Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.84 KB, 3 trang )
Đình Long Thái Nghệ An - Di tích lịch sử văn hoá
Đình Long Thái nằm trên địa bàn xóm 5, xã Thái Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ
An). Đến đây du khách sẽ đi từ ngạc nhiên đến thán phục bởi tinh hoa tài trí của người
xưa.Thông qua các mảng chạm khắc người xưa muốn gửi gắm thế hệ mai sau những một
thông điệp về giá trị sống, giá trị nhân văn của con người.
Sự tích kể lại rằng:
Vào đầu thế kỷ XVI (khoảng năm 1512), Mạc Đăng Dung lộng quyền, sau đó lật
đổ nhà Lê để tranh ngôi vua. Bà Bùi Thị Ngọc Thuỵ - vợ của vua Lê Chiêu Tông đang
mang thai phải chạy loạn đến làng Vĩnh Long thuộc tổng Bạch Hà (nay là xã Thái Sơn,
huyện Đô Lương, Nghệ An) trú ẩn. Trước khi đến đây, bà đã ngồi yên thai ở một tảng đá
cách đình làng ngày nay khoảng 500m về phía Tây. Sau đó bà sinh hạ một người con trai
đặt tên là Lê Ninh.
Tương truyền, lúc bà sinh, xuất hiện ánh hào quang vân la ngũ sắc, những người
dân địa phương trông thấy và phân công nhau đưa hai mẹ con về thôn giúp đỡ nuôi
dưỡng. Hai mẹ con sống mai danh ẩn tích tại đây trong một thời gian dài. Lê Ninh lớn lên
trong sự cưu mang của những người dân địa phương. Khi trưởng thành, Lê Ninh được Lê
Cựu Thần Hưng Quốc Công đón sang Ai Lao (Lào) với mưu đồ chiêu tập binh sĩ chấn
hưng lại nhà Lê, từ đó Lê Ninh lấy tên là Trang Tông. Quân của Lê Trang Tông đi đến
đâu cũng được nhân dân ủng hộ, thanh thế ngày càng lớn mạnh, đánh đâu thắng đó. Khi
nhà Mạc suy yếu, các đại thần trung thành với nhà Lê tìm cách lật đổ nhà Mạc, khôi phục
lại nhà Lê, trong đó có Nguyễn Kim (một bề tôi cũ của nhà Lê) cho người liên hệ với Lê
Trang Tông. Khi nhà Mạc sụp đổ Nguyễn Kim đưa Lê Trang Tông về triều, lập nên ngôi
báu lấy niên hiệu là Nguyên Hoà. Lê Trang Tông tại vị được 16 năm (1533-1548), đến
ngày 19/1 năm Mậu Thân thì mất. Tưởng nhớ Ông, dân làng lập miếu thờ ở phía nam
làng Vĩnh Long.
Đất nước an bình, tôi trung vua sáng, thần dân lo bề cày cấy làm ăn, xã hội ngày
càng phát triển, mảnh đất làng Vĩnh Long ngày thêm một thịnh. Làng đã dựng lên một
cái đình làm chốn hội hè, sinh hoạt văn hoá, gọi là Đình Long Thái. Đình Long Thái xưa
có 3 gian gỗ lim, được toạ lạc ở một vị trí thoáng mát, phía trước là ao cá, nối tới là cánh
đồng làng. Sau đó do điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên đình Vĩnh Long đã được