Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giao an Đia 7Tuan 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.3 KB, 4 trang )

Tuần : 18 Thứ 2 ngày 20 tháng 12 năm 2010
Tiết : 33
Bài 30 :
KINH TẾ CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU :
- Giúp cho HS: Nắm vững đặc điểm nông nghiệp và công nghiệp châu Phi. Nắm
vững tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi .
- Đọc và phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp & công
nghiệp ở châu Phi .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bản đồ nông nghiệp châu Phi .Bản đồ công nghiệp châu Phi .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ :
Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi ?
Những nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Phi ?
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
Kinh tế châu Phi còn lạc hậu. Nền kinh tế phát triển theo hướng chuyên môn hoá phiến
diện, phụ thuộc nhiều vào thị trường nên dễ bị thiệt hại khi kinh tế thế giới biến động .
Đô thị hoá diễn ra nhanh nhưng chủ yếu là tự phát .
b. Giảng bài:
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
Hoạt động 1:
- Cho HS quan sát hình 30.1 trả lời câu hỏi sau :
? Nêu sự phân bố của các loại cây công nghiệp :
ca cao, cà phê, cọ dầu, lạc ?
? Cây ăn quả nhiệt đới : cam, chanh, nho, ôliu
phân bố ở đâu ?
? Cây lương thực : lúa mì, ngô phân bố ở đâu ?
(GV nói thêm : lúa gạo ở Ai Cập )
? Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công


nghiệp và cây lương thực ở châu Phi ?
(Cây công nghiệp : được trồng trong các đồn
điền , theo hướng chuyên môn hoá, nhằm mục
đích xuất khẩu ).
(Cây lương thực : chiếm tỉ trọng nhỏ trong
cơ cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy
còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân
1. Nông nghiệp:


- Nền kinh tế châu phi phát triển
theo hướng chuyên môn hoá phiến
diện .

- Phần lớn các quốc gia châu Phi
có nền kinh tế kém phát triển, hình
thức canh tác nương rẫy còn khá
phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu
phân bón, chủ yếu dựa vào sức
người là chính .
bón, chủ yếu dựa vào sức người là chính ).
- GV nói thêm về chăn nuôi :
+ Cừu, dê, được nuôi ở các đồng cỏ trên các
cao nguyên và các vùng nửa hoang mạc .
+ Lợn được nuôi ở các nước Trung Phi và các
nước Nam Phi .
+ Bò nuôi ở :Êtiôpia, Nigiêria có những đàn bò
lớn .
Hoạt động 2:
- GV phân ra thành 4 nhóm :

+ Nhóm 1 : trình bày sự phân bố ngành công
nghiệp khai thác khoáng sản ở những nước nào ?
(CH Nam Phi, Angiêri, CHDC Công gô)
+ Nhóm 2 : ngành luyện kim màu ở những
nước nào ?
(CH Nam Phi, Ca mơ run, Dămbia)
+ Nhóm 3 : ngành cơ khí ở những nước nào ?
(CH Nam Phi, Ai Cập, Dămbia, Angiêri, )
+ Nhóm 4 : ngành lọc dầu ở những nước nào ?
(Li Bi, Angiêri, Marốc)
- Qua đó GV yêu cầu HS có nhận xét và nêu 3
khu vực có trình độ phát triển công nghiệp khác
nhau ?
(khu vực phát triển nhất : là CH Nam Phi có
công nghiệp phát triển toàn diện nhất)
(Khu vực phát triển : các nước Bắc Phi … có
công nghiệp dầu khí phát triển )
(Khu vực chậm phát triển : các nước còn lại của
châu Phi, chỉ phát triển một vài ngành công
nghiệp khai khoáng, công nghiệp nhẹ)
? Cho biết những nguyên nhân nào làm cho
công nghiệp châu Phi chậm phát triển ?
(trình độ dân trí thấp, thiếu lao động chuyên
môn kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu , thiếu vốn
nghiêm trọng)
? Hãy kể tên những nước tương đối phát triển ở
châu Phi ?
(CH Nam Phi, Li Bi, Angiêri, Ai Cập)
2. Công nghiệp:
- Tuy có nguồn tài nguyên

khoáng sản phong phú , nhưng các
nước châu Phi có nền công nghiệp
nhỏ bé chỉ chiếm 2% tổng sản
lượng công nghiệp thế giới .
- Một số nước có nền công nghiệp
tương đối phát triển là Cộng hoà
Nam Phi, Li Bi. Angiêri, Ai Cập .
4 .Củng cố :
Tuần : 18 Thứ 3 ngày 21 tháng 12 năm 2010
Tiết : 34
Bài 31 :
KINH TẾ CHÂU PHI (Tiếp Theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Cần nắm vững cấu trúc đơn giản của nền kinh tế các nước châu Phi .Hiểu rõ sự đô thị
hoá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp làm xuất hiện
nhiều vấn đề kinh tế - xã hôi phải giải quyết .
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và so sánh.
- Giáo dục cho các em biết yêu lao động, biết liên hệ địa phương.
II. PHJƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Lược đồ kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu .
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu phi.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tình hình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của châu Phi như thế nào ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Nền kinh tế châu Phi phát triển theo hướng phiến diện, phụ thuộc nhiều vào thị trường
nên dễ bị thiệt hại khi kinh tế thế giới biến động. Đô thị hoá diễn ra nhanh nhưng chủ
yếu là tự phát.
b. Giảng bài:

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
Hoạt động 1:
- Cho HS xem lược đồ 31.1 nhận xét kinh tế châu
Phi phục vụ cho hoạt động xuất khẩu chủ yếu là
các loại cây công nghiệp, khai thác khoáng sản
xuất khẩu .
? Nêu nhận xét để thấy các tuyến đường sắt quan
trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động
xuất khẩu ?
( các tuyến đường sắt đều bắt đầu từ các vùng
trồng cây công nghiệp xuất khẩu hay vùng khai
thác khoáng sản sâu trong nội địa ra bờ biển đến
các thành phố cảng phục vụ vận chuyển xuất
khẩu)
? Hãy nêu tên một số cảng lớn ở châu Phi ?
(những cảng lớn là : Angiê, Caxa blan ca, A bit
gian , Đaca, Kep tao, Đuôc ban , Môn basa)
? Vì sao châu Phi xuất khẩu cây công nghiệp
3. Dịch vụ:

- Hoạt động kinh tế đối ngoại của
các nước châu Phi tương đối đơn
giản :
+ Xuất khẩu sản phẩm cây công
nghiệp nhiệt đới và khoáng sản .

+ Nhập khẩu máy móc, thiết bị,
hàng tiêu dùng, lương thực .

nhiệt đới , khoáng sản và nhập khẩu máy móc,

thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực ?
(do công nghiệp châu Phi chậm phát triển thiên
về khai khoáng xuất khẩu, nông nghiệp phát triển
theo hướng chuyên môn hoá cây công nghiệp
nhiệt đới xuất khẩu , nên châu Phi chủ yếu xuất
khẩu sản phẩm cây công nghiệp , khoáng sản và
nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng
,lương thực ).
- GV nhấn mạnh : hàng xuất khẩu với giá rất
thấp, còn nhập khẩu với giá rất cao => gây thiệt
hại nền kinh tế châu Phi.
Hoạt động 2:
? Cho HS quan sát hình 29.1 cho biết sự khác
nhau về mức đô thị hoá của châu Phi ?
(Đô thị hoá cao nhất ở duyên hải Bắc Phi :
Angiêri , Aicập)
(Đô thị hoá khá cao ở ven vịnh Ghine :
Nigiêria)
(Đô thị hoá thấp ở duyên hải Đông Phi :
Kênia, Xômali )
? Quan sát 29.1 Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên
1 triệu dân ? Nêu tên các đô thị trên 5 triệu dân ?
(có 21 đô thị trên 1 triệu dân ; 3 đô thị trên 5
triệu dân ở châu Phi là : Cairô (Ai Cập),Angiê
(Angiêri) và La Gôt (Ni-giê-ri-a).
? Nguyên nhân nào làm cho dân số đô thị châu
Phi tăng nhanh ?
(thu hút vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ
công nghiệp xuất khẩu, thiên tai, xung đột, chiến
tranh …)

? Nêu những vấn đề về kinh tế xã hội nảy sinh do
bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi ?
(khó khăn về nhà ở, thất nghiệp, dịch bệnh , mù
chữ, y tế, những tệ nạn xã hội khác, hút chích …)
4. Đô thị hoá :

- Bùng nổ dân số ở đô thị là kết
quả của sự gia tăng dân số tự
nhiên cao, cùng với sự di dân ồ ạt
từ nông thôn ra các thành phố lớn,
làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế-
xã hội cần phải giải quyết .
4 .Củng cố :
-Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới , khoáng
sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực ?
- Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân ? Nêu tên các đô thị trên 5 triệu dân?
5 .Dặn dò :
- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 32 .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×