Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Matrix - Bộ phim thành công nhờ máy tính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.49 KB, 6 trang )

Matrix - Bộ phim thành công nhờ máy tính

Neo và Phái viên Smith đối mặt với nhau khi những con quạ bay tán loạn
trên không. Lời qua tiếng lại, không thể dàn hòa Phái viên Smith liều lĩnh toan
"nạp" chính hắn vào bên trong cơ thể Neo nhưng bây giờ, sức mạnh của Neo đã
quá thượng thừa Smith cần quân tiếp viện, cả một đoàn quân tràn tới, là virus,
Smith dễ dàng nhân bản bất cứ ai hắn gặp trở thành một Smith mới

Neo bứng lìa chiếc cột khỏi mặt đất và vung nó lên như một thanh kiếm.
Một người đàn bà đi ngang qua đó đang sửng sốt trước việc diễn ra trước mắt thì
đột nhiên bị Smith nhập vào, bà ta quăng chiếc giỏ đi chợ xuống đất và biến thành
một Smith khác lao vào cuộc hỗn chiến. Đoàn quân Smith xông vào, tấn công ồ ạt,
tản ra, tụ lại và càng ngày càng đông Giữa đám Smith mặc áo đen đeo cà vạt đó,
Neo nhảy múa, chống trả quyết liệt,
Kỹ thuật điện ảnh ảo
Với 4 giải Oscar lận lưng sau thành công của phần một, “Bộ Tổng tư lệnh”
của Matrix (Ma trận) tiếp tục gặp nhau tại một điểm hẹn bí mật gần bãi biển Los
Angeles. Cùng với anh em đạo diễn Wachowski, nhóm "phù thủy" gồm John
Gaeta, các họa sĩ ý tưởng Geof Darrow và Steve Skroce, thiết kế sản xuất Owen
Patterson, chỉ đạo diễn xuất Grant Hill đã vạch chiến lược cho hai tập Matrix kế
tiếp. Suốt một năm sau, vô số bản vẽ, kịch bản phân cảnh, phác thảo cảnh trí đã
được đổ vào hệ thống mạng quản lý tư liệu mang tên Zion Mainframe - cỗ máy
tính phi thường trong phim Matrix.
Khi nhóm làm phim trao đổi về một cảnh hỗn chiến ác liệt sẽ diễn ra trong
phần hai: Nhân vật Neo (do Keanu Reeves đóng) phải chống trả với hàng trăm
Phái viên Smith (do Hugo Weaving thủ vai) được nhân bản vô tính theo kiểu virus
máy tính, John Gaeta và các phù thủy của ông nhận ra rằng những kỹ thuật tân kỳ
mà họ đã phát minh cho những cảnh quay tốc độ chậm ở phần một sẽ không đủ để
thực hiện những ý tưởng mới của anh em Wachowski. Kiểu quay ấy bây giờ đã bị
"nhái" theo quá nhiều, không còn ép-phê mà lại mất rất nhiều công sức (phải bố trí
hàng dãy máy quay với góc máy thật chính xác và nhiều tháng trù hoạch chỉ để


quay mấy cảnh ngắn có hai hay ba diễn viên). Muốn có cảnh Neo đơn phương
chống trả hơn 100 Phái viên Smith với những động tác vũ thuật đẹp mắt, các "phù
thủy" của Matrix phải nghĩ cách khác

Giống như nhiều chuyên gia kỹ xảo điện ảnh, John Gaeta nghĩ tới công
nghệ "virtual cinematography" (kỹ thuật điện ảnh ảo). Đó là một tập hợp công
nghệ tiên tiến cho phép các đạo diễn dễ dàng "chế tác" những hành động trong
diễn xuất của diễn viên bằng cách thay đổi các tập tin đồ họa máy tính 3D. Thế
nhưng lâu nay do "giản lược" thế giới thực thành những định dạng dữ liệu mà máy
tính hiểu được nên cuối cùng những nhân vật trên phim trông thảm hại như những
nhân vật hoạt hình của trò chơi điện tử. John Gaeta không chấp nhận điều đó.
Những trận ác chiến trong Matrix tập hai phải giống y như thật dù không thể nào
có trong đời thực.
Đằng sau những pha hành động

Việc tạo ra hàng trăm Phái viên Smith khá đơn giản. Trước tiên, nhóm "phù
thủy" của John Gaeta biến một nhà ga máy bay rộng hơn 80.000 m2 ở Alameda
trở thành phim trường. Đội võ sĩ đai đen của biên đạo vũ thuật Yuen Woo-ping
phải biểu diễn tất cả các đòn thế trước máy quay. Sau đó ghép với những cơ bắp
tạo bằng máy tính, khoác những bộ trang phục giả lập và cho va đập theo các dữ
liệu thu thập được từ thử nghiệm với hình nộm, sang giai đoạn hậu kỳ, thân hình
không đầu của các võ sĩ thế vai được biến thành hằng hà sa số những Phái viên
Smith ào ạt tấn công Neo. Lúc này mới tới giai đoạn giai nan nhất: Thay khuôn
mặt của các võ sĩ thế vai bằng khuôn mặt của Phái viên Smith với tất cả các sắc
thái biểu cảm của một con người

Nhóm"phù thủy đồ họa" của phim Matrix đã tự làm một hệ thống máy quét
ba chiều với độ phân giải cực cao. Gaeta bắt đầu bằng việc scan với độ phân giải
thấp cái đầu của hai tài tử Reeves và Weaving ở những động thái thư giãn, không
biểu cảm. Đây sẽ là cái sườn 3D để họ phủ lên những "lớp" cảm xúc sau này. Kế

đó, Reeves rồi Weaving ngồi trước một máy quay video kỹ thuật số. Dòng dữ liệu
khổng lồ từ những máy quay này – truyền với tốc độ 1 gigabyte/giây – được các
"phù thủy" nâng niu như báu vật – đi thẳng vào những máy tính cao cấp với những
chồng đĩa cứng có dung lượng khổng lồ. Trong khi Reeves và Weaving diễn xuất
bằng nét mặt với đủ hình thức biểu cảm cho trường đoạn ác chiến, các máy quay
ghi nhận từng chuyển động của cơ bắp và từng thay đổi của mạch máu dưới da.
Dữ liệu này được phân tích bằng những giải thuật giúp theo dõi từng pixel một khi
di chuyển qua từng khung hình. Ngay cả trang phục của các nhân vật chính cũng
phải biến thành dữ liệu 3D để tính toán từng điểm phản chiếu ánh sáng cũng như
các biến đổi kể cả nhỏ nhặt nhất khi "khoác" lên mình những nhân vật ảo.

Với "đại dương" dữ liệu đã chuẩn bị sẵn, phim trường của Matrix bây giờ
chính là máy tính và diễn viên lúc này là những họa sĩ đồ họa 3D. Đến giai đoạn
này, ngay cả máy quay cũng là máy quay ảo. Những máy quay này có thể nhìn
thấy phía sau và xoay vòng quanh cảnh trí, nhận biết được ở góc nào thì vật thể gì
sẽ bị che khuất. Các nhà làm phim có thể cho các máy quay ảo "bay" qua hàng
ngàn cảnh trí từ bất kỳ góc độ nào, tiến gần lấy cận cảnh, lùi xa lấy toàn cảnh, hay
vút lên trời.
Điều mà người xem Matrix không thể biết là trong Matrix, chỉ cảnh đầu
tiên (lúc Neo và Smith bước vào sân) mới đúng là Reeves và Weaving thực. Còn
khi trận chiến đã khai diễn thì mọi người, mọi vật trong trường đoạn "ăn tiền" đó
đều do máy tính tạo ra – kể cả các góc đặt máy quay (nếu không, với tốc độ lia
máy tương đương 3000 km/h và những cung chuyển động như thế thì tất cả các
máy quay phim thật sẽ nát bấy)!

"Kỹ thuật điện ảnh ảo" là thế. Điều ấn tượng nhất là trường đoạn này cũng
như nhiều pha hành động khác trong phim trông lại chẳng "ảo" tí nào.
Box
Tháng 10-2003, ở ngày đầu tiên công chiếu trong cùng một giờ Phần ba của
bộ phim Matrix tại 18.000 rạp chiếu bóng ở 100 nước, người ta đã thu về hơn 40

triệu USD. Hết tuần công chiếu đầu tiên, Matrix 3 hay Matrix Revolutions đã đem
về cho hãng phim Warner Bros doanh thu 188 triệu USD.
Hai phần đầu của bộ phim này - The Matrix (1999) và Matrix Reloaded
(đầu 2003) - cũng đem lại tổng doanh thu 1,2 tỷ USD từ tiền bán vé trên toàn cầu

×