Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thủ tục theo dõi và đo lường các quá trình docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.47 KB, 5 trang )

Thủ tục theo dõi và đo lường
các quá trình

1. Mục đích:
- Đảm bảo các quá trình được thực hiện dưới sự kiểm soát, các thông số
yêu cầu được tuân thủ theo qui định để đảm bảo kết quả đầu ra như hoạch định.
- Đánh giá, xác định hiệu quả và hiệu lực của các quá trình để tìm cơ hội
cải tiến và điều chỉnh để các quá trình đạt hiệu quả cao hơn.

2. Phạm vi:
Ap dụng cho việc theo dõi, đo lường các quá trình của Hệ thống quản lý
chất lượng.

3. Định nghĩa:
3.1 Các thuật ngữ được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
3.2 Các từ viết tắt:
- Ban Tổng Giám Đốc : BTGĐ
- Đại diện lãnh đạo : ĐDLĐ

4. Nội dung:
(Lưu đồ không hiểu thị trên web)

4.1 Theo dõi các quá trình:
a> Trưởng Bộ phận xác định phương pháp kiểm soát các quá trình sao cho
đảm bảo các quá trình được thực hiện tuỳ theo qui định, các thông số/yêu cầu
được tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện.
b> Việc theo dõi các quá trình có thể thực hiện bằng việc áp dụng Thủ tục
áp dụng kỹ thuật thống kê.
c> Việc theo dõi có thể thực hiện đột xuất hoặc định kỳ tuy nhiên các quá
trình sau bắt buộc phải được theo dõi chặt chẽ trong quá trình thực hiện gồm:
- Quá trình thuê ngoài:


- Các quá trình mà kết quả có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm hoặc
sự thoả mãn của khách hàng.
- Các quá trình bắt nguồn cho các quá trình khác, thời gian hoàn thành là
một tiêu chí quan trọng để đánh giá.
- Các quá trình liên quan và ảnh hưởng đến kết quả của các quá trình quan
trọng .
- Các quá trình liên quan đến tài sản lớn.
- Các quá trình cân sự ổn định cao ví dụ: quá trình sản xuất sản phẩm hàng
loạt.
- Các quá trình rất khó khắc phục hoặc có thể dễ dàng gây hậu quả.
d> Khi phát hiện có sự sai lệch các thông số hoặc khuynh hướng sai lệch,
Trưởng Bộ phận phải thực hiện biện pháp sửa chữa để đảm bảo kết quả các quá
trình. Nếu xét thấy cần thiết (sự sai lệch lặp lại hoặc theo qui luật) Trưởng Bộ
phận phát hành phiếu yêu cầu hành động khắc phục phòng ngừa. Việc theo dõi
phải được thực hiện theo Thủ tục kiểm soát hồ sơ.

4.2 Đo lường các quá trình:
a> Định kỳ 01 năm một lần trước khi họp xem xét lãnh đạo, sau mỗi lần
thực hiện đối với các quá trình dễ thay đổi, các quá trình ảnh hưởng trực tiếp đến
sự thoả mãn của khách hàng, Trưởng Bộ phận tiến hành đo lường và ghi nhận các
kết quả thực hiện các quá trình.
b> Kết quả ghi nhận được so sánh với kết quả dự tính của quá trình, nếu
quá trình không đạt kết quả mong muốn hoặc có nhưng không đạt hiệu quả trong
tương lai thì Trưởng Bộ phận phải lập phiếu Car để tìm hiểu nguyên nhân, xác
định hành động khắc phục phòng ngừa để các quá trìnn đạt kết quả mong muốn.
c> Việc đo lường cũng có thể kết hợp các công cụ thống kê để phát hiện
các khuynh hướng của các quá trình.
d> Việc theo dõi được ghi nhận vào hồ sơ theo Thủ tục kiểm soát hồ sơ.

5. Tài liệu tham khảo:

Sổ tay chất lượng

6. Phụ lục:
Kế hoạch kiểm soát quá trình mã: TT – 05 / BM

×