Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Tạo dựng lợi thế cạnh tranh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.56 KB, 7 trang )

Tạo dựng lợi thế cạnh tranh
Ba chiến lược này là Chi phí thấp/Cost Leadership (trường
hợp hãng hàng không giá rẻ); Khác biệt hóa/Differentiation
(trường hợp hãng hàng không chất lượng cao); và Tập
trung/Focus (trường hợp hãng hàng không chuyên bay một
vài lộ trình) ".

Hãy tưởng tượng bạn sắp đi công
tác xa và đang phải lựa chọn một
hãng hàng không cho chuyến đi.

Chọn hãng nào đây? Một hãng
hàng không giá rẻ để tiết kiệm chi phí hay một hãng có chất
lượng dịch vụ tuyệt hảo? Hoặc nên chăng chọn một hãng hàng
không chuyên bay lộ trình bạn cần đi, vì họ có nhiều kinh nghiệm
về nơi đến hơn các hãng khác?
Trong thời đại ngày nay, với một nhu cầu nhất định, khách hàng
có vô vàn sự lựa chọn. Vì vậy, nếu muốn thành công, các công ty
cần phải tìm cho mình một cách để luôn “nổi bật giữa đám đông”.
Nói cách khác, công ty của bạn phải tạo dựng được lợi thế cạnh
tranh trên thương trường.

Trong ví dụ trên, ba hãng hàng không đã áp dụng ba cách thức
khác nhau để tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ba cách thức này
được gọi chung là “chiến lược cạnh tranh phổ quát” (generic
strategies), bởi chúng có thể được áp dụng cho mọi ngành với
quy mô lớn hay nhỏ, mọi sản phẩm và dịch vụ.
Năm 1985, ba chiến lược này đã được Michael Porter giới thiệu
lần đầu trong cuốn sách kinh điển “Competitive Advantage:
Creating and Sustaining Superior Performance”.


Ông đặt tên cho ba chiến lược này là Chi phí thấp/Cost
Leadership (trường hợp hãng hàng không giá rẻ); Khác biệt
hóa/Differentiation (trường hợp hãng hàng không chất lượng
cao); và Tập trung/Focus (trường hợp hãng hàng không chuyên
bay một vài lộ trình).

Chiến lược chi phí thấp

Chiến lược này được hiểu là duy trì mức chi phí thấp nhất trong
ngành hoặc trên thị trường. Những công ty theo đuổi chiến lược
này cần có:

- Vốn để đầu tư cho những công nghệ giúp cắt giảm chi phí.

- Quy trình vận hành đạt hiệu quả cao.

- Nền tảng chi phí thấp (nhân công, nguyên vật liệu, thiết bị…).

Rủi ro lớn nhất khi áp dụng chiến lược này là không phải chỉ có
công ty của bạn tiếp cận được các nguồn lực giá rẻ. Vì thế, các
đối thủ khác hoàn toàn có thể sao chép chiến lược của bạn. Điều
quan trọng là liệu bạn có khả năng duy trì chi phí thấp hơn các
đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua đường trường hay không?

Chiến lược khác biệt hóa

Nội dung cốt lõi của chiến lược này là làm cho sản phẩm/dịch vụ
của công ty khác biệt và hấp dẫn hơn sản phẩm/dịch vụ của đối
thủ cạnh tranh (về hình thức, tính năng, độ bền, chất lượng dịch
vụ, hình ảnh thương hiệu…). Để áp dụng thành công chiến lược

này, công ty cần có:

- Quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sản phẩm tốt

- Khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao

- Hoạt động tiếp thị và bán hàng hiệu quả, nhằm đảm bảo khách
hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt và lợi ích mà nó mang
lại.

Những công ty áp dụng chiến lược này phải rất nhanh nhạy trong
quá trình phát triển sản phẩm mới. Nếu không, họ sẽ mất một vài
“mặt trận” cho các công ty theo đuổi chiến lược “Tập trung trên
nền tảng khác biệt hóa” (Differentiation Focus) được mô tả dưới
đây.

Chiến lược tập trung

Công ty theo đuổi chiến lược này chỉ tập trung vào những thị
trường ngách (niche markets). Đó là những phân khúc thị trường
nhỏ với đặc điểm riêng biệt. Lợi thế cạnh tranh của những công
ty này được tạo dựng dựa trên việc thấu hiểu sâu sắc những đặc
thù của thị trường và khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù
hợp với những đặc điểm đó.

Tuy nhiên, việc tập trung vào một thị trường nhỏ phù hợp với
nguồn lực của công ty vẫn chưa hẳn là an toàn, vì các công ty
lớn với nguồn lực tốt hơn vẫn có thể tấn công vào những phân
khúc này.


Trước nguy cơ đó, những công ty áp dụng chiến lược tập trung
thường phải tiếp tục tạo ra những lợi thế khác (bằng cách cắt
giảm chi phí hoặc khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ), nhằm mang
đến nhiều giá trị cộng thêm cho khách hàng trong phân khúc của
mình.

Vì thế, chiến lược tập trung còn được chia thành hai chiến lược
con: “Chiến lược tập trung trên nền tảng chi phí thấp” (Cost
Focus) và “Chiến lược tập trung trên nền tảng khác biệt hóa”
(Differentiation Focus). Việc lựa chọn chiến lược nào là phụ thuộc
vào năng lực cũng như điểm mạnh của công ty bạn.


Lời khuyên của Michael Porter là không nên theo đuổi nhiều
chiến lược cùng lúc, bởi mỗi chiến lược đòi hỏi một cách tiếp cận
rất khác nhau. Hãy thử dùng mô hình phân tích SWOT
(Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) để phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty bạn khi
áp dụng mỗi kiểu chiến lược nói trên, để hiểu được chiến lược
nào có khả năng thành công cao nhất.

Đồng thời, cũng đừng quên kết hợp kết quả này với việc phân
tích các tác lực cạnh tranh trong ngành hoặc trên thị trường.


×