Trường: THCS Nguyễn Sinh Sắc
Tổ: Ngữ Văn
Ngữ văn 7
ĐỀ CƯƠNG BÀI HOC TUẦN 8 MÔN VĂN 7
TÊN BÀI DẠY:QUA ĐÈO NGANG
(Bà Huyện Thanh Quan)
I/CÂU HỎI:
1, Đoc kĩ bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Căn cứ vào câu, số chữ, cách gieo vần trong mỗi
dòng thơ để xác định thế thơ.
2, Đọc kĩ bài thơ, câu thơ nói về thời gian, khơng gian trong bài để xác định thời điểm tác
giả miêu tả.Nhịp điệu bài thơ, âm điệu câu thơ để đoán định tâm trạng nhà thơ.
3, Những câu thơ miêu tả không gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ
láy, các từ tượng thanh mang ý biểu cảm.
4, Đọc lại phần Hướng dẫn tìm hiểu và Gợi ý trả lời câu 3, kết hợp kiến thức trong bài
với trí tưởng tượng của bản thân để hình dung về cảnh Đèo Ngang.
5, Xem phần chú thích về điển tích chim quốc, xem lại chú thích (b) bài 4, trang 48 để
hiểu được sự mở rộng về ý nghĩa của bài thơ. Đồng thời đọc chậm bài thơ, chú ý đến nhịp
điệu thơ, và cố gắng cảm nhận âm điệu của bài. Bài thơ gợi cho người đọc tâm trạng gì?
II/ NƠI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
1,
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, mỗi câu gồm 7 tiếng,
vần được gieo ở cuổì câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà, hoa, nhà, gia, ta).
Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật câu 3 và câu 4 đối nhau (lom khom dưới núi – lác
đác bên sông; tiều vài chú – chợ mấy nhà); câu năm và câu 6 đối nhau (nhớ nước đau
lòng – thương nhà mỏi miệng; con quốc quốc – cái gia gia).
2,
Cảnh Đèo Ngang được miêụ tả vào lúc chiều tà, bóng xế của một ngày. Câu thơ mỏ đầu
thơng báo về thời gian, khơng gian:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà.
Thời gian cuối buổi chiều “xế tà” là lúc giao điểm giữa ngày và đêm. Một ngày dần kết
thúc và đi dần vào ban đêm. Thời điểm này thường gợi một nỗi buồn, nhất là đối với
những người xa xứ thì lúc chiều tà là lúc gợi nhớ về quê hương, nhớ người thân da diết
nhất. Hơn nữa, thời gian cuối buổi chiều cũng là thời điểm không gian yên tĩnh hơn cả.
Sau một ngày lao động mệt mỏi và cật lực, con người và cảnh vật dương như cũng muôn
nghỉ ngơi, ngừng mọi hoạt động để về sum vầy bên mái ấm gia đình, bên những người
thân yêu.
Vào đúng thời điểm đó thì nữ thi sĩ mổi bắt đầu đặt chân đên một vùng đất mênh mông,
xa lạ mang theo một tâm trạng u hoài.
3,
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vừa có cảnh vật, vừa có con người. Có cỏ cây, hoa lá, có
vài chú tiều, có chợ, có vài nóc nhà, có dịng sơng, có tiếng chim:
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Trường: THCS Nguyễn Sinh Sắc
Tổ: Ngữ Văn
Ngữ văn 7
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Bằng một vài nét chấm phá, cảnh Đèo Ngang hiện ra với một không gian thiên nhiên
hoang vắng. Câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” với hai vế đối nhau, cùng điệp ngữ
“chen”, và gieo vần lưng “đá”, lá”, gợi hình ảnh cỏ cây chen chúc, rậm rạp, đầy vẻ hoang
vu. Đèo Ngang có cảnh vật nhưng cảnh vật hoang vắng, tĩnh lặng, có con người nhưng
con người thưa thớt, nhỏ bé. Nhà thơ quan sát cảnh – người từ trên cao thấy vài chú tiều
trong tư thế “lom khom”, đang mang củi về nhà cho kịp lúc chiều tối; vài nóc nhà bị chìm
lấp trong khơng gian Đèo Ngang rộng lớn. Cảnh vật thì tĩnh lặng trong khơng gian mênh
mơng. Trên nền khơng gian ấy thấp thống vài bóng dáng con người với tiếng chim quốc,
chim đa đa não nề càng làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, buồn bã. Trong khơng gian
tĩnh lặng, khơng có một âm thanh nào từ hoạt động của con người thì tiếng chim quốc,
chim đa đa như càng vang vọng, da diết và ám ảnh.
Tác giả lấy cái động của tiếng chim để làm nổi bật cái tĩnh lặng, cái vắng vẻ của cảnh
Đèo Ngang trong khoảnh khắc hồng hơn.
Trong khơng gian tĩnh lặng ấy, nữ thi sĩ “dừng chân đứng lại” chỉ thấy mênh mông là
“trời non nước” cùng tâm sự trong lịng mình “Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
Nhà thơ lấy cái bao la, vô cùng vô tận của “trời non nước” đặt tương quan với cái nhỏ bé
của chính mình “ta với ta” để đẩy cái cơ đơn lên đến tận cùng. Nỗi u hoài, nỗi nhớ nhà,
nhớ quê, nhớ ngươi thân cũng từ đó mà dâng cao.
4,
Cảnh tượng Đèo Ngang qua bốn câu thơ đầu trong bài được chấm phá bằng những nét
phác họa đơn sơ, trong khuôn mẫu nghệ thuật thơ Đường truyền thống: “lấy động tả
tĩnh”; lấy cái nhỏ bé đối lập với cái mênh mông rộng lớn; Đèo Ngang hiện ra là một bức
tranh cỏ cây um tùm, hoang vắng, tĩnh lặng đến nao lịng. Con người ở đây thưa thớt
dường như khơng có sự sống, khơng thấy sự hoạt động. Tiếng chim đa đa, chim quốc
càng làm tăng thêm vẻ hoang vu của khơng gian vắng lặng. Khơng gian thì mênh mơng,
hoang vắng, thời gian thì tàn bóng – “xế tà” đã gợi cho người lữ thứ tha hương trên con
đường xa lạ một nỗi buồn, nỗi cô đơn vô hạn.
5,
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang là nỗi buồn, cô đơn, nhớ nhà,
nhớ triều đại cũ. Nhà thơ mượn cảnh thiên nhiên hoang vắng, thưa thớt bóng người để
bộc lộ tâm trạng thật của mình.
Tiếng chim quốc, chim đa đa khắc khoải không làm cho cảnh vật bớt buồn mà chỉ khắc
đậm thêm phần tĩnh mịch của cảnh vật. Và trong không gian ấy nỗi buồn trong lịng thi sĩ
càng tơ đậm thêm.
Bài thơ khép lại bằng một nỗi buồn khôn tả:
Dừng chăn đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Trường: THCS Nguyễn Sinh Sắc
Tổ: Ngữ Văn
Ngữ văn 7
Đối diện với đất trời mênh mông là một con người nhỏ bé. Con người như chìm lấp vào
trong thiên nhiên rộng lớn. Nêu các câu thơ trên mượn cảnh để nói tâm sự u hồi thì hai
câu cuối trực tiếp bộc lộ tâm trạng cô đơn của người lữ thứ.
III/ BÀI TẬP VÂN DỤNG:
1, Đọc thuôc bài thơ, nắm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luât, nghệ thuật, nôi dung bài
thơ?
2, Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về cảnh tượng Đèo Ngang trong
bài thơ?
TÊN BÀI DẠY:BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
(Nguyễn Khuyến)
I/CÂU HỎI:
1, Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao?
2. Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hồn tồn khơng có gì tiếp bạn để
rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà,
thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên khơng? Nếu khơng, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ
bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn
đến chơi nhà?
b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hồn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác
giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trị
khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.
d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
II/ NÔI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
1,
Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Bài thơ có 8 câu,
mỗi câu thơ có 7 tiếng (trong một dòng thơ).
Gieo vần (vần chân) giữa câu 1, 2, 4, 6, 8: “nhà” (câu 1) với “xa” (câu 2), “gà” (câu 4);
“hoa” (câu 6) vối “ta” (câu 8).
Câu 3 và 4 đối nhau:
“Ao sâu/ nước cả,/ khơn chài cá,
Vườn rộng/ rào thưa,/ khó đuổi gà.”
Câu 5 và câu 6 đối nhau:
“Cải chửa ra cây,/ cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn,/ mướp đương hoa.”
tạo thành hai cặp câu đối rất cân xứng, hài hoà.
Trường: THCS Nguyễn Sinh Sắc
Tổ: Ngữ Văn
Ngữ văn 7
2. Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống khơng có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể
hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
a, Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp
bạn thật chu đáo, tử tế
b,Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt
Muốn ra chợ thì chợ xa
Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà
Muốn bắt cá thì ao sâu
Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa
Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được
Miếng trầu cũng khơng có
→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại khơng có gì, từ đó làm nổi bật tình
cảm mang ra tiếp bạn.
- Tình huống được tạo ra có tính bơng đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại khơng có gì, nhấn
mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất
c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái
tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.
Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.
→ Chỉ những người bạn thương q nhau, cảm thơng cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui
rồi
d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn
cho xứng với tình cảm của hai người:
Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất
Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ
III/ BÀI TẬP VÂN DỤNG:
1, Đọc thuôc bài thơ, nắm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luât, nghệ thuật, nơi dung bài
thơ?
2, Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà?
TÊN BÀI DẠY: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
I/CÂU HỎI:
1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.( trang 117, 118, 119)
Việc liên tưởng đến tương lai cơng nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì
về cây tre? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?
2, Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc
gì cho tác giả?
3,
Trường: THCS Nguyễn Sinh Sắc
Tổ: Ngữ Văn
Ngữ văn 7
a) Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?
b) Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đã
giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?
4,Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào?
II/ NƠI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
1, Việc liên tưởng đến tương lai cơng nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả dù sau này sắt,
thép có thể nhiều hơn nhưng tre, nứa sẽ mãi gắn bó với con người Việt Nam. Nó sẽ giúp
ích rất nhiều trong việc sản xuất, chiến đấu và là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
Tác giả đã biểu cảm trực tiếp qua những nét đẹp, cơng dụng của cây tre và hình ảnh cây
tre được lặp lại nhiều lần.
2, Tác giả đã say mê con gà đất: nhớ lại, hồi tưởng lại con gà trống “hóa thân thành con
gà trống”, “thử rất lâu để chọn một con gà đất có giọng trầm…như người nghệ sĩ thổi kèn
đồng”.
Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên suy nghĩ sâu sắc ebook epub prc của tác giả: đồ chơi
không phải là những sự vật vô tri vô giác bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con
người có khát vọng hướng tới cái đẹp .
3,
a) Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến với cô giáo: em nhớ lại hai
năm ngồi trong lớp học của cô ⟹ cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc lúc nào cô giáo
cũng như là một người mẹ có lịng tốt và dịu hiền.
b) Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã thể
hiện tình cảm yêu đất nước, sự gắn bó và ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của mình.
4, Quan sát giúp người con hiểu được sự hi sinh thầm lặng của người mẹ, xót xa, ân hận
về những lỗi lầm và sự vơ tâm của mình bấy lâu nay đối với mẹ.
III/ BÀI TẬP VÂN DỤNG:
Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau:
a) Cảm xúc về vườn nhà.
b) Cảm xúc về con vật ni (con bị, con chó, con mèo…)
c) Cảm xúc về người thân.
d) Cảm xúc về mái trường thân yêu.
Trường: THCS Nguyễn Sinh Sắc
Tổ: Ngữ Văn
Ngữ văn 7
TÊN BÀI DẠY: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
I/CÂU HỎI:
1, Hai câu sau thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng.
– Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
– Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, cịn ngày nay thì khơng đúng.
2,Các quan hệ từ và, để trong hai ví dụ sau có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ
phận trong câu không? Nên thay và, để ở đây bằng quan hệ từ gì?
– Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
– Chim sâu rất có ích cho nơng dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
3,Vì sao các câu sau thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh.
– Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
cho thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
– Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị
nội dung.
4,Các câu (in đậm) dưới đây sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng.
– Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Khơng những giỏi về mơn Tốn, khơng những
giỏi về mơn Văn. Thầy giáo răt khen Nam.
– Nó thích tâm sự với mẹ, khơng thích với chị.
II/ NƠI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
1, Hai câu đã cho sai vì thiếu quan hệ từ.
Sửa lại:
– Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
– Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, cịn ngày nay thì khơng đúng.
2,Các quan hệ từ “và, để” không diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong
câu:
Sửa lại:
– Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
– Chim sâu rất có ích cho nơng dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
3,Các câu này đều thiếu chủ ngữ. Các quan hệ từ qua, về ở đầu câu đã biến chủ ngữ của
câu thành thành phần trạng ngữ. Đây là lỗi thừa quan hệ từ.
Cách chữa là bỏ quan hệ từ để khôi phục thành phần chủ ngữ cho câu:
– Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
– Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị
nội dung.
4,a) Khơng những giỏi về mơn tốn, khơng những giỏi về mơn Văn; … khơng thích với
chị. Quan hệ từ khơng những … địi hỏi phải có quan hệ từ mà cịn… đi kèm. Quan hệ từ
Trường: THCS Nguyễn Sinh Sắc
Tổ: Ngữ Văn
Ngữ văn 7
với trong trường hợp này thiết lập quan hệ giữa khơng thích và chị là khơng hợp lí, khơng
tương ứng với vế trước.
b) Có thể chữa:
– Nam là một học sinh giỏi tồn diện. Bạn ấy khơng những giỏi về mơn tốn, mơn văn
mà cịn giỏi về nhiều mơn khác.
– Nó thích tâm sự với mẹ, khơng thích tâm sự với chị.
III/ BÀI TẬP VÂN DỤNG:
1, Thêm quan hệ từ thích hợp (có thể thêm hoặc bớt một vài từ khác) để hồn chỉnh các
câu sau đây:
– Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối.
– Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng.
2, Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp.
– Ngày nay, chúng ta củng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng
làm trọng.
– Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ khơng tốt thì đồ vật cũng khơng bền được.
– Khơng nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con
người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
3, Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh.
– Đối với bản thân em cịn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
– Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ
người khác.
– Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
4, Cho biết các quan hệ từ in đậm dưới đây được dùng đúng hay sai.
a) Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao.
b) Tại nó khơng cẩn thận nên nó đã giải sai bài tốn.
c) Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hòa với mọi người.
d) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
e) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình.
g) Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vơ cùng
tàn bạo.
h) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
i) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.