HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------
Tiểu luận: Quá trình cái cách hệ thống
thuế tại Việt Nam
Mơn: Tài chính cơng
Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS. Lê Thị Diệu Huyền
Lớp:
K20 CLCE
Nhóm 2:
1. Vũ Diệu Linh – 20A4011074
2. Phạm Phương Anh – 20A4010730
3. Nguyễn Phương Thảo – 20A4011282
4. Vũ Hoài Thu - 20A4011304
5. Hà Ngọc Tùng – 20A4050411
1
Mục Lục
I.
Cải cách thuế bước 1 (giai đoạn 1990-1996): ........................................... 2
II. Cải cách Thuế giai đoạn 1997 - 2002 (Cải cách Thuế bước II) .............. 7
III. Cải cách Thuế giai đoạn 2002 – 2010 (Cải cách Thuế bước III) ............ 9
IV. Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 (Cải cách thuế bước
IV)..... ................................................................................................................ 12
V. Thực trạng của hệ thống thuế hiện hành của Việt Nam......................... 13
5.1. Đặc điểm.................................................................................................... 13
5.2. Kết quả ...................................................................................................... 14
VI. Kết luận và đề xuất cải cách thuế ở Việt Nam trong tương lai ............ 17
1
Cải cách thuế bước 1 (giai đoạn 1990-1996):
I.
Trước năm 1990, Việt Nam chưa coi thuế là một đòn bẩy kinh tế quan trọng nên tổ
chức bộ máy quản lý thuế từ trung ương đến địa phương chưa thành một hệ thống tập
chung; những chính sách thuế chỉ ban hành thơng qua Pháp lệnh hoặc Nghị định,
chưa đảm bảo tính pháp lý theo Hiến pháp. Vì vậy, Việt Nam đã lần lượt xây dựng và
ban hành các Luật thuế để đổi mới hệ thống chính sách thuế. Cải cách thuế bước 1
của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1990 với các yêu cầu đặt ra là:
Yêu cầu 1: Hình thành một hệ thống thế thống nhất, áp dụng cho tất cả các
thành phần kinh tế
Dựa trên yêu cầu này, "Tổ chỉ đạo soạn thảo dự án luật mới về các loại thuế"
được thành lập vào 12/10/1989 qua Quyết định số 05-CT để chuẩn bị công tác soạn
thảo các luật thuế mới. Kết quả được thể hiện qua các Luật thuế và các Pháp lệnh thuế
trình lên Chính phủ, Hội đồng Nhà nước và Quốc hội xem xét, lần lượt thông qua và
ban hành trong giai đoạn này:
Ngày ban hành
Sắc thuế
Hình thức
Hình thức
Luật
Pháp lệnh
1
Luật thuế doanh thu
30/06/1990
2
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
30/06/1990
3
Luật thuế lợi tức
30/06/1990
4
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
26/12/1991
5
Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
10/03/1993
6
Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
01/07/1994
7
Pháp lệnh thuế tài nguyên
8
9
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao
Pháp lệnh thuế nhà đất
30/03/1990
27/12/1990
31/07/1992
Riêng về thuế vốn, thực chất trước mắt là khoản thu trên vốn Ngân sách Nhà nước
cấp, chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp đối với khu vực quốc doanh, không phải là thuế
nên Hội đồng Nhà nước giao cho Chính phủ ban hành dưới hình thức Nghị định.
2
Yêu cầu 2: Hệ thống thuế mới phải đảm bảo huy động được từ nền kinh tế
nguồn thu chủ yếu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước.
Trên thực tế, sau 5 năm thực hiện cải cách thuế I, thuế đã có những bước tiến
vượt bậc trong việc tạo nguồn thu to lớn cho Ngân sách Nhà nước.
D O AN H T H U T H U Ế T ẠI V I Ệ T N AM T R O N G
G I AI Đ O ẠN 1 9 9 1 - 1 9 9 5
Tỷ đồng
60
200%
53.374
50
180%
160%
140%
37.206
40
120%
29.233
30
100%
80%
18.516
20
60%
9.844
40%
10
20%
0
0%
1991
1992
Doanh thu thuế
1993
1994
1995
Tốc độ tăng trưởng thuế
Nguồn : Bộ Tài Chính Việt Nam
Thơng qua số thu từ thuế, ngân sách có nguồn lực đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu
chi tiêu về quản lý hành chính, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong điều kiện nền tài chính quốc gia cơ bản dựa vào sự
động viên từ nội bộ nền kinh tế quốc dân thì thuế là một cơng cụ kinh tế hiệu quả để
tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Trong giai đoạn này đã có một bất cập nảy sinh, đó chính là sự thiếu vắng một mối
quan hệ rõ ràng giữa thuế suất thuế quan theo luật định với số tiền thu thuế trên thực
tế.
3
Thuế suất nhập khẩu tiềm năng và
thực tế
Thuế suất thực tế
Thuế suất tiềm năng
1995
1994
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Nguồn: CIE
Hệ thống đánh thuế nhập khẩu của Việt Nam quy định nhiều trường hợp miễn thuế có
thể ảnh hưởng đến thuế đánh vào các chuyến hàng mà lẽ ra có thể phải chịu thuế suất
khác 0 theo luật định. Đây có thể là một nguyên nhân chủ chốt dẫn đến các kết quả
trong biểu đồ trên.
Yêu cầu 3: Phát huy vai trị kích thích phát triển kinh tế của hệ thống thuế.
Đặc biệt trong giai đoạn này, thuế đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài thiết
lập riêng riêng biệt nhiều ưu đãi cùng với Luật đầu tư nước ngồi nhằm tạo mơi
trường cho mọi thành phần kinh tế phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với khu
vực đầu tư nước ngoài, thuế suất phổ thơng của thuế lợi tức là 25%. Ngồi ra, cịn có
thuế suất ưu đãi thấp hơn là 10%, 15% hoặc 20% áp dụng đối với các dự án khuyến
khích đầu tư. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài được miễn thuế
lợi tức tối đa 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa
trong 4 năm tiếp theo tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn
hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận thu được để tái đầu tư thì
được hồn lại số thuế lợi tức đã nộp cho phần lợi tức sử dụng để tái đầu tư. Như vậy,
4
với mức thuế suất thấp hơn và thời gian miễn giảm thuế dài hơn, quan điểm chính
sách thuế trong giai đoạn này thể hiện sự ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài hơn
nhà đầu tư trong nước.
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP THỰC TẾ VIỆT NAM
10
8.7%
9
9.5%
9.3%
1995
1996
8.8%
8.1%
8
7
6
5.8%
5%
5
4
3
2
1
0
1990
1991
1992
1993
1994
Nguồn : Quỹ tiền tệ thế giới
Theo thông kê của Quỹ tiền tệ thế giới, sau 5 năm cải cách hệ thống thuế bước 1,
tốc độ tăng trưởng thực tế của GDP Việt Nam đã tăng vượt bật lên tới 9.3%
Yêu cầu 4: Chính sách thuế được thực hiện công bằng, hợp lý, đối xử bình
đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế.
Theo yêu cầu này, từ đầu năm 1990, thuế thu nhập được chia làm 2 nhóm cụ thể
là thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Thu nhập thường xuyên
sẽ đươ ̣c tính thuế theo biểu thuế lũy tiến và thu nhập không thường xuyên đươ ̣c tính
thuế theo biểu thuế tồn phần. Luật Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam khơng phân
biệt giới tính nhưng có tính đến nhóm đối tươ ̣ng. Bất kể là thu nhập của nam hay nữ
đều chịu chung các mức thuế suất theo quy định của Luật. Ngoài phần tiền miễn trừ
gia cảnh cho bản thân người nộp thuế, còn người phụ thuộc của người nộp thuế như
phần trên đã đề cập. Do đó, cá nhân nào có nhiều người phụ thuộc sẽ đươ ̣c giảm trừ
gia cảnh nhiều hơn.
5
u cầu 5: Tăng cường tính luật hóa của thuế nhằm đảm bảo tính thống
nhất của chính sách thuế khi thực hiện ở các ngành, các địa phương trong cả
nước.
Ngày 01/10/1990, Thuế doanh thu chính thức có hiệu lực thay thế chế độ thu
quốc doanh và một số loại thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh như thuế
doanh nghiệp, thuế bn chuyến, thuế muối, thuế hàng hóa đối với một số cơ sở sản
xuất trước đây thuộc diện nộp thuế hàng hóa nay khơng phải nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt, được áp dụng thống nhất chung đối với mọi thành phần kinh tế.
Yêu cầu 6: Hệ thống thuế cần giản đơn, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra và
phải phù hợp dần với thông lệ quốc tế.
Để tối giản và thu gọn, bộ máy ngành thuế và hệ thống quản lý thuế cũng được
xây dựng và củng cố lại, từ ba hệ thống tổ chức: thu quốc doanh, thuế nông nghiệp,
thuế công thương nghiệp sáp nhập thành một bộ máy quản lý thu thuế theo hệ thống
dọc thống nhất cả nước.
Đồng thời, để hội nhập với quốc tế, Chính phủ đã tích cực tham gia vào đàm phán
và ký kết các Hiệp định thương mại tự do, cụ thể là: Việt Nam kí cam kết với ASEAN
về việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung (CEPT) kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN vào ngày
28/7/1995. Đáng chú ý, thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng phổ biến với các nước
trên thế giới: ở Pháp gọi là thuế tiêu dùng đặc biệt, ở Thụy Điển gọi là thuế đặc biệt;
vào 30/06/1990, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã được Quốc hội lần đầu tiên thông qua
nhằm điều tiết sản xuất, tiêu thụ xã hội; điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho
ngân sách nhà nước một cách hợp lý; tăng cường kiểm soát quản lý kinh doanh đối
với một số hàng hóa và dịch vụ.
Đánh giá về kết quả, theo từng yêu cầu đã đề ra, cải cách thuế bước 1 giai đoạn
1990-1996 tuy mức độ đạt được mục tiêu là khác nhau như về cơ bản cải cách thuế
bước 1 đã có những hiệu quả nhất định, làm nền móng cho các bước cải cách tiếp
theo: thuế đã có cơ sở vững chắc, thay thế hẳn cho bỗ máy thuế cũ, áp dụng bình đẳng
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh doanh, dựa chủ yếu trên những văn
bản pháp luật và các pháp lệnh.
6
Bên cạnh những tiến bộ, cải cách thuế bước 1 vẫn cịn nhiều bất cập, điển hình là
hệ thống thuế còn chồng chéo, trùng lặp, phức tạp, đặc biệt với nhiều mức thuế suất
phân biệt giữa các ngành nghề kinh doanh khác nhau , nhiều quy định miễn giảm
thuế. Điều này đã gây khó khăn trong việc quản lý thu thuế. Hệ thống chính sách thuế
cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế và đảm bảo được tính tương thích với nền kinh
tế trong thị trường.
II.
Cải cách Thuế giai đoạn 1997 - 2002 (Cải cách Thuế bước II)
Cuộc khủng tài chính châu Á bắt đầu từ tháng 7/1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng
đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản
khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ
Đơng Á". Tuy nhiên độ mở của kinh tế Việt Nam lúc này chưa cao (xuất khẩu chỉ
chiếm 30% GDP, đồng tiền chưa chuyển đổi),đã có dầu thơ, gạo xuất khẩu với khối
lượng lớn) nên Việt Nam đã không bị cuốn hút vào vịng xốy của cuộc khủng hoảng
này. Cùng với đó là những bất cập của cải cách Thuế bước I đã đưa Việt Nam bước
vào cuộc cải cách hệ thống Thuế bước II. Mục tiêu của đợt cải cách này là củng cố
hiệu lực thu bằng cách tăng cường quản lý và chống thất thu; xây dựng nền ngân sách
dựa vào nội lực; chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực.
Chính sách thuế trong giai đoạn này có nhiều thay đổi đáng lưu ý:
- Ban hành Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 (thay thế cho Luật thuế doanh
thu) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 57-L/CTN (thay thế cho Luật thuế lợi tức)
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 (theo Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp
thứ 11 ngày 10/05/1997). Đây là hai luật thuế cơ bản quan trọng điển hình cho hai
loại thuế: Thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng) và thuế trực thu (thuế thu nhập doanh
nghiệp). Phạm vi điều chỉnh của hai sắc thuế này khá rộng, tác động đến nhiều mặt
kinh tế xã hội. Đây có thể coi là bước đột phá quan trọng nhất của công cuộc cải cách
Thuế bước II.
- Ban hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) số 05/1998/PL-UBTVQH (ngày
16/04/1998) thay thế Pháp lệnh thuế tài nguyên ban hành ngày 30/03/1990.
Đồng thời cải cách Thuế bước II cũng thực hiện sửa đổi, bổ sung một số nội dung các
luật thuế hiện hành như:
7
- Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao được sửa đổi, bổ
sung hai lần (ngày 06/02/1997 và ngày 30/06/1999).
- Luật thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (theo Nghị quyết Quốc hội khố
X, kỳ họp thứ 3, ngày 20/05/1998, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999).
- Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất (theo Lệnh số 03L.CTN, kỳ họp thứ 6, Quốc
hội khố X ngày 04/01/2000).
Bên cạnh đó là các quy định chung về lệ phí, phí: Ngồi các khoản thuế, lệ phí và phí
do Chính phủ ban hành chính thức, nhân dân cịn phải đóng góp nhiều khoản do các
ngành, các cấp tuỳ tiện đặt ra, với tên gọi khác nhau, mức thu quy định tuỳ tiện và
không sử dụng chứng từ do Bộ Tài chính quy định nhằm giấu nguồn thu, tránh sự
kiểm tra, kiểm soát, dẫn đến tiêu cực, lãng phí, làm giảm lịng tin của dân vào chính
sách động viên đóng góp của Nhà nước. Do đó, ngày 28/07/1992, Hội đồng Bộ
trưởng đã có Quyết định số 276/CT giao cho Bộ Tài chính thống nhất quản lý các
khoản lệ phí và phí, nhờ vậy, đã bảo đảm được thêm nguồn thu về lệ phí và phí tập
trung vào Ngân sách Nhà nước.
Giai đoạn II của chiến lược cải cách thuế được tiến hành trong bối cảnh tình hình kinh
tế có nhiều thay đổi, lúc này Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào các Hiệp định thương
mại quốc tế và song phương. Thực hiện đường lối đổi mới tồn diện của Đảng, trong
đó có chính sách mở cửa hợp tác kinh tế với các nước để góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng xuất khẩu và hiệu quả phát triển
kinh tế, Việt Nam bắt đầu tiến hành đàm phán các thỏa thuận quốc tế về thuế:
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Có thể nói đây là nội dung cơ bản đầu tiên để hình thành những chế định về thuế
quốc tế ở Việt Nam. Mục tiêu của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ
việc đánh thuế trùng, bên cạnh đó, Hiệp định cịn tạo khn khổ pháp lý cho việc hợp
tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam và các nước trong công tác quản lý
thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu
nhập và vào tài sản. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đầu tiên của chúng ta là ký kết
với Autralia ngày 13/10/1992 và cho đến nay (năm 2012), Việt Nam đã ký kết hiệp
định này với hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Cam kết về giảm thuế nhập khẩu với ASEAN
8
Đây là thỏa thuận quốc tế cam kết với ASEAN với nội dung giảm thuế nhập khẩu
theo Hiệp định về chương trình ưu đãi về thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) kể từ
khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN ngày 28/07/1995.
Các thoả thuận quốc tế khác về thuế
Tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng về mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực và
thế giới, Tổng cục thuế đã nghiên cứu xây dựng trình Bộ Tài chính và Chính phủ
những phương án cam kết giảm thuế với các tổ chức quốc tế và quốc gia, tiêu biểu là:
- Chương trình hành động của quốc gia (IAP) để thực hiện tự do hoá thương mại
vào năm 2000 với mức thuế nhập khẩu là 0% theo cam kết để trở thành thành viên
của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 14/11/1998.
- Những cam kết ràng buộc các mức thuế nhập khẩu và giảm dần theo hướng mở
cửa thị trường khi gia nhập WTO.
Mức độ cam kết của các thỏa thuận này là khác nhau, nhưng đều có điểm chung là
cắt giảm hàng rào thuế quan để hướng tới mục tiêu tự do hố thương mại.
Nhìn chung, cải cách Thuế bước II về cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra ban
đầu. Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế vẫn chưa thực sự phát huy được sức mạnh
của một công cụ quản lý và điều tiết chủ đạo của nhà nước đối với nền kinh tế. Những
nhược điểm chủ yếu tập trung vào mặt kỹ thuật và quy trình quản lý thu thuế; bên
cạnh đó, Việt Nam đang bước những bước chủ động trên hành trình hội nhập quốc tế,
đây chính là tiền đề bắt đầu chặng đường cải cách Thuế bước III.
III. Cải cách Thuế giai đoạn 2002 – 2010 (Cải cách Thuế bước
III)
Chương trình cải cách thuế giai đoạn này được thực hiện trong bối cảnh thế giới đi
vào kỷ nguyên công nghệ thông tin, khoảng cách giữa các nước được thu lại gần nhau
hơn trong một thị trường rộng mở, cụ thể năm 2005, Việt Nam đặt mục tiêu gia nhập
WTO; 1/1/2016 AFTA chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam. Việc thực hiện các
cam kết quốc tế đa phương và song phương dẫn đến sự cắt giảm đáng kể nguồn thu từ
thuế nhập khẩu, hiện chiếm tỷ trọng khoảng 30% trên tổng số thu về thuế, nên nội
dung cụ thể của cải cách Thuế bước III hướng đến việc sửa đổi các sắc thuế hiện hành
9
và ban hành những loại thuế mới như thuế thu nhập cá nhân, theo xu hướng tăng dần
tỷ trọng thuế trực thu, tương ứng giảm dần tỷ trọng thuế gián thu; phù hợp với giai
đoạn hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh đó, những chủ trương của
Đảng và Nhà nước hướng đến thiết lập tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước cũng ảnh hưởng nhiều đến bước cải cách thuế lần này.
Theo đó, hệ thống chính sách thuế trong giai đoạn này có những bước cải cách như
sau:
Cơng tác quản lý thuế:
Luật quản lý thuế ra đời, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 (Quốc hội khóa XI, kỳ họp
thứ 10 ngày 29/11/2006) quy định đầy đủ các nội dung của công tác quản lý thuế, có
phạm vi điều chỉnh thống nhất đối với toàn bộ các loại thuế (thuế nội địa và thuế đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu), các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do
cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
Thuế giá trị gia tăng:
Ban hành Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03/06/2008 (số 13/2008/QH12), có hiệu lực
từ ngày 01/01/2009 trên cơ sở thống nhất các văn bản luật trước đây và đưa ra một số
quy định mới nhằm phù hợp với thực tiễn nền kinh tế trong giai đoạn này. Cụ thể, là
mở rộng đối tượng chịu thuế và thu hẹp đối tượng không chịu thuế.
Mức thuế
0%
Loại hàng hóa
Hàng hố, dịch vụ xuất khẩu vận tải quốc tế, kể cả hàng gia cơng xuất khẩu,
hàng hố, dịch vụ thuộc diện khơng chịu thuế GTGT xuất khẩu.
15 nhóm (có thuộc tính “gần” thiết yếu và cơ bản) như nước sạch, phân bón,
5%
máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế, giáo cụ dùng giảng dạy và học
tập,...
10%
Hàng hóa khác như dầu mỏ, khí đốt, quặng điện, thương phẩm, điện tử, sản
phẩm hoá chất, sản phẩm may mặc,...
10
Do các hàng hố, dịch vụ khác có cơ sở thuế tiềm năng lớn hơn so với các nhóm
hàng hố, dịch vụ “ưu đãi” trên đây nên có thể xem thuế suất 10% là phổ thông và các
mức thuế suất cịn lại mang tính chất ưu đãi thuế của chính phủ. Tuy nhiên, khơng có
một tiêu thức rõ ràng nào và trong thực tế rất khó để phân biệt ranh giới giữa các
nhóm hàng hố, dịch vụ chịu thuế suất 5% hay 10%.
Như vậy, việc phân định đòi hỏi phải hiểu rõ cơ sở thuế, có thể vừa theo tên gọi hoặc
theo cơng dụng hoặc theo tính chất của hàng hoá, dịch vụ.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày
14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu năm 2001 để phù hợp với các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế nhập khẩu.
Cụ thể, khoảng đầu những năm 2000, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc ở mức rất cao,
tới 120%. Đến khi Việt Nam tham gia WTO năm 2007, thuế nhập khẩu được đưa về
khoảng 60-80% và sau đó theo lộ trình cắt giảm của hiệp định thương mại ATIGA.
2018 là năm đầu tiên theo lộ trình, ơtơ nhập khẩu có xuất xứ ASEAN (C/O form D)
có thuế suất nhập khẩu 0%. Từ khi Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
(CEPT) được ký giữa các nước ASEAN vào năm 1992, các tập đồn sản xuất ơtơ đã
phải tính đến chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại khu vực này.
Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mở rộng đối tượng chịu thuế như các loại hình kinh
doanh giải trí có tính đặt cược. Đối với ơ tơ được lắp ráp trong nước, có sự khuyến
khích của Chính Phủ cho nền cơng nghiệp này. Cụ thể giảm theo lộ trình: năm 2004
giảm 70%, năm 2005 giảm 50%, năm 2006 giảm 30%, từ năm 2007 nộp đúng thuế
suất quy định.
Như vậy, trong giai đoạn này, ngoài các loại thuế nêu trên các loại thuế sau cũng
được sửa đổi như thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có thể nói, chương trình cải cách thuế đến năm 2010 cơ bản hoàn thành định hướng
ban hành những loại thuế mới; và sửa đổi, bổ sung các sắc thuế chủ yếu hiện hành để
phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế, thực hiện các cam kết quốc tế hướng đến
thương mại tự do thông qua tỷ trọng các loại thuế trực thu trong tổng thu thuế.
11
IV. Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 (Cải cách thuế
bước IV)
Ngày 17/05/2011 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 732/QĐ-TTg về việc phê
duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu tổng quát của
chiến lược được xác định là: “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất,
cơng bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là
một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mơ có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và
Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; cơng tác quản
lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên
ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính
thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thơng lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng,
liêm chính; ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động
hóa cao.”
Trong giai đoạn này, có hai sắc thuế mới bắt đầu hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2012:
- Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 ngày
17/06/2010 thông qua.
- Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 ngày
15/11/2010 thơng qua. Đây là loại thuế mới trong hệ thống thuế hiện hành, thay thế
cho việc áp dụng một số loại phí (như phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải, phí
bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn,…).
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cịn đề ra một số chỉ tiêu cụ thể về quản lí thuế:
- Giai đoạn 2011 - 2015:
+ Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến năm 2015 là
một trong năm nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận
lợi về thuế.
+ Đến năm 2015 tối thiểu có: 60% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử;
50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thác qua mạng internet; 70% số người nộp thuế
hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp.
12
+ Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ
tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động
qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế đến năm 2020 là một trong bốn nước
đứng đầu khu vực Đông Nam á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế.
+ Đến năm 2020 tối thiểu có : 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử;
65% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thác thuế qua mạng internet; 80% số người nộp
thuế hà lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp.
+ Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỷ lệ
tờ khai thuế đúng hạn tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua
phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 100%.
V.
Thực trạng của hệ thống thuế hiện hành của Việt Nam
Sau 30 năm đổi mới, hệ thống thuế được cải cách theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt
động sản xuất - kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, đảm
bảo phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế về thuế, có lộ
trình, bước đi thích hợp để thực hiện bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn sản
xuất trong nước, góp phần tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn về
những thành quả đã đạt được sau quá trình cải cách, trước hết ta phải hiều về đặc
điểm của hệ thống thuế Việt Nam.
5.1. Đặc điểm
- Cơ cấu của hệ thống thuế: Về cơ bản hệ thống chính sách thuế bao gồm 10 sắc
thuế, phí và lệ phí:
(1) Thuế giá trị gia tăng
(2) Thuế tiêu thụ đặc biệt
(3) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
(4) Thuế thu nhập doanh nghiệp
(5) Thuế thu nhập cá nhân
13
(6) Thuế tài nguyên
(7) Thuế sử dụng đất nông nghiệp
(8) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
(9) Thuế bảo vệ mơi trường
(10) Các khoản phí và lệ phí
- Tính thống nhất của hệ thống
Tính thống nhất bắt nguồn từ cơ chế quản lý lập pháp và hành pháp theo mô hình
tập trung thống nhất từ trung ương. Luật đều phải do Quốc Hội thông qua rồi mới
được Chủ tịch nước quyết định cơng bố hiệu lực thi hành. Có thể nói, hệ thống thuế
Việt Nam mang tính thống nhất cao và điều này cũng góp phần tạo ra sự đơn giản cho
cả hệ thống thuế.
- Hệ thống thuế là công cụ kinh tế rất quan trọng để Nhà nước can thiệp và điều
chỉnh các hoạt động kinh tế
Chính phủ sử dụng các công cụ thuế để điều tiết hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư, thực hiện các chính sách thu hút vốn nước ngồi,
khuyến khích phát triển sản xuất trong nước,..
- Hệ thống thuế hiện hành có mức độ tương thích nhất định với các thông lệ quốc
tế
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi bổ sung để phù hợp với thông lệ
quốc tế. Chẳng hạn như đã cam kết cắt giảm thuế trong Hiệp định AFTA hay khi
tham gia WTO mỗi năm Việt Nam đều công bố danh mục cắt giảm thuế. Ngồi ra,
chính sách thuế của Việt Nam đã giao thoa với chính sách thuế của các nước bằng
cách ký kết các hiệp định tránh đánh thuế trùng. Và cho đến nay, Việt Nam đã ký kết
được gần 50 hiệp định tránh đánh thuế trùng với các nước.
5.2. Kết quả
- Tính hệ thống và pháp lý của hệ thống thuế được nâng cao
Hệ thống thuế Việt nam đã bao gồm tương đối đầy đủ các sắc thuế cần thiết của
một hệ thống thuế hiện đại. Tính pháp lý của hệ thống thuế hiện hành cũng được nâng
cao một bước. Ngoài ra, hệ thống thuế Việt Nam được ban hành dưới hình thức pháp
lệnh, áp dụng thống nhất cho cả nước và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế. Chính
14
nhờ tính thống nhất này mà hệ thống thuế Việt Nam về nguyên tắc là đơn giản và có
thể hiểu được.
Ví dụ điển hình đó là lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản pháp lý chung về quản
lý thuế được ban hành với sự ra đời của Luật Quản lý thuế 2006, áp dụng từ 1/7/2007.
Sau đó là hàng loạt những thay đổi của chính sách và pháp luật thuế theo hướng công
khai, đơn giản, minh bạch; hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế; cải cách thủ tục hành
chính thuế để cải thiện mơi trường đầu tư và kinh doanh.
- Hệ thống thuế đáp ứng cơ bản những nguyên tắc của lý thuyết thuế chuẩn tắc
+ Tính hiệu quả và nguồn thu của ngân sách Nhà nước: Qua các đợt cải cách,
Nhà nước ta đã chuyển từ cơ chế thu ngân sách nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang thu ngân sách dựa trên các nền tảng thuế. Nguồn thu thuế không
những đáp ứng những kế hoạch chi tiêu mà còn tạo ra phần thặng dư để đáp ứng nhu
cầu đầu tư ngày một tăng lên của Nhà nước.
+ Tính cơng bằng: Tiến trình cải cách thuế ln đề cao vấn đề đảm bảo tính cơng
bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Hệ thống thuế hiện hành đã đảm bảo xóa bỏ sự
phân biệt về nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Đặc biệt, ở đợt cải cách thứ 3, Nhà
nước ta đã thống nhất thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ví dụ minh chứng cho điều này là các Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế lợi tức đã
được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990, được áp dụng thống nhất cho mọi thành
phần kinh tế để thay thế cho các chế độ thu và thuế phân biệt theo các thành phần
kinh tế trước đây. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 đã thống nhất chế
độ thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, không phân biệt hàng mậu dịch hay phi mậu
dịch. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được ban hành và có hiệu lực từ 1990 cũng
được áp dụng thống nhất cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc mọi thành phần
kinh tế.
+ Tính hội nhập quốc tế: Có thể nói, hệ thống thuế hiện hành khi được sửa đổi Nhà
nước luôn cân nhắc đến yếu tố hội nhập. Những điều chỉnh cắt giảm thuế nhập khẩu,
đảm bảo đúng lộ trình hội nhập AFTA, WTO đã cơng bố và kết quả kí kết các hiệp
định trong thời gian qua là bằng chứng minh họa cho những điều này.
-
Hệ thống thuế đóng góp tích cực đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế
15
+ Khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh: Ví dụ điển hình cho
điều này chẳng hạn như đối với cách doanh nghiệp sẽ có quy định miễn giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp trong thời kỳ đầu hay thuế giá trị gia tăng chỉ đánh thuế trên giá trị
gia tăng chứ khơng đánh trên tồn bộ doanh thu,..
Ví dụ: Luật Thuế TNDN năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004, đã
thống nhất nghĩa vụ thuế và ưu đãi thuế giữa DN trong nước với DN FDI. Theo đó,
mức thuế suất thuế TNDN phổ thơng áp dụng chung cho tất cả các loại hình DN là
28%. Mức thuế suất này được điều chỉnh giảm xuống 25% kể từ ngày 1/1/2009 theo
Luật Thuế TNDN (sửa đổi) năm 2008. Giai đoạn này, các DN thành lập mới tiếp tục
được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi 10%, 15% và 20% tùy theo lĩnh
vực đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư. Ngoài ra, các DN còn được hưởng ưu đãi về
thu nhập miễn thuế đối với một số khoản thu nhập do từ hợp đồng nghiên cứu khoa
học, từ sản xuất sản phẩm thử nghiệm…
+ Khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hàng hóa trong nước. Điển hình của điều này
chính là mức thuế suất 0% của thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ
xuất khẩu,…Theo đó, việc miễn thuế nhập khẩu tiếp tục được duy trì đối với nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu; máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo
tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư; miễn thuế đối với hàng kinh doanh tạm
nhập tái xuất; miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng cho nghiên cứu
khoa học, giáo dục đào tạo… Đặc biệt, trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục hội
nhập quốc tế sâu rộng với việc ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do
song phương và đa phương, trở thành thành viên chính thức của WTO từ năm 2007…
Đi cùng với q trình đó là việc cắt giảm thuế nhập khẩu và hồn thiện các chính sách
ưu đãi xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngồi.
+ Góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Việc thực hiện các luật thuế mới khiến cho các
doanh nghiệp buộc phải sắp xếp lại kinh doanh sản xuất, chấn chỉnh lại hoạt động.
-
Nâng cao kĩ thuật đánh thuế và cơ chế hành thu
+ Về mặt kĩ thuật: Hệ thống thuế hiện hành đã thành công trong việc đưa các kĩ thuật
đánh thuế mới vào công tác hành theo xu hướng hiện đại. Có thể nói, cải cách thuế
cùng với các cải cách khác về chế độ quản lý tài chính đã khiến cho các hoạt động
kinh tế được minh bạch hóa hơn.
16
+ Về công tác hành thu: Bộ máy hành thu và cơng tác hành chính thuế được hồn
thiện hơn. Ngồi ra, các công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng có nhiều bước tiến
đánh kể hơn.
VI/ Kết luận và đề xuất cải cách thuế ở Việt Nam trong tương lai
Qua 30 năm đổi mới, hệ thống chính sách thuế được hồn thiện theo hướng đơn
giản, minh bạch, cơng bằng, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn và những
bước phát triển của nền kinh tế. Vậy trong những năm tới đây, Việt Nam nên có
những bước đổi mới nào trong việc cải cách, chúng ta có thể học tập từ kinh nghiệm
của các nước khác. Tuy mỗi quốc gia có những cải cách khác nhau, nhưng có một
điểm chung là đều tạo điều kiện để người nộp thuế tuân thủ nghĩa vụ thuế dễ dàng
hơn.
Chẳng hạn, Hàn Quốc có phương pháp quản lý thuế khá hiệu quả và dễ thực hiện,
được cộng đồng doanh nghiệp (DN) nội và các DN nước ngoài đánh giá cao. Theo
nghiên cứu của WB, một cải cách đáng chú ý là sáp nhập một số loại thuế (như: thuế
quy hoạch đô thị và thuế tài sản) để dễ quản lý; giảm thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN) từ 25% xuống còn 22%; thực hiện cấp hóa đơn giá trị gia tăng
(GTGT) điện tử bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng nộp thuế từ năm 2012. Với cải
cách này, Hàn Quốc đã giảm số lần nộp thuế từ 14 lần xuống còn 10 lần, số giờ nộp
thuế từ 290 giờ còn 187 giờ.
Malaysia cũng được WB đánh giá cao về cải cách thủ tục hành chính thuế. Ngồi
việc đưa cơng nghệ thông tin vào quản lý thuế như khai thuế qua mạng, nộp thuế điện
tử thì Malaysia đã xây dựng phần mềm tự động hoàn thuế. Nghĩa là việc hoàn thuế
này được ghi trực tiếp vào tài khoản của người nộp thuế thơng qua hệ thống hồn thuế
điện tử. Nhờ đó, số lần nộp thuế từ 35 lần/năm giảm xuống còn 13 lần/năm; số giờ
giảm từ 166 giờ còn 133 giờ.
Qua những kinh nghiệm từ các quốc gia trên, Việt Nam nên đặc biệt quan tâm đến
thuế suất và cách quản lý thuế. Các chuyên gia đến từ WB cũng đã đưa ra những yếu
tố làm tăng số giờ nộp thuế của Việt Nam, chẳng hạn như việc thu thập hồ sơ, chứng
từ cần thiết để chuẩn bị tờ khai thuế TNDN, bao gồm báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh, cân đối thử, tờ khai của năm trước; rà soát kiểm tra các khoản thu, chi...
17
Tương tự, đối với thuế GTGT cũng vậy, DN phải mất nhiều thời gian tập hợp tất cả
các hóa đơn đã xuất và nhận được trong tháng, kiểm tra xem liệu các hóa đơn có đủ
điều kiện để khấu trừ GTGT đầu vào, kiểm tra xem liệu các hóa đơn đã được đưa vào
tờ khai thuế GTGT tháng trước hay chưa…
Những thủ tục này khiến cho DN mất khá nhiều thời gian, làm tăng chi phí tuân thủ
cũng như thời gian nộp thuế của DN. Do đó, Việt Nam nên rà soát lại tất cả các quy
định liên quan đến kê khai thuế, các thủ tục, chứng từ kèm theo để đơn giản hóa các
quy định. Có như vậy thời gian nộp thuế mới giảm và điều quan trọng là tạo được sự
thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của cộng đồng DN.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G.P. Shukla, P.M. Đức, Michael E., L.M Tuấn và cộng sự, 2011, “Cải cách
thuế ở Việt Nam: hướng tới một hệ thống công bằng, hiệu quả hơn”, World
Bank.
2. 2010, “30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Trung tâm WTO.
3. TS.Phạm Thu Phong, 2015, “70 năm xây dựng và phát triển hệ thống thuế
nhà nước”, Tạp chí Tài Chính.
4. Duy Phan, 2018, “Thuế thu nhập cá nhân vẫn đóng góp khiêm tốn trong tổng
thu ngân sách”, Vietnam Finance.
5. “Quyết định về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn
2011 - 2020”,Cổng TTĐT Chính Phủ.
6. Nhật Minh, 2015, “WB đề xuất nhiều giải pháp cải cách thuế cho Việt Nam”,
Thời báo Tài chính.
7. ThS. Phan Thị Yến Phượng, 2015, “Cải cách hệ thống chính sách Thuế Việt
Nam”, Trường ĐH Văn Lang.
8. Ths. Nguyễn Bích Ngọc, 2015, “Thành tựu cải cách thuế trong 30 năm đổi
mới (1986 - 2016)”, Tạp chí Tài Chính.
9. Lê Thị Thảo, 2019, “Luật Thuế GTGT và thực tiễn thi hành nhìn từ các hành
vi vi phạm”, Cơng ty TNHH Luật Minh Kh.
10. PGS. TS. Sử Đình Thành, 2009, Lý Thuyết Tài chính cơng.
1