Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

dia 7tuan 30tiet 57

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.59 KB, 2 trang )

Tuần 30
Tiết 57

Ngày soạn: 17/03/2018
Ngày dạy: 20/03/2018

Bài 50: THỰC HÀNH
VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA Ô - XTRÂY - LI - A
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
- Đặc điểm khí hậu (chế độ nhiệt, chế độ mưa, lượng mưa) của ba địa điểm đại diện cho 3 kiểu khí
hậu khác nhau của Ơ-xtrây-li-a và ngun nhân của sự khác nhau đó.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lát cắt địa hình của lục địa Ơ-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 300N để nhận biết và trình bày về
sự phân bố các dạng địa hình chính ở Ơ-xtrây-li-a.
- Viết một báo cáo ngắn và trình bày về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a dựa vào tư liệu đã cho.
3. Thái độ:
Giúp học sinh hiểu biết thêm về thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mơ hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lược đồ tự nhiên Ô-xtrây-li-a.
- Lát cắt địa hình lục địa Ơ-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 30 B.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
7A1……................7A2…….................. 7A3……................7A4…….............. 7A5……...................
2. Kiểm tra bài cũ:


- Trình bày đặc điểm kinh tế châu Đại Dương?
3. Tiến trình bài học:
Khởi động: GV giới thiệu nội dung bài thực hành.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học
* Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
Bước 1:
- Nhắc lại đặc điểm địa hình Ơ-xtrây-li-a?
(Giáo viên gọi học sinh yếu trả lời).
Bước 2:
- GV chuẩn xác kiến thức, giới thiệu về Ơ-xtrây-li-a.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình Ơ-xtrây-li-a
* Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
Bước 1:
- GV treo lát cắt địa hình lục địa Ơ-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 300 N và hướng dẫn HS quan sát kết hợp
lược đồ tự nhiên lục địa Ơ-xtrây-li-a.
- GV chia lớp thành các nhóm hướng dẫn các nhóm tiến hành thảo luận theo câu hỏi ở bài tập 1.
Bước 2:
- HS thảo luận. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.


(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung TLN trình bày).
- GV nhận xét, hướng dẫn HS viết báo cáo hồn thành về đặc điểm địa hình Ơ-xtrây-li-a.
Đặc điểm địa hình Ơ-xtrây-li-a.
Khu vực
Đồng bằng ven biển.
C Cao ngun tây Ơ-xtrây-li-a.
Đồng bằng trung tâm.
Dãy đơng Ơ-xtrây-li-a.


Đặc điểm địa hình
- P. Tây tương đối bằng phẳng, nhỏ hẹp
- Phía Đơng hơi dốc, nhỏ hẹp.
Rộng, hơi gồ ghề.
Tương đối bằng phẳng.
Núi có sườn dốc đứng, đỉnh nhọn.

Độ cao (m)
100
600
200
1600

- Đỉnh Rao-đơ-Mao cao nhất 1600 m.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.
* Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
Bước 1:
- GV hướng dẫn HS quan sát H 50.2/SGK và sự phân bố lượng mưa ở lục địa Ô-xtrây-li-a cùng với
3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm ở Ô-xtrây-li-a.
- Yêu cầu 1 HS lên xác định vị trí của 3 địa điểm đó trên lược đồ.
Bước 2:
- GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm phân tích nhiệt độ và lượng mưa của một địa điểm thông qua
biểu đồ và giải thích sự phân bố đó.
- Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, bổ sung.
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức .
Bước 3:
- Nhắc lại đặc điểm của:
+ Các loại gió: gió tín phong, gió tây ơn đới.

+ Các dịng biển nóng, lạnh.
+ Sự phân bố lượng mưa ở châu Đại Dương.
* Lưu ý: khí hậu của Pớc là Địa trung hải, còn Bri - xbơn là cận nhiệt đới gió mùa.
- Giải thích tại sao phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc?
Hoang mạc phân bố vùng phía tây và tập trung vào sâu nội địa do:
+ Phía tây ảnh hưởng dịng biển lạnh.
+ Phía đơng có sườn khuất gió, lượng mưa càng vào sâu trong nội địa càng giảm dần.
+ Có đường chí tuyến Nam đi qua lục địa.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết:
- GV chuẩn xác lại kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết thực hành của lớp, ghi điểm cho các nhóm.
2. Hướng dẫn học tập:
- HS xem trước bài “Thiên nhiên châu Âu”. Tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Các dạng địa hình chính ở châu Âu, sự phân bố khí hậu.
+ Các con sơng lớn và sự phân bố thảm thực vật ở châu Âu.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×