Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

On tap chuyen de chiec thuyen ngoai xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.88 KB, 4 trang )

Người đàn bà làng chài – Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hai
mươi chín năm cầm bút, sống và viết trong thời kì chiến tranh giải phóng đất nước, thời kì đổi mới, tác phẩm
của ơng ln được độc giả hoan nghênh, đón nhận nhiệt thành. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có sức hấp
dẫn riêng biệt, nhà văn khẳng định bản sắc cá nhân nghệ sĩ bằng nét phong cách kết hợp hài hịa chất triết lí
cuộc đời với chất trữ tình lãng mạn, hình tượng nhân vật được soi thấu trong mối quan hệ đa chiều, phức tạp
nhưng hòa hợp và thống nhất trong tư tưởng đề cao tôn vinh những giá trị cuộc sống của nhà văn.
Chiếc thuyền ngoài xa đã xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, một người phụ nữ
lao động lam lũ, bất hạnh, trải đời và sáng đẹp tình yêu thương, đức hi sinh và lòng vị tha cao cả. Người phụ nữ
bất hạnh ấy đã để lại cho người đọc một niềm cảm thông và trân trọng sâu sắc bởi những phẩm chất đáng quá
của bà.
Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đang dần đổi mới, cuộc sống kinh tế có
nhiều mặt trái, nhiều tồn tại khiến người ta phải băn khoăn. Truyện ngắn này lúc đầu được in trong tập Bến quê
(1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn in năm 1987.
Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Phùng bên cạnh nhân vật người đàn bà hàng chài để làm nổi bật lên
phẩm chất đáng quý của người đàn bà ấy. Tất cả mọi việc xảy ra trong cuộc đời, số phận, tính cách, cảnh ngộ
của chị gây xúc động, trăn trở mạnh mẽ khơng chỉ với tác giả mà cịn với người đọc.
Đọc hết câu truyện người đọc cũng không biết tên thật của người đàn bà ấy là ai, tác giả đã gọi một cách phiếm
định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta.... Khi người đàn bà này xuất hiện ở
tòa án huyện để gặp chánh án Đẩu, ta vẫn không biết tên. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu
không đặt tên cho người đàn bà hàng chài này, cũng không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể
đặt cho chị một cái tên mà là vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: chị là
người vơ danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác không hiếm
gặp trên những miền quê Việt Nam. Điều đó chỉ ra một thực tế rằng, khơng phải chi mình người đàn bà đó gặp
bất hạnh mà có rất nhiều phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ chịu những bất hạnh như thị.
Tác giả đã dùng những ngôn từ rất đắt giá để miêu tả về người đàn bà hàng chài có thân hình xấu xí tàn tạ ”trạc
ngồi 40, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ
mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Vì cuộc đời
nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch.
Người đàn bà bất hạnh ấy không chỉ phải chịu thiệt thời về ngoại hình mà tạo hóa mang lại mà dường như mọi
sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn


roi của người chồng vũ phu tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ... Cái xấu đã đeo đuổi
chị như định mệnh, suốt từ khi cịn nhỏ: có mang với một anh hàng chài đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ
chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh. Gia đình nghèo lại cịn đơng con,
thuyền thì chật,... Bị chồng thường xun đánh đập, hành hạ thường xuyên cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày
một trận nặng”. Cứ khi nào lão chồng thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh một
con thú với lời lẽ cay độc "Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ". Quả thực, người đàn
bà hàng chài có cả một cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn, khốn khổ. Chị là nạn nhân của sự nghèo đói, thất học và lạc
hậu. Số phận, cuộc đời chị dần dần hiện ra rõ nét khi chị đến toà án huyện. Số phận đầy bi kịch ấy được tác giả
tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ.
Là một người phụ nữ yếu đuối phải chịu bao đắng cay tủi phận của cuộc đời nhưng chị lại có một phẩm chất
đáng quý. Trước hết là sự nhẫn nhục, chịu đựng vì hồn cảnh. Chị coi việc mình bị đánh đó như một phần đã
rất quen thuộc của cuộc đời mình. Chị chấp nhận, khơng kêu van, khơng trốn chạy cũng như khơng hề có ý
định rời bỏ gia đình ấy, rời bỏ người chồng vũ phu của mình. Chị hiểu cơ cực của cuộc sống mưu sinh đầy cam
go trên biển khơng có người đàn ơng: thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề. Đó là sự
cam chịu, nhẫn nhục đáng cảm thơng, chia sẻ. Cách xử sự của người đàn bà là không thể khác được.
Mặc dù phải chịu khổ cực, nhưng người phụ nữ ấy quyết cam chịu tất cả, làm tất cả vì những đứa con thân yêu
của mình. Thị nhận thấy rằng, các con là cuộc sống, lẽ sống, là tất cả những gì có trên cuộc đời này của mụ.
Khi tòa án đưa ra giải pháp li dị, chị đã từ chối. Có nghĩa là chị từ chối trút bỏ tấm bi kịch nhục nhã của đời
mình. Với người đàn bà này thà bị đi tù, bị đánh đập còn hơn phải bỏ chồng: “Quý tòa bắt tội con cũng được,
phạt tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Lí do bà đưa ra thật đơn giản nhưng cũng thật xót xa: cần
có chồng để cùng ni mười đứa con. Thì ra sự sinh tồn của những đứa con là nguyên nhân để người đàn bà ấy
sống kiếp cam chịu. Tình yêu thương của người mẹ dành cho đàn con chính là sức mạnh để người đàn bà ấy
nhẫn nhục: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được”.
Người đàn bà đã chủ động nhận về mình mọi đau đớn để đảm bảo sự sinh tồn cho con cái bởi gia đình đơng con
sống dựa vào nghề sơng nước đầy bất trắc. Thậm chí khi bị đánh bà còn chủ động xin chồng thay đổi địa điểm
đánh: “Sau này, con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh”. Bà muốn hứng trọn nỗi đau


cho riêng mình, khơng để các con bị tổn thương. Tình yêu thương như một bản năng mãnh liệt ngàn đời được
bộc lộ một cách cảm động và sâu sắc nhất ở người phụ nữ này. Tình mẫu tử vút lên, trên cái nền của cuộc sống

cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa.
Sau tất cả những nỗi đau mà người chồng đã gây ra cho bà, bà vẫn có một tấm lịng bao dung, độ lượng đối với
chồng. Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu nhìn người chồng là kẻ vũ phu, thô bạo, đáng lên án. Nhưng qua cái
nhìn của người vợ, lão từng là: “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, khơng bao giờ đánh đập tôi”. Bị
chồng đánh đập thô bạo nhưng bà cũng khơng ốn trách vì bà hiểu nỗi khổ của chồng, hiểu cái khổ đã làm
người hiền lành trở thành ác độc. Chính cuộc vật lộn mưu sinh đã biến lão trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Người
ta làm điều ác nhiều khi khơng phải vì người ta xấu mà là vì khổ sở. Bà cịn hiểu rằng chồng mình vừa là nạn
nhân khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình cũng chỉ vì nghèo đói, ít học.
Thậm chí bà cịn sẵn sàng nhận lỗi về mình, coi mình là nguyên nhân khiến cuộc sống của chồng trở nên khốn
khổ. Đây quả là người phụ nữ có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, bao dung, độ lượng với chồng
Phải nói rằng, nhà văn đã có cái nhìn đầy thương cảm và trân trọng đối với người phụ nữ ấy nên mới khắc họa
lên được một người đàn bà hàng chài tuy thất học nhưng không tăm tối, ngược lại rất thấu trải lẽ đời, rất sắc
sảo. Đó là phẩm chất phi thường khơng phải ai cũng có được. Bà hiểu thiện chí của chánh án Đẩu và nghệ sĩ
Phùng khi khuyên bà bỏ người chồng vũ phu, tàn bạo. Song bà càng hiểu hơn cuộc sống trên sông nước. Bà
chắt ra từ cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ một chân lý mộc mạc nhưng thấm vị mặn của đời thường: “đám đàn bà
hàng chài ở thuyền chúng tơi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba”. Cuộc sống thực tế cần
có một người đàn ơng để làm chỗ dựa, dù đó là người chồng vũ phu tàn bạo. Bà cũng hiểu và tự hào với thiên
chức của người phụ nữ: “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khơn lớn cho nên
phải gánh lấy cái khổ”. Chính vẻ đẹp mẫu tính, đầy hi sinh cao thượng ấy đã tơn vinh người đàn bà với vẻ ngồi
xấu xí, thơ kệch.
Cuộc sống của người đàn bà ấy có đau khổ thì nhiều mà hạnh phúc thì quá hiếm hoi. Vì vậy bà rất nâng niu
những giây phút vợ chồng con cái sống bên nhau vui vẻ, hồ thuận. Vì cái hạnh phúc hiếm hoi, ít ỏi đó phải trả
giá bằng những hành hạ, bạo tàn. Niềm vui lớn nhất là của chị là “lúc ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó được ăn
no”. Với những kiếp đàn bà nhọc nhằn đó nói đến niềm vui thật xa xỉ, nhưng sự tận tụy hi sinh cho chồng con
chính là niềm vui lớn nhất đối với người phụ nữ. Đó chính là sức mạnh nội tâm nâng đỡ người đàn bà: “lần đầu
tiên trên gương mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên một nụ cười”. Đó là triết lí sâu sắc về cuộc sống và con
người: Quan niệm hạnh phúc của con người nhiều khi thật đơn giản, khát vọng hạnh phúc thật nhỏ bé mà vẫn
nằm ngoài tầm tay.
Tác giả đã dùng biện pháp đồi lập giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại hình và tâm hồn, của người phụ nữa
ấy để làm nổi bật lên những phẩm chất cao thượng đáng được ngợi ca. Qua cuộc đời của người đàn bà hàng

chài, tác giả cũng đặt ra những vấn đề nhức nhối của cuộc sống: nạn bạo hành trong gia đình, sự nghèo đói, thất
học, sự tha hóa về nhân cách… những ngang trái, nghịch lý của cuộc sống.
Người đàn bà hàng chài chính là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam, họ chịu đựng hi sinh gian khổ, hết lịng
vì chồng con, vì gia đình. Họ có tấm lịng bao dung độ lượng sâu sắc. Đó là những phầm chất đáng quý, đáng tự
hào. Hiện nay xã hội đã cơng bằng bình đẳng hơn, nhưng vẫn cịn khơng ít phụ nữ phải chịu bất hạnh trong
cuộc đời, xã hội cần có biện pháp mạnh hơn để răn đe những hành động chà đạp người phụ nữ, để học xứng
đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc.
Chiếc thuyền ngoài xa – Vợ chồng A Phủ
Vợ chồng A Phủ: Nhân vật Mị: thân phận khổ đau của người phụ nữ miền núi trước Cách mạng tháng Tám,
chịu sự áp bức bởi thần quyền, cường quyền.
Mị chịu thân phận con dâu gạt nợ (bề ngoài con dâu nhưng thực chất là con nợ), bị biến thành công cụ lao
động: đối xử khơng khác gì con vật: suốt ngày chỉ quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, hay đi cõng nước, là
con trâu con ngựa trong nhà thống lí; lùi lũi như con rùa trong xó cửa
Mị bị đày đọa về tinh thần: Lúc nào Mị cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi, hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng
khóc, có lúc định ăn lá ngón để chết nhưng thương cha không nỡ chết, sống đến quen với cái khổ, tồn tại với
trạng thái gần như đã chết trong lúc sống, ngay cả khi ngọn lửa khát khao hạnh phúc bùng cháy trong tâm hồn
Mị thì nó đã bị dập tắt một cách phũ phàng.
Chiếc thuyền ngoài xa: nhân vật người đàn bà hàng chài
Thiệt thòi về nhan sắc: người đàn bà xấu xí với đường nét thơ kệch, mặt rỗ
Chịu một cuộc sống đói nghèo: gia đình đơng con, cả gia đình sinh sống trên con thuyền chật chội, đói nghèo
triền miên (động biển, có khi cả tháng vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối, hạnh phúc là
nhìn đàn con được ăn no), bươn trải vì cuộc mưu sinh.
Là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình: chịu cảnh chồng đánh đập thường xuyên, cảnh bị đánh rất dã man:
dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”-> việc chồng đánh
cũng như việc những người đàn ông trên thuyền khác uống rượu (nguyên nhân trực tiếp của tình trạng bạo lực ở


đây là sự tăm tối, vũ phu của người đàn ơng, nhưng ngun sâu xa là tình trạng đói nghèo, đời sống bấp bênh
kéo dài)
Mỗi truyện ngắn thể hiện những thông điệp nghệ thuật khác nhau

– Vợ chồng A Phủ: Mị đã thoát khỏi nỗi khổ bằng nghị lực, bằng sức sống tiềm tàng, đã chạy theo A Phủ để
đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ đã gặp cán bộ kháng chiến, giác ngộ cách mạng… Qua đây tác giả thể hiện thông
điệp: Người phụ nữ trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám luôn chịu cuộc sống khổ đau, bất hạnh; Người
phụ nữ có sức sống tiềm tàng và có thể đổi thay số phận bằng sự tự đứng lên và đi theo cách mạng;
– Chiếc thuyền ngoài xa: tác giả thể hiện thông điệp: Thông điệp về cuộc sống: Cuộc sống đầy những nghịch lí
và bi kịch: giữa bên trong và bên ngoài, thiên nhiên và cảnh đời…, lí thuyết sách vở và thực tiễn đời sống; Con
người đầy bí ẩn, mang vẻ đẹp khuất lấp: cam chịu- yêu thương, sự cam chịu – thái độ trân trọng nâng niu hạnh
phúc bé nhỏ; vẻ ngoài quê mùa, thất học- bên trong sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời…; Thông điệp về nghệ thuật:
Người nghệ sĩ khơng nên nhìn cuộc sống một cách giản đơn, chỉ thấy vẻ ngoài của cuộc sống mà cần khám phá
chiều sâu bên trong. Nghệ thuật cần gắn liền với đời sống hay cần rút ngắn khoảng cách nghệ thuật và đời sống.
– Sự gặp gỡ của 2 tác phẩm về thân phận của người phụ nữ góp phần làm sâu sắc hơn đề tài về người phụ nữ;
sự khác nhau ở thông điệp nghệ thuật cho thấy sự tìm tịi sáng tạo của mỗi tác giả ở cùng một đề tài, làm nên
sức hấp dẫn riêng của mỗi tác phẩm. Sở dĩ có sự giống nhau: các nhà văn đều quan tâm đến những vấn đề
muôn thưở, là sự thể hiện quy luật kế thừa trong văn học. Sự khác nhau ở thông điệp của mỗi tác phẩm nói lên
bản chất của sáng tạo nghệ thuật, đáp ứng được yêu cầu của người đọc…
Vợ nhặt – Chiếc thuyền ngoài xa
Nhân vật người vợ nhặ: tTuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật
quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong,
ban đầu và về sau.
– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: Phía sau tình cảnh trơi dạt, vất vưởng, là một lịng ham sống mãnh liệt.
Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ; Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một
người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan: dậy sớm, quyét dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm …
* Nhân vật người đàn bà hàng chài: Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trị quan trọng với việc thể
hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên
trong, giữa thân phận và phẩm chất.
– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:Ngoại hình xấu xí, thơ kệch nhưng ẩn chứa bên trong là một tấm lòng nhân
hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh; Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh
phúc, can đảm, cứng cỏi; Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
– Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng
trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết

chân thực…
– Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu
mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà
hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính,
trong tình trạng bạo lực gia đình…
Lí giải sự khác biệt: + Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp
đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức
nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự – đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại).+ Sự khác biệt giữa quan niệm
con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự
khác biệt này.
Cùng yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời nhưng nếu ở bà cụ Tứ (“Vợ nhặt” – Kim Lân) là sự vị tha,
bao dung, lạc quan thì ở người đàn bà làng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu) là sự
chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục.
* Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời.
- Bà cụ Tứ:
+ Khi biết người phụ nữ theo khơng con mình về làm vợ, bà cụ Tứ lặng người, cúi đầu nín lặng, khóc, vừa xót
xa cho số kiếp con trai, vừa tủi thân, tủi phận cho chính mình vì ngèo mà khơng lấy nổi vợ cho con.
+ Đồng cảm với người vợ nhặt “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình”,
đồng cảm với con trai “…Mà con mình mới có được vợ”, vun vén cho hạnh phúc của đơi trẻ “Ừ, thơi thì các
con đã phải dun, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”…
- Người đàn bà hàng chài:
+ Tình yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời khiến chị phải nhẫn nhục, chịu đựng sự đày ải tàn nhẫn của
người chồng để con thuyền có người đàn ông khỏe mạnh “chèo chống khi phong ba” và “để cùng làm ăn nuôi
nấng một sấp con”


+ Khi đối thoại với Phùng và Đẩu ở Tòa án huyện, chị đã nói “Đàn bà ở thuyền chúng tơi phải sống cho con
chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được”.
* Sự khác biệt:
Tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan.

Thấu hiểu việc vượt quyền cha mẹ của Tràng
Cảm thơng, xót thương cho tính cách và trân trọng giá trị của người vợ nhặt.
Suy nghĩ, hành động, lời nói ln lạc quan, hướng về tương lai trong những ngày đói.
+ Bà truyền cho con cái niềm hi vọng “khơng ai khó ba đời”
+ Hành động xăm xắm thu dọn, quét tước nhà cửa.
+ Dự định ngăn buồng cho đôi trẻ, mua đôi gà, bữa cơm mừng dâu mới với “chè khốn”…
Tình u thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục:
- Người đàn bà hàng chìa chịu đựng, hi sinh xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh khi các con đã lớn vì sợ các
con sẽ bị tổn thương khi chứng kiến cảnh bạo lực đau lịng.
- Vì lo những phản ứng dữ dội của thằng Phác có thể làm điều dại dột với ba nó mà chị phải cắn răng gửi thằng
con chị yêu thương nhất lên rừng ở với ông ngoại đã nửa năm nay.
Khi chồng đánh đập đau đớn chị lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục như một người câm nhưng khi thằng Phác lao
vào đánh bố để cứu mẹ, chị lại không nén nổi nỗi đau đớn. Chị “mếu máo” gọi con. “ơm chầm lấy nó rồi lại
buông ra”, “chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy”. Đó là nỗi đau của người mẹ khi không che chắn nổi cho
tuổi thơ của các con được trong sáng, nỗi sợ hãi cho sự phát triển tính cách của con trong mơi trường tăm tối,
bạo lực…



×