Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Khóa luận Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.06 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NHUNG

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VÀ VẤN
ĐỀ MƠI TRƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH 2013-L

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS KHUẤT QUANG PHÁT


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan : Khố luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật về hoạt động cho
vay của ngân hàng và vấn đề môi trường” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, khơng sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình !
Người cam đoan

Nguyễn Thị Nhung


Danh mục các từ viết tắt:
Agribank
BIDV
ĐMC
ĐTM


EC
EP
EVN
IFC
IISD
MT-XH
NHNN
Pan Nature
TCTD
VDP
VIETCOMBANK
VIETTINBANK
WB

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam
Đánh giá môi trường chiến lược
Đánh giá tác động mơi trường
Uỷ ban châu Âu
Ngun tắc xích đạo
Tập đồn điện lực Việt Nam
Tổ chức tài chính quốc tế
Viện phát triển bền vững quốc tế
Môi trường và xã hội
Ngân hàng nhà nước
Trung tâm con người và thiên nhiên
Tổ chức tín dụng
Ngân hàng phát triển Việt Nam

Ngân hàng ngoại thương
Ngân hàng công thương
Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Nội dung thẩm định tín dụng của ngân hàng Vietcombank
Hộp 1: Nguyên tắc xích đạo


MỤC LỤC
Phần mở đầu ............................................................................................................................. 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của các ngân hàng và mối quan
hệ giữa hoạt động cho vay và vấn đề môi trường .................................................................. 4
1.1. Thực trạng môi trường hiện nay .................................................................................. 4
1.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường ..... 6
1.2.1. Khái niệm cho vay và vai trò của hoạt động cho vay của các ngân hàng .......... 6
1.2.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường
........................................................................................................................................... 10
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng trong mối
quan hệ với vấn đề môi trường.............................................................................................. 13
2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư có rủi ro mơi
trường cao ............................................................................................................................ 13
2.1.1. Quy định về vai trị của ngân hàng trong quá trình thẩm định, phê duyệt và
thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường .............................................................. 13
2.1.2. Quy định về quy trình cho vay của ngân hàng đối với các dự án có rủi ro cao
với môi trường ................................................................................................................. 14
2.1.2.1. Quy định về điều kiện cho vay....................................................................... 15
2.1.2.2 Quy định về quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay ......... 16
2.1.2.3. Quy định về quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn

vay ................................................................................................................................. 19
2.2. Thực trạng pháp luật trong hoạt động cho vay của ngân hàng cho các dự án xanh,
thân thiện với môi trường .................................................................................................. 24
2.3. Một số kinh nghiệm của quốc tế về hoạt động cho vay của ngân hàng với vấn đề
môi trường ........................................................................................................................... 26
2.3.1. Nguyên tắc xích đạo (EP)...................................................................................... 26
2.3.2. Một số kinh nghiệm quốc tế khác ........................................................................ 29
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng
và vấn đề môi trường.............................................................................................................. 31
3.1. Xây dựng, ban hành hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt
động cho vay của các ngân hàng........................................................................................ 31
3.2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của các ngân hàng trong vấn đề bảo vệ môi trường
.............................................................................................................................................. 33
3.3. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường và vai trị của chính phủ ............................. 35
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 39


Phần mở đầu
I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nhìn lại hơn 30 năm chuyển đổi mơ hình quản lý kinh tế từ tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường, chúng ta thấy tự hào khi nền kinh tế của Việt
Nam đã vươn lên mạnh mẽ, thoát dần khỏi các nước kém phát triển và tiến lên trở
thành nước có nền cơng nghiệp phát triển. Tuy nhiên, ngồi những yếu tố tích cực
mà phát triển kinh tế đem lại, Việt Nam cũng đang phải chịu những hậu quả nặng
nề do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại. Trong đó, vấn đề ơ nhiễm mơi
trường là một vấn đề mang tính thời sự và nhức nhối hiện nay. Mỗi năm có hàng
trăm vụ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường xảy ra, mà chủ thể của các
hành vi này hâu hết là các doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy
định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như

các chế tài pháp lý để răn đe các chủ thể này. Tuy nhiên, có một chủ thể nắm một
vai trị quan trọng trong các vụ gây ô nhiễm này lại chưa được nhắc đên một cách
thỏa đáng, đó chính là các ngân hàng. Chủ thế cung cấp vốn chủ yếu cho các dự
án đầu tư của doanh nghiệp qua nghiệp vụ cho vay, nắm quyền quyết định quan
trọng trong việc triển khai dự án của các doanh nghiệp, nhưng trách nhiệm trong
các vụ gây ô nhiễm môi trường của các ngân hàng vẫn chưa được xem xét một
cách thích hợp và tồn diện. .
Xuất phát từ tính cấp thiết đó, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về hoạt
động cho vay của ngân hàng và vấn đề mơi trường”
II. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, khi xu thế tăng trưởng xanh đang lớn mạnh trên
toàn thế giới, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện những đề tài nghiên cứu về tín dụng
xanh, ngân hàng xanh. Đặc biệt, khi NHNN ban hành chỉ thị 03/2015 về tín dụng
xanh để phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên toàn thế giới, có rất nhiều đề
tài nghiên cứu về ngân hàng xanh, tín dụng xanh. Ví dụ như:

1|Page


- Đề tài “ Ngân hàng xanh-kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”
của tác giả Ths Vũ Thị Kim Oanh đăng trên tạp chí thị trường tiền tệ số 16 tháng
8/2015.
- Đề tài “Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam” của tác giả NCS Nguyễn Hữu
Huận đăng trên tạp chí phát triển và hội nhập số 14 tháng 01-02 năm 2014.
- Đề tài “Chính sách mơi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại ở Việt Nam” xuất bản năm 2016 của bộ ba tác giả Trần Thanh Thủy, Nguyễn
Hồng Anh và Nguyễn Việt Dũng trực thuộc Trung tâm con người và thiên nhiên.
Các cơng trình nghiên cứu này tuy có nghiên cứu về tín dụng xanh, ngân hàng
xanh và đề cập đến tác động, vai trò của hoạt động cho vay của các tổ chức tín
dụng tới mơi trường nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về cơ sở pháp lý cũng như

thực trạng pháp luật về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cưu về cơ sở pháp lý và thực
trạng pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và vấn đề mơi trường là một yêu cầu rất
cấp thiết và thực tế hiện nay.
III. Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp có mục đích nghiên cứu về những vấn đề lý luận trong
hoạt động cho vay của các ngân hàng và vai trị của chúng trong vấn đề mơi
trường, từ đó chỉ ra các thực trạng đang tồn tại và tìm ra các biện pháp hồn thiện,
khắc phục.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân
hàng và quan hệ giữa hoạt động cho vay với vấn đề môi trường .Trong đó, tập
trung nghiên cứu pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng cho các
dự án đầu tư có rủi ro mơi trường
IV: Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Khóa luận kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân
tích, giải thích, khái quát hóa, diễn dịch, quy nạp; phương pháp thống kê, khảo
sát, đánh giá, so sánh, đối chiếu tổng hợp…..
2|Page


Các phương pháp này được sử dụng phối hợp hoặc xen kẽ để giải quyết những
vấn đề cơ bản mà đề tài đặt ra, cụ thể là:
- Các phương pháp phân tích, giải thích, khái qt hóa, diễn dịch và quy nạp được
sử dụng chủ yếu để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của khoa luận.
- Các phương pháp thống kê, khảo sát, đánh giá, so sánh, đối chiếu tổng hợp được
sử dụng chủ yếu để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
về tác động từ hoạt động cho vay của ngân hàng tới môi trường, cũng như đề xuất
một số biện pháp để hồn thiện.
V. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa
luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của các ngân hàng và mối
quan hệ giữa hoạt động cho vay và vấn đề môi trường
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng trong
mối quan hệ với vấn đề môi trường
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân
hàng và vấn đề môi trường

3|Page


Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của các ngân hàng và
mối quan hệ giữa hoạt động cho vay và vấn đề môi trường
1.1. Thực trạng môi trường hiện nay
Môi trường là nguồn cung cấp các thành tố cơ bản cho hoạt động sống của con
người như dưỡng khí, nước, protein và khống chất, đồng thời là nơi tiếp nhận
các sản phẩm từ quá trình trao đổi chất trực tiếp cảu con người. Môi trường tự
nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người.
Môi trường cũng cung cấp các nguồn lực kinh tế như đất đai, tài nguyên nước,
năng lượng… để con người thực hiện các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống,
đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các phế thải kinh tế.
Con người đóng vai trị là chủ thể chính của mơi trường sống, tồn tại trong mơi
trường, sử dụng, khai thác và sử dụng các công cụ kĩ thuật, khoa học công nghệ
tác động tới môi trường. Con người tác động tới môi trường theo hai hướng tích
cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nhu cầu phát triển kinh tế cao, con người lại bất
chấp tất cả để thu được lợi nhuận, để phục vụ cho cuộc sống của mình, điều đó
dẫn đến các tác động có hại và nguy hiểm cho môi trường.
Tại hội nghị Stockholm 1972, lần đầu tiên con người thừa nhận sự xuống cấp
nghiêm trọng của môi trường, nhấn mạnh trách nhiệm của con người trong sự
nghiệp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tuyên bố Stockholm được thông qua tại hội
nghị này lại khơng có tính bắt buộc thi hành, chỉ mang tính khuyến nghị, các quốc

gia phát triển vẫn quyết tâm phát triển kinh tế theo hướng lợi nhuận mà không chú
trọng đến môi trường. Các thảm họa môi trường vẫn xảy ra sau hội nghị này như
thảm họa nguyên tử Chernobyl xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở
Ukraina năm 1986, thảm họa rò rỉ thuốc trừ sâu tại Bhopal, Ấn Độ năm 1984,
thảm họa hạt nhân xảy ra tại Mỹ năm 1979…Các thảm họa môi trường này đã
gây ra thiệt hại lớn cho khu vực xảy ra và cả các khu vực lân cận cả về người và
của, các thảm họa này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả thế giới biết hậu quả
khủng khiếp mà sự cố mơi trường có thể gây ra.
4|Page


Cho đến ngày nay, thế giới đã diễn ra nhiều hội nghị, cuộc họp để bàn bạc về
vấn đề môi trường, các điều ước quốc tế liên quan đến môi trường được sự kí kết
và tham gia của nhiều nước, cả thế giới đều đã nhận thức được vai trò quan trọng
của việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong khi các nước phát triển dành nhiều
ngân sách để bảo vệ môi trường và xây dựng một môi trường sống xanh, sạch,
đẹp thì các nước nghèo, các nước đang phát triển lại đua nhau tàn phá rừng, khai
thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên chỉ để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh
tế. Vấn đề cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vẫn là một bài
tốn khó dành cho các nhà quản lý tại các quốc gia này.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, và được dự báo là một trong những
nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc phát triển nền
kinh tế theo hướng phụ thuộc nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, rừng,
thủy điện đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.
Từ năm 1994 - 2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam tăng hơn 2
lần, từ 103,8 lên 246,8 triệu tấn CO2 tương đương. Ước tính đến năm 2020 tăng
hơn 4 lần và năm 2030 tăng hơn 7 lần so với năm 1994 3,14]
Trên cả nước hiện có 283 khu cơng nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày
đêm; 615 cụm cơng nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý
nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản

xuất ơ nhiễm mơi trường, cơng nghệ sản xuất lạc hậu. Trên 5.000 doanh nghiệp
khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 4.500 làng nghề. [4,1]
Các doanh nghiệp đầu tư vốn FDI có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào
các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi
trường như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu
khống sản khơng gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế
biến nông sản thực phẩm…; chưa đạt được mục tiêu thu hút công nghệ cao, công
nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ… Một số dự án FDI vi phạm pháp luật gây
ô nhiễm môi trường như công ty Vedan, Miwon, Formosa, Công ty Lee&Men
5|Page


Cuối năm 2016, Hiệp định Paris về Khí hậu chính thức có hiệu lực đã tạo ra
bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu. Hiệp
định Paris về Khí hậu u cầu các Bên tham gia cam kết và không ngừng nỗ lực
giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu có tính tham vọng cao là giữ mức tăng
nhiệt độ trung bình vào cuối thế kỷ này dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công
nghiệp, hướng tới mục tiêu giới hạn mức tăng ở 1,5 độ C. Đồng thời, Hiệp định
Paris về Khí hậu cũng mang lại cơ hội cho các Bên trong việc rà sốt, bổ sung và
hồn thiện thể chế, chính sách, pháp luật hướng tới mơ hình phát triển các-bon
thấp, thúc đẩy tăng cường liên kết khu vực, hợp tác giữa các quốc gia để hướng
đến mô hình tăng trưởng phát thải ít các-bon ở phạm vi quốc gia và toàn cầu.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đặt bút ký Hiệp định Pari vào
ngày 22/4/2016. Việc tham gia ký kết cũng như sẽ sớm phê duyệt Thoả thuận này
thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí
hậu tồn cầu cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, với việc tham gia ký kết Thoả
thuận, Việt Nam có thể tận dụng được những cơ hội và chuyển hố thách thức do
biến đổi khí hậu gây ra thành những cơ hội mới, phục vụ phát triển đất nước theo
hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Theo đó, đến năm 2030 bằng nguồn lực trong
nước Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản

phát triển thơng thường và có thể tiết giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc
tế.
1.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề mơi
trường
1.2.1. Khái niệm cho vay và vai trị của hoạt động cho vay của các ngân
hàng
Ngân hàng là một trong những chế định tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa
dạng các dịch vụ tài chính nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng
các dịch vụ thanh tốn. Ngồi ra, ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ khác
nhằm thỏa mạn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

6|Page


Pháp luật Việt Nam định nghĩa ngân hàng gắn liền với hoạt động ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng theo quy định của luật tổ chức tín dụng 2010 là “việc kinh
doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp
tín dung và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” [12, điều 4] và ngân hàng
là tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng trên.
Hoạt động cho vay là một phần hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua
hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện điều hịa vốn trong nền kinh tế dưới hình
thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được trong xã hội để đáp
ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Theo Luật các tổ chức
tín dụng năm 2010: “cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao
hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác
định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả
gốc và lãi” [12, điều 4]
Hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trị quan trọng đối với chính bản thân
ngân hàng và các đối tượng, chủ thể khác của nền kinh tế từ đó tác động tới sự
phát triển của nền kinh tế. Các vai trị chính của hoạt động cho vay của ngân hàng

bao gồm:


Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng và thúc đẩy các

hoạt động khác của Ngân hàng:
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động lớn của Ngân hàng doanh thu
từ hoạt động này thường chiếm 70% doanh thu, ở các nước phát triển, hay đến
90% doanh thu của Ngân hàng, ở các nước đang phát triển. Hiện nay 80% doanh
thu của các Ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng, mà hoạt động cho
vay chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác, nhờ có hoạt động cho vay, mà các đơn vị kinh
tế có thể vay của Ngân hàng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi
nhuận thu được không những doanh nghiệp đủ tiền trả cho Ngân hàng mà cịn có
tiền gửi vào Ngân hàng, nghĩa là làm tăng hoạt động huy động vốn của Ngân

7|Page


hàng. Mặt khác khi sản xuất kinh doanh phát triển, xã hội phát triển thì các hoạt
động dịch vụ của Ngân hàng cũng phát triển.


Hoạt động cho vay góp phần điều hồ cung- cầu dịch vụ hàng hố:

Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh mà
thiếu vốn thì doanh nghiệp phải vay vốn của Ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp chỉ
thu được lợi nhuận cũng như có khả năng trả nợ Ngân hàng khi doanh nghiệp tiêu
thụ được hết số sản phẩm hàng hoá đã sản xuất ra, hay phải có một bộ phận những
người tiêu dùng mua và có khả năng mua sản phẩm đó.Về phía người tiêu dùng,
với một mức thu nhập nhất định, họ khơng thể có đủ số tiền để mua hàng hố

mình muốn. Họ chỉ có đủ khả năng mua sau một thời gian dài tích luỹ. Đó là
ngun nhân dẫn đến chu kì tuần hồn và ln chuyển vốn của doanh nghiệp bị
ngưng trệ. Doanh nghiệp sẽ không thu hồi đủ tiền để thực hiện vòng quay sản
xuất. Do đó Ngân hàng cho vay là giải pháp có lợi đôi bên. Ngân hàng cho doanh
nghiệp vay sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thì sẽ có nhiều hàng hố. Ngân hàng
cho người tiêu dùng vay sẽ thoả mãn nhu cầu hàng hoá. Như vậy hoạt động cho
vay của Ngân hàng đã góp phần điều hồ cung cầu sản phẩm hàng hoá dịch vụ
cho nền kinh tế.


Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn:

Vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế vận động liên tục và
biểu hiện qua các hình thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất,
tạo thành chu kì tuần hồn và ln chuyển vốn, điểm xuất phát và kết thúc của
một vòng tuần hoàn này thể hiện dưới dạng tiền tệ. Trong quá trình sản xuât kinh
doanh, để duy trì hoạt động liên tục địi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp ln
đồng thời tồn tại ở ba giai đoạn: dự trữ- sản xuất- lưu thơng. Từ đó xảy ra hiện
tượng thừa, thiếu vốn tạm thời: tại một thời điểm nhất định có những đơn vị kinh
tế có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi (thừa vốn) và có những đơn vị tạm thời thiếu
vốn. Đây là hiện tượng mang tính chất tạm thời nhưng xảy ra thường xuyên và
phổ biến trong bất kì nền kinh tế nào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết
8|Page


phải giải quyết được vấn đề điều hoà vốn. Ngân hàng thương mại với vai trò là
một trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phối lại tiền tệ, điều hoà cung và
cầu vốn cho các doanh nghiệp, đã góp phần điều tiết lại nguồn vốn, tạo điều kiện
cho q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khơng bị gián đoạn.



Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng

nghiệp hố, hiện đại hoá
Nhiều thành phần kinh tế, phần lớn nguồn vốn đi vay từ Ngân hàng để bắt tay vào
ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (Ví dụ kinh tế ngoài quốc doanh
chiếm tới trên 70%). Do vậy bằng các chính sách cho vay, định hướng chung của
nhà nước góp phần tạo cho nền kinh tế một cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối. Bằng
những cơng cụ tín dụng Ngân hàng, Ngân hàng có thể cho vay ưu đãi những
nghành nghề cần thiết để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và
nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.


Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng

dụng công nghệ mới
Với những doanh nghiệp trình độ trang bị kĩ thuật cịn thấp kém, cơng nghệ thấp
kém, chắp vá, thiếu đồng bộ làm giảm ưu thế của các doanh nghiệp , làm cho các
doanh nghiệp đó kém phát triển. Thơng qua vốn vay của Ngân hàng, doanh nghiệp
dùng đồng vốn này để đầu tư, tìm kiếm những cơng nghệ hiện đại, đổi mới dây
truyền sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm thoả mãn
nhu cầu trong và ngoài nước. Như vậy hoạt động cho vay mở rộng ứng dụng công
nghệ mới vào các doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh nghiệp sản xuất ngày
càng có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng đối với nền kinh tế là rất quan
trọng. Trong từng giai đoạn thời kỳ phát triển của nền kinh tế, ngân hàng đều đóng
vai trị rất quan trọng, sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng kéo theo hàng hệ lụy cho
nền kinh tế và xã hội. Các cuộc khủng hoảng kinh tế đều xuất phát từ các cuộc
khủng hoảng tài chính, trong đó các ngân hàng là một nhân tố chính. Vì vậy, trong
9|Page



xu hướng phát triển kinh tế bền vững hiện nay, phát triển kinh tế gắn liền với bảo
vệ môi trường sống, ngân hàng cũng khơng thể phủ nhận vai trị của mình. Với
nghiệp vụ cho vay của mình, ngân hàng có thể tác động đến cơng cuộc bảo vệ mơi
trường đang được toàn xã hội quan tâm hiện nay.
1.2.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề mơi
trường
Hệ thống tài chính có một vai trò quan trọng trong thúc đẩy việc thực hiện các
cam kết về bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Trong đó, ngân hàng với vai trị là
trung tâm của hệ thống tài chính quốc gia, khơng thể phủ nhận vai trị của mình
trong vấn đề này. Tuy nhiên, các ngân hàng ở Việt Nam hầu hết vẫn còn thờ ơ với
vai trị và trách nhiêm này của mình. Họ vẫn chú trọng vào cho vay đầu tư đối với
các dự án lớn, các dự án có khả năng đem lại lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh
toán cao. Các chính sách và pháp luật vẫn mang tính chất định hướng và khuyến
khích.
Vai trị và trách nhiệm của các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào các dự án kinh
tế có nguy cơ tác động tới mơi trường đã được xem xét, cũng như có các ràng
buộc nhất định bằng mặt pháp lý nhưng ngân hàng với tư cách là nơi cung cấp
vốn chủ yếu cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp lại chưa được xem xét
một cách đúng mực cũng như chưa có các quy định cần thiết.
Theo một nghiên cứu mới công bố do Rainforest Action Network (RAN, tổ
chức mơi trường có trụ sở tại Mỹ), nhóm cộng đồng Tuk Indonesia và Cơng ty tư
vấn Profundo của Hà Lan thực hiện, các ngân hàng đã cung cấp nguồn tài chính
lên tới hàng tỷ USD cho các doanh nghiệp liên quan tới tình trạng phá hủy các
khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á [2]. Báo cáo này công bố các thông tin về vốn
vay và các ngân hàng cho vay đối với 8 công ty từng có tiền lệ vi phạm các tiêu
chuẩn mơi trường và xã hội trong hoạt động của họ đối với rừng nhiệt đới ở Đông
Nam Á. 8 công ty được nêu đích danh là: Felda Global Ventures, Indofood, IOI,
Wilmar, Asia Pulp and Paper,Oji Holdings, Marubeni, and Itochu. Các công ty

này đã nhận được tới 28,56 USD cho các dự án tại các khu vực rừng nhiệt đới
10 | P a g e


Đông Nam Á từ hoạt động cho vay của các ngân hàng như Sumitomo Mitsui
financial group, Mizuho Financial, Mitsubishi UFJ financial, Ngân hàng Phát
triển Trung Quốc, RHB Banking, CIMB Group & HSBC [13, tr.3].
Cũng theo một báo cáo được công bố do Rainforest Action Network (RAN) từ
năm 2013 đến 2015, 25 ngân hàng lớn trên thế giới đã đổ hàng nghìn tỉ đơ la vào
các dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch, cụ thể 42.39 tỉ đơ la vào ngành khai thác
than đá, 154 tỉ đô la vào 20 nhà máy nhiệt điện lớn nhất, 306 tỉ đô la cho các công
ty khai thác dầu cực đoan, 282 tỷ đô la cho các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng
xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng [14, tr.5]. Các ngành này đều nằm trong các
ngành có rủi ro cao với môi trường trong danh mục hướng dẫn môi trường và xã
hội của IFC và ngân hàng thế giới.
Ở Việt Nam, các ngân hàng cũng dành nhiều ưu đãi và vốn cho các dự án năng
lượng và khai thác khống sản. Trong đó, ngân hàng Vietcombank có dư nợ tín
dụng đối với ngành năng lượng là 25000 tỉ, ngành khống sản 20000 tỉ trong khi
ngành nơng nghiệp chỉ có 2000 tỷ [17, tr.36]. Viettinbank dành tới 38% dư nợ tín
dụng cho các ngành khai khống, cơng nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân
phối điện, trong khi ngành nơng, lâm nghiệp chỉ chiếm 5 % dư nợ tín dụng của
ngân hàng này[18, tr.51]
Các báo cáo trên cho thấy, các ngân hàng trên thế giới và kể cả Việt Nam vẫn
đang chú trọng cấp vốn cho các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng,
những ngành đem lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng lại gây rủi ro cao cho môi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh cấp vốn cho các dự án này thì các ngân hàng cũng tham gia
cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường, mặc dù dư nợ tín dụng cho các
ngành này cịn thấp, nhưng cũng đã góp phần xây dựng và triển khai được một số
dự án xanh vì mơi trường.
Với nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả và sạch hơn, năm 2012

Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 20112020 và tầm nhìn đến năm 2050, và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng
11 | P a g e


xanh giai đoạn 2014-2020. Thực hiện chiến lược này, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) được giao nhiệm vụ hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt
động tài chính - tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh.
Theo đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng
tín dụng xanh và quản lý rủi ro MT-XH trong hoạt động tín dụng (tháng 3/2015)
và Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về
Tăng trưởng xanh đến năm 2020 (tháng 8/2015). Các chính sách này khuyến khích
các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng chính sách quản lý rủi ro MT-XH cũng
như thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh. Tuy nhiên,
đến năm 2016 mới chỉ có 3 ngân hàng đã hoặc đang xây dựng các chính sách nội
bộ về quản lý rủi ro MT-XH.
Việc các ngân hàng chưa quan tâm tới các tiêu chuẩn môi trường và xã hội
trong hoạt động cho vay, một phần là do pháp luât Việt Nam chưa có các quy định
đầy đủ liên quan trực tiếp tới việc các ngân hàng cần phải cân nhắc tới những rủi
ro về môi trường và xã hội đối với những khoản vay tín dụng. Hầu hết các văn
bản quy phạm pháp luật chỉ tập trung vào trách nhiệm của những đơn vị trực tiếp
gây ô nhiễm. Việc này đã dẫn đến tâm lý chủ quan của các cán bộ tín dụng khi
tiến hành thẩm định mà chưa chú trọng đến đánh giá các rủi ro về môi trường.
Việc kiểm sốt chặt chẽ ngay từ khâu thẩm định tín dụng có thể hạn chế những
rủi ro về mặt mơi trường, xã hội thông qua việc quyết định đồng ý hoặc từ chối
cho vay vốn đối với những dự án có những dấu hiệu xấu. Do đó, một quy định có
tính chất pháp lý có vai trị rất quan trọng để xác định những trách nhiệm liên đới
của các ngân hàng trước sự cố mơi trường. Từ đó, các ngân hàng sẽ cần phải cẩn
trọng hơn trước những quyết định cho vay của mình để tín dụng vừa có thể đến
tay nhà đầu tư một cách “chất lượng”, vừa đảm bảo được những điều kiện ràng
buộc với pháp luật về các tiêu chí xanh, thân thiện với mơi trường sống.


12 | P a g e


Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng
trong mối quan hệ với vấn đề môi trường
2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư có
rủi ro mơi trường cao
Đối với các dự án có rủi ro cao đối với môi trường, pháp luật về môi trường
của Việt Nam đã có những quy định khá chặt chẽ và chi tiết về quy trình thẩm
định, phê duyệt và thực hiện bản đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh
giá tác động môi trường (ĐTM) và bản kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
trong các quy định này, vai trị của ngân hàng trong cả q trình xây dựng, giám
sát thực hiện các bản đánh giá này chưa được nhắc đến.
Trong các quy định về quy trình cấp vốn của ngân hàng, bao gồm các quy định
về điều kiện cho vay, các nhu cầu vốn không được vay, quy định về thẩm định,
phê duyệt quyết định cho vay, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và các
trường hợp chấm dứt cho vay, yếu tố môi trường vẫn chưa được quy định lồng
ghép vào các quy định chính.
2.1.1. Quy định về vai trị của ngân hàng trong quá trình thẩm định, phê
duyệt và thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường
Nghị định 18/2015/NĐ-CP của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường đã có những quy định khá chi tiết về quy trình thẩm định, phê
duyêt, thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường trên đã được quy định trong Luật
bảo vệ mơi trường 2014. Trong đó, điều 20 của nghị định này đã quy định về chế
độ tài chính trong lĩnh vực này. Theo đó, nguồn chi phí thực hiện đánh giá tác
động môi trường được lấy từ nguồn đầu tư của dự án, nguồn chi phí thực hiện kế
hoạch bảo vệ mơi trường cũng được bố trí từ nguồn đầu từ của dự án, phương án
sản xuất kinh doanh. Vậy, nguồn đầu tư của dự án được huy động chủ yếu từ

nguồn nào? Câu trả lời chính là từ các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu từ nghiệp
vụ cho vay của chính các ngân hàng.
13 | P a g e


Vì vậy, việc các ngân hàng chưa quan tâm đến vấn đề môi trường sẽ ảnh hưởng
tới kết quả thực hiện các bản cam kết môi trường của các chủ dự án. Nếu ngân
hàng chỉ cung cấp vốn và không tham gia vào quá trình sử dụng vốn của chủ dự
án cho mục đích thực hiện các bản cảm kết bảo vệ mơi trường đã được phê duyệt
thì kết quả thực hiện các bản cam kết này chỉ đạt được hiệu quả phụ thuộc vào ý
thức của các chủ dự án. Những quy định pháp luật chi tiết hơn về vai trò, trách
nhiệm của ngân hàng trong vấn đề giám sát quá trình sử dụng vốn của các chủ dự
án cho mục đích thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Bởi,
các quy định pháp luật hiện tại mới dùng những từ ngữ rất chung chung như “Lấy
ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, các chuyên gia liên quan” [5, điều 10] mà chưa chỉ rõ cụ thể tổ chức, cá
nhân nào.
Trong các quy định về tham vấn ý kiến cộng đồng mới chỉ dừng lại ở mức
khuyến khích hoặc hình thức, trách nhiệm thẩm định và phê duyệt vẫn thuộc về
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trách nhiệm thực hiện các cam kết đã được
phê duyệt trong các bản cảm kết bảo vệ môi trường mới chỉ thuộc về các chủ dự
án. Trong khi trách nhiệm của các bên liên quan trong đó có ngân hàng là bên
cung cấp vốn chưa được quy định. Đây là một lỗ hổng khiến cho các ngân hàng
chưa mặn mà với đánh giá rủi ro môi trường và xã hội khi tiến hành cấp vốn đầu
tư cho các dự án.
2.1.2. Quy định về quy trình cho vay của ngân hàng đối với các dự án có rủi
ro cao với mơi trường
Chỉ thị 03/2015/CT-NHNN về triển khai tín dụng xanh đã mở ra những hi vọng
mới trong việc xây dựng một hệ thống tín dụng ngân hàng xanh hơn, phục vụ cho
xu hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, mặc dù đã ban

hành gần 2 năm nhưng những hiệu quả mà chỉ thị này mang lại còn rất khiêm tốn.
Một nguyên nhân khiến cho hiệu quả của chỉ thị này không cao được cho là do
chỉ thị này mới dừng lại ở mức độ khuyên khích, chưa bắt buộc thực hiện, vẫn
phụ thuộc vào nhận thức của bản thân các ngân hàng.
14 | P a g e


Bên cạnh đó, quy chế cho vay dành cho các tổ chức tín dụng trong nước và chi
nhánh ngân hàng nước ngồi được ban hành kèm theo thơng tư 39/2016/TTNHNN được ban hành sau chỉ thị 03/2015/CT-NHNN nhưng lại không cụ thể hóa
các quy định tại chỉ thị này. Quy chế cho vay này mang tính bắt buộc thực hiện,
các ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại quy chế này. Vì vậy,
nếu lồng ghép được các quy định tại chỉ thị 03 vào quy chế cho vay này sẽ đem
lại những hiệu quả thực tế cao hơn, khiến các ngân hàng phải cân nhắc kỹ hơn
trong quyết định cho vay của mình, nếu khơng muốn vi phạm pháp luật và gây
ảnh hưởng tới uy tín của mình.
2.1.2.1. Quy định về điều kiện cho vay
Tại quy chế cho vay ban hành kèm theo thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định
về điều kiện vay vốn như sau:
“Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện
sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp
luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị
mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ”. [10, điều 7]
Những quy định về điều kiện cho vay là nguồn để các ngân hàng xây dựng các
quy trình cho vay sau này. Dựa vào các quy định về điều kiện cho vay, các ngân
hàng sẽ cụ thể hóa các điều kiện này trong các q trình thẩm định, phê duyệt,

cho vay và giám sát. Tuy nhiên, nhìn vào những quy định trên có thể thấy, pháp
luật ngân hàng vẫn mới dừng lại tại những quy định chuyên ngành, tức chỉ mới
nhằm mục đích bảo đảm cho khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng. Các yếu tố
15 | P a g e


khác, trong đó có yếu tố mơi trường và xã hội vẫn chưa được quy định trong điều
kiện cho vay này. Tất cả vẫn phụ thuộc vào nhận thức của các ngân hàng khi xây
dựng quy chế nội bộ của chính ngân hàng.
Hiện nay, các ngân hàng đều có một danh sách tín dụng đen, trong đó bao gồm
các khách hàng có lịch sử vay vốn khơng tốt, khơng trả nợ đúng hạn, chậm trể
nhiều lần hoặc các doanh nghiệp phá sản khơng có khả năng thanh tốn nợ. Ở
Trung Quốc, sau khi chính sách “tín dụng xanh” được ban hành, các ngân hàng
đã tiến hành lập danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có
lịch sử gây ơ nhiễm mơi trường vào danh sách tín dụng đen, hạn chế cho vay. Việc
làm này, thể hiện quyết tâm cao của Trung Quốc trong việc kiểm soát ô nhiễm
môi trường, một vấn đề cấp bách hiện nay tại quốc gia đơng dân và có nền kinh
tế đứng thứ hai thế giới này. Vì vậy, các ngân hàng tại Việt Nam cũng nên xem
xét lập danh sách đen các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có lịch sử gây ô nhiễm
môi trường trong hoạt động cho vay của mình, khơng chỉ dừng lại ở các khách
hàng khơng thanh tốn nợ.
2.1.2.2 Quy định về quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay
Quy chế cho vay mới ban hành kèm theo thông tư 39/2016/TT-NHNN thay thế
cho quy chế cho vay cũ, dành cho các ngân hàng nhiều sự chủ động hơn trong quá
trình cho vay của mình.
Theo quy định tại thơng tư 39/2016/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng có quyền
và nghĩa vụ ban hành quy chế nội bộ cho vay, trong đó có cả quy trình thẩm định
cho vay đối với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo phân
định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
Thẩm định hồ sơ vay là một quá trình bao gồm nhiều công việc khác nhau như

kiểm tra khả năng tài chính của bên vay, kiểm tra khả năng thu hồi vốn từ các dự
án mà bên vay vay vốn để thực hiện, kiểm tra các tài sản dùng để bảo đảm cho
vốn vay…. Kết quả tham vấn từ các ngân hàng (trên địa bàn Hà Nội) cho thấy các
yếu tố (rủi ro) Mơitrường - Xã hội phần nào đó đã được cân nhắc, lồng ghép trong
16 | P a g e


quá trình thẩm định các đề xuất xin vay vốn. Đối với BIDV, ngân hàng này khơng
chấp thuận cấp tín dụng cho những dự án chưa được đưa vào quy hoạch, trong khi
ngân hàng VietcomBank chỉ chấp thuận cấp tín dụng cho những dự án đã được
phê duyệt đánh giá tác động môi trường, đồng thời chủ dự án cũng được yêu cầu
cung cấp những thông tin liên quan đến công nghệ và môi trường trong hồ sơ xin
vay vốn. Đây là tình trạng phổ biến khi các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức
kiểm tra xem dự án xin vay vốn đã được phê duyệt(báo cáo) ĐTM hay chưa. Một
mặt, các tổ chức tín dụng cho rằng chức năng đánh giá, thẩm định rủi ro môi
trường thuộc về các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý mơi trường;mặt
khác các ngân hàng cho rằng cán bộ tín dụng (của họ) khơng có chun mơn để
có thể thẩm định các ảnh hưởng của dự án đến môi trường và xã hội, và trên thực
tế việc đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng.
Trách nhiệm pháp lý của các nhân viên thẩm định cũng chỉ mới dừng lại ở các tội
như thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, chủ yếu do gây thất thoát cho
ngân hàng. Trách nhiệm pháp lý của chính ngân hàng hay nhân viên thẩm định
trong các dự án gây ô nhiểm môi trường vẫn chưa được xem xét.
Bảng 1 - Các nội dung thẩm định đối với dự án đề xuất vay vốn của
Vietcombank
STT

Nội dung thẩm định

1.


Năng lực và kinh nghiệm của khách hàng

2.

Quy trình cơng nghệ và thiết bị sản xuất

3.

Nguyên vật liệu đầu vào và thị trường cung cấp

4.

Nguồn cung cấp điện, nước và nhiên liệu

5.

Nguồn cung cấp lao động

6.

Các nhà thầu thực hiện dự án

7.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ

8.

Các vấn đề môi trường và giải pháp giảm thiểu


9.

Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn dự án

10.

Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án

17 | P a g e


Chỉ thị 03/2015/CT-NHNN đã có những quy định đối với các ngân hàng trong
việc xem xét rủi ro môi trường và xã hội của các dự án đầu tư trong quá trình xét
duyệt và cấp vốn. Chỉ thị này quy định các TCTD khi thẩm định dự án nên căn
cứ các quy định về môi trường và xã hội của các bộ, ngành chức năng để xem xét,
đánh giá rủi ro môi trường và xã hội mà các dự án có thể mang lại như “ lạm dụng
tài nguyên và năng lượng, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ
sinh thái, biến đổi khí hậu, tổn hại đến di sản văn hóa, đe dọa an tồn, an ninh và
sức khỏe con người và cộng đồng dân cư, lao động bất bình đẳng và cưỡng bức
tái định cư”[9, mục 4]. Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa được cụ thể hóa
trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào khác, và vẫn chỉ dừng lại ở mức độ
khuyến khích.
Mặt khác, việc pháp luật cho phép các ngân hàng tự xây dựng tiêu chí trong
q trình thẩm định vốn, trong khi khơng có các quy định cần thiết để kiểm sốt
q trình thẩm định này khiến cho tất cả các quy định tại chỉ thị 03 trở nên hình
thức và khơng thực tiễn. Ví dụ, ngân hàng Vietcombank đã có quy định về tiêu
chí mơi trường trong nội dung thẩm định, tuy nhiên lại khơng có một hành lang
pháp lý nào hướng dẫn hay cho phép các ngân hàng được tham gia vào quá trình
thẩm định, phê duyệt và thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường của các chủ

dự án mà ngân hàng cấp vốn. Các ngân hàng vẫn phải phụ thuộc vào các bản báo
cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt để xác định về rủi ro môi
trường và xã hội mà dự án có thể gây ra, trong khi trong cả quá trình xây dựng và
thực thi các bản báo cáo này, ngân hàng lại không được tham gia một cách chính
thống dựa trên các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, một thực tế khiến cho quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của ngân
hàng đối với các dự án có rủi ro mơi trường gặp nhiều khó khăn, đó chính là các
dự án lớn về các ngành có nguy cơ cao cho mơi trường hiện tại như thủy điện,
khai khống, dầu khí đều do các tổng công ty nhà nước thực hiện như tổng công
18 | P a g e


ty khống sản Việt Nam Vinacomin , tổng cơng ty dầu khí Việt Nam, tập đồn
điện lực Việt Nam EVN triển khai, thực hiện. Trong khi, các ngân hàng lớn chiếm
hơn 50% thị phần ở Việt Nam có nguồn vốn điều lệ chủ yếu do nhà nước đại diện
chủ sở hữu. Vì vậy, khi tiến hành thẩm định đối với các dự án do các công ty này
làm chủ đầu tư, các ngân hàng này nằm ở thế bị động hơn so với cho vay đối với
các dự án thông thường. Công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh
nghiệp có nguồn vốn do nhà nước đại diện chủ sở hữu là một vấn đề nổi cộm
nhưng vẫn chưa có phương thức giải quyết tại Việt Nam. Chính bản thân các ngân
hàng cũng chịu sự tác động từ vấn đề này.
Ví dụ như trường hợp của ngân hàng phát triển Việt Nam VDB, ngân hàng này
đã cho Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN vay vốn để đầu tư vào dự án nhiệt điện
Vĩnh Tân 2, với mức cho vay lên tới 7500 tỷ đồng. Dự án này được khởi công xây
dựng vào tháng 8/2010 và đi vào hoạt động vào tháng 3/2015[11]. Mới hoạt động
được 1 năm, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã gây ra rất nhiều các vấn đề môi
trường liên quan đến bãi xỉ thải, tro và khói bụi trong khơng khí. Hằng ngày, hai
tổ máy thải ra gần 4000 tấn xỉ than nhưng không được vận chuyển đúng qui định
đến bãi xỉ rộng cả vài chục héc ta. Khói và xỉ than phủ đầy nhà cửa, cây cối của
người dân địa phương. Do vấn đề môi trường, dự án phải tạm dừng hoạt động

nhiều lần. Chi phí cho mỗi lần khởi động lại hệ thống lên đến hàng tỷ đồng. [6]
2.1.2.3. Quy định về quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng
vốn vay
Theo quy định của quy chế cho vay mới ban hành theo thông tư 39/2016/TTNHNN, trong quy chế nội bộ của các ngân hàng phải có nội dung về “ Quy trình
kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm
tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng”[10,
điều 22]

19 | P a g e


Như vậy, ngân hàng được phép tự mình xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát
quá trình sử dụng vốn của bên vay. Hiện nay, các ngân hàng đang tiến hành áp
dụng tiêu chuẩn Basel II vào các hoạt động của mình. Basel II cho phép các ngân
hàng nhận diện và tính tốn các rủi ro tốt hơn trong hoạt động của mình.
Giám sát quá trình sử dụng vốn của bên vay là một quy trình quan trọng trong
hoạt động cho vay của các ngân hàng. Quy trình này nhằm đảm bảo bên vay không
sử dụng vốn vay trái mục đích khi vay vốn, sử dụng vốn vay một cách hợp lý
nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn của bên
vay và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho các ngân hàng. Hiện tại, hoạt động
giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các ngân hàng chỉ hầu như dừng lại ở các
mục đích trên. Các ngân hàng vẫn chưa chú trọng đến việc giám sát các hoạt động
gây ô nhiễm môi trường của bên vay trong quá trình sử dụng vốn vay để làm cơ
sở ngừng cấp vốn trước thời hạn. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, trong quá trình
triển khai dự án đầu tư mới hay thực hiện các dự án, các doanh nghiệp đầu tư đã
gây ra rất nhiều sự cố môi trường, gây thiệt hại lớn về vật chất và uy tín của chính
doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn chưa có nhiều động thái trước
các sự việc này, họ vẫn chú trọng tới tiến độ của dự án và khả năng sinh lời của
dự án hơn là các yếu tố rủi ro môi trường này.

Để các ngân hàng chú trọng hơn tới các rủi ro mơi trường trong q trình giám
sát sử dụng vốn của bên vay, chỉ thị 03/2015/CT-NHNN đã có một quy định rất
cần thiết: “Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ đối với việc quản
lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng,
đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín
dụng trở thành nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả
cao”[9, mục 4]
Tuy nhiên, các quy định này chỉ mang tính định hướng, khuyến khích, các ngân
hàng mới chỉ dừng lại ở mức tham khảo. Chưa hề có một hành lang pháp lý giúp
các ngân hàng có thể có một cơ sở chính thức để tiến hành giám sát mơi trường
20 | P a g e


×