Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BAO CAO viec trien khai day hoc My thuat theo phuong phap moi cua Dan Mach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.24 KB, 4 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÁNH LINH

TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU

Số: 13/BC-THLN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
La Ngâu, ngày 11 tháng 04 năm 2018

BÁO CÁO
việc triển khai dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch
Thực hiện công văn 85/PGDĐT ngày 05/4/2018 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn công tác chuẩn bị tổng kết năm học 2017-2018.
Trường Tiểu học La Ngâu báo cáo việc triển khai dạy học Mỹ thuật theo phương
pháp mới của Đan Mạch như sau:
Những thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi
- Nhà trường ln tạo điều kiện, khuyến khích, động viên giáo viên áp
dụng phương pháp mới của Đan Mạch vào dạy môn Mĩ thuật;
- Học sinh học theo phương pháp Đan Mạch ln tạo sự tị mị, hứng thú,
say mê, khơng khí lớp học thoải mái;
- Quy trình dạy học mới của Đan Mach rất khoa học và mềm dẻo, không
cứng nhắc trong một tiết học tạo cho giáo viên có hứng thú. Giáo viên được trải
nghiệm cùng với học sinh, giáo viên có điều kiện đầu tư sâu hơn về bài học, hợp
tác cùng với đồng nghiệp, hiểu học sinh và đánh giá học;
2. Khó khăn
- Chưa có phịng chức năng riêng cho môn Mĩ thuật;
- Thời gian điều tiết chương trình phải phụ thuộc vào những mơn học
khác, nên tiết học chưa được liền mạch khoảng cách các tiết cách nhau quá xa


nên học sinh bị gián đoạn;
- Dạy học theo phương pháp mới có những khó khăn địi hỏi người giáo
viên phải thực sự tìm tịi, chuẩn bị chu đáo, chủ động vận dụng linh hoạt vào
từng bài học khác nhau, nhằm thu hút sự tham gia của tất cả các em học sinh;
- Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, phịng học diện tích nhỏ, khó phân nhóm
khi hoạt động tập thể, giáo viên phải luân chuyển tiết, phòng học liên tục. Học
sinh mỗi tiết một tuần, mỗi tiết 35- 40', một chủ đề kéo dài vài tuần học sinh sẽ
mất hứng thú cộng thêm việc sưu tầm, lưu giữ đồ dùng sản phẩm của học sinh
cho tiết học sau cũng là vấn đề lan giải. Kinh phí ít mà đồ dùng cần nhiều. Đồ
dùng phục vụ cho chương trình mới cịn chưa có.
II. Các giải pháp chỉ đạo, thực hiện
- Ngay từ đầu năm học thì chuyên môn nhà trường đã triển khai nội dung
công văn 1784/SGD&ĐT-GDTH của Sở tới toàn thể GV và đặc biệt là GV dạy
môn Mĩ thuật của nhà trường;


- Nhà trường đã chủ động, linh hoạt trong việc triển khai dạy học Mĩ thuật
theo phương pháp mới của Đan Mạch để phù hợp với điều kiện của địa phương
là vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và thuần đồng bào dân tộc. Do
đặc thù về nội dung và phương pháp mới của môn học nên Hiệu phó CM cùng
các tổ khối trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp họp bàn tạo điều kiện và sắp xếp
thời khóa biểu các tiết học Mĩ thuật một cách hợp lí để giáo viên Mĩ thuật chủ
động trong việc dạy học theo chủ đề vì có chủ đề được dạy từ 2 đến 3 tiết;
- Giao cho GV môn Mĩ thuật chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế
hoạch triển khai dạy theo chủ đề dựa trên cơ sở tích hợp nội dung phù hợp trong
các tiết học của chương trình hiện hành và phù hợp với điều kiện của từng khối,
lớp, của nhà trường;
- Việc đánh giá giáo viên dạy Mĩ thuật được Nhà trường vận dụng linh
hoạt theo hướng dẫn của Bộ trên cơ sở động viên, khích lệ giáo viên tham gia
dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch;

- Cuối học kì 1 và cuối năm học, nhà trường đã tổ chức sơ kết, tổng
kết để đúc rút kinh nghiệm trong việc triển khai và thực hiện.
III, Kết quả đạt được
Khi học theo chương trình Mỹ thuật mới học sinh đã dần được hình thành
những năng lực cơ bản đó là: năng lực trải nghiệm (tức là học sinh có được
những trải nghiệm về cách nhìn nhận, cảm giác, sự tị mị, trí nhớ, tưởng tưởng
và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt);
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng và kỹ thuật. Trong giờ học được làm
quen với nhiều chất liệu, công cụ, kỹ thuật, dụng cụ phù hợp với hoạt động thực
hành;
- Trong giờ học Mỹ thuật học sinh cũng đã biết khám phá năng lực của
mình cũng như trải nghiệm niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm. Ở mỗi
học sinh lại có cách biểu đạt khác nhau;
- Mỗi một chủ đề là một cách thức thể hiện khác nhau. Chương trình mỹ
thuật mới gắn với 7 quy trình thử nghiệm. Các quy trình này đều hướng tới mục
đích là làm như thế nào để học sinh được tự học và được học thực sự. Học sinh
bắt đầu từ những cái đã biết, các em đã tạo ra những cảm xúc mới trong điều
kiện học tập thực tế, tạo ra những sản phẩm mới đầy sự sáng tạo.
IV. Kế hoạch triển khai trong năm 2018-2019
1. Nội dung: Lựa chọn nội dung theo các chủ đề dạy học, vận dụng
dạy học theo phương pháp Đan Mạch trong môn Mỹ Thuật lớp 1,2,3,4,5.
2. Biện pháp thực hiện
2.1. Đối với nhà trường
- BGH chỉ đạo tổ chức dạy 1 chủ đề/buổi/tháng/lớp;
- BGH cùng GV thống nhất cụ thể về số chủ đề, số bài, số tiết, số buổi,
ngày dạy cho mỗi lớp theo chủ đề/tháng phù hợp;


- Sắp xếp thời khóa biểu cho HĐGD mĩ thuật theo PPDH mới khoa
học (tổ chức dạy học 1 chủ đề/buổi), tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ/nhóm

chun mơn, giáo viên được chủ động lựa chọn quy trình phù hợp với nội dung,
xây dựng chủ đề dạy học, kế hoạch dạy học phù hợp theo hình thức, kĩ thuật,
phương pháp mới;
- Kế hoạch dạy học của giáo viên được lãnh đạo nhà trường phê duyệt
trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra;
- Việc dự giờ, đánh giá giáo viên và học sinh dựa vào tinh thần đổi
mới của PPDH Mĩ thuật, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thời gian và
q trình tiếp cận phương pháp mới;
- Tổ chức bồi dưỡng, khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, tổng
kết thực tiễn, sáng kiến kinh nghiệm việc vận dụng phương pháp dạy - học Mĩ
thuật mới;
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên chia sẻ
kinh nghiệm dạy học theo phương pháp;
- Chỉ đạo thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Đối với giáo viên
a) Cách lập kế hoạch
- Giáo viên nghiên cứu “Tài liệu dạy học Mĩ thuật” được cấp và chương
trình mĩ thuật hiện hành để lập kế hoạch dạy học mĩ thuật theo chủ đề một cách
linh hoạt, giáo viên xây dựng kế hoạch mỗi tháng 1 chủ đề;
- Tổ chức các hoạt động của 1 chủ đề vào 1 buổi/ tháng trong chương
trình mĩ thuật hiện hành (mỗi chủ đề có thể từ 2- 4 tiết/buổi tùy thuộc nội dung
và đối tượng học sinh);
- Dựa trên mỗi chủ đề, giáo viên xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng
của HS cần đạt được sau khi học xong chủ đề nhằm phát triển cho học sinh 5
năng lực cơ bản (Trải nghiệm, Kiến thức/ Kỹ năng, Biểu đạt, Giao tiếp, Đánh
giá). Một số bài học độc lập, nội dung trong chủ đề ít liên quan đến nhau có thể
xác định mục tiêu riêng theo nội dung bài học, không nhất thiết phải tích hợp
các bài với nhau.
b) Các quy trình
- Thực hiện quy trình dạy học mĩ thuật một cách linh hoạt, mỗi chủ đề có

thể vận dụng 1 hay nhiều quy trình tùy thuộc nội dung chủ đề và điều kiện thực
tế của nhà trường, của học sinh (không nhất thiết phải thực hiện theo trình tự
quy trình từ 1 đến 7).
c) Hình thức tổ chức
- Làm tốt cơng tác tun truyền để phụ huynh học sinh không băn khoăn
trước sự thay đổi phương pháp dạy-học Mĩ thuật mới;
- GV có thể linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động, vận dụng


phương pháp, lựa chọn vật liệu, không gian học tập cho HS thực hiện quy trình
Mĩ thuật trong chủ đề. Có thể cho HS hoạt động ngồi khơng gian lớp học như:
sân trường, hội trường, ngoài thiên nhiên hoặc tại phịng học của từng lớp. Hoạt
động theo nhóm, chỉ cần GV giao nhiệm vụ theo nhóm HS l;àm việc với nhau
tại chỗ theo từng nhóm;
- Soạn dạy theo chủ đề khi đã được BGH duyệt. Chuẩn bị đủ đồ dùng cần
thiết khi dạy học.
- Đánh giá bằng nhận xét trên tinh thần Thông tư 22: HS tham gia vào
việc học, kỹ năng hợp tác, giao tiếp nhóm để cùng hồn thiện sản phẩm. Chú ý
ghi những nhận xét phù hợp với HS có năng khiếu mơn học;
- Tăng cường cơng tác bồi dưỡng kiến thức, trao đổi, chia sẻ với các đồng
nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp mới./.
Nơi nhận:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

Cao Thống Súy




×