Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Tính khả thi của ý tưởng kinh doanh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.63 KB, 4 trang )

Tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
Khi có một ý tưởng hay về sản phẩm hay dịch vụ mới và
muốn đưa ra ứng dụng, chủ doanh nghiệp cần xem xét tính
khả thi của nó ở tất cả các khía cạnh. Có nhiều ý tưởng mới
mẻ, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp nhưng lại bị thất bại ngay khi
thử nghiệm trên thị trường.

Ngược lại, cũng có những ý tưởng không mới mẻ nhưng vẫn có
thể mang lại nhiều thành công. Cái chốt của vấn đề nằm ở tính
khả thi của ý tưởng. Có thể xác định được tính khả thi của một ý
tưởng bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
Ý tưởng có giá trị xã hội không?
Một ý tưởng kinh doanh đúng nghĩa phải có giá trị. Ý tưởng phải
đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ có ích, đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng sống
của họ. Nếu ý tưởng đưa ra chỉ nhằm mang lại lợi nhuận cho một
cá nhân, phục vụ cho tổ chức nào đó thì ý tưởng đó chẳng có giá
trị về mặt xã hội và sẽ nhanh chóng thất bại.
Ý tưởng có tính thuyết phục không?
Một ý tưởng chỉ có thể trở thành ý tưởng kinh doanh khả thi khi
nó thuyết phục và hấp dẫn được nhà đầu tư để họ sẵn sàng bỏ
tiền vào sản phẩm hay dịch vụ mà nó đem lại. Không cần đến
một kế hoạch kinh doanh dày cộp để trình bày ý tưởng đó có giá
trị như thế nào, độc đáo đến đâu, mà chỉ cần một cuộc đối thoại
ngắn với nhà đầu tư thật sự quan tâm.

Nếu người sở hữu ý tưởng không chứng minh được sản phẩm
(hay dịch vụ) từ ý tưởng ấy tuyệt vời thế nào thì khách hàng càng
không thể hiểu rõ. Có người rất say mê với ý tưởng của mình và
quá đề cao sự mới mẻ của nó mà không hề biết rằng ý tưởng ấy
đã tồn tại và đã thất bại.


Có thị trường cho ý tưởng không?
Để trả lời cho câu hỏi này, phải thực hiện khảo sát và nghiên cứu
thị trường một cách cẩn thận. Thị trường đang dư thừa cái gì,
thiếu cái gì, còn khoảng trống nào cho mình không. Nếu không có
chuyên môn, nên thuê chuyên gia tư vấn thực hiện công việc này
một cách chuyên nghiệp nhằm giảm rủi ro ở mức tối thiểu.

Một điều quan trọng nữa là các nhà đầu tư chuyên nghiệp
thường chẳng mấy quan tâm đến tiềm năng phát triển sản phẩm
(hay dịch vụ), mà xem xét ngay đến lợi nhuận có thể thu được.
Một sản phẩm (hay dịch vụ) không mang lại lợi nhuận nghĩa là nó
không có đất sống, không có gì để kỳ vọng cả.
Điểm mạnh và yếu của ý tưởng?
Xem xét hai mặt của một vấn đề luôn giúp ta có cái nhìn tỉnh táo
hơn. Mọi ý tưởng dù tầm thường hay vĩ đại đều có thế mạnh và
thế yếu, đều có tỷ lệ thành công hoặc thất bại như nhau khi đưa
vào thực hiện. Ý tưởng có thể đưa ra một sản phẩm (hay dịch vụ)
độc đáo nhưng thị trường lại không có nhu cầu hoặc nó không
phù hợp với văn hóa truyền thống thì sao?

Cuối cùng, khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng, người ta thường
dành hết thời gian cho công việc mà bỏ quên cuộc sống riêng tư.
Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo đến đâu cũng khó thành
công mỹ mãn nếu người thực hiện theo đuổi nó một cách thái
quá. Hãy kết hợp các mục tiêu kinh doanh và cả nhu cầu của đời
sống cá nhân vào kế hoạch kinh doanh. Đó chính là động lực lớn
nhất để nỗ lực thực thi ý tưởng, nhằm đạt cho được mục tiêu đã
đề ra.


×