Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Benh chuong hoi da co o trau bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.26 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

ĐỀ TÀI: BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ Ở
(TRÂU, BÒ, DÊ, CỪU…)

GVHD : TS PHAN THỊ HỒNG PHÚC
SVTH : DƯƠNG THỊ XOAN
MSV : DTN 1553050289


Nội Dung
I.
II.
III.
IV.
V.

Thời điểm mắc bệnh
Nguyên nhân
Triệu chứng lâm sàn
Phòng bệnh
Trị bệnh


I. Thời điểm mắc bệnh

Bệnh chướng hơi dạ cỏ của gia súc nhai lại là
bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất là
vào mùa mưa và mùa xuân.
Bệnh xảy ra vào 7-8 âm lịch hoặc tháng 3-4.


Bệnh thường ở thể cấp tính, diễn biến nhanh,
nếu khơng điều trị đúng, kịp thời, gia súc sẽ chết
rất nhanh.


II. Nguyên nhân
Do thức ăn: cỏ, thân lá cây non chứa nhiều nước,
thức ăn bị dính nước mưa, thức ăn ôi thiu, lên men
quá chua, nấm mốc, thức ăn chứa chất nhày sinh
bọt khí, gia súc ăn quá nhiều các loại thức ăn tinh
bột dễ lên men và sinh hơi (củ sắn, bột ngô …).
Thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu
hóa do loạn khuẩn đường tiêu hóa (Trời đang nắng
nóng, đột ngột mưa lạnh kéo dài)


III. Triệu chứng lâm sàn
Ban đầu gia súc kém ăn, bỏ ăn, khơng nhai lại, đứng chỗi
chân ra phía trước, sùi bọt mép, miệng ngáp ợ hơi liên tục.
Các triệu chứng tiếp theo như bụng căng, lõm hông bên
trái căng phồng, gõ tay vào nghe thấy tiếng kêu rõ, con vật
có hiện tượng khó thở do phổi bị chèn ép, lỗ mũi mở to.
Các triệu chứng trên xảy ra kế tiếp nhau và rất nhanh
trong khoảng vài giờ, nếu không điều trị kịp thời con vật có
thể chết do ngạt thở.


IV. Phòng bệnh
Trong mùa mưa cần chú ý tránh để thức ăn dính
nước, thức ăn thu hái gặp mưa cần hong khô trước

khi cho gia súc ăn, nếu thức ăn quá non cần bổ sung
rơm khô, cỏ khô để giảm nước trong thức ăn.
Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu
đạm, thức ăn chứa chất nhày dễ lên men sinh hơi.
Không nên chăn thả gia súc khi trời mưa.


V. Trị bệnh
Bước 1: Khi thấy gia súc có dấu hiệu nêu ở trên
cần để gia súc nghỉ ngơi ở nơi n tĩnh, thống
mát, nơi có nền dốc, để gia súc đứng đầu quay
lên dốc tạo điều kiện giúp gia súc dễ thở.


Bước 2: Dùng rơm khô hoặc bọc dẻ chứa muối
rang nóng, hay gừng trộn rượu chà sát, xoa bên
ngồi vùng dạ cỏ theo chiều kim đồng hồ nhằm
kích thích nhu động dạ cỏ.


Bước 3: Cho uống ngay một trong các loại dung dịch sau
 Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 5 lít.
 Nước dưa chua: 3- 5 lít.
 Bia hơi: 3 – 5 lít.
 Có thể sử dụng bài thuốc nam sau để điều trị cho gia
súc: Tỏi 50-100 gam, lá trầu không 200 gam, gừng 100
gam, phèn chua 10 gam, dọc khoai nước 500 gam,
muối ăn (NaCl) 30-50 gam. Giã nhỏ hồ 1-2 lít nước,
vắt kiệt, bỏ bã, cho uống để chống lên men sinh hơi.



Bước 4: Dùng tay thuận kéo lưỡi gia súc ra, tay
còn lại sát gừng đã được giã nhỏ lên lưỡi để kích
thích cơ thực quản co bóp đẩy hơi ra ngoài.


Bước 5: Sau khi thực hiện các việc trên nếu
không thuyên giảm cần báo ngay cho cán bộ thú
y đến điều trị kịp thời.


Tư liêu
• />-hoi-da-co-o-loai-nhai-lai/
• />-tri-benh-vat-nuoi/200-benh-chuong
-hoi-da-co-o-trau-bo.html
• />

Cảm ơn!



×