Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

Bai 22 Cao trao cach mang tien toi Tong khoi nghia thang Tam nam 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 38 trang )

NẠN ĐĨI 1944-1945
Nhóm 2_Lớp 9A10


Nguyên nhân của nạn đói
1. Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến
tranh tại Đông Dương. Các cường quốc đang chiếm
đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản vì mục đích
phục vụ chiến tranh đã lạm dụng và khai thác q
sức vào nơng nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém gây
nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của
người Việt. Trong khi Nhật thu gom gạo để chở về
nước thì Pháp dự trữ lương thực phòng khi quân
Đồng minh chưa tới, phải đánh Nhật hoặc dùng cho
cuộc tái xâm lược Việt Nam. Những biến động quân
sự và chính trị dồn dập xảy ra đã ảnh hưởng tiêu
cực đến sản xuất lương thực miền Bắc vốn dĩ đã
thiếu gạo nên càng bị đói.


2. Nguyên nhân gián tiếp

Nguyên nhân gián tiếp là những biện pháp
quân sự hóa kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu 
chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại
Việt Nam, do tại nước Pháp khi đó đang có
chiến tranh và cũng đang bị xâm chiếm. Sau
đó Nhật Bản dùng vũ lực loại bỏ Pháp chiếm
đóng Việt Nam rồi thực hiện các biện pháp


khác khốc liệt hơn nhằm mục đích khai thác
phục vụ chiến tranh (bắt nơng dân nhổ lúa
trồng đay, buộc người dân bán lúa gạo với
giá rẻ mạt để chuyển về Nhật, đánh đập
người dân để thu đủ các lọa thuế).



3.Nguyên nhân tự nhiên
- Nguyên nhân tự nhiên, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sản xuất lương thực tại miền Bắc.
Thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây mất mùa tại miền
Bắc. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong
mùa lũ cũng góp phần làm tăng thêm nạn đói.
- Tháng 9/1944, lụt vỡ đê La Giang (Hà Tĩnh), đê
sông Cả (Nghệ An) làm cho nạn đói diễn ra trầm
trọng hơn.Theo những người dân trải qua nạn đói
khủng khiếp ở Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình) thì
vụ mùa năm 1944, lúa trên các cánh đồng rộng
hàng trăm mẫu đều bị "rù" (rầy phá hoại), chết
trắng, chết vàng. Cả mẫu ruộng không thu nổi vài
chục cân thóc mẩy.



Vào tháng Tám năm 1945, một trận lũ
khủng khiếp đã gây vỡ đê tại 79 điểm, gây
ngập 11 tỉnh miền Bắc với tổng diện tích
312.000 ha, ảnh hưởng tới cuộc sống của 4
triệu người… Sau cơn lũ, bệnh dịch tả lây

lan nhanh và rộng khắp, cộng với khơng có
thuốc men, lương thực, nên góp phần làm
cho nạn đói càng thêm trầm trọng.


Hậu quả của nạn đói
Khơng có số liệu chính xác về số người đã
chết đói trong nạn đói này, một số nguồn
khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến
2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt
Nam. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của
một quan chức quân sự của Pháp tại Đơng
Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng
nửa triệu người chết. Tồn quyền Pháp 
Jean Decouxthì viết trong hồi ký của ông về
thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la
barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người
miền Bắc chết đói.




- Năm 1959, Chính phủ Nhật Bản đã đàm phán

với chính quyền Ngơ Đình Diệm về việc bồi
thường chiến tranh, phía Nhật cho rằng có
khoảng 300.000 nạn nhân chết đói, trong khi
chính quyền Ngơ Đình Diệm đưa ra con số
1.000.000 người. Mức bồi thường cuối cùng được
thống nhất là 14 tỉ 40 triệu yen (khoảng 39 triệu

đôla Mỹ) vào năm 1960, chia ra thì mỗi mạng
người Việt chết đói chỉ bằng một nhúm tiền lẻ
- Về sau, qua khảo sát hộ khẩu các tỉnh miền bắc,
các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2
triệu người đã chết đói. Con số 2 triệu người chết
cũng là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài 
Tun ngơn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.




Cuốn Lịch sử tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1988 cho
biết: phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) mỗi ngày chết 400
ngườiKhi người đói kéo về các thành phố lớn, lúc đầu
người chết cịn được bó chiếu đem chơn, sau vì nhiều
người chết quá nên đành phải chất xác, hất chung xuống
hố. Có người cịn thoi thóp nhưng vẫn bị đưa đi chơn, vì
“trước sau gì cũng chết”
Trong cuốn "Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những
chứng tích lịch sử" của GS Văn Tạo thống kê:
"Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn ra trầm trọng
nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối
sát thực tế là cả tỉnh chết đói mất 280.000 người. Chỉ tính
số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn
210.000 người, Ninh Bình 38.000, Hà Nam chết 50.000 thì
số người chết đói đã lên đến hơn 580.000. Như vậy, con số
2 triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ
Quảng Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng
là gần với sự thực




Nghiên cứu về nạn đói 1944-1945
Cơng trình nghiên cứu về nạn đói năm 1945 của GS Văn
Tạo và GS Furuta Moto (người Nhật) đã chỉ rõ: chính sách
vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc
bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh đồng
bằng Bắc bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm cảnh
trên.
Bác sĩ Ngô Văn Quỹ trong một tham luận của mình về
nạn đói đã cho biết: “Cuối năm 1944, quân số của Nhật ở
Bắc kỳ đã lên tới gần 100.000 người. Bắc kỳ lúc đó đã
thiếu gạo, vì 3 trận bão tàn phá các tỉnh Nam Định, Thái
Bình, Hải Dương và Bắc Ninh, làm cho vụ mùa bị thất
thâu, lại bị cái họa phải nhổ lúa để trồng cây công nghiệp
cho Nhật, nay lại phải nuôi thêm 100.000 miệng ăn của
quân đội Nhật. Theo tờ trình của Thống sứ Bắc kỳ
Chauvet, thì vào năm 1944 ở Bắc kỳ, diện tích trồng cây
cơng nghiệp đã lên tới 45.000 ha”.




Theo tài liệu của Viện Sử học: năm 1941 là 700.000
tấn gạo; năm 1942 là 1.050.000 tấn gạo và 45 tấn
bột gạo; năm 1943 là 1.125.904 tấn; năm 1944, mặc
dù mất mùa nhưng vẫn phải cung cấp cho Nhật
900.000 tấn. Ngồi ra, Nhật cịn cho Pháp xuất
khẩu gạo sang các nhượng địa của Pháp ở Trung
Quốc.  Tham luận của bác sỹ Ngô Văn Quỹ cũng cho

biết, ngay trong năm 1945, tức lúc nạn đói lên đến
đỉnh điểm, vậy mà theo các tài liệu chính thức của
Pháp – Đơng Dương đã thu hoạch được 2.700.000
tấn thóc, ước tính nhu cầu của nhân dân chỉ là
1.600.000 tấn; vậy là vẫn còn dư ra 1.100.000 tấn.
Và ơng khẳng định: “Thừa thóc, thừa gạo mà để dân
chết đói đến 2 triệu người, trước lịch sử, đây quả là
một tội ác “trời không dung, đất không tha”.




×