hội, thi Đình khi đó ơng 37 tuổi. Như vậy, cả ba kì thi ơng đều
đỗ đầu nên được cờ biển vua ban và tên Tam nguyên Yên Đổ xuất hiện từ đó.
Triều đại nhà Nguyễn cho đến thời Nguyễn Khuyến chỉ có hai người đỗ tam
ngun thì Nguyễn Khuyến là một, cịn người thứ hai là Trần Bích San (Vị
Xun – Nam Định). Do vậy, thành tích đó đối với Nguyễn Khuyến là sự cố
gắng phi thường.
Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến được bổ nhiệm làm quan ở nội các Huế,
năm sau đổi ra làm đốc học Thanh Hoá, rồi Án sát Nghệ An nhưng được mấy

9


tháng thì mẹ ơng qua đời, ơng xin về q chịu tang mẹ ba năm. Mãn tang ông

vào kinh tiếp tục làm quan và giữ nhiều các chức vụ khác nhau: Biện lí bộ Hộ,
Bố chánh Quảng Ngãi, Trực học sĩ, Phó sư...Cuối năm 1883 ơng được giữ chức
quyền tổng đốc Sơn Tây – Hưng Yên – Tuyên Quang nhưng chính lúc này ơng
viện cớ đau mắt nặng cáo quan về làng, khi ấy ông mới 50 tuổi (1884).
Quyết định cáo quan về làng là quyết định có ý nghĩa quan trọng tạo ra bước
ngoặt lớn trong cuộc đời ông. Hành động ấy thể hiện tinh thần yêu nước, bộc
lộ nhân phẩm đáng trân trọng của Nguyễn Khuyến. Khi ông kiên quyết khơng
màng đến danh lợi mà lúc đó thực chất là làm tay sai cho giặc. Đây cũng chính
là khoảng thời gian giúp ơng có điều kiện hồ mình với cuộc sống cơ khổ và
thân phận mất nước của bà con làng xóm quê hương.
Ngày 5 tháng 02 năm 1909 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Kỉ Dậu) Nguyễn
Khuyến đã trút hơi thở cuối cùng, thọ 75 tuổi.
Như vậy, Nguyễn Khuyến đã làm quan trong khoảng 13 năm (trong đó có
ba năm về chịu tang mẹ), cịn phần lớn cuộc đời ơng gắn bó với làng q chiêm
trũng Bình Lục. Do đó, Nguyễn Khuyến rất am hiểu cuộc sống nơng thơn, ơng
gắn bó với người nơng dân, với q hương như máu thịt. Đó chính là ngun
nhân quan trọng đưa nhà thơ đến thành công đặc biệt khi viết về nơng thơn.
1.3 Sự gắn bó với làng q của Nguyễn Khuyến
Mùa thu năm 1884, Nguyễn Khuyến trở về vườn Bùi để tìm kiếm sự bình
yên trong tâm hồn, để tạm quên đi những điều day dứt trong lòng. Năm 1852,
ông lấy vợ và đi thi Hương lần đầu tiên cùng với cha nhưng không đỗ. Năm kế
tiếp, trong địa phương bỗng xuất hiện dịch thương hàn, anh khoá Thắng mắc
bệnh suýt chết. Cha và em ruột cùng nhiều họ hàng thân thuộc cũng qua đời
trong cơn đại dịch kinh hồng ấy. Gia đình anh khố Thắng càng lâm vào cảnh
xác xơ, tiêu điều đói rét. Từ năm 1854, anh phải tiếp tục theo nghề cha đi dạy
học ở nhiều nơi để trang trải học phí và cuộc sống, lần lượt ở Lạng Phong

10



(huyện Nho Quan), Kỷ Cầu (huyện Thanh Liêm)..., vừa lần lượt học các ông
Giáo thụ Nho quan là Phạm Mỹ, Đốc học cử nhân Trần Duy Vỹ ở xã Vũ Bản,
được Vũ Văn Báo giúp đỡ cho chỗ ăn ở và khuyên đến học với cha mình là
Tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ huyện Nam Xang. Mãi đến năm 1871, ông
liên tiếp đỗ đầu thi Hội, thi Đình. Như vậy, trước khi đỗ đạt làm quan năm 1871
Nguyễn Khuyến đã có 17 năm gắn bó với quê nhà và gần 20 năm lênh đênh
đây đó vừa dạy học kiếm sống vừa tìm thầy học cho mình.
Sau 13 năm làm quan (trừ ba năm về quê chịu tang mẹ), mùa thu năm
1884, ông trở về quê Yên Đổ khi mới 50 tuổi và gắn bó với nơi “chơn nhau cắt
rốn” của mình cho đến khi trút hơi thở cuối cùng là lúc 75 tuổi.
Như vậy, trừ thời gian làm quan và lên Hà Nội dạy học, ông đã sống ở
q nhà hơn 40 năm. Do đó, ơng am hiểu từ bụi tre, bờ ao, ruộng đồng, vườn
tược, đến làng xóm, dân tình, phong tục. Tuy Nguyễn Khuyến khơng trực tiếp
làm ruộng, trong cuốn “Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình
luận văn học của các nhà văn – nghiên cứu Việt Nam – thế giới” tác giả Chu
Văn có viết “Người ta thì cày cuốc, cưa đục, đan lát, be tát, chài lưới. Tối tối,
nhà đó có đồng tiền bát gạo. Ơng già Tam dài lưng tốn vải, chẳng biết cấy cày,
nề mộc gì, có mỗi một cây bút vốn liếng, và ít chữ để bụng.” [3,15-16] nhưng
nhờ gắn bó với người dân thơn q nên ông hiểu rất rõ về cuộc sống của họ.
Bởi vậy ơng mới có những vần thơ rất Việt Nam:
“Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.”
Nhắc đến Nguyễn Khuyến là ta nhớ ngay đến những vẫn thơ thu đặc sắc.
Nguyễn Khuyến trở thành thi sĩ của mùa thu với ba bài thơ bất hủ: Thu điếu,
Thu ẩm,Thu vịnh. Tuy rằng trước kia cũng có những bài thơ tả cảnh thu nhưng
có vẻ như thi liệu trong đó cịn được vay mượn nhiều từ Trung Hoa và đầy
khuôn sáo:

11



“Lác đác ngô đồng mấy lá bay,
Tin thu heo hắt lọt hơi may.”
(Hồng Đức quốc âm thi tập)
So với thơ của Nguyễn Khuyến, có phần chưa đặc sắc bằng:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.”
(Thu điếu)
Ngay cả khi tả một ngôi chùa cũ kĩ cùng với một nhà sư đơn độc, ông
cũng sử dụng những hình ảnh thật đẹp:
“Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá,
Sư cụ nằm chung với khói mây.”
(Nhớ núi Đọi - II)
Nhưng đây là hình ảnh “sương khói” rất hiếm khi ta bắt gặp trong thơ
Nguyễn Khuyến, đa số là những hình ảnh quen thuộc, chất phác, gắn liền với
chân quê như: con trâu, con gà, ngõ trúc, đường làng, khúc sông, bãi chợ, vườn
cà, cây cải, ao cá, bờ tre:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”
(Thu điếu)
Tuy nhiên, điều khiến cho Nguyễn Khuyến thực sự trở thành nhà thơ của
làng quê Việt Nam không chỉ dừng lại ở những vần thơ tả cảnh mà cịn là tình
cảm chân thành của ơng đối với những người nơng dân lầm than cơ cực. Ơng
thực sự thông cảm với đời sống cực nhọc của nhân dân phải “một nắng hai
sương” lại thêm cảnh thiên tai hoành hành khiến đê vỡ lụt lội, nghèo túng làm
ăn thất bát, nợ nần “lãi mẹ đẻ lãi con”. Có thể nói rằng: với Nguyễn Khuyến

12



thơ văn Việt Nam “lội xuống ruộng đồng” và cảm thơng sâu sắc với dân q,
để nghe:
“Ình ịch đêm qua trống các làng,
Ai ai mà chẳng rước xuân sang!”
(Khai bút)
Ông đã thực sự hồ mình với cảnh khổ của dân, Nguyễn Khuyến thấu
hiểu mọi thuận lợi, khó khăn của nhà nơng. Ơng lo lắng với mọi thiên tai có thể
xảy ra. Được mùa nhà thơ vui cùng nhân dân niềm vui ấy chẳng được là bao
thì lại đau lịng khi “mắc ngay nạn chuột”. Nhà nông quanh năm lo lắng, vất
vả chẳng lúc nào được yên mà cuộc sống vẫn vất vả “đầu tắt mặt tối”, nợ nần
chồng chất:
“Lãi mẹ, lãi con, sinh đẻ mãi,
Chục năm, chục bẩy, tính nhiều sao?”
(Than nợ)
Chứng kiến cảnh lam lũ, nhọc nhằn, tất bật của việc đồng áng nên nhà
thơ mới thấu hiểu cuộc sống cực nhọc mà nhà nông phải gánh chịu. Nguyễn
Khuyến cùng “đồng cam cộng khổ” gắn bó với nghề nơng. Dù gia đình ơng có
truyền thống khoa bảng nhưng ơng cũng không quên dặn các con mỗi khi xuân
về:
“Nhi tào hoặc khả thừu ngô chi,
Bút nghiễm vô hoang đạo, thúc, sơ.”
(Ngày xuân dạy con học)
“Các con nối chí cha nên biết:
Nghiên bút đừng quên, lúa, đậu, cà.”
(Vũ Mộng Hùng dịch)

13



Chính việc trở về quê nhà đã giúp cho Nguyễn Khuyến khơng hồn tồn
phụ thuộc vào tư tưởng trung qn lỗi thời, xa dần những ảnh hưởng của tư
tưởng Nho giáo, những tầm chương trích cú, những ước lệ tượng trưng sáo
rỗng. Mặt khác, ông kế thừa và cách tân văn chương truyền thống để có những
tác phẩm văn chương đích thực diễn tả cuộc sống khó nhọc của người dân. Ở
đó, ơng xây dựng được những hình ảnh cụ thể, miêu tả một hiện thực phong
phú sinh động mà khơng kém phần ý vị. Để làm được điều đó Nguyễn Khuyến
đã phải hồ mình vào cuộc sống của nhân dân mong muốn vơi đi trong lịng
mình sự áy náy day dứt, đau khổ về mặc cảm của bản thân. Ông tìm thấy nơi
thiên nhiên sự thanh thản trong tâm hồn, niềm lạc quan u đời khi hồ mình
vào cuộc sống vất vả của người nơng dân, sống cùng tình cảm thân mật của
xóm làng.
Nguyễn Khuyến sống gần gũi với người nông dân, trong cuốn Nguyễn
Khuyến và giai thoại, Chu Văn có viết: “Nếu gặp một vài ơng có tuổi, Cụ dừng
lại hỏi về cánh lúa sào mạ, ruộng khoai nào tốt xấu, trong nhà thì con gà con
lợn, có hay ăn chóng lớn khơng? Gặp một đám đang chí chát đục tre, xẻ gỗ làm
ngôi nhà mới, thợ thuyền râm ran, Cụ rẽ lối lần vào, cùng ngồi trên manh chiếu
chủ nhà trải vội nơi vỉa hè, uống bát nước chè tươi. Cụ mời trầu các bác phó
cả, phó hai, các chú thợ bạn, xuề xoà, thân thuộc.” [4,16].
Từ đây ta có thể thấy, Nguyễn Khuyến có một tâm hồn thật bình dân. Và
văn học sử cho ta thấy: chưa từng có một vị quan lớn tổng đốc nào lại đi làm
câu đối, câu phúng điếu cho người láng giềng, bà thông gia, anh thợ rèn, chị
thợ nhuộm, chị hàng thịt... Những câu đối thật đẹp, thật hay và cũng chứa đầy
tình cảm đơi khi có chút hài hước bên trong, như câu đối cho chị vợ anh hàng
thịt để treo trong nhà:
“Tứ thời bát tiết canh chung thuỷ
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang”

14



(Bốn mùa, tám tiết bền chung thuỷ
Dặm liễu, gò bồ, muốn điểm trang)
Hai vế của câu đối rất chỉnh, nó nói lên sự thơng cảm với nỗi lịng người
gố phụ, nhưng cũng có những hình ảnh phù hợp với nghề nghiệp của cặp vợ
chồng: “bát tiết canh, đôi bồ dục”. Tác giả rất hóm hỉnh và cũng rất sâu sắc.
Từ xưa tới nay có rất nhiều thi sĩ viết về cảnh làng q Việt Nam nhưng
ít nhiều cảnh trong đó còn xa lạ, thi tứ vẫn vay mượn từ thơ Đường. Sau này
có những thi sĩ như Đồn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Anh Thơ đã
miêu tả nhiều nét đẹp của làng q và tâm tình người nơng thơn nhưng có lẽ
mộc mạc và chân thực hơn cả ta vẫn nên tìm đến với những vần thơ của cụ
Tam.
Chúng ta cảm thông với những day dứt, băn khoăn, với nước mắt và nụ
cười của nhà thơ. Nguyễn Khuyến gắn bó với cuộc sống nơi thơn dã, bởi vậy,
ơng đã sử dụng những thi liệu dân tộc để miêu tả phong cảnh nông thôn, khắc
hoạ một cách chân thực cuộc sống cực khổ nhưng vẫn nên thơ của những người
dân lành, ơng “thi vị hố” tình bạn, cười cái đáng cười và khóc điều đáng khóc
trong xã hội và nhất là đã yêu mến quê hương với một tấm lịng chân thành.
Như vậy, từ đây ta có thể khẳng định thêm một lần nữa Nguyễn Khuyến thực
sự là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”.

15


Chương 2: THƠ LÀNG QUÊ CỦA NGUYỄN KHUYẾN – ÁM ẢNH
ĐAU BUỒN, THÊ LƯƠNG
2.1. Đau buồn thê lương qua cảnh sắc làng quê
2.1.1. Cảnh ngột ngạt, hư ảo
Khi làm khoá luận này chúng tôi khảo sát số lượng bài thơ viết về cảnh

làng quê ám ảnh đau buồn, thê lương của Nguyễn Khuyến trên cả hai phương
diện chữ Hán và chữ Nơm theo từng tiêu chí cụ thể, và ở mục này chúng tôi
khảo sát được số liệu như sau:
Tiêu chí
Cảnh ngột ngạt, hư ảo của chốn làng
quê tự bao đời

Số lượng

Tổng số

05

353

Phần
trăm (%)
1,4

Bảng 2.1
Được mệnh danh là thi sĩ của làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Khuyến đã
làm nhiều bài thơ về ngày xuân và mùa hạ, nhưng điều thực sự làm nên tên tuổi
của Yên Đổ tiên sinh ta phải kể tới chùm ba bài thơ thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu
vịnh. Bên cạnh những chiếc lá ngô đồng, tiếng chày đập vải công thức xa lạ
trong thơ thu chữ Hán của ông, ba bài thơ Nôm hiện ra như một tuyệt phẩm.
Phần lớn các tác giả đều cho rằng ba bài thơ thu khắc hoạ một cách sinh động,
chân thực cảnh thu của đồng bằng Bắc Bộ; Nguyễn Khuyến làm thơ không đơn
giản chỉ là thơ tả cảnh mà tác giả đã âm thầm gửi gắm vào đó nỗi đau thời thế
kín đáo trước thực tế lịch sử. Những nhận định này đã tồn tại nhiều năm qua
nhiều thế hệ và nhận được sự đồng tình của độc giả. Mỗi bài thơ thu hiện lên

như một bức tranh tuyệt đẹp được chạm khắc bằng ngôn từ diễn tả đúng tình
đúng cảnh của ngày thu đồng bằng Bắc Bộ với những nét đặc trưng: trời xanh,
nước trong, lá vàng, ngõ vắng… Đọc ba bài thơ ta cảm nhận được trong đó

16


khơng khí êm dịu, n ả, thanh bình tự bao đời. Tuy nhiên, văn chương khơng
có tính chính xác tuyệt đối. Nếu ta tiếp cận ba tuyệt phẩm ngôn từ này ở một
góc độ khác, ta sẽ thấy thấp thống đâu đó là cảnh ngột ngạt, hư ảo của chốn
làng quê.
Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là sự kết tụ của cảnh vật ngột ngạt,
hư ảo. Trong quan niệm của hầu hết các tác giả trung đại đều đặt con người
giữa trời đất vũ trụ, coi trọng không gian bao la lớn rộng để thể hiện khí phách
anh hùng:
“Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu,”
(Thuật Hồi – Phạm Ngũ Lão)
Ở đây, Nguyễn Khuyến khơng đi theo lối mịn của thứ văn chương bác
học, ông mở đầu bài Thu điếu bằng hình ảnh chiếc ao bé nhỏ:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”
Dường như có cái gì đó vừa mơ hồ, vừa quạnh quẽ tịnh liêu trong không gian
tĩnh lặng này. Cái ao làng, ao trong vườn thường là “ao tù nước đọng” nhỏ hẹp
bị giới hạn bốn phía đã vậy lại bị co lại bởi tiết trời se lạnh của trời thu khiến
nó đã nhỏ lại càng nhỏ hẹp hơn. Thêm nữa, tính từ “trong veo” vừa diễn tả độ
trong của nước vừa gợi ra cảm giác có thể nhìn rõ cả đáy ao. Vậy là, từ “trong
veo” đã gợi ra cả giới hạn chiều rộng cũng như chiều sâu của cái ao nhỏ hẹp.
Độ hẹp của ao vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà như càng nhỏ hơn bởi sự xuất
hiện của vần “eo” – bất kể từ nào khi phát âm có vần này miệng đều bị co tròn
lại. Ở câu thơ đầu ta đã thấy vần “eo” trong hai từ: “lạnh lẽo”, “trong veo”.
Từ “eo” còn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: “veo, teo, vèo, teo, bèo”

tạo cho người đọc cảm giác ngột ngạt, vây hãm. Như vậy, trạng thái nhỏ hẹp
đã được thể hiện ba lần ở câu thơ đầu, sau mỗi từ ngữ độ hẹp của không gian
càng thu nhỏ thêm lại. Cái ao vốn dĩ đã nhỏ nay còn như cố gắng co đến mức

17


khơng thể nhỏ hơn được nữa. Tính chất nhỏ bé cịn bao trùm lên tồn bộ bài
thơ do tác giả sử dụng vần “eo” là vần chủ đạo cho cả bài thơ.
Làn nước trong xanh và lạnh lẽo, lạnh vì tiết thu đang độ cuối mùa.
Nhưng cái lạnh ở đây cịn gợi một cảm giác cơ quạnh lạ lùng và trên cái màu
xanh đó, một vệt xám rất nhỏ, một chiếc thuyền con xuất hiện:
“Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Câu thơ chỉ nói cảnh, chưa nói đến người, nhưng chính là nhà thơ đang thu
mình lại càng bé nhỏ hơn trong chiếc thuyền câu bé tẻo teo ấy. Cảnh và người
dường như đã hoà cùng thành một khối bất động, một nỗi im lặng mênh mông
đang trải dài ra mãi. Hơn nữa, tác giả đã sử dụng từ chỉ số ít “một” kết hợp với
từ láy “tẻo teo” khiến con thuyền thêm phần nhỏ bé hơn – tưởng như chỉ một
chấm nhỏ xíu và khơng thể nhỏ hơn được nữa. Trạng thái tương tự cũng xuất
hiện ngay từ đầu bài Thu ẩm:
“Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.”
Cuối thế kỉ XIX, một trong những nét phổ biến của người dân đồng bằng
Bắc Bộ là căn nhà năm gian. Đặc điểm của loại nhà này là bé nhỏ và rất thấp
muốn ra vào nhiều khi phải cúi đầu. Thấp đến mức le te – nghĩa là thấp đến
mức không thể thấp hơn được nữa. Không gian nhỏ hẹp này tiếp tục được thể
hiện qua hình ảnh “ngõ”. Trên là trời xanh bát ngát, dưới là ngõ trúc trầm mặc
quạnh quẽ, hai chữ “quanh co” như một nét vẽ linh hoạt tạo nên một đường
uốn lượn chuyển động, đồng thời cũng gây một cảm giác heo hút cô đơn:
“khách vắng teo” càng tăng thêm sự tĩnh mịch tột cùng của cảnh: khơng một

bóng người, khơng một tiếng động. Cảnh vật như lặng thinh, thời gian như
ngưng đọng nhường chỗ cho một ý thu mênh mông bát ngát. Trong Thu ẩm
khơng gian ngõ chìm trong đêm tối – ngõ tối. Bóng tối bao trùm con ngõ nhỏ
khiến nó càng bị thu hẹp thêm. Ta cảm nhận được không gian nào cũng tù túng,

18


nhỏ bé. Xem xét từng hình ảnh ta nhận thấy hình ảnh nào cũng nhỏ nhoi: ao,
nhà, ngõ, chiếc lá nhỏ bé rụng rơi, con sóng, bèo, thuyền… Từ những phân tích
trên, người u thơ có thể cảm nhận được thơ thu Nguyễn Khuyến có sắc thái
ảm đạm, tù túng, ngột ngạt của cảnh nông thôn nghèo Bắc Bộ.
Bên cạnh cảnh ngột ngạt, tối tăm còn là trạng thái hư ảo, tàn tạ. Cái hư
ảo tàn tạ trước hết được thể hiện ở thời gian của ba bài thơ thu. Mùa thu vốn dĩ
đã gợi cảm xúc buồn, lắng đọng; trong bài thơ này tác giả lại miêu tả tiết trời
thu vào khoảng thời gian chiều tối khiến tâm trạng con ngừoi càng them trùng
xuống. Con người thời Trung đại có tư duy âm dương rõ rệt. Mùa thu, chiều tối
thuộc thời gian âm (dương là mùa xuân, mùa hạ; buổi sáng, buổi trưa…).
Nguyễn Khuyến đặt thời gian âm của ngày vào thời gian âm của mùa. Chiều
thu trong Thu vịnh, rồi lại chiều và đêm lần lượt xuất hiện trong Thu ẩm, Thu
điếu. Chỉ khác là lúc có trăng:
“Song thưa để mặc ánh trăng vào
Làn ao long lánh bóng trăng loe”
Lúc lại chỉ màu tối đen dày đặc trùm lấp, vây bủa đường thơn:
“Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè”
Thời gian chiều tối của bất kì mùa nào cũng gợi sự tàn lụi, hắt hiu. Song
song với sự tàn lụi là trạng thái hư ảo (luôn vận động, biến đổi, thoắt chốc đã
chuyển từ dạng thức này sang dạng thức khác). Trong thời khắc tàn lụi, hư ảo
của chiều tối mùa thu ấy, các hình ảnh khác lần lượt xuất hiện trong cùng hệ
thống với nó. Đó là cần trúc trong bài Thu vịnh:

“Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”
Từ láy “lơ phơ”gợi cảm giác thưa thớt, gầy guộc thiếu sức sống. Trước làn
gió hắt hiu, cành trúc càng già yếu, xác xơ, bơ phờ. Nó gần như đã cạn kiệt
sức sống. Hình ảnh lá vàng dường như tơ đậm hơn sự tà tạ của cảnh vật:
“Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”

19


Màu vàng của lá là biểu hiện của sự héo úa, già nua, chuẩn bị lìa xa sự
sống. Với hình ảnh “cần trúc lơ phơ” và “lá vàng trước gió”, cái tàn lụi trong
thơ Nguyễn Khuyến đã được thể hiện cả ở hai góc độ: thời gian và sự vật.
Những hình ảnh đó gợi sự hư ảo – sự kết thúc của kiếp cây lá.
Trạng thái hư ảo còn được thể hiện ở nhiều hình ảnh khác. Đó là hình
ảnh sóng nước, tầng mây, ánh sáng “lập loè” của đom đóm, cái phất phơ khói
nhạt, cái “lóng lánh bóng trăng loe”. Ngay cả những khóm bèo trên ao cũng
khiến ta liên tưởng tới từ “bèo bọt”. Tất cả đều đang chuyển động nhưng rất
nhẹ, và sự thay đổi rõ nhất khiến con người “giật mình” là hình ảnh “hoa năm
ngối, ngỗng nước nào”:
“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.”
Nếu ở những câu trên, sắc thái thực - ảo cịn nghiêng về cái thực thì đến
những câu thơ này, trạng thái hư ảo chiếm vị thế chủ đạo. Câu thơ trên đã gây
cho người đọc ảo giác về thời gian còn câu thơ dưới lại là một sự thảng thốt
trước không gian mênh mông lớn rộng. Với hai câu này, bức tranh thu trở nên
hư ảo hơn bao giờ hết. Ai am hiểu thơ Nguyễn Du có thể nhận ra chữ “năm
ngối” (gắn với hoa) vốn được Thanh Hiên sáng tạo từ chữ “y cưu” (y như cũ)
trong thơ Thôi Hộ. Hàng thế kỉ trôi qua, giờ đây nó xuất hiện ở Yên Đổ, đậu
lên cái chùm hoa nơi lưng giậu của Nguyễn Khuyến, phổ vào hình ảnh thơ một
chút hồi niệm bâng khng. “Trước giậu” là xác thực về khơng gian. Cịn

“hoa năm ngối” chưa chắc đã là sự xác thực về thời gian. Dường như trên
chùm hoa kia có một thống gì đó ngưng đọng lại. Phải chăng, hoa vẫn lặng lẽ
trên đó từ năm ngối, cũng có thể hoa mới hiện về trong kí ức? Thật khó để
đốn định một cách chính xác. Chỉ có thể chắc rằng trong lịng phải mang nặng
những ưu tư thầm kín khơng dễ bày tỏ thì thi nhân mới có cái cảm nhận hư ảo

20


×