Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Lich su 7 De cuong on tap HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.33 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – LỊCH SỬ 7
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
*Bài 19 - Phần II – Mục 1(0,25)
- Thời gian đầu lực lượng còn yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn, nghĩa
quân phải rút lên núi Chí Linh ( Lang Chánh, Thanh Hóa ).
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh.
- Năm 1421, quân Minh mở cuộc tấn công lớn, ta tiếp tục phải rút qn, tình thế khó khăn.
- Năm 1423, ta quyết định hòa với quân Minh.
- Năm 1424, do thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt tấn công.
*Bài 20 – Phần I – Mục 1(0,25)
- Sau khi đánh đuổi quân Minh, Lê Lợi lên ngơi Hồng đế, khơi phục quốc hiệu Đại Việt, tiến
hành xây dựng lại bộ máy nhà nước.
*Bộ máy chính quyền:

*Bài 23 – Phần II – Mục 2(0,25)
- Các giáo sĩ dùng chữ cái Latinh phiên âm tiếng Việt -> Chữ Quốc ngữ ra đời.
*Đặc điểm: Chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.
*Bài 24 – Phần I – Mục 1(0,25)
- Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngồi suy sụp. Vua Lê chỉ cịn là cái bóng
mờ trong cung cấm. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính
hồnh hành, đục kht nhân dân.
- Ruộng đất của nơng dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm. Sản xuất nơng nghiệp bị đình đốn. Hạn
lụt, mất mù liên tiếp xảy ra. Nhà nước đánh nặng các loại thuế, công thương nghiệp sa sút, phố
chợ điêu tàn.
=> Nguyên nhân khởi nghĩa nơng dân Đàng Ngồi.
* Điền vào chổ trống (1 điểm) ( Bài 22 – Phần II – Mục I – SGK Lịch sử 7 / trang 107 )
* Nối ý cốt A với ý cột B (1 điểm) – GỢI Ý:
Năm 1771 – Tây Sơn khởi nghĩa.
Năm 1777 – Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
Năm 1785 – Đánh bại quân Xiêm.
Năm 1789 – Đại phá quân Thanh.




II. TỰ LUẬN (7đ)
1. Nêu những chính sách của vua Quang Trung trong việc phục hồi phát triển kinh tế, ổn
định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
*Chính quyền: Sau khi đánh đuổi giặc, Quang Trung xây dựng chính quyền mới, đóng đơ ở Phú
Xn ( Huế ).
*Kinh tế: Ban “ Chiếu khuyến nông ”, giám nhiều thứ thuế, mở cửa ải thông thương với chợ búa.
=> Kết quả: Nông nghiệp được mùa. Công, thương nghiệp và buôn bán được phục hồi.
*Văn hóa: Quang Trung ban hành “ Chiếu lập học ”, dùng chữ Nôm là chữ viết chính thức, lập ra
“ Viện Sùng chính ” do Nguyễn Thiếp lãnh đạo.
*Quốc phịng:
- Thi hành chính sách qn dịch.
- Quân đội gồm: Bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh.
- Vũ khí: Đại bác.
*Ngoại giao:
- Chủ trương mềm dẻo nhưng vẫn kiên quyết bảo vệ tổ quốc.
2. Liên hệ chính sách giáo dục của vua Quang Trung với ngày nay.
- Đảng và nhà nước ta luôn chủ trương thay đổi phương pháp học tập, kêu gọi học sinh tham gia
học tập. Đặc biệt, vận động học sinh hoàn thành cấp THCS. Khuyến khích tích cực tham gia vào
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
3. Nhà Nguyễn đã lập lại chế độ phong kiến như thế nào?
- Nhân nội bộ Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn và lên ngơi Hồng đế. Đặt niên
hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân ( Huế ) làm kinh đô lập ra nhà Nguyễn.
*Hành chính: Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, từ trung ương đến địa phương.
- Giúp vua có 6 bộ ( Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng ).
*Địa phương: Năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước thành 30 tình và 1 phủ trực thuộc ( Thừa
Thiên ).
*Luật pháp: Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (Gia Long).
*Quân đội: Gồm nhiều binh chủng, xây thành trì vững chắc, xây dựng hệ thống trạm ngựa từ Nam

Quan đến Cà Mau.
*Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh, khước từ phương Tây.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×