Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Quy hoạch phố cổ Hà Nội ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.23 KB, 7 trang )

I. KHÁI QUÁT VỀ PHÓ CỔ HÀ NỘI.
1. Vị trí:
Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây
dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là phố Hàng Đậu;
phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ
và Hàng Thùng; phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.
Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng
100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng
Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý
Thái Tổ.
Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên ngoài khu vực này, nhưng do
đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ được những đặc trưng nên
chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ.
2. Lịch sử:
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý
- Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu
đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số
phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh
Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ
Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành
Đại La có trổ các cửa ô.
Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô
Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở
khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn
còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông.
Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu
vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần
dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu.
Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang,
người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập
chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây.


Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến
phố đi bộ cũng được mở tại đây.
3. Các phố nghề:
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ
các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực
chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao
đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở
thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại
mặt hàng.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố
Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, Ngoài ra một số phố tuy
không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa,
như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây
chuyên dịch vụ du lịch
• Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm
tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình
các quan, hình nhà cửa để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã
tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt
hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang
trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều
màu sắc.
• Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm
hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây
[1]
. Đoạn phố Hàng Mây nằm
giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược
chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa
• Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc
thành nén cho triều đình
[2]

, kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê
(huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập
trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
• Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được
đọc chệch thành chữ đào)
• Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều
nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các
cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
• Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một
đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân
nghèo làm nghề "ve chai", chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
• Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập
trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây
• Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại
Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành
của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm
từ Thổ Hà
• Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des
Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn
Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm,
nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ
Phạm vị nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc
trưng như sau:
• Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu,
Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện
tích khoảng 19 ha).
• Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 2: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu
Phố Cổ.
II. QUY HOẠCH VÀ BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI.
1. Khó khăn:

Đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 đã được đưa ra để lấy ý kiến
người dân Thủ đô và được trình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ
31 diễn ra tại Hà Nội. Vấn đề được dư luận quan tâm là làm thế nào để quy hoạch
mà vẫn giữ được nét đẹp di sản của Thủ đô Hà Nội? Giải bài toán xung đột này là
vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu văn hóa.
Việt Nam chưa lựa chọn được giải pháp phù hợp để trùng tu phố cổ Hà Nội
bởi chưa thể xác định được cụ thể cái gì là quý nhất, dù đã có khoảng hơn 20 nước
trên thế giới tham gia nghiên cứu, và đưa ra nhiều phương án trùng tu
Trong khu phố cổ Hà Nội hiện nay có 112 di tích lịch sử và văn hóa, trong
đó có 90 di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng; 22 di tích mang dấu ấn cách mạng;
chưa kể hàng trăm ngôi nhà được xác định có giá trị kiến trúc tiêu biểu chẳng hạn
như nhà số 38 phố Hàng Đào trước kia là đình Đồng Lạc (đình của chợ bán tơ
lụa) được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, triều vua Lê', còn lưu giữ một số tấm bia
đá có từ năm 1856; hoặc ngôi nhà số 87 phố Mã Mây có kiến trúc đẹp với những
bày trí vật dụng mang phong cách Á Đông
Việc trùng tu và bảo tồn khu phố cổ Hà Nội hiện đang khiến các nhà chức
năng băn khoăn bởi trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã có nhiều ngôi nhà, công
trình xuống cấp cần phải sửa sang, trùng tu lại. Tuy nhiên, theo ông Nghiêm, vẫn
chưa thấy phương án trùng tu phổ cổ nào phù hợp, mặc dù Hà Nội đã mời rất nhiều
nước tham gia, hoặc là tự nguyện hoặc là hợp tác, như Australia, Nhật, Pháp, Thụy
Điển…
Theo số liệu của Ban Quản lý khu phố cổ Hà Nội, hiện thành phố có gần
1.100 ngôi nhà có giá trị cần phải trùng tu, sửa chữa với khoảng 15.000 hộ gia đình
sinh sống. Trong số các công trình nhà ở phố cổ có trên 20% nhà mới; 63,1% nhà
xuống cấp; 11,7% nhà hư hỏng; 5,1% nhà không đủ điều kiện sinh sống.
Hiện nay, một trong những khó khăn lớn của Hà Nội là phải nâng cấp, trùng
tu các ngôi nhà này như thế nào trong khi tổng thể các ngôi nhà mọc san sát, liền
kề nhau. Mặt khác, vấn đề sửa chữa, nâng cấp khu phố cổ Hà Nội phải tính đến
việc bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng nằm liền kề với các ngôi nhà cổ
bởi khi sửa chữa ngôi nhà này sẽ ảnh hưởng tới kiến trúc và kết cấu của các di tích

lịch sử kề cận.
Để giữ gìn khu phố cổ, vấn đề đáng quan tâm là phải đảm bảo điều kiện dân
sinh, đảm bảo điều kiện sống cho người dân. Một vấn đề đặt ra hiện nay, nhiều
người dân đã ở đây 30 - 40 năm, phải sống trong cảnh chật hẹp nhưng vẫn không
chịu chuyển đi nơi khác vì cuộc sống của họ còn gắn liền với việc buôn bán, kinh
doanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao mà thành phố
Hà Nội có chủ trương di dân đến nơi khác để trùng tu, nâng cấp phố cổ nhưng tiến
độ thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ.
Việc lập hồ sơ thống kê, đánh giá về giá trị kiến trúc tại phố cổ Hà Nội cũng
luôn thay đổi với tốc độ chóng mặt. Năm 1995, bản quy hoạch phố cổ đưa ra danh
sách 24 di tích cần bảo vệ trong khu phố cổ. Con số đó được nâng lên thành 104 di
tích vào năm 1998 và 121 di tích vào năm 2004. Tương tự, năm 1995, danh sách
các kiến trúc nhà cổ có giá trị tại đây là 800 nhà, sau đó lại tụt xuống 300 di tích
vào năm 2008
2 Giải pháp và chiến lược quy hoạch bảo tồn
Kiến trúc sư Giorgio Parodi, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP Genova nhận
định rằng, việc trùng tu phố cổ nên bắt đầu từ việc quy hoạch các tuyến phố, khu
quảng trường, vườn hoa. Phải xác định được giá trị văn hóa của từng khu vực bằng
cách nghiên cứu kỹ tất cả những ngôi nhà trong phố cổ, phân loại A, B, C dựa theo
giá trị kiến trúc, lịch sử, vị trí đắc địa sau đó mới trùng tu
Chìa khóa cho việc trùng tu thành công khu phố cổ Genova nằm ở hai thao
tác: khảo sát phân loại và lên kế hoạch trùng tu thật chuẩn, đồng thời tích cực đi
tìm sự ủng hộ từ phía người dân
Đầu tiên phải có quy chế, được thể chế hóa bằng những văn bản pháp luật,
trong đó chỉ rõ người dân làm gì, chính quyền làm gì và phối hợp với nhau như thế
nào… Tiếp đó là nhận diện trong khu phố cổ cái gì quý nhất, dựa vào đó xác định
chỉ tiêu để có thể lựa chọn một vài ngồi nhà để thực hiện bảo tồn thí điểm thay vì
chọn quá nhiều.
Dự án thí điểm đầu tiên chính là quy hoạch tuyến phố cổ Tạ Hiện. Đó là một
phần trong dự án hợp tác giữa Hà Nội và thành phố Toulouse (Pháp) do Ban Quản

lý phố cổ Hà Nội làm chủ đầu tư, Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn
tư vấn, thiết kế, với tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng.
Theo đồ án thiết kế do Ban Quản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu, phạm vi chỉnh
trang là một phần của phố Tạ Hiện (dài 55m) với kiến trúc đặc trưng khoảng đầu
thế kỷ XX. Trong đó, sẽ thực hiện cải tạo mặt đứng và mái dãy nhà số lẻ (từ nhà số
5 đến số 27, gồm 10 ngôi nhà liền khối, quy mô 2 tầng, mái ngói dốc, giống nhau,
ảnh hưởng của kiến trúc Pháp). Còn dãy nhà số chẵn thì chỉ cải tạo lớp nhà ngoài,
mặt đứng (từ nhà số 8 đến số 18B, đây là những ngôi nhà có kiến trúc tương tự
giống nhau, nhưng lại mang nét kiến trúc truyền thống Việt Nam).
Hầu hết 2 dãy này đã bị biến dạng, xuống cấp, một số nhà, người dân đã cải
tạo làm mất tính chất ban đầu. Do đó, mặt đứng của 2 dãy nhà sẽ được chỉnh trang
tu bổ lại cho đúng với thiết kế cũ. Toàn bộ mái hiên và kích thước cửa, mái vẩy,
màu sơn sẽ được thiết kế chung, đồng bộ. Vị trí lắp đặt điều hòa, biển quảng cáo
cũng được sắp xếp theo quy chuẩn Bên cạnh đó, dự án sẽ cải tạo lại mặt đường,
hệ thống thoát nước, lòng đường và hè đường, hệ thống điện sinh hoạt, điện chiếu
sáng công cộng…
Dự án cải tạo khu phố cổ có lấy ý kiến người dân. Sau đó, Ban Quản lý sẽ
trình các cấp phê duyệt trước khi khởi công. Bảo tồn di sản là chung cho cả xã hội
nhưng con người sống ở trong những ngôi nhà cổ đó mới là đối tượng chính nên
việc chỉnh trang phải phù hợp với cuộc sống của người dân. Khi cải tạo, đơn vị thi
công sẽ làm từng nhà một hoặc từng cụm liên đới.
Theo đại diện Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, đây là một trong số ít những phố
còn giữ được kiến trúc đồng nhất ban đầu, nên Ban Quản lý đã lựa chọn một đoạn
của tuyến phố để làm thí điểm trước rồi rút kinh nghiệm cải tạo các tuyến phố cổ
khác sau này.
Kiến trúc sư Romain Orfeuvre, đại diện phía Toulouse (Pháp) nhận xét:
Những ngôi nhà “hình ống” hay là nhà “nhiều gian” được thấy phổ biến ở những
nơi đất chật hẹp và sâu của khu phố cổ. Đây là kiến trúc đặc trưng chỉ thấy có lẽ
duy nhất tại Hà Nội. Do dân số tăng nên toàn bộ khu nhà gồm nhiều gian gắn liền
với nhau và được nối với nhau qua các khoảng sân ở phía bên trong. Những người

buôn bán sử dụng phần mặt phố để kinh doanh. Chỗ dành cho sinh hoạt được bố trí
ở trong các gian nhà nằm cuối sân.
Trước đây, phía Pháp hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và cải tạo ngôi nhà 87 Mã
Mây và 51 Hàng Bạc để làm mẫu cho việc cải tạo của những ngôi nhà đơn lẻ. Còn
dự án cải tạo một phần tuyến phố Tạ Hiện cũng để làm mẫu cho việc cải tạo các
tuyến phố khác sau này. Dự án chỉnh trang phố Tạ Hiện đã được nghiên cứu cách
đây hơn 4 năm và nằm trong kế hoạch dài hạn về bảo tồn phố cổ. Lý do phía Pháp
chọn phố Tạ Hiện để thực hiện cải tạo bởi theo bản thiết kế gốc của thì nơi đây có
kiến trúc tổng thể hài hoà bao gồm những mặt tiền kiểu Pháp từ thời thuộc địa,
nhiều ngôi nhà có kiến trúc giống nhau nên sẽ dễ dàng trong việc chỉnh trang.
Việc chỉnh trang tuyến phố dài 55 m này dự kiến khởi công vào dịp Đại lễ
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và được nhìn nhận như là bước đi đầu tiên
trong bảo tồn khu phố cổ.
Ngoài ra là đề án giãn dân phố cổ sang khu đô thị Việt Hưng (quận Long
Biên). Theo đó, để khuyến khích di chuyển chỗ ở, người dân sẽ được mua căn hộ
trả một lần hoặc trả góp với lãi suất ưu đãi hoặc cho thuê do UBND thành phố quy
định. UBND quận Hoàn Kiếm cũng đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu đất rộng 11
ha tại khu đô thị Việt Hưng sang xây dựng chung cư cao tầng, quy mô căn hộ từ
60m2 đến 100m2, bố trí 35% diện tích sàn làm dịch vụ hỗ trợ nhân dân kinh
doanh. Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Văn Khôi cho rằng, ngoài khu
đô thị Việt Hưng, thành phố sẽ bố trí nhiều địa điểm khác để đáp ứng đa dạng
nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, cần xây dựng ngay đề án chỉnh trang, tôn
tạo phố cổ, quản lý diện tích nhà sau dãn dân. Mục tiêu cao nhất là phải cải thiện
điều kiện sống của nhân dân phố cổ. Hiện nay mật độ dân cư tại khu phố cổ Hà
Nội tới hơn 84.000 người một km2, quá tải so với cơ sở hạ tầng, điều kiện sống và
sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn
UBND quận Hoàn Kiếm và Công ty CP Đồng Xuân chính thức đưa xe ô tô
điện vào hoạt động phục vụ khách du lịch tham quan khu phố cổ và xung quanh hồ
Hoàn Kiếm. Đây là một trong những hoạt động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000
năm Thăng Long – Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội. Lộ trình của

tuyến du lịch trong phố cổ có chiều dài khoảng 7km, đi qua 28 tuyến phố thương
mại, 13 phố nghề, 22 đình, 9 đền, 3 chùa, 8 di tích lịch sử, thắng cảnh khu vực hồ
Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân. Khu vực đường đôi trên phố Đinh Tiên Hoàng
được chọn làm ga đầu và ga cuối của ô tô điện. Đây là phương tiện phục vụ khách
du lịch có nhiều tiềm năng vì xe sạch đẹp, văn minh, tầm nhìn thoáng, tốc độ chạy
chậm phù hợp với việc khám phá phố cổ của du khách
Bên cạnh đó để khai thác các khu phố nghề ở đây cần sự ưu ái về kinh tế
như thuế, ưu ái về cơ sở hạ tầng

×