Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LÂM SÀNG 2 ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.25 MB, 23 trang )

ÔN TẬP DƯỢC LÂM SÀNG 2
HEN - COPD

3

Câu 1. Thuốc ưu tiên điều trị, phác đồ trị hen vs copd, điểm khác biệt.

3

Câu 2. Hen theo mức độ lựa chọn thuốc ntn. COPD lựa chọn thuốc điều trị như thế nào

3

Câu 3. Trong điều trị hen cấp, bệnh nhân có dùng thuốc trị lỗng đờm khơng?

4

Câu 4. Nhóm thuốc sử dụng điều trị hen cấp, dự phịng, duy trì

4

THUỐC TRỊ RỐI LOẠN LIPIT MÁU

5

Câu 1. Định nghĩa, yếu tố nguy cơ rối loạn lipit máu

5

Câu 2. Mục tiêu điều trị, các nhóm thuốc ưu tiên điều trị rối loạn lipit máu


5

TĂNG HUYẾT ÁP

6

Câu 1. Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp

6

Câu 2. Phân biệt ức chế chẹn beta chọn lọc và không chọn lọc? Nêu tên hoạt chất?

6

Câu 3. Biện pháp điều trị khơng dùng thuốc

9

Câu 4. Phân biệt nhóm Chẹn kênh calci tác động trên mạch và nhóm chẹn kênh calci tác
động trên tim
10
Câu 5. Nhóm chẹn beta giao cảm nội tại có tính chất gì? Hoạt chất nào có hoạt tính giao cảm
nội tại
10
Câu 6. Nhóm Chẹn kênh calci tác động trên mạch và nhóm chẹn kênh calci tác động trên tim
có sử dụng cho bệnh nhân suy tim được khơng? Giải thích
11
Câu 7. Phác đồ phối hợp 2 thuốc ưu tiên trong điều trị tăng huyết áp? Phác đồ 3 thuốc

12


SUY TIM

13

Câu 1. Suy tim là bệnh lý như thế nào?

13

Câu 2. Phân độ suy tim theo AHA/ACC

13

Câu 3. Những thuốc không sử dụng cho bệnh nhân suy tim? Giải thích

13

Câu 4. Nhóm thuốc điều trị suy tim

14

Câu 5. Nhóm thuốc ưu tiên điều trị suy tim? vì sao

14

Câu 6. Bệnh nhân suy tim sung huyết chọn thuốc gì điều trị?

14

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


15

Câu 1. Bệnh học, định nghĩa, biến chứng (mạch máu lớn/nhỏ). triệu chứng

15

Câu 2. Tiêu chí chẩn đốn

16

1


Câu 3. Thuốc điều trị phối hợp với insulin (type 1)

16

Câu 4. Mục tiêu điều trị ĐTĐ kèm tăng huyết áp có rối loạn lipit máu

16

Câu 5. Nêu phối hợp hai thuốc điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ type 2 có BMI thừa cân béo phì
17
Câu 6. Phác đồ trị ĐTĐ chung type 2

17

Câu 7 Nhóm ức chế dipeptidyl peptidase IV (DPP IV) hoạt chất nào dùng được cho bệnh
nhân suy thận không cần điều chỉnh liều? tại sao

17
Câu 8 Đái tháo đường kèm tăng huyết áp ưu tiên nhóm thuốc nào, Đái tháo đường kèm suy
tim ưu tiên nhóm nào
18
Câu 9. Đái tháo đường kèm tăng huyết áp sử dụng chẹn beta giao cảm được khơng, giải
thích?
18
Câu 10. Đái tháo đường kèm tăng huyết áp sử dụng lợi tiểu quai, thiazide được khơng, giải
thích?
18
Câu 11. Hoạt chất nào trong nhóm lợi tiểu thiazid dùng được cho bệnh nhân Đái tháo đường
kèm tăng huyết áp
18
CORTICOID

18

Câu 1. Corticoid uống vào buổi nào tốt nhất, vì sao

18

Câu 2. Trong các phân nhóm corticoid, ưu tiên lựa chọn phân nhóm nào, hoạt chất nào? vì
sao
18
Nên lựa chọn glucocorticoid tác dụng ngắn hoặc vừa (như prednisolon) vì những chế phẩm
có tác dụng kéo dài càng tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ
18
TIÊU CHẢY, TÁO BĨN

19


Câu 1. Phân biệt tiêu chảy nhiễm khuẩn và khơng nhiễm khuẩn

19

Câu 2. Phác đồ điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn

19

Câu 3. Tiêu chảy trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch điều trị như thế nào

20

Câu 4. Có bao nhiêu nhóm thuốc trị táo bón, liệt kê

20

Câu 5. Thuốc nhuận tràng (táo bón) cịn được sử dụng trong trị liệu khác khơng?

20

Câu 6. Thuốc nhuận tràng (táo bón) có nên dùng thuốc kéo dài, vì sao?

20

GOUT

20

Câu 1. Bệnh lý, gout cấp/mạn triệu chứng ntn


20

Câu 2. Lựa chọn thuốc điều trị gout cấp và mạng

21

Câu 1. Khi nào bệnh nhân cần xét nghiệm chẩn đoán Hp

22

Câu 2. Xét nghiệm nào có độ tin cậy cao trong chẩn đốn Hp

22
2


Câu 3. Tại sao phải phối hợp 2 kháng sinh trở lên để trị Hp

22

Câu 4. Phân biệt điều trị loét dạ dày và tá tràng do Hp: khác biệt, phác đồ, thời gian

22

Câu 5. Tại sao Hp tồn tại được trong dạ dày?

23

Câu 6. Sự khác biệt giữa hai hoạt chất Domperidon và Metoclopramid , khuyến cáo khi sử

dụng Domperidon cần lưu ý trên bệnh lý nào
23

------------------------------------------------------------------------------------------HEN - COPD
Câu 1. Thuốc ưu tiên điều trị, phác đồ trị hen vs copd, điểm khác biệt.
-Nhóm ưu tiên trị duy trì hen: Corticosteroid dạng khí dung hay chủ vận β2 - adrenergic
tác động kéo dài hoặc theophylin

-Nhóm ưu tiên trị duy trì copd: Tiotropium là thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài
dùng để điều trị duy trì trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khơng dùng trong co thắt phế
quản cấp. Ưu tiên dạng hít
Câu 2. Hen theo mức độ lựa chọn thuốc ntn. COPD lựa chọn thuốc điều trị như thế nào
- Phác đồ Điều trị hen theo mức độ

3


-

Phác đồ Điều trị COPD theo mức độ

Câu 3. Trong điều trị hen cấp, bệnh nhân có dùng thuốc trị lỗng đờm khơng?
Khơng sử dụng được vì gây co thắt phế quản.
Trong hen phế quản có hiện tượng tăng tiết dịch nhầy phế quản, bệnh nhân có ho khạc
đờm. Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc long đờm trong trường hợp này lại không được
chỉ định do nguy cơ co thắt phế quản ( chống chỉ định tất cả thuốc chứa acetylcystein,
thận trọng với bromhexin, guaifenesin…).
Câu 4. Nhóm thuốc sử dụng điều trị hen cấp, dự phịng, duy trì
Điều trị cắt cơn hen cấp tính
- Thuốc chủ vận β2 – adrenergic tác động nhanh dùng qua đường khí dung


4


- Hay thuốc kháng cholinergic (M) dạng khí dung hoặc aminophylin tiêm truyền tĩnh
mạch.
Điều trị dự phòng: cromolyn, nedocromil…
Điều trị duy trì trạng thái ổn định: Corticosteroid dạng khí dung hay chủ vận β2 adrenergic tác động kéo dài hoặc theophylin
-----------------------------------------THUỐC TRỊ RỐI LOẠN LIPIT MÁU
Câu 1. Định nghĩa, yếu tố nguy cơ rối loạn lipit máu
Rối loạn lipid máu là tăng cholesterol, triglyceride (TGs) huyết tương, hoặc cả hai, hoặc
lipoprotein tỉ trọng thấp góp phần vào sự phát triển của xơ vữa động mạch. Nguyên nhân
có thể là tiên phát (di truyền) hoặc thứ phát. Chẩn đoán là bằng cách đo nồng độ
cholesterol, TGs, và các lipoprotein trong huyết tương. Điều trị bao gồm sự thay đổi chế
độ ăn uống, tập thể dục, và thuốc giảm lipid.
Yếu tố nguy cơ: chế độ ăn uống nhiều chất béo, cân nặng, tập thể dục, phơi nhiễm (hút)
thuốc lá
Câu 2. Mục tiêu điều trị, các nhóm thuốc ưu tiên điều trị rối loạn lipit máu
Mục tiêu chính:
- Kiểm sốt thơng số LDL
Nhóm thuốc ưu tiên:
- Nhóm statin
Trường hợp nào sử dụng nhóm fibrat: triglyceride quá cao >500mg/dL. Giảm nguy cơ
viêm tụy cấp.
Câu 3: Điều trị rối loạn lipit máu, ta đánh giá yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân như thế
nào (Trường hợp nào đánh giá bệnh nhân thuộc yếu tố nguy cơ rất cao, nguy cơ cao,
trung bình và thấp)
-Trường hợp đánh giá bệnh nhân có yếu tố nguy cơ rất cao:
+Bệnh nhân có bệnh mạch vành có thêm một trong các yếu tố sau:
+Đái tháo đường

+Hút thuốc lá (còn đang hút)
+Tăng huyết áp
+Hội chứng mạch vành cấp
+Hội chứng chuyển hóa
=>Mục tiêu điều trị LDL<70
-Trường hợp đánh giá bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao
- BMV trên lâm sàng (cơn đau thắt ngực, NMCT)
- Các dạng XVMM khác:
+ Bệnh mạch máu ngoại biên
+ Phình động mạch chủ bụng
+ Bệnh động mạch cảnh có triệu chứng: cơn thống thiếu máu não hoặc đột quỵ có nguồn
gốc từ động mạch cảnh với tắc nghẽn > 50% động mạch cảnh
- ĐTĐ (tương đương nguy cơ BMV)
- Có từ ≥ 2 yếu tố nguy cơ và nguy cơ 10 năm BMV > 20%
=>Mục tiêu điều trị LDL<100
-Trường hợp đánh giá bệnh nhân có yếu tố nguy cơ trung bình

5


Nếu bệnh nhân có trên 2 yếu tố nguy cơ chính, đánh giá nguy cơ BMV 10 năm theo
thang điểm Framingham (10 – year risk): Trung bình 10 – 20%
=>Mục tiêu điều trị LDL<130
-Trường hợp đánh giá bệnh nhân có yếu tố nguy cơ thấp
Nếu bệnh nhân có trên 2 yếu tố nguy cơ chính, đánh giá nguy cơ BMV 10 năm theo
thang điểm Framingham (10 – year risk):Thấp < 10%
=>Mục tiêu điều trị LDL<160
Câu 4. Nếu cần giảm 25% LDL để đạt được làm giảm LDL mục tiêu, ta lựa chọn hoạt
chất nào điều trị?
Liệu pháp statin cường độ thấp: Simvastatin 10 mg, Rosuvastatin (5) mg

Câu 5. Nếu cần giảm 55% LDL để đạt được làm giảm LDL mục tiêu, ta lựa chọn hoạt
chất nào điều trị?
Liệu pháp statin cường độ cao: Atorvastatin (40)-80 mg, Rosuvastatin 20 (40)mg. Ưu tiên
liều thấp.
Câu 6. Kể tên các nhóm thuốc kiểm sốt thông số LDL?
● Statin
● Muối mật (Resin)
● Ezetimibe
Câu 7. Kể tên các nhóm thuốc kiểm sốt thơng số Triglycerid?
● Fibrate
● Acid nicotinic
Câu 8. Phối hợp 2 nhóm kiểm sốt tốt thông số LDL
● Statin + Ezetimibe
● Statin + Resin
● Statin + Acid nicotinic
Câu 9. Statin có phối hợp với Fibrat được không?
Không, gây tác dụng phụ lên cơ vân (đau cơ). Nếu bắt buộc thì dùng liều thấp, theo dõi tác
dụng phụ
----------------------------------------------------TĂNG HUYẾT ÁP
Câu 1. Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp
Tuổi tác: 60t
✓ Giới tính: nam, nữ sau mãn kinh
✓ Tiền sử gia đình bệnh tim mạch
Nam < 55t
Nữ < 65t
✓ Hút thuốc lá
✓ Rối loạn lipid huyết
✓ Tiểu đường

6



Câu 2. Phân biệt ức chế chẹn beta chọn lọc và không chọn lọc? Nêu tên hoạt chất?

7


8


Câu 3. Biện pháp điều trị không dùng thuốc

9


Câu 4. Phân biệt nhóm Chẹn kênh calci tác động trên mạch và nhóm chẹn kênh calci
tác động trên tim

Câu 5. Nhóm chẹn beta giao cảm nội tại có tính chất gì? Hoạt chất nào có hoạt tính giao
cảm nội tại

HOẠT CHẤT:

10


Câu 6. Nhóm Chẹn kênh calci tác động trên mạch và nhóm chẹn kênh calci tác động
trên tim có sử dụng cho bệnh nhân suy tim được khơng? Giải thích
Khơng vì


11


Câu 7. Phác đồ phối hợp 2 thuốc ưu tiên trong điều trị tăng huyết áp? Phác đồ 3
thuốc

-------------------------------------------------------------------SUY TIM
Câu 1. Suy tim là bệnh lý như thế nào?
Hội chứng do tim không bơm đủ lượng máu để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể.

12


Dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (ST tâm trương) hoặc tống máu (ST
tâm thu)
Câu 2. Phân độ suy tim theo AHA/ACC

Câu 3. Những thuốc không sử dụng cho bệnh nhân suy tim? Giải thích
- Nsaid: Gây ứ Natri và nước. Sử dụng NSAID (ức chế chọn lọc hoặc ko chọn lọc
cyclooxygenase [COX]-2 selective [coxibs]) liên quan đến việc làm tăng nguy cơ xảy
ra biến cố đầu tiên hoặc đợt cấp của suy tim. Sử dụng NSAID cũng liên quan đến việc
tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận và tăng kali máu, suy giảm khả năng đáp ứng
với thuốc ức chế men chuyển và thuốc lợi tiểu. Các dữ liệu quan sát từ những bệnh
nhân suy tim chỉ ra mối quan hệ giữa việc sử dụng NSAID (cả ức chế chọn lọc và ko
chọn lọc cox-2) và tăng số bệnh nhân tử vong. Chi tiết về vấn đề này được bàn luận
cụ thể ở bài dưới đây. (See “Nonselective NSAIDs: Adverse cardiovascular effects”,
section on ‘Patients with heart failure’ and “COX-2 selective inhibitors: Adverse
cardiovascular effects”, section on ‘Heart failure and peripheral edema’.)
- Aspirin – Trong khi những bện nhân mắc suy tim và bệnh lý mạch máu (bao gồm cả
bệnh mạch vành) và/hoặc có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch có thể có chỉ định dùng

aspirin, nguy cơ và lợi ích của việc sử dụng aspirin ở những bệnh nhân suy tim nhưng
khơng có kèm chỉ định khác vẫn chưa được làm sáng tỏ. Sử dụng Aspirin ở bệnh nhân
suy tim được bàn luận riêng tại bài sau. (See “Antithrombotic therapy in patients with
heart failure”.)
- Nhóm chẹn kênh Calci (Calcium channel blockers) – 1 số nghiên cứu mới đầu đã
gợi ý có thể có các ảnh hưởng có hại của nhóm CCBs khi được sử dụng cho bệnh
nhân suy tim có giảm phân suất tống máu (HFrEF), trong khi đó 1 số thử nghiệm gần
đây với amlodipine thuộc nhóm chẹn kênh calci chọn lọc trên mạch máu cho thấy kết
quả trung lập với tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong [5,6]. Vi vậy, khơng có vai trị trực
tiếp của thuốc chẹn kênh calci trong điều trị suy tim EF giảm tuy nhiên amlodipine có
vẻ an tồn với bệnh nhân suy tim và có thể sử dụng nếu cần thiết phải điều trị với các
chỉ định khác như đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp.
- Các thuốc hạ đường huyết đường uống – Các thuốc hạ đường huyết đường uống
nhóm thiazolidinediones và metformin đem đến nguy cơ đặc biệt cho bệnh nhân suy
tim.Thiazolidinediones – Thiazolidinediones là nguyên nhân gây giữ dịch, nó có thể
thúc đẩy suy tim. (See “Heart failure in diabetes mellitus”, section on
‘Thiazolidinediones’.) Metformin – Bệnh nhân suy tim có uống metformin làm tăng

13


nguy cơ toan lactic có thể gây tử vong. (See “Heart failure in diabetes mellitus”,
section on ‘Metformin’ and “Metformin in the treatment of adults with type 2 diabetes
mellitus”, section on ‘Lactic acidosis’.)
- Phosphodiesterase inhibitors – Lo ngại về tính an toàn của thuốc ức chế
phosphodiesterase-3 (PDE-3), phosphodiesterase-4 (PDE-4), và phosphodiesterase-5
(PDE-5) tăng lên ở bệnh nhân suy tim.
- PDE-3 inhibitors – Ở bệnh nhân suy tim EF giảm, sử dụng lâu thuốc ức chế PDE-3
với liệu pháp để ảnh hưởng đến khả ăng co bóp cơ tim (inotropic) liên quan đến tăng
tỷ lệ tử vong so với giả dược [13]. (See “Inotropic agents in heart failure with reduced

ejection fraction”, section on ‘Intravenous phosphodiesterase-3 inhibitors’.)
- Các loại thuốc có thể gây tăng kali máu – Bệnh nhân suy tim EF giảm được điều trị
bằng thuốc, những loại này có thể làm tăng kali máu (ví dụ, ức chế men chuyển hoặc
chẹn thụ thể AT2 và đối vận với receptor mineralocorticoid (vd, aldosterol). Khuyến
cáo nên theo dõi nồng độ kali máu ở những bệnh nhân uống >=1 loại thuốc thuộc
nhóm ức chế hệ thống renin-angiotensinaldosterone, và khuyến cáo theo dõi nhiều
hơn sau khi dùng thêm nhóm đối kháng thụ thể mineralocorticoid phối hợp với ức chế
men chuyển hoặc ức chế thụ thể. Sử dụng kết hợp thường xuyên UCMC và UCTT có
khả năng gây hại và nên tránh sử dụng phối hợp. Đối với những bệnh nhân uống
UCMC hoặc UCTT và/hoặc đối kháng thụ thể mineralocorticoid, bổ sung kali chỉ nên
dùng khi cần (ví dụ, nều cần bù lại kali mất đi do dùng thuốc loại tiểu quai), và nói
chung nên tránh dùng các loại lợi tiểu giữ kali như amiloride và triamterene.
Câu 4. Nhóm thuốc điều trị suy tim
- Lợi tiểu
- Giãn mạch
- Ức chế beta
- Trợ tim: tăng co bóp cơ tim
Câu 5. Nhóm thuốc ưu tiên điều trị suy tim? vì sao
- Nhóm ức chế men chuyển. vì:
+ Trị suy tim sung huyết mạn, hiệu quả trên mọi giai đoạn của suy tim.
+ Tăng dòng máu đến thận, hạn chế tổn thương thận và đạm niệu trên bn đái tháo
đường (giảm áp lực trong vi cầu thận)
+ Không ảnh hưởng đến nhịp tim và sức co bóp cơ tim.
+ Khơng gây phản xạ giao cảm.(an toàn cho TMCBTBCT)
+ Do làm giảm Angiotensin II → thuốc có t/d ngăn cản quá trình phì đại và xơ hóa thất
trái, xơ hóa thành mạch máu
Câu 6. Bệnh nhân suy tim sung huyết chọn thuốc gì điều trị?
● Triệu chứng: Phù
● Chọn: Lợi tiểu quai hoặc lợi tiểu thiazid + ức chế men chuyển, -TLT Thiazid (±TLT
tiết kiệm K)

------------------------------------------------------ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Câu 1. Bệnh học, định nghĩa, biến chứng (mạch máu lớn/nhỏ). triệu chứng
Định nghĩa
- Bệnh mãn tính

14


- Có yếu tố di truyền
- Do sự thiếu hụt insulin tương đối hay tuyệt đối
- Tăng đường huyết, các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và khống chất
->Dễ bị nhiễm trùng
->Các biến chứng cấp và mãn tính
Triệu chứng
– Đi tiểu thường xuyên
– Cảm thấy rất khát
– Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
– Mệt mỏi nhiều
– Nhìn mờ
– Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
– Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường tuýp 1)
– Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường típ 2)
Biến chứng
● Biến chứng cấp tính
- Hơn mê nhiễm ceton acid
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
- Hôn mê hạ đường huyết
● Biến chứng mạn
- Biến chứng vi mạch (mạch máu nhỏ)
+ Biến chứng ở đáy mắt (bệnh võng mạc ĐTĐ)

+ Biến chứng ở thận (bệnh thận ĐTĐ)
+ Biến chứng thần kinh (thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc châm chích, hoặc
yếu cơ)
- Biến chứng mạch máu lớn
+ Bệnh mạch máu não: đột quị (do thiếu máu não, xuất huyết não), hoặc cơn thiếu máu
não thoáng qua, NMN.
+ Bệnh mạch vành: thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim.
+ Bệnh mạch máu ngoại vi
Câu 2. Tiêu chí chẩn đốn

15


Câu 3. Thuốc điều trị phối hợp với insulin (type 1)
- Nhóm làm chậm chuyển hóa thức ăn xuống ruột
Pramlintide
- Dẫn chất của Amylin, 1 hormone có tác dụng tương tự Insulin.
- Tác dụng: kéo dài thời gian làm trống dạ dày, ức chế tiết glucagon.
- Được khuyến cáo sử dụng chung insulin
- Là thuốc duy nhất được FDA chấp nhận cho sử dụng trên BN ĐTĐ type 1 bên cạnh insulin.
- Có tác dụng làm giảm cân, dùng tiêm SC trước bữa ăn.
- TDP trên đường tiêu hóa (buồn nơn, chán ăn, ói mửa).
Câu 4. Mục tiêu điều trị ĐTĐ kèm tăng huyết áp có rối loạn lipit máu
● LDL-c < 2,5 mmol/l
● Huyết áp < 130/80 mmHg
● BMI 18,5 - 23 kg(m)2
● HbA1c < 6,5 %
● Glucose máu lúc đói 4,4 -6,1 mmol/l
● Glucose máu sau ăn 4,4 -7,8 mmol/l
Câu 5. Nêu phối hợp hai thuốc điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ type 2 có BMI thừa cân béo

phì

+ Nhóm đồng vận tại thụ thể GLP-1 và Metformin
+ Nhóm ức chế dipeptidyl peptidase IV (DPP IV) và Metformin
Bỏ TZD và SU do bệnh nhân thừa cân

16


Câu 6. Phác đồ trị ĐTĐ chung type 2

Câu 7 Nhóm ức chế dipeptidyl peptidase IV (DPP IV) hoạt chất nào dùng được cho
bệnh nhân suy thận không cần điều chỉnh liều? tại sao
Linagliptan. vì nó khơng đào thải qua thận
Câu 8 Đái tháo đường kèm tăng huyết áp ưu tiên nhóm thuốc nào, Đái tháo đường kèm
suy tim ưu tiên nhóm nào
Ức chế men chuyển
Câu 9. Đái tháo đường kèm tăng huyết áp sử dụng chẹn beta giao cảm được khơng, giải
thích?
Khơng, vì: Các thuốc chẹn beta gây tăng Lipid máu và che dấu các biểu hiện hạ Glucose
-> không được ưu tiên lựa chọn ở BN ĐTĐ, đặc biệt ĐTĐ type 1.
- Nếu sd lựa chọn các chẹn beta có hoạt tính cường giao cảm nội tại (ISA +): Pindolol,
Carteolol, Acebutalol (ít gây RLLPM và ít che dấu các biểu hiện của hạ Glucose.
Câu 10. Đái tháo đường kèm tăng huyết áp sử dụng lợi tiểu quai, thiazide được khơng,
giải thích?
- TLT nhóm Thiazide (trừ Indapamid) và LT quai -> ảnh hưởng đến sự chuyển hóa
=> ↑ Lipid huyết và ↑ Glucose
- Tuy nhiên TLT làm giảm tỉ lệ tử vong ở BN THA kèm ĐTĐ nên JNC 7 vẫn khuyến
cáo dùng TLT cho BN ĐTĐ type 2 với điều kiện:
✓ Điều chỉnh chế độ ăn, tăng liều Insulin hoặc thuốc hạ G.

✓ Điều chỉnh Kali huyết
Câu 11. Hoạt chất nào trong nhóm lợi tiểu thiazid dùng được cho bệnh nhân Đái tháo
đường kèm tăng huyết áp
Indapamid vì: ít ảnh hưởng đến sự chuyển hóa -> ít ↑ Lipid huyết và ít ↑ G
---------------------------------------------------------------------CORTICOID
Câu 1. Corticoid uống vào buổi nào tốt nhất, vì sao
Nên uống thuốc vào buổi sáng để hạn chế tác dụng phụ teo tuyến thượng thận.
Nên uống thuốc ngay sau khi ăn hoặc uống trong bữa ăn để phòng bệnh viêm loét dạ dày.

17


Trong điều kiện sinh lý bình thường nồng độ GC trong huyết tương thay đổi theo nhịp
ngày đêm: cortisol trong máu tăng từ 4 giờ sáng, đạt mức cao nhất lúc 8 giờ sáng, sau đó
giảm dần, đến 12 giờ đêm là thấp nhất, sau đó tăng trở lại khoảng từ 4h sáng hôm
sau.Vậy tuyến thượng thận “ngủ” về đêm. Nếu uống thuốc vào chiều tối, tuyến thượng
thận bị ức chế suốt ngày, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày sẽ gây suy teo vỏ thượng
thận. Vì vậy để tránh suy vỏ thượng thận khi sử dụng GC kéo dài chỉ nên uống vào buổi
sáng hoặc uống thuốc cách ngày.
Câu 2. Trong các phân nhóm corticoid, ưu tiên lựa chọn phân nhóm nào, hoạt chất nào?
vì sao
Nên lựa chọn glucocorticoid tác dụng ngắn hoặc vừa (như prednisolon) vì những chế phẩm
có tác dụng kéo dài càng tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ
-------------------------------------------------------------TIÊU CHẢY, TÁO BÓN
Câu 1. Phân biệt tiêu chảy nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn

18


Câu 2. Phác đồ điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn


Câu 3. Tiêu chảy trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch điều trị như thế nào

Câu 4. Có bao nhiêu nhóm thuốc trị táo bón, liệt kê
5 nhóm:
● Thuốc nhuận tràng xơ thực vật và tạo khối: psyllium, methylcellulose,...
● Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: sorbitol, lactulose,...
● Thuốc nhuận tràng kích thích: bisacodyl, cascara,...
● Thuốc nhuận tràng làm mềm: Docusat natri, Docusat calci, Docusat kali
● Thuốc nhuận tràng làm trơn: parafin, oliu, glycerin,...
Câu 5. Thuốc nhuận tràng (táo bón) cịn được sử dụng trong trị liệu khác không?
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu lactulose ngồi trị táo bón Cịn giảm sản xuất và hấp thu
NH3 từ ruột trong bệnh não gan
- Ngồi ra, thuốc cịn được dùng để làm sạch đường ruột trước khi thực hiện một số thủ
thuật y khoa như chụp x-quang trực tràng, phẫu thuật trực tràng
Câu 6. Thuốc nhuận tràng (táo bón) có nên dùng thuốc kéo dài, vì sao?
● Thuốc nhuận tràng và thuốc xổ chỉ có tác dụng ngắn hạn và chỉ nên dùng trong 2-3
19


ngày. Nếu bạn dùng quá lâu, chúng có thể gây ảnh hưởng không tốt lên màng nhầy
ruột.
● Nếu dùng thuốc lâu dài và quá thường xuyên có thể gây ra hiện tượng lệ thuộc vào
thuốc (do thuốc có thể gây nghiện), gây mất cân bằng điện giải.
---------------------------------------------------------GOUT
Câu 1. Bệnh lý, gout cấp/mạn triệu chứng ntn
Định nghĩa: Bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp
cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong khớp và sụn, gây ra do tăng acid
uric trong máu.
- Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.

Triệu chứng gout cấp
Viêm khớp, đau khớp dữ dội đột ngột xuất
hiện (chủ yếu vào ban đêm), đau kể cả khi
va chạm nhẹ, cử động nhỏ
Các triệu chứng là sưng, nóng, đỏ và rất
đau, thường gặp ở một khớp : ngón chân
cái, mắt cá chân, ngón tay…
Thời gian cơn gout cấp điển hình thường
kéo dài vài ngày tới 10 ngày sau đó biểu
hiện giảm dần và mất hẳn.
• Có thể có các triệu chứng đi kèm: sốt
vừa hoặc sốt cao, bạch cầu tăng, tốc
độ lắng máu tăng. Dịch khớp có nhiều
bạch cầu.
• Bệnh hay tái phát, lúc đầu cơn thưa (mỗi
năm 1 vài lần), sau đó tần số càng tăng và
mức độ càng nặng → mạn tính

Triệu chứng gout mạn
Hạt tophi thường xuất hiện ở bàn
tay, bàn chân và tai…
▪ Viêm nhiều khớp, có thể đối xứng
biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp.
▪ Tổn thương thận: viêm thận kẽ, suy
thận cấp, sỏi thận, suy thận mạn.
▪ Biểu hiện toàn thân: Thiếu máu mãn
, Suy thận mãn, Sỏi thận, THA, ĐTĐ

Câu 2. Lựa chọn thuốc điều trị gout cấp và mạng
Điều trị đợt gút cấp: Nguyên tắc: điều trị sớm, nhanh, mạnh và ngắn

- Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs): Được ưu tiên ở bệnh nhân khơng có các
bệnh lý khác đi kèm, nên chọn loại có tác dụng nhanh bắt đầu với liều cao trong 2-3
ngày đầu và giảm liều trong khoảng 2 tuần.
- Corticosteroid: Sử dụng ở những bệnh nhân mà không thể dùng NSAIDs hoặc
colchicin do không dung nạp hoặc chống chỉ định, có thể dùng đường uống, tĩnh
mạch, tiêm bắp, tiêm vào khớp. Có thể dùng prednisolon liều 20 – 50 mg từ 1-3 ngày,
sau đó giảm liều trong 2 tuần.
- Colchicin: Hiện nay colchicin là lựa chọn thứ 2 trong điều trị gút cấp vì cửa sổ trị liệu
hẹp và độc tính của thuốc. Liều colchicin trong điều trị cơn gút cấp được khuyến cáo
0,5 mg x 3 lần/ngày. Ở bệnh nhân có độ lọc cầu thận GFR < 50ml/ph nên giảm nửa
liều, khơng nên dùng ở những bệnh nhân có GFR < 10ml/ph, rối loạn chức năng gan,
tắc mật, …
Điều trị hạ acid uric máu.
20


Bắt đầu với liều thấp, tăng liều dần và sử dụng liên tục, lâu dài để đạt được mức acid uric
máu mục tiêu (< 5-6 mg/dl). Có ba nhóm thuốc hạ acid uric máu:
● Nhóm ức chế tổng hợp acid uric. (Allopurinol).
- Cơ chế: ức chế men xanthinoxydase, do đó ức chế chuyển hypoxanthin thành xanthin.
- Chỉ định: ở bệnh nhân có tăng sản xuất acid uric, bệnh gút có tăng đào thải acid uric qua
thận, bệnh thận hoặc sỏi thận do acid uric, có suy giảm chức năng thận (GFR <
50mml/ph), bệnh nhân không dung nạp với thuốc làm tăng thải acid uric qua đường niệu
và những bệnh nhân có nguy cơ bị hội chứng hủy khối u trong q trình điều trị bệnh ác
tính.
- Liều thường dùng 300mg/mg, dùng 1 lần trong ngày; có thể tăng đến liều 800mg/ng.
- Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa và nổi mẩn ngứa ở da.
● Nhóm thuốc làm tăng thải acid uric qua nước tiểu.
- Cơ chế: tăng thải acid uric ở cầu thận và ức chế tái hấp thu ở ống thận.
- Chỉ định: khi không dung nạp được với tác dụng phụ của allopurinol.

- Thuốc thường dùng là probenecid bắt đầu với liều 250mg x 2 lần/ngày và tăng liều mỗi
tuần đến 3g/ngày để đạt mức acid uric máu mục tiêu hoặc thuốc sunfinpyrazon liều khởi
đầu 100 mg x 2 lần/ngày, tăng đến 200mg x 2 lần/ngày.
● Thuốc làm tiêu acid uric: Urocozyme có tác dụng chuyển acid uric thành allantoine
hòa tan. Được chỉ định trong trong trường hợp tăng aicd uric cấp trong các bệnh về
máu.
● Điều trị phòng ngừa cơn gút cấp khi dùng thuốc hạ acid uric máu.
- Colchicin là thuốc đươc lựa chọn đầu tiên. Liều phòng đợt gút cấp là 0,6 mg 1-2
lần/ngày. Ở những bệnh nhân suy thận phải giảm liều và không nên dùng khi GFR <
10ml/phút.
--------------------------------------------------

THUỐC TRỊ LOÉT ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Câu 1. Khi nào bệnh nhân cần xét nghiệm chẩn đoán Hp
● Những người bị loét hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng; người đã từng điều trị ung
thư dạ dày sớm qua nội soi; u lympho liên quan niêm mạc đường tiêu hóa.
● Người bệnh phải dùng thuốc NSAID, aspirin trong thời gian dài.
● Những người bị khó tiêu chức năng.
● Người bệnh thiếu sắt, thiếu máu không rõ nguyên nhân hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu
vô căn;
● Những người có tiền sử người thân gia đình bị ung thư dạ dày.
● Trước và sau khi điều trị Hp
Câu 2. Xét nghiệm nào có độ tin cậy cao trong chẩn đoán Hp
- Xét nghiệm máu chẩn đoán Hp
- Test chẩn đoán nhiễm Hp qua hơi thở (Urea Breath Test)
- Xét nghiệm phân
- Nội soi sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm Hp
Câu 3. Tại sao phải phối hợp 2 kháng sinh trở lên để trị Hp
- Một kháng sinh tỉ lệ hiệu quả điều trị thấp, phải phối hợp 2 kháng sinh trở lên để tăng
hiệu quả điều trị

- Tránh trường hợp đề kháng kháng sinh
21


Câu 4. Phân biệt điều trị loét dạ dày và tá tràng do Hp: khác biệt, phác đồ, thời gian
- Phác đồ:

- Thời gian điều trị: loét tá tràng 4 tuần, loét dạ dày 6-8 tuần
Câu 5. Tại sao Hp tồn tại được trong dạ dày?
Nhờ có hệ thống lơng roi linh hoạt giúp vi khuẩn HP tránh được tác động của acid dịch vị,
vừa có thể di chuyển nhanh chóng trong mơi trường dạ dày, ngồi ra HP cịn tiết men
NH3 giúp điều chỉnh pH của môi trường bao quanh vi khuẩn. Đây chính là lý do vi khuẩn
HP sống được trong môi trường dạ dày lúc nào cũng đầy dịch vị acid. Tăng tiết acid dạ
dày -> loét
Câu 6. Sự khác biệt giữa hai hoạt chất Domperidon và Metoclopramid , khuyến cáo khi
sử dụng Domperidon cần lưu ý trên bệnh lý nào

Khuyến cáo khi sử dụng Domperidon
chảy máu DD ruột, người có nguy cơ thủng ống TH. liên quan đến tim mạch (suy tim
sung huyết, rối loạn nhịp tim,...), bệnh lý gan, thận, người lớn tuổi,...
Câu 7. Thoát vị hồnh là gì? Thốt vị hồnh ảnh hưởng như thế nào đến bệnh lý
Thốt vị hồnh là tình trạng dạ dày trượt lên qua lỗ cơ hoành. Hầu hết thốt vị đều khơng
có triệu chứng, nhưng việc tăng tỷ lệ trào ngược axit có thể dẫn đến triệu chứng của bệnh
trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Cơ trơn dưới thực quản và 1 phần trên của DD
chui lên cơ hoành.
Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và phần lớn khơng có bất kỳ một triệu chứng nào, trong
trường hợp nghiêm trọng thốt vị hồnh có thể gây khó chịu và đau đớn, có thể dẫn đến

22



trào ngược dạ dày thực quản.
Câu 8. Trong điều trị Bệnh lý gộp có những phối hợp thuốc nào làm gia tăng hiệu
quả điều trị bệnh lý gộp
- phối hợp nhóm ức chế tiết acid (PPI hoặc kháng H2) và nhóm tăng trương lực cơ thắt
dưới thực quản hoặc nhóm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày.

23



×