Tuần 27
Tiết 34
Ngày soạn: 25 /02/2018
Ngày dạy: 03/03/2018
Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH (t1)
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu được vị trí địa lí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi nước ta.
2. Kỹ năng:
- Đọc bản đồ địa hình VN để làm rõ một số đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,
năng lực sử dụng ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mơ hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Tranh ảnh các khu vực địa hình.(Nếu có)
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, tập Atlat Việt Nam.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp
8A3………………………., 8A4………………………….., 8A5…………..………………
2. Kiểm tra bài cũ :
- Em hãy nêu đặc điểm chính của địa hình VN?
3.Tiến trình bài học:
Khởi động: Địa hình nước ta đa dạng, trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất và chiếm
tới ¾ diện tích lãnh thổ. Trong tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem nước ta được chia làm mấy
khu vực đồi núi, đặc điểm của từng khu vực như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về địa hình Việt
Nam
* Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng,
giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, …
Bước 1:
- Gv sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam hướng
dẫn học sinh quan sát địa hình.
- Dựa vào bản đồ em hãy cho biết địa hình nước
ta có thể chia làm mấy khu vực ? Đó là những khu
vực địa hình nào?
Bước 2:
-HS trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức: giới thiệu các
khu vực địa hình của nước ta, xác định các vùng
đồi núi trên bản đồ.
-HS xác định lại các khu vực đồi núi trên bản đồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, đặc điểm khu vực
đồi núi nước ta .
* Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng,
giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập
hợp tác, …
Bước 1:
Gv chia lớp làm 4 nhóm thảo luận các khu vực
đồi núi theo bảng ( phụ lục)
- Nhóm 1: Vùng núi Đơng Bắc
+ Xác định các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn,
Bắc Sơn, Đơng Triều?
- Nhóm 2: Vùng núi Tây Bắc
+ Vì sao Hồng Liên Sơn được coi là nóc nhà của
Việt Nam?
- Nhóm 3: Vùng núi Trường Sơn Bắc
+Xác định dãy núi Trường Sơn Bắc, vị trí đèo
Ngang, đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân?
- Nhóm 4: Vùng núi và cao nguyênTrường Sơn
Nam.
+ Xác định các cao nguyên Kon Tum, Plây Ku,
Đăk Lăk, Di Linh?( dành cho HS yếu kém)
Bước 2:
- Các nhóm tiến hành trao đổi, thảo luận trong
vòng 15 phút, đại diện nhóm lần lượt trình bày kết
quả, xác định trên bản đồ.
- Gv chuẩn xác kiến thức.
Bước 3:
- Địa phương em thuộc vùng núi nào?( HS yếu)
- Địa hình vùng núi có thuận lợi, khó khăn gì đối
với sự phát triển kinh tế?
- HS trả lời, gv chuẩn kiến thức.
1. Khu vực đồi núi:
-Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp
nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với nhiều
dãy núi hình cánh cung. Địa hình cácxtơ khá
phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và
hùng vĩ.
- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và
sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài
theo hướng tây bắc - đông nam.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả tới
dãy Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn
khơng đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển.
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam:
là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất
đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng
lớn…
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết
- Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực?
- Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình đồi núi? Nêu đặc điểm nổi bật của các khu vực đó?
2. Hướng dẫn học tập :
- Học bài
- Nghiên cứu đặc điểm địa hình đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa nước ta.
- So sánh 2 đồng bằng lớn của nước ta ( Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long).
V. PHỤ LỤC:
Khu vực
Vùng núi Đơng Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Vị trí địa lí, giới hạn
Đặc điểm
Vùng núi Trường Sơn Bắc
Vùng núi và cao nguyên
Trường Sơn Nam.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................