Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

giao duc tieu hoc cd dh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.88 KB, 3 trang )

1. Phương pháp quan sát
1.1 Khái niệm: Quan sát là phương pháp Gv tổ chức cho HS sử dụng các giác quan khác nhau để tri
giác các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm, qua đó rút ra được
những kết luận khoa học
1.2 Tác dụng:
- Hình thành những biểu tượng và những khái niệm đầy đủ, chính xác, sinh động về thế giới TN- XH
xung quanh
- Phát triển năng lực quan sát, tư duy và ngôn ngữ cho các em
1.3 Cách tiến hành
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát
- Đối tượng là các sự vật, hiện tượng của môi trường TNXH xung quang.
- Cần lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học
Bước 2: Xác định mục đích quan sát
- Cần lưu ý việc quan sát phải đạt những mục đích gì?
- VD: Quan sát các loại quả ( bài 48: Quả, TNXH lớp 3)
Nếu đối tượng quan sát là vật thật: Gv yêu cầu HS dùng các giác quan tìm hiểu màu sắc , hình dạng,
kích thước, mùi vị, thịt, hạt của các loại quả rồi so sánh chúng với nhau
Nếu đối tượng là tranh vẽ: GV yêu cầu HS nhận xét về màu sắc , hình dạng, kích thước, dựa vào kinh
nghiệm để đưa ra nhận xét về mùi vị quả
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn quan sát
- Có thể tổ chưc cho HS quan sát cá nhân, nhóm hoặc cả lớp
- Nếu đối tượng quan sát là vật thật: khuyến khích HS sử dụng các giác quan vào q trình quan sát
nhằm thu đươc biểu tượng đầy đủ, chính xác về đối tượng
- Nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, mơ hình… GV cần hướng dẫn HS sử dụng thị giác để
quan sát đói tượng một các có mục đích và kế hoạch
+ Quan sát theo tình tự: từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong
+ So sánh liên hệ để tìm ra những điểm giống và khác với các sự vật hiện tương khác
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát
Từng các nhân hoặc đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, cả lớp lắng nghe, nhận xét
Bước 5: Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung
Gv chốt lại kết qua và rút ra kết luận


1.4 Một số điểm lưu ý
- Gv cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định rõ thời điểm tổ chức cho HS quan sát
- Cần chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với mục đích và nội dung bài học
- GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS quan sát
- Việc tổ chức, hướng dẫn quan sát cần phải phức tạp dần phù hợp với trình độ nhận thức của HS ở
các lứa tuổi
1.5 Ví dụ minh họa
Ví dụ: Bài 45 – Lá cây (TNXH lớp 3)
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát:
GV và HS chuẩn bị một số lá cây có hình dạng và kích thước khác nhau có sẵn ở địa phương như: lá
trầu khơng, lá tía tơ…
Bước 2: : Xác định mục đích quan sát
HS nhận biết các loại lá cây có hình dạng và kích thước khác nhau, đa số lá cây có màu xanh lục, một


só lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có các phần: cuống, phiến, gân
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn quan sát
Gv chia HS thành từng nhóm, phát phiêu giao việc và yêu cầu các nhóm đặt các loại lá cây đã chuẩn
bị lên bàn. GV xác định rõ mục đích quan sát, hướng dẫn HS quan sát một các tổng thể, thảo luận về
đặc điểm của các loại lá cây, điền kết quả vào phiếu học tập
Dạng phiếu học tập
Câu 1: Em hãy quan sát các loại lá cây và điền vào bảng sau:
TT

Tên lá

Màu sắc

HÌnh dạng


Kích thước

Câu 2: Hãy chỉ trên từng lá đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá
Các nhóm trên cơ sở phiếu giao việc và hướng dẫn của GV tiến hành quan sát màu sắc, hình dạng,
kích thước, mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá, gân lá
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát
Từng các nhân hoặc đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, cả lớp lắng nghe, nhận xét
Bước 5: Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung
Trên cơ sở kết quả quan sát của học sinh, GV hướng dẫn các em rút ra kết luận: Lá cây thường có
màu xanh lục, một số ít màu đỏ hoặc màu vàng. Lá cây có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.
Mỗi chiếc lá thướng có cuống lá, phiến lá và gân lá
2. Phương pháp thực hành
2.1 Khái niệm: Thực hành là PPDH, trong đó GV tổ chức cho HS được trực tiếp thao tác tren đối
tượng giúp HS hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng
2.2 Tác dụng:
- Tạo điều kiện để HS rèn kĩ năng thao tác “ tay chân” -> HS nắm chắc kiến thức, rèn luyện kĩ
năng học tập các môn học
- Giúp GV phát hiện những khó khăn, lỗ hổng kiến thức của HS để chỉ dẫn thêm hoặc giúp đỡ
- mọi đối tượng HS đều có cơ hội thực hành, rèn luyện, tạp khơng khí học tập thân thiện giữa GV
và HS; HS với HS
2.2 Cách tiến hành
Bước 1: Giúp HS hiểu vì sao cần thực hiện kĩ năng đó cùng với các thơng tin cơ bản khác
Bước 2: Gv hứng dẫn để HS biết trình tự các bước và cách thực hiện từng thao tác
Bước 3: Tổ chức cho HS thực hành
- HS có thể thực hành cá nhân hoặc thực hành theo nhóm tùy thuộc vào nội dung thực hành và
số đồ dùng chuẩn bị được
- GV chú ý quan sát hoạt động thực hành của HS để nhanh chóng phát hiện những khó khăn, sai
sót hoặc chỉ dẫn thêm, giúp đỡ
2.3 Một số điểm cần lưu ý
- trong khuôn khổ giáo trinh này chỉ đề cập một khía cạnh của phương pháp thực hành. Đó là

phương pháp thực hành để rèn luyện kĩ năng thao tác “chân tay”
- HS cần có phiếu, sách… để hỗ trọ việc ghi nhớ nếu quy tình thao tác gồm nhiều bước


- Việc thực hành của HS do các em tự thực hiện và cần được Gv giám sát và hướng dẫn, điều
chỉnh kịp thời
2.4 Ví dụ minh họa
Thực hành kĩ năng quay quả Địa cầu theo chiều tự quay của Trái Đất ( Bài 60 – Sự chuyển động
của Trái Đất, TNXH lớp 30)
Bước 1: Qua quan sát hình 1 trong SGK, dưới sự hướng dẫn của GV, HS đã biết: nhìn từ cực Bắc
xuống, Trái Đất tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ
Bước 2: Gv đặt quả Địa cầu trên bàn vừa làm mẫu vừa hướng dẫn để HS biết tình tự các bước và
thực hiện từng thao tác quay quả Địa cầu như sau:
- Đặt quả Địa cầu trước mặt sao cho trục quả Địa cầu hướng cực Bắc về phía người quay
- Đánh dấu một điểm trên quả Địa cầu
- Quay từ từ quả Địa cầu theo hướng ngược chiều kim đồng hồ cho đến lúc điểm được đnáh dấu
trở về vị trí cũ
Bước 3: Tổ chức cho HS thực hành quay quả Địa cầu theo nhóm
Bước 4: GV gọi ngẫu nhiên HS ở các nhóm lên thực hành quay quả Địa cầu trước lớp. Các HS
khác nhận xét và đánh giá. Gv điều chỉnh khi cần thiết



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×