Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TO CHUC DAY HOC LONG GHEP TRAI NGHIEM SANG TAO TRONG MON TIN HOC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.64 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

--------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

TỔ CHỨC DẠY HỌC LỒNG GHÉP
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG MÔN TIN HỌC THCS

Thực hiện: Tổ Tốn – Lí
Năm học: 2017 - 2018


A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Năm học 2017-2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà với nhiều biện pháp đồng bộ về
mọi mặt. Đặc biệt là sự đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực
chung và năng lực đặc thù của các môn học mà học sinh cần đạt được.
Thực hiện công văn 1198/KH-SGGĐT yêu cầu Thực hiện nghiêm túc đổi
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, khuyến
khích sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Chấm dứt lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương
pháp tự học, hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài mới và học bài cũ trước khi đến
lớp; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái
độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của
học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thơng.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh, sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sơ
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng kiến thức môn học vào


giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
Từ những yêu cầu đó, để phát huy tối đa các năng lực học sinh như: Năng
lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực tự học, tự học để chiếm lĩnh kiến thức;
năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức học được vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn,… chúng tôi đưa ra chuyên đề: “Tổ chức dạy học lồng ghép trải
nghiệm sáng tạo trong môn Tin học THCS”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
1. Khái niệm “trải nghiệm”:
Khái niệm “Trải nghiệm” dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một số ý
nghĩa sau:
- Trải nghiệm là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình
giáo dục và đào tạo chính quy.
- Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà HS nhận được bên ngoài các cơ sở giáo
dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham
khảo không được giảng dạy trong nhà trường…
- Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp
đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa
cho một quan điểm lý luận cụ thể.
- Phương pháp học qua trải nghiệm còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy
phản biện, giải quyết vấn đề, và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể.
Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để các HS khái quát và củng cố lại
những ý tưởng và kĩ năng của mình thơng qua việc phản hồi, phân tích/chiêm


nghiệm cũng như vận dụng những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình
huống mới.
- Nếu xem xét thuật ngữ trải nghiệm qua khái niệm “thực hành”, nghĩa là, xem
xét nó trong q trình đào tạo, cũng như kết quả của nó, thì theo nghĩa rộng, trải
nghiệm được hiểu là sự thực hành trong quá trình đào tạo và giáo dục. Phân định

sự khác biệt giữa trải nghiệm và thực hành, thì trải nghiệm mang hàm nghĩa rộng
hơn thực hành vì nó đóng một vai trị là nền tảng của tri thức và là tiêu chí để nhận
biết sự thật, nhận biết tính đúng/sai.
- Thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học tập gắn với thực tiễn,
là những phương thức học tập hiệu quả. Tuy nhiên, việc học trong 2 dạng hoạt
động này khơng hồn toàn giống nhau, mặc dù liên quan đến nhau.
2. Khái niệm “sáng tạo”:
Thông thường, sáng tạo được chia thành các lĩnh vực: trí tuệ, nghệ thuật, thủ
cơng, ứng dụng… Các hoạt động sáng tạo trí tuệ được chia thành hoạt động tìm
kiếm và hoạt động nghiên cứu. Các yếu tố của hoạt động sáng tạo xuất hiện trong
các vấn đề khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Hoạt động sáng tạo đặc điểm của
nó như sau:
- Có năng lực vận dụng những kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình huống
mới, khơng theo chuẩn đã có.
- Có năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự.
- Có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng.
- Có năng lực tìm kiếm và phân tích các yếu tố của đối tượng trong các mối
tương quan của nó.
- Có khả năng độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế.
- Có khả năng kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải
quyết mới cho một vấn đề.
Những dấu hiệu sang tạo được xác định dựa trên những hoạt động sau đây của
học sinh:
- Học sinh sử dụng thiết bị đã được học hoặc thực hiện chúng với các tương tác
khác (cấu trúc lại, kết hợp với các thiết bị khác);
- Sử dụng các vật liệu trực quan như một yếu tố bài tập, hoặc thực hiện chúng
với các tương tác khác (phân tích, thay đổi trong tư duy), mà khơng làm thay đổi
cách tiếp nhận.
- Sự sáng tạo có thể giáo dục được, nhưng phải theo một cách khác với con
đường truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng.

- Có được kiến thức và kĩ năng, con người mới có thể sáng tạo. Tuy nhiên, dù
có được lượng kiến thức và kỹ năng đã được quy chuẩn thì cũng không thể đảm
bảo sự phát triển khả năng sáng tạo của con người được.


II. Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo môn Tin học cho HS tại
trường THCS hiện nay.
1. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của nhà trường, đa số giáo viên được phân công giảng
dạy đúng chuyên môn.
 Cơ sở vật chất, trường lớp khá đảm bảo, nhà trường có phịng học bộ mơn
riêng.
 Học sinh ngoan ngỗn, có ý thức học tập, tạo điều kiện cho giáo viên truyền
thụ kiến thức trên lớp cũng như tham gia các hoạt động.
2. Khó khăn:
 Hoạt động TNST là nhiệm vụ mới mẻ, nên giáo viên còn rất lúng túng trong
khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện.
 Kỹ năng học sinh cịn thiếu nên trong q trình trải nghiệm còn mất nhiều
thời gian, yếu tố sáng tạo của học sinh trong quá tình trải nghiệm xuất hiện
chưa nhiều.
 Trang bị máy tính cịn thiếu về số lượng và sự đồng bộ, hư hỏng thường
xuyên nên hiệu quả sử dụng khơng cao.
 Tỉ lệ học sinh có máy tính ở nhà còn quá thấp nên để học sinh tự khám phá
trước, khám phá thêm cũng như trải nghiệm còn rất hạn chế.
 Đặc thù của địa phương chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, khơng có các
doanh nghiệp nào ứng dụng CNTT vào quá trình hoạt động để HS được
thăm quan trải nghiệm.
 Chương trình Tin học THCS chưa hợp lý làm cho HS thiếu công cụ học tập,
khám phá Internet, trình bày sản phẩm bằng trình chiếu...
III. Các bước dạy học lồng ghép trải nghiệm sáng tạo

Bước 1: Giáo viên đề xuất nhiệm vụ
Bước 2: Học sinh trải nghiệm trong thực tiễn hoặc thực hành: HS trải nghiệm
cá nhân, theo nhóm nhỏ hay theo lớp, có hoặc khơng có người hướng dẫn.
Bước 3: Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm:
 Nhóm học sinh báo cáo về sản phẩm, quá trình hoạt động, quá trình học
tập của nhóm.
 Đồng thời cá nhân học sinh báo cáo về các kiến thức chiếm lĩnh, cảm
xúc của bản thân, kinh nghiệm tích lũy.
Bước 4: Học sinh trình bày báo cáo trải nghiệm
 Bước này là bước thể chế hóa kiến thức, kết quả học tập và rút ra kinh
nghiệm cho từng cá nhân học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng
tạo.


 Cá nhân học nhóm HS có ý kiến chất vấn, hỏi thêm các vấn đề chưa rõ
sau các nhóm trình bày
Bước 5: Tổng kết quá trình hoạt động trải nghiệm của HS:
 GV tổng hợp hóa kiến thức theo mục tiêu đã đặt ra, đánh giá năng lực và
kĩ năng của HS.
 Chỉ ra các yếu tố sáng tạo của HS trong q trình trải nghiệm (nếu có)
IV. Một số hình thức lồng ghép hoạt động TNST trong mơn Tin học
1. Trải nghiệm sáng tạo ngay trong các nội dung bài học trên lớp
- Học sinh trải nghiệm qua các hoạt động thực hành trên máy tính.
- Học sinh trải nghiệm qua khám phá trên máy tính để đúc rút các kiến thức.
- Từ các hoạt động trải nghiệm sẽ xuất hiện sự sáng tạo của học sinh.
2. Trải nghiệm sáng tạo trong NCKH
Giáo viên định hướng học sinh các trải nghiệm để thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học. Giáo viên đóng vai trị của người hướng dẫn.
3. Trải nghiệm qua các trò chơi “Chơi mà học, học mà chơi”
Bằng việc tham gia các trò chơi “Chơi mà học, học mà chơi” do giáo viên tổ

chức học sinh được trải nghiệm các hoạt động mà ở đó có thể củng cố kiến thức cũ
hoặc hành thành các kiến thức mới. Với hoạt động sôi nổi, hứng thú học sinh rất dễ
nắm bắt và dễ nhớ kiến thức hơn.
4. Tham quan trải nghiệm
Tham quan, trải nghiệm là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối
với học sinh giúp các em có những kinh nghiệm thực tế, có thể áp dụng vào cuộc
sống như việc thăm quan hoạt động CNTT ở các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp
trên địa bàn.
5. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khố là một trong những hoạt động ngồi giờ lên lớp, có tổ
chức, có kế hoạch, có phương hướng xác định, được tiến hành theo nguyên tắc tự
nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khố, dưới sự hướng dẫn của giáo viên với số
lượng học sinh không hạn chế, nhằm gây hứng thú và phát triển tư duy, rèn luyện
một số kĩ năng, củng cố, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức bộ môn cũng như
kiến thức xã hội của học sinh.

V. Một số ví dụ:
Trong chương trình Tin học THCS có rất nhiều bài/nội dung có thể triển
khai tổ chức được theo hướng trải nghiệm. Sau đây là một số ví dụ được thực hiện
theo các bước (Xem mục III) với hình thức tổ chức (xem mục IV) ở mỗi khối.


Ví dụ 1: Tin học 6: Hoạt động thực hành để khám phá chức năng của hộp
thoại Paragraph
Bước 1: Giáo viên đề xuất nhiệm vụ:
 HS vào bảng chọn Format Paragraph …
 Khám phá chức năng hộp thoại Paragraph dựa vào chức năng định dạng
bằng thanh công cụ đã học.
 Trong hộp thoại Paragraph có chức năng định dạng đoạn văn mà trên
thanh cơng cụ Formatting khơng có?

Bước 2: Học sinh trải nghiệm trong thực hành:
 HS trải nghiệm theo nhóm 2 học sinh/máy trong thời gian 5 phút.
 Thực hiện các thao tác khám phá, quan sát sự thay đổi đoạn văn để biết
chức năng của từng lệnh trên hộp thoại.
Bước 3: Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm:
 Chức năng từng lệnh trong hộp thoại:

 Chức năng mới mà trên thanh Formatting khơng có
Bước 4: Học sinh trình bày báo cáo trải nghiệm
 Các nhóm nộp kết quả trải nghiệm
 Đại diện các nhóm 3 nhóm bất kỳ trình bày kết quả, thao tác thực hiện
 Cá nhân HS có ý kiến chất vấn, hỏi thêm các vấn đề chưa rõ.
Bước 5: Tổng kết quá trình hoạt động trải nghiệm của HS:
 GV tổng hợp và chốt lại kiến thức, đánh giá năng lực và kĩ năng của HS
theo mục tiêu đã đặt ra.
 Chỉ ra các yếu tố sáng tạo của HS trong quá trình trải nghiệm (Lưu ý
Before của đoạn sau là After của đoạn trước).
Ví dụ 2: Tin học 7: Trải nghiệm qua thực hành: Ai là người học giỏi?
(Trích nội dung của tiết dạy minh họa)


Chuẩn bị: HS thu thập số liệu trước 2 tuần và tự thiết kế bảng số liệu chuẩn
bị cho tiết thực hành.
 Nhóm 1: Thu thập số liệu ở các lớp trong trường về số lượng: xe máy
điện, xe đạp điện, xe đạp
 Nhóm 2: Dân số ở các thơn trong xã Cam Thủy: Tổng số, số nữ, số HS
đang học THCS.
 Nhóm 3: Kết quả học tập HK1 năm học 2017-2018 của các bạn trong TC
Tin học: Họ và tên HS, điểm trung bình mỗi mơn, Điểm TBC các mơn.
 Nhóm 4: Kết quả hạnh kiểm các lớp trong trường: Tổng số HS, số lượng

Tốt, số lượng Khá, số lượng trung bình, số lượng yếu.
Bước 1: Giáo viên đề xuất nhiệm vụ: (Nhóm 1)
 Nhiệm vụ 1: Tìm lớp có số xe đạp điện nhiều nhất.
 Nhiệm vụ 2: Tìm 3 lớp có số xe đạp nhiều nhất.
Bước 2: Học sinh trải nghiệm trong thực hành:
 HS trải nghiệm thực hành nhiệm vụ 1 theo nhóm 5 học sinh/máy trong
thời gian 5 phút.
 Với nhiệm vụ 1 này, HS có thể tự lựa chọn sắp xếp giảm dần hoặc lọc
Top 1 để xác định được tùy theo sức sáng tạo mỗi HS.
Bước 3: Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm:
 HS hội ý các ý cần trình bày.
 Các nhóm cử người trình bày kết quả lên màn hình lớn
Bước 4: Học sinh trình bày báo cáo trải nghiệm
 HS trình bày kết quả lên màn hình lớn
 Thực hiện lại các thao tác
 Cá nhân HS có ý kiến chất vấn, hỏi thêm các vấn đề chưa rõ.
Bước 5: Tổng kết quá trình hoạt động trải nghiệm của HS:
 GV tổng hợp và chốt lại kiến thức, đánh giá năng lực và kĩ năng của HS
theo mục tiêu đã đặt ra.
 Chỉ ra các yếu tố sáng tạo của HS trong quá trình trải nghiệm (Lưu ý HS
tùy theo sức sáng tạo để lựa chọn phương pháp sắp xếp hoặc lọc, lọc
top).
Sắp xếp giảm dần cột “Xe đạp điện”

Lọc Top 1 cột “Xe đạp điện”


 Với nhiệm vụ 2: Thực hiện tương tự. Ở nhiệm vụ này có thể xuất hiện top 3
nhưng với số lượng nhiều hơn. Đây là một vấn đề GV giải thích rõ cho HS hiểu
thêm về khái niệm Top.

Sắp xếp giảm dần cột “Xe đạp”

Lọc Top 3 cột “Xe đạp”

Ví dụ 3: Tin học 8: Trải nghiệm qua trị chơi “Ai là người nặng nhất”
 Chuẩn bị:
 01 cân khối lượng (có thể dùng bấp bênh thăng bằng)
 01 bảng đeo ghi nhãn MAX
 Mỗi HS 01 bảng tên để ghi cân nặng và được đánh số thứ tự như
trong sổ điểm lớp.
 Vẽ sơ đồ thuật toán lên sân trường
 Bảng ghi giá trị: i, Max, i>n, ai>Max
 Thể lệ:
 Tiến hành cân từng HS. Mỗi HS ghi cân nặng của mình lên bảng
tên bằng bút lơng (có thể xóa được).
 Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì HS thứ nhất xuất phát theo chiều mũi
tên như trên sơ đồ khối theo hướng dẫn của GV.
Bước 1: Giáo viên đề xuất nhiệm vụ:
 Cho dãy n số a1, a2, … an. Hãy viết thuật tốn tìm số lớn nhất trong dãy
số đó thơng qua trị chơi “Ai là người nặng nhất”.
Bước 2: Học sinh trải nghiệm trong trò chơi “Ai là người nặng nhất” với sơ đồ
khối được vẽ trên sân:
 Nghe GV phổ biến thể lệ trò chơi, hướng dẫn trên sơ đồ khối.


Bảng giá trị
i
1
2
3

4

n+1

i>n

ai>Max

False
False


True

False
True




Max
a1
a1
a3




 HS thực hiện trải nghiệm trên sơ đồ khối theo hướng dẫn của GV. Trong
quá trình này, GV ghi giá trị từng bước vào bảng giá trị.

 Sau khi hết số lượng HS thì xác định được “người nặng nhất” như mục
tiêu ban đầu.
Bước 3: Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm:
 Nhóm 3 học sinh viết thuật tốn dựa vào trải nghiệm trị chơi trên trong
thời gian 10 phút.
Bước 4: Học sinh trình bày báo cáo:
 Đại diện nhóm trình bày thuật tốn trên trên giấy A0.
 Cá nhân hoặc nhóm HS có ý kiến chất vấn, hỏi thêm các vấn đề chưa rõ.
Bước 5: Tổng kết quá trình hoạt động trải nghiệm của HS:
 GV tổng hợp và chốt lại mô tả thuật tốn.
 Chỉ ra các yếu tố sáng tạo nếu có của HS.
Ví dụ 4: Tin học 9: Thực hành tổng hợp: Tạo bài trình chiếu hồn chỉnh
Bước 1: Giáo viên đề xuất nhiệm vụ:
 Tạo bài trình chiếu hồn thiện giới thiệu về di tích lịch sử Bến đị Đập
Đá – Lâm Lang 2 – Cam Thủy
Bước 2: Học sinh trải nghiệm trong thực tiễn:
 HS theo nhóm 5 người thăm khu di tích lịch sử Bến đị Đập Đá – Lâm
Lang 2 – Cam Thủy trong thời gian 30 phút.
 Nghe GV giới thiệu, đọc thông tin trên bia và ghi chép
 HS lấy tư liệu hình ảnh bằng điện thoại của GV
 Giáo viên hướng dẫn cách gửi hình ảnh từ điện thoại qua email của HS
Bước 3: Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm:


 Nhóm học sinh tạo bài trình chiếu trong thời gian 2 tiết với tư liệu thu
được.
 Qua việc thăm, tìm hiểu khu di tích bản thân em rút ra điều gì về lịng
u nước và trách nhiệm của mình.
Bước 4: Học sinh trình bày báo cáo trải nghiệm
 Đại diện nhóm trình bày bài trình chiếu trên màn hình lớn.

 Cá nhân học nhóm HS có ý kiến chất vấn, hỏi thêm các vấn đề chưa rõ.
Đánh giá chất lượng bài trình chiếu.
Bước 5: Tổng kết quá trình hoạt động trải nghiệm của HS:
 GV tổng hợp và chốt lại kiến thức, đánh giá năng lực và kĩ năng của HS
theo mục tiêu đã đặt ra.
 Nêu ra một số hạn chế trong trình bày bài trình chiếu.
 Chỉ ra các yếu tố sáng tạo của HS trong bài trình chiếu: Hình ảnh, hiệu
ứng động, …
Để hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học có hiệu quả cao thì việc lựa
chọn nội dung/chủ đề, xây dựng kế hoạch một cách phù hợp là rất quan trọng. Bên
cạnh đó việc lựa chọn đa dạng, phong phú các hình thức trải nghiệm sẽ giúp học
sinh thấy hào hứng và tích cực tham gia hơn. Trên cơ sở này sẽ xây dựng nên các
bước trải nghiệm để lồng ghép vào bài học một cách linh hoạt mang hiệu quả.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính là dựa trên các
phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo phải dựa trên mơ hình học tập khuyến khích sự tham gia của người học vào
trong các hoạt động. Quá trình hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình kiến tạo,
đặc biệt sự kiến tạo này kết nối với kinh nghiệm sống của người học và có giá trị,
tác dụng thay đổi chính giá trị, kinh nghiệm của người học để hình thành kinh
nghiệm mới, giá trị mới.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học
sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến
khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những
giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà
trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức,
phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
2. Kiến nghị đề xuất
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:



- Tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, u cầu
và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết.
- Dạy học TNST là việc làm mới, khó khăn, nguồn tài liệu nghèo nàn nên
giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do
vậy cần cung cấp thêm tài liệu để giáo viên tham khảo.
- Xây dựng một số hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo mẫu để phổ biến
đến giáo viên nghiên cứu để thực hiện tương tự.
* Đối với các trường:
- Nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ
cho dạy học TNST, khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo
trong quá trình tổ chức hoạt động.
- Nhà trường cần trang bị bộ sách Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học.
- Các trường cần dành thời gian để tổ chức ít nhất 1 chủ đề trên một khối lớp
để học sinh làm quen với các chủ đề của hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng các
hình thức: Tổ chức dạy trong các tiết lên lớp hoặc tổ chức trong các buổi sinh hoạt
ngoại khóa, tiết tự chọn.
* Đối với giáo viên:
- Cần nghiên cứu chu đáo việc dạy học TNST để thực hiện đúng và có hiệu
quả. Đầu tư thời gian hơn nữa đối với tiết dạy của mình nhằm xây dựng kế hoạch
dạy học theo hướng TNST.
- Góp ý xây dựng chương trình Tin học THCS lại cho hợp lý hơn (Lớp 6:
Internet, trình chiếu; Lớp 7: Soạn thảo văn bản; Lớp 8: Chương trình bảng tính;
Lớp 9: Làm quen ngơn ngữ lập trình).
Trên đây là báo cáo chuyên đề “Tổ chức dạy học lồng ghép trải nghiệm
sáng tạo trong môn Tin học THCS” của Tổ Toán Lý trường THCS Lê Lợi, rất
mong sự đóng góp ý kiến, bổ sung của các thầy cơ giáo để báo cáo được hồn
thiện và phổ dụng hơn.

Cam Thủy, ngày 26 tháng 02 năm 2018
Thực hiện
Tổ

Tốn

-





×