Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tổng Quan về Đái Tháo Đường Type 2 (Kỳ 3) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.59 KB, 5 trang )

Tổng Quan về Đái Tháo Đường Type 2
(Kỳ 3)

10. Tổn Thương lâu dài ở các Động Mạch
- Với thời gian, ĐTĐ type 2 không được điều trị có thể gây tổn thương đến
nhiều hệ thống trong cơ thể.
- 2/3 số bệnh nhân ĐTĐ tử vong vì bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân ĐTĐ còn có thêm nguy cơ bị đột quỵ.
- Bệnh nhân ĐTĐ dễ bị các mảng xơ vữa trong động mạch, các mảng này
làm giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ tạo các huyết khối (cục máu đông).
Huyết khối làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.


Mảng xơ vữa làm hẹp dòng chảy của máu trong động mạch tăng nguy
cơ hình thành huyết khối

11. Tổn Thương Lâu Dài ở Mắt
- Đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ đem
oxygen và các chất dinh dưỡng đến võng mạc, một bộ phận rất quan trọng của
mắt.
- Tình trạng này được gọi là bệnh lý võng mạc do ĐTĐ, có thể gây mất thị
lực từ từ và không hồi phục.
- Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở lứa tuổi từ 20 đến 60.
- Có thể quan sát thấy các vị trí xuất huyết tại võng mạc mắt trong hình
dưới đây.


12. Tổn Thương Lâu Dài ở Chân
- Bệnh nhân ĐTĐ thường bị tổn thương thần kinh gây rối loạn cảm giác ở
các chi dưới.
- Ngoài ra các động mạch xơ cứng cũng đưa đến hậu quả thiếu máu nuôi 2


chân. Điều này dẫn đến loét và hoại tử ở chân. Có thể phải cắt cụt bàn chân hoặc
cả chân trong những trường hợp nặng.



13-Xử Trí Bệnh Đái Tháo Đường: Chế Độ Ăn
- Một điều thật may mắn là bệnh nhân ĐTĐ type 2 có thể giảm bớt đáng kể
nguy cơ tổn thương ở tim, thận, mắt, và 2 chân.
- Điểm mấu chốt là kiểm soát được lượng đường huyết bằng cách thay đổi
chế độ ăn.
- Bệnh nhân ĐTĐ type 2 cần kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate, đồng
thời với lượng mỡ và đạm tiêu thụ tổng cộng mỗi ngày, giảm số calories trong
khẩu phần ăn.


×