Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Cac dang toan thuong gap trong di truyen quan the so 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.14 KB, 7 trang )

Các dạng toán thường gặp trong di truyền quần thể
số 2
Câu 1: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ
lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là:
A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa
B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
C. 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
D. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
Câu 2: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có
kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là
A. 900.
B. 1800.
C. 8100.
D. 9900.
Câu 3: Một quần thể bị có 400 con lơng vàng, 400 con lơng lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết kiểu gen
BB qui định lông vàng, Bb qui định lông lang trắng đen, bb qui định lông đen. Tần số tương đối của các alen
trong quần thể là
A. B = 0,2; b = 0,8.
B. B = 0,4; b = 0,6.
C. B = 0,6; b = 0,4.
D. B = 0,8; b = 0,2.
Câu 4: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật người ta phát hiện có 1 gen gồm 2 alen (A và
a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có thể kết luận gen này nằm ở trên
A. nhiễm sắc thể X và Y.
B. nhiễm sắc thể thường.
C. nhiễm sắc thể X.
D. nhiễm sắc thể Y.
Câu 5: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy
số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể
này là
A. 56,25%.


B. 18,75%.
C. 37,5%.
D. 3,75%
Câu 6: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các
cá thể có kiểu gen aa khơng có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa
B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
D. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.
Câu 7: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy
định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và Io). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số
kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là
A. 24


B. 10
C. 64
D. 54
Câu 8: Ở một loài động vật, các kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy định lông
trắng. Xét một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 500 con, trong đó có 20 con lơng trắng. Tỉ lệ
những con lông đốm trong quần thể này là :
A. 32%
B. 16%
C. 64%
D. 4%.
Câu 9: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết,
tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là
A. 43,7500%
B. 46,8750%.
C. 37,5000%

D. 48,4375%.
Câu 10: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các
thể hệ tiếp theo như sau: P: 0,50 AA : 0,3 Aa : 0,2 aa = 1
F1: 0,45 AA : 0,25 Aa : 0,30 aa = 1
F2: 0,40 AA : 0,20 Aaa : 0,4 aa = 1
F3: 0,30 AA : 0,15 Aa : 0,55 aa = 1
F4: 0,15 AA : 0,10 Aa : 0,75 aa = 1
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn
B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại ỏ dần
D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ dẫn những kiểu gen đồng hợp
Câu 11: Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở
Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở
A. quần thể ngẫu phối
B. quần thể giao phối có lựa chọn
C. quần thể tự phối
D. quần thể sinh sản sinh dưỡng
Câu 12: Phát biểu đúng về quần thể tự phối là
A. tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ
B. tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen được duy trì khơng đổi qua các thế hệ
C. tần số tương đối của các alen không đổi nhưng thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ
D. tần số tương đối của các alen thay đổi nhưng thành phần kiểu gen được duy trì khơng đổi qua các thế hệ
Câu 13: Điều nào sau đây là khơng đúng khi nói về quần thể tự phối ?
A. Quần thể bị phân dần thành những dịng thuần có kiểu gen khác nhau
B. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm
C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình
D. Sự chọn lọc khơng mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
Câu 14: Trong chọn giống, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hay
giao phối cận huyết do:



A. Thế hệ sau sẽ có độ dị hợp cao do đó các gen lặn đột biến có hại khơng được biểu hiện
B. Thế hệ sau tập trung các gen trội nên thể hiện ưu thế lai
C. Các gen lặn đều được biểu hiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen
D. Tạo ra những dòng thuần có các cặp gen ở trạng thái đồng hợp
Câu 15: Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn là
A. Tồn tại chủ yếu các thể đồng hợp có kiểu gen khác nhau
B. tồn tại nhiều thể dị hợp có kiểu gen khác nhau
C. thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng
D. rất đa hình về kiểu gen và kiểu hình
Câu 16: Một quần thể ngẫu phối tuân theo định luật Hacdi – Vanbec có tần số alen A = 0,8 và a = 0,2. Tần số
của mỗi alen này sau 10 thế ngẫu phối là:
A. 0,6 A : 0,4 a.
B. 0,8 A : 0,2 a.
C. 0,2 A : 0,8 a.
D. 0,7 A : 0,3 a.
Câu 17: Ở gà, kiểu gen AA biểu hiện lông đen, aa biểu hiện lông trắng, Aa biểu hiện lông đốm. Một quần thể
có 410 con lơng đen, 580 con lơng đốm, 10 con lông trắng. Tần số alen A và a của quần thể là
A. 0,7 A : 0,3 a.
B. 0,9 A : 0,1 a.
C. 0,8 A : 0,2 a.
D. 0,3 A : 0,7 a.
Câu 18: Ở gà, màu lông có gen nằm trên NST thường, alen A qui định lông nâu > alen a qui định lông trắng.
Một quần thể gà chắc chắn đạt trạng thái cân bằng là quần thể có:
A. 75% gà lơng nâu và 25% gà lông trắng
B. 100% gà lông trắng
C. 50% gà lông nâu và 50% gà lông trắng
D. 100% gà lông nâu
Câu 19: Ở một lồi động vật, màu mắt có gen trên NST thường, alen A qui định mắt đen > alen a qui định mắt

đỏ. Một quần thể chắc chắn đạt trạng thái cân bằng là quần thể có:
A. tồn những cá thể mắt đỏ
B. 150 mắt đen và 152 mắt đỏ
C. toàn những cá thể mắt đen
D. 602 cá thể mắt đen và 197 cá thể mắt đỏ
Câu 20: Một nhà chọn giống chồn Vizon cho các con chồn của mình giao phối với nhau. Ơng đã phát hiện ra
một điều là trung bình thì 9% chồn của là lơng ráp. Loại lơng này bán được ít tiền hơn. Vì vậy ông chú trọng
chọn tới việc chọn giống chồn lông mượt bằng cách không cho các con chồn lông ráp giao phối. Tính trạng lơng
ráp là do alen lặn trên NST thường quy định. Tỷ lệ chồn lông ráp mà ông ta nhận được sau 15 thế hệ là khoảng
bao nhiêu %?
A. 0,00297
B. 0,3
C. 0,985
D. 3,45
Câu 21: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Thế hệ ban
đầu P của một quần thể có tần số các kiểu gen 0,5 Aa : 0,5 aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và khơng có
các yếu tố làm thay đổi tần số tương đối các alen. Theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F1 thu được là:


A. 1 đỏ : 1 trắng
B. 3 đỏ : 1 trắng
C. 7 đỏ : 9 trắng
D. 9 đỏ : 7 trắng
Câu 22: Ở người một gen trên NST thường có 2 alen, trong đó alen A qui định thuận tay phải trội hoàn toàn so
với alen a qui định thuận tay trái. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 64% số người có kiểu hình
thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải từ quần thể này.
Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là:
A. 37,5%
B. 50%
C. 43,75%

D. 62,5%
Câu 23: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một locut có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của
NST giới tính X và Y. Biết rằng khơng xảy ra đột biến, theo lí thuyết số loại kiểu gen tối đa về locut nói trên
trong quần thể này là:
A. 15
B. 6
C. 9
D. 12
Câu 24: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét 1 gen gồm 2 alen nằm trên NST thường. alen A qui định hoa đỏ
trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền số cây hoa
trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí
thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
A. 35 đỏ : 1 trắng
B. 15 đỏ : 1 trắng
C. 24 đỏ : 1 trắng
D. 3 đỏ : 1 trắng
Câu 25: Ở một lồi động vật, màu sắc lơng do 1 gen gồm 2 alen nằm trên NST thường qui định. Kiểu gen AA
qui định lông xám, kiểu gen Aa qui định lông vàng, kiểu gen aa qui định lông trắng. Cho các trường hợp sau:
(1) các cá thể lông xám có khả năng sinh sản và sức sống kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản
bình thường.
(2) các cá thể lơng vàng có khả năng sinh sản và sức sống kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường
(3) các cá thể lơng trắng có khả năng sinh sản và sức sống kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường
(4) các cá thể lơng xám và lơng trắng đều có khả năng sinh sản và sức sống kém như nhau, các cá thể lông vàng
có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc lồi này có thành phần kiểu gen 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa = 1 Chọn lọc tự nhiên sẽ
nhanh chóng làm thay đổi tần số tương đối các alen trong trường hợp:
A. 2 và 4
B. 3 và 4

C. 1 và 2
D. 1 và 3


ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: B
F3:
1
3
Tỷ lệ Aa: 2 = 0,125.

Tỷ lệ AA = aa =

= 0,4375.

Câu 2: B
Tỷ lệ aa:

= 0,01

Do quần thể cân bằng, tần số alen a:
Tỷ lệ Aa: 2 x 0,1 x 0,9 = 0,18
=> Số cá thể Aa: 0,18 x 10000 = 1800.

= 0,1 => Tần số alen A: 1 – 0,1 = 0,9.

Câu 3: C
Tần số alen B:

= 0,6 => Tần số alen b: 1 – 0,6 = 0,4.


Câu 4: C
Số kiểu gen do 1 gen 2 alen tạo ra:
- Nếu gen trên NST thường: 3
- Trên X: 5 (ở XX: 3, ở XY: 2)
- Trên Y: 3.
Câu 5:

Câu 13: C
Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình là đặc điểm của quần thể giao phối.
Câu 14: C
Trong chọn giống, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hay giao phối
cận huyết vì tạo điều kiện cho các gen lặn đều được biểu hiện thành kiểu hình, thuận lợi cho đánh giá kiểu gen.


Câu 15: A
Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn làtồn tại chủ yếu các thể đồng hợp có kiểu gen khác nhau
Câu 16: B
Quần thể ngẫu phối, tần số alen không đổi
=> Sau 10 thế hệ, tần số alen vẫn là A = 0,8;

a = 0,2

Câu 17: A
Tần số alen A:

= 0,7 => Tần số alen a: 1 – 0,7 = 0,3.

Câu 18: B
Quần thể gà lơng trắng có 100% kiểu gen aa, qua các thế hệ vẫn chỉ tạo ra aa, thành phần kiểu gen khơng đổi.

Câu 19: A
Quần thể tồn mắt đỏ có 100% kiểu gen aa, qua các thế hệ vẫn chỉ tạo ra aa, thành phần kiểu gen không đổi.
Câu 20: B
Không cho aa giao phối (lông ráp) => Coi như bị loại khỏi quần thể.
Tần số alen a: qo =

= 0,3.

Sau 15 thế hệ, tần số mới của alen a:

=

=> Sau 15 thế hệ, tỷ lệ aa = qo2 =
x
=0.002975
=>Tỷ lệ chồn lông ráp mà ông ta nhận được sau 15 thế hệ là :
0.002975x 100 = 0.2975 0,3
Câu 21: C
Tần số alen A:
= 0,25. => Tần số alen a: 1 – 0,25 = 0,75.
Ở F1: %aa (trắng) = 0,752 = 0,5625 => %A- = 1 – 0,5625 = 0,4375
=> Tỷ lệ kiểu hình F1: 0,4375 đỏ : 0,5625 trắng = 7 đỏ : 9 trắng.
Câu 22: D
Tỷ lệ người thuận tay trái (aa): 100% - 64% = 36% = 0,36
=> Tần số alen a:
= 0,6 => Tần số alen A: 1 – 0,6 = 0,4.
P: aa x AĐể tính XS sinh con thuận tay phải, lấy 1 trừ đi XS sinh con thuận tay trái.
Để sinh con thuận tay trái (aa), bố phải có kiểu gen Aa.
Tỷ lệ người bố có kiểu gen Aa:
= 0,75.

Khi đó: P: aa x Aa → 0,5aa : 0,5Aa
=> XS sinh con thuận tay trái: 0,75 x 0,5 = 0,375.
=> XS sinh con thuận tay phải: 1 – 0,375 = 0,625 = 62,5%
Câu 23: A
Ở XX:
= 6.
Ở XY: 3 x 3 = 9


=> Số kiểu gen về gen này: 6 + 9 = 15.
Câu 24: A
Tỷ lệ aa: 0,04
Do quần thể đang cân bằng, tần số alen a: = 0,2 => Tần số alen A: 1- 0,2 = 0,8.
=> Tỷ lệ:
AA = 0,82 = 0,64;
Aa = 2 x 0,2 x 0,8 = 0,32.
Trong các cây hoa đỏ: 0,64AA : 0,32Aa.
Tần số alen a (mới):
=
=> Tỷ lệ aa:

=

.

=> Tỷ lệ A- : 1 =
=> Tỷ lệ kiểu hình: 35 đỏ : 1 trắng.
Câu 25: D
Tần số alen A = a = 0,5.
Nếu CLTN đào thải thể dị hợp Aa, hoặc 2 dạng đồng hợp với áp lực giống nhau, thì áp lực lên 2 alen là như

nhau, do đó tần số alen có xu hướng không thay đổi.
CLTN chỉ đào thải 1 trong 2 kiểu hình đồng hợp trội, hoặc lặn, thì 1 trong 2 alen chịu áp lực nhiều hơn, tần số
alen có xu hướng thay đổi.



×