TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
1. ĐẠI CƯƠNG
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên hoàn chỉnh nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong những tháng đầu sau sinh, sữa mẹ cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển, đồng thời góp phần phịng những bệnh nhiễm
trùng và bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt
nhất cho cuộc đời của mỗi trẻ, bảo đảm cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh
thần, đồng thời hạn chế được những bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, các bệnh
về đường tiêu hóa và hơ hấp cho trẻ.
Trong những năm qua, chính sách quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản và
nâng cao chất lượng dân số đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc, kết quả đạt
được đối với xã hội là rất lớn, tuy nhiên kiến thức của các bà mẹ trẻ hiện nay như
thế nào khi mà quan niệm về vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ và sự xuất hiện của
các loại sữa thay thế sữa mẹ đang rất đa dạng?
Thực tế hiện nay, nhiều phụ nữ luôn bận rộn với công việc và công tác xã hội
nên thường mất sữa sớm, thời gian cho con bú thất thường. Bên cạnh đó, các chương
trình truyền hình, báo chí hàng ngày đưa ra những quảng cáo vô cùng hấp dẫn về
các sản phẩm sữa thay thế đã làm cho số đơng các bà mẹ có nhận thức sai lầm với
việc nuôi con bằng sữa mẹ.
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Sữa mẹ: là sữa được tạo ra từ hệ thống tuyến sữa của người phụ nữ từ khi có
thai, bắt đầu bài tiết nhiều từ 24 đến 48 giờ sau khi sinh. Sữa mẹ được xem như là
nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hố các
loại thực phẩm khác.
Ni con bằng sữa mẹ: là cách ni dưỡng trong đó trẻ được trực tiếp bú sữa
mẹ hoặc gián tiếp uống sữa mẹ được vắt ra.
Bú mẹ hoàn toàn: trẻ chỉ được ăn sữa mẹ qua bú mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua vắt sữa mẹ hoặc bú trực tiếp từ người mẹ khác, ngồi ra khơng được ni
bằng bất cứ loại thức ăn đồ uống nào khác.
Tư vấn về NCBSM: là quá trình trao đổi với cán bộ y tế về những vấn đề liên
quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tư vấn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thơng
qua báo chí, tờ rơi, băng hình hay các phương tiện truyền thông.
3. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA MẸ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên hồn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ
vì trong sữa mẹ có đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như protein,
glucide, lipid, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát
triển cơ thể trẻ. Sữa mẹ gồm có hai loại là sữa non và sữa ổn định
Sữa non: là sữa được bài tiết ngay sau sinh, trong vài ngày đầu sau sinh. Sữa
non sánh đặc màu vàng nhạt. Thành phần có chứa nhiều năng lượng, protein, vitamin
A, đồng thời có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đó
sữa non cịn có tác dụng tống phân su nhanh ngăn chặn vàng da cho trẻ sơ sinh.
Sữa ổn định: được bài tiết từ vài ngày sau sinh, trong suốt thời kỳ ni con.
Trong sữa này có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng. Sữa mẹ chứa đầy
đủ acid amin cần thiết với tỉ lệ cân đối và dễ hấp thu, có acid béo cần thiết như acid
linoleic cần cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững của thành mạch, hơn nữa
lipid trong sữa mẹ dễ được tiêu hố do có lipase. Lactose trong sữa mẹ cung cấp
thêm nguồn năng lượng cho trẻ, một số lactose vào ruột lên men tạo thành acid lactic
giúp hấp thụ canxi và muối khống tốt hơn. Hoạt tính lysozym, amylaza của sữa non
cao hơn 60 lần và ở sữa hồn thiện là 40 lần so với sữa bị. Nhiều men khác cũng có
mặt với nồng độ rất cao bao gồm transaminaza, catalaza, lactaza, dehydrozenza,
proteaza, lipaza. Hormon tuyến giáp trạng và một số hormon khác cũng được tiết ra
từ sữa mẹ. Sữa mẹ cịn có nhiều vitamin và muối khống như vitamin A, C, canxi,
sắt, tỷ lệ Ca/P thích hợp dễ hấp thu, phòng một số bệnh thiếu vi chất gây ra như khô
mắt do thiếu vitamin A, thiếu máu thiếu sắt, cịi xương…
Trong sữa mẹ cịn có kháng thể IgA, đặc biệt có nhiều trong sữa non và giảm
dần ở các ngày sau đó. Các men lactozym có tác dụng diệt khuẩn và hơn 80% tế bào
trong sữa là các lympho bào, thực bào có tác dụng thực bào và tiết IgA, interferon
có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, nấm, virus… Noài ra trong sữa mẹ cịn
có yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactobacillus bifidus, lấn át sự phát
triển của vi khuẩn gây bệnh. Sữa mẹ có khoảng hơn 100 thành phần khơng tìm thấy
trong bất kỳ loại sữa cơng thức nào, hầu như khơng có một đứa trẻ nào bị dị ứng với
sữa mẹ.
4. LỢI ÍCH CỦA NI CON BẰNG SỮA MẸ
4.1. Đối với trẻ
NCBSM giúp trẻ phát triển tốt: do thành phần và tính chất ưu việt như vậy
nên NCBSM là biện pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ. Những trẻ được nuôi bằng sữa
mẹ phát triển tốt hơn các trẻ ăn sữa ngoài. Trẻ bú sữa mẹ thường phát triển trí tuệ
thơng minh hơn trẻ ăn sữa bị.
NCBSM làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cho trẻ: UNICEF ước tính hàng năm có
khoảng 1 triệu trẻ em trên tồn thế giới tử vong vì các lý do gián tiếp hay trực tiếp
có liên quan đến khơng hoặc thiếu ni dưỡng bằng sữa mẹ.Theo WHO, những trẻ
từ 0 đến 12 tháng tuổi mà khơng được bú mẹ thì tỉ lệ bị tiêu chảy cao gấp 2 lần so
với những đứa trẻ được bú mẹ. Cho con bú hoàn toàn từ 4-6 tháng và tiếp tục cho
bú ít nhất 2 năm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là tiêu chảy và các bệnh nhiễm
khuẩn khác.
4.2. Đối với mẹ
Bên cạnh những lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ thì việc cho con bú cũng mang lại
nhiều lợi ích và thuận tiện cho người mẹ như co hồi tử cung, dự phòng băng huyết
sau sinh. Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra oxytoxin có tác dụng co các
tế bào cơ ở xung quanh tuyến sữa gây phản xạ tiết sữa. Oxytoxin cũng có tác dụng
trên cơ tử cung, do đó nếu trẻ bú mẹ ngay sau sinh, oxytoxin cũng được sản xuất và
tác dụng lên tế bào cơ tử cung giúp cầm máu nhanh sau sinh.
NCBSM làm chậm có thai và có kinh trở lại sau sinh. Lượng sắt mà bà mẹ dùng để
tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đi do kinh nguyệt. Điều này giúp hạn chế thiếu
máu thiếu sắt.
Cho con bú đòi hỏi tiêu hao năng lượng từ 200 đến 500kcal/ngày. Điều này giúp bà
mẹ giảm cân nhanh hơn.
NCBSM có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú ở phụ nữ.
4.3. Gắn bó tình cảm mẹ con
NCBSM có điều kiện gắn bó mẹ con, mẹ và con có nhiều thời gian gần gũi tự
nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà của đứa trẻ, cả
về trí tuệ, nhân cách và tình cảm, giúp cho bà mẹ giảm căng thẳng và đặc biệt giảm
tỷ lệ bệnh trầm cảm sau sinh.
4.4. Hiệu quả kinh tế của NCBSM
Sữa mẹ ln có sẵn và ở nhiệt độ thích hợp, cho trẻ ăn ngay dù mùa đơng hay
mùa hè. Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần
đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo,
bà mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc vì khơng phải chi phí mua sắm, vận
chuyển. Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú.
Trẻ bú sữa mẹ sẽ chóng lớn, phát triển đầy đủ về thể lực cũng như trí tuệ.
5. TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
5.1. Trong thời gian mang thai
Trong mỗi lần khám thai cần giải thích cho bà mẹ lợi ích của bú sữa mẹ, cung
cấp các thơng tin và tờ rơi cho bà mẹ.
Giải thích tầm quan trọng của việc chăm sóc vú và núm vú.
5.2. Ngay sau sinh
Tư vấn về con nằm chung với mẹ
Cùng phòng, cùng giường để trẻ được gần mẹ, được mẹ chăm sóc đúng lúc,
thời gian cho bú được lâu, tình cảm mẹ con sớm hình thành và phát triển tốt hơn.
Tư vấn người mẹ cho con bú sớm
Trẻ được bú càng sớm càng tốt, muộn nhất không quá 30 phút đầu sau sinh.
Cho trẻ bú sớm sẽ tận dụng sớm được sữa non, động tác mút vú sẽ kích thích tuyến
yên tiết oxytocin và prolactin giúp tử cung co tốt hơn, tránh băng huyết sau sinh.
Cho trẻ bú hoàn toàn từ 4 tháng đến 6 tháng sau sinh.
Sữa mẹ là thức ăn duy nhất, không cho ăn thêm bất cứ loại sữa gì, cũng như
bất cứ thức ăn nào khác kể cả nước hoa quả, nước cháo, nước cơm..., ngay cả nước
cũng không cần cho uống. Cho trẻ bú theo nhu cầu, cho bú cả ngày lẫn đêm.
Hướng dẫn cách cho con bú
Có thể cho trẻ bú ở các tư thế khác nhau (ngồi hoặc nằm...), nhưng cần giữ
cho thân trẻ nằm thoải mái áp sát vào ngực và bụng mẹ, giữ cho đầu và thân thẳng,
mặt hướng về phía vú, để miệng trẻ sát ngay núm vú. Bà mẹ cho núm vú chạm vào
môi trẻ, đợi khi miệng trẻ mở rộng, chuyển nhanh núm vú vào miệng trẻ, giúp trẻ
ngậm sâu tới tận quầng vú. Mút vú có hiệu quả là mút chậm, sâu, có khoảng nghỉ.
Tư thế của mẹ
Người mẹ ở tư thế thoải mái, dùng gối hay chăn gấp kê dưới đầu nếu bà mẹ
nằm, hoặc để dưới cánh tay nếu bà mẹ ngồi.
Nếu ở tư thế nằm ngửa cần đảm bảo đầu và vai được đỡ cao.
Tư thế của trẻ
Đặt trẻ sát vào mẹ. Đầu và thân trẻ trên một đường thẳng.
Mặt trẻ hướng vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú. Toàn thân phải được
bế đỡ hoàn toàn.
Ngậm bắt và mút vú mẹ
Ngưịi mẹ đỡ vú bằng ngón cái ở trên và các ngón khác ở dưới vú. Các ngón
tay không để lên quầng đen của vú.
Để môi trẻ chạm núm vú. Đợi cho trẻ há to miệng.
Đưa trẻ dịch về phía vú, mơi dưới của trẻ ở dưới núm vú, không chuyển dịch
đầu trẻ mà đỡ sau gáy và chuyển dịch cả cơ thể trẻ.
Thời gian cho bú
Không giới hạn trẻ bú bao nhiêu lâu. Nếu trẻ ngậm bắt, mút và tư thế trẻ tốt
có thể bú đến no. Cho trẻ bú cả hai vú.
5.3. Tư vấn cho con bú trong một số trường hợp đặc biệt
5.3.1. Trẻ non tháng/ nhẹ cân
Trẻ nhẹ cân thường gặp khó khăn khi bú mẹ vì phản xạ bú chưa hồn chỉnh.
Do vậy cần hỗ trợ đặc biệt và quan tâm đến bà mẹ vào thời điểm khó khăn này.
Giải thích cho bà mẹ:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ đặc biệt là đối với những trẻ sinh nhẹ cân.
Trẻ sinh nhẹ cân có thể bú mẹ: Lúc đầu, trẻ thường nhanh mệt và mút kém,
một lần mút ngắn, thời gian nghỉ dài, thường thiu thiu ngủ khi bú.
Bà mẹ cần cho trẻ bú lâu hơn, để cho trẻ có thời gian nghỉ lâu hơn giữa các
lần mút để trẻ bú chậm và lâu.
Cần phải cho trẻ bú thường xuyên cách 3 giờ một lần. Nếu trẻ bú kém thì
khuyến khích bà mẹ vắt sữa và đổ cho trẻ ăn bằng thìa.
5.3.2. Trẻ sinh đôi
Giúp bà mẹ an tâm là với hai bầu vú, bà mẹ có thể ni cả hai con. Có thể cho
cả hai bé bú cùng một lúc hoặc một bé bú trước, một bé bú sau.
Nếu cả hai trẻ cùng bú:
Đặt một gối bên dưới để đỡ tay bà mẹ (tư thế ngồi).
Đặt mỗi trẻ một bên dưới một cánh tay.
Động viên bà mẹ kiên trì. Trẻ sinh đơi thường là non tháng, thấp cân, cần nhiều
thời gian mới thích nghi với việc bú mẹ.
Mỗi lần cho bú, thay đổi bên vú cho trẻ. Nếu cần thiết, có thể vắt sữa cho trẻ
uống
5.4. Một số bệnh lý tuyến vú trong thời gian cho con bú
5.4.1. Tụt núm vú
Đây là một tình trạng khi gặp phải các bà mẹ thường lúng túng, núm vú bị tụt
sâu vào trong khiến trẻ khó bú, thường khóc vì khơng mút được sữa. Cần khuyên bà
mẹ tiếp tục cho con bú, giúp đứa trẻ bằng cách vắt ít sữa và kéo núm vú ra trước khi
cho trẻ bú. Sau một số lần bú, sức mút của trẻ sẽ kéo được núm vú ra ngoài. Trường
hợp khó khăn có thể nhờ thêm sự giúp đỡ của ống hút sữa áp lực âm, và sự giúp đỡ
của người chồng
5.4.2. Đau rát ở núm vú
Núm vú rất nhạy cảm do được chi phối bởi mạng lưới thần kinh cảm giác
phong phú. Khi trẻ mút vú, tạo ra một lực kéo lớn và trong một thời gian dài lên núm
vú làm cho núm vú bị đau, hiện tượng đau tăng dần trong 3-4 ngày đầu, sau đó dần
dần quen đi. Trong nhiều trường hợp bị nhầm là nứt đầu vú. Nguy cơ của trường
hợp này là người mẹ sợ mỗi khi cho con bú, có thể dẫn tới cương tức vú và sự chế
tiết sữa kém đi.
5.4.3. Vú cương tức
Có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú. Nhưng
thường hay gặp nhất trong tuần đầu sau sinh hoặc khi cai sữa:
Cần thiết hút sữa ra. Nếu sữa khơng được hút ra, viêm vú có thể nặng lên rồi hình
thành áp xe, sự tạo sữa cũng bị giảm đi. Cho bú là cách tốt nhất để hút sữa ra. Nếu
trẻ bú không được, giúp đỡ bà mẹ vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng bơm hút sữa, chườm
ấm.
Chú ý: trước khi cho trẻ bú cần đắp gạc ấm vào vú, xoa bóp vú nhẹ nhàng. Cịn sau
bữa bú, cần đắp gạc lạnh lên vú để làm giảm sự phù nề.
5.4.4. Ít sữa
Cần cho con bú nhiều hơn và vắt hết sữa sau khi bú để kích thích tạo sữa.
Người mẹ được nghỉ ngơi tốt, uống nhiều hơn, nước hoa quả và sữa, ăn đầy
đủ các chất dinh dưỡng.
5.4.5. Nứt đầu vú
Khuyến khích bà mẹ xoa một chút sữa lên núm vú sau mỗi lần cho bú vì sữa
có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn
Để hở vú tiếp xúc với khơng khí, nếu có thể được tiếp xúc với ánh nắng mặt
trời. Bôi lanolin lên núm vú sau mỗi lần cho bú
5.4.6. Nhiễm nấm
Khuyến khích bà mẹ cho bú cả hai bên cho dù vẫn bị đau bởi vì với cách này
sẽ giúp phục hồi nhanh hơn.
5.4.7. Tắc ống dẫn sữa và viêm vú
Cho con bú thường xuyên, xoa bóp vú nhẹ nhàng trong khi cho con bú, đắp
gạc ấm lên vú giữa các bữa bú, nếu việc cho con bú khó khăn thì vắt sữa ra cho trẻ
uống bằng thìa.
Cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ trong khi điều trị tắc ống dẫn sữa hoặc viêm vú.
Nếu có nhiễm trùng thì đứa trẻ vẫn an tồn bởi đặc tính kháng khuẩn của sữa mẹ.
5.5.
Các trường hợp không nên cho con bú
Nên tư vấn đối với các trường hợp sau khơng nên cho trẻ bú mẹ vì có nguy cơ
lây nhiễm cho con hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và con.
- Mẹ nhiễm HIV/AIDS.
- Mẹ suy tim, lao phổi nặng.
- Mẹ đang điều trị thuốc ung thư, hướng thần.
- Mẹ bị nhiễm trùng, áp xe vú.