Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De cuong Dia li 7 HK II nam 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.17 KB, 5 trang )

Trường THCS Thuận Hưng
Họ và tên:
Lớp:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I

MƠN : ĐỊA 7
NĂM HỌC : 2017-2018
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng bao nhiêu % dân số thế giới
sống trong các đô thị

a) Khoảng 50%
b) Khoảng 60%
c) Khoảng 70%
d) Khoảng 75%
Câu 2: Các đô thị như Niu I-ooc, Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti thuộc châu lục nào sau
đây:

a) Châu Á
b) Châu Âu
c) Châu Phi
d) Châu Mĩ
Câu 3: Kiểu mơi trường nào có đặc điểm như sau: "Rất khơ hạn và khắc nghiệt"?
a) Mơi trường xích đạo ẩm
b) Mơi trường nhiệt đới
c) Mơi trường nhiệt đới gió mùa
d) Môi trường hoang mạc
Câu 4: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của kiểu mơi trường nào thuộc đới
nóng?



a) Mơi trường nhiệt đới
b) Mơi trường xích đạo ẩm
c) Mơi trường hoang mạc
d) Mơi trường nhiệt đới gió mùa
Câu 5: Trên thế giới có bao nhiêu lục địa và bao nhiêu châu ?
a) 5 lục địa, 6 châu lục
b) 6 lục địa, 6 châu lục
c) 6 lục địa, 7 châu lục
d) 7 lục địa, 7 châu lục
Câu 6: Việt Nam nằm trong mơi trường khí hậu:
a. Nhiệt đới
b. Nhiệt đới gió mùa c. Hoang mạc
d. Ơn đới
Câu 7: Kiểu mơi trường nào có đặc điểm như sau: "Nắng nóng, mưa nhiều quanh
năm"?
a) Mơi trường xích đạo ẩm
c) Mơi trường nhiệt đới gió mùa
b) Mơi trường nhiệt đới
d) Môi trường hoang mạc
Câu 8: Nối các ý cột A sao cho phù hợp với các ý ở cột B: (1 điểm)
Cột A
Cột B
Chủng tộc
Châu lục
1. Môn-gô-lô-it
a. Châu Âu
2. Nê-grơ-it
b. Châu Á
3. Ơ-rơ-pê-ơ-ít

c. Châu Phi
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chổ chấm
- Thu nhập bình qn đầu người trên 20000 USD/năm là nước........................
- Thu nhập bình quân đầu người ........................./năm là nước..........................
Câu 10: Chọn câu Đúng, Sai
- Mơi trường đới nóng nằm ở khoảng 2 vịng cực
- Động vật ở đới lạnh thích nghi mơi trường nhờ có bộ lơng dày
- Quần cư nơng thơn hoạt động kinh tế chủ yếu là cơng nghiệp
- Đơ thị hố ở đới ơn hồ chiếm hơn 75%


PHẦN TỰ LUẬN
1. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số?
- Nguyên nhân: do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những
tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, mơi trường, kìm hãm sự phát triển
kinh tế- xã hội.
2. Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu của mơi trường nhiệt đới?
- Vị trí : từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến cả hai bán cầu.
- Khí hậu : nóng quanh năm, mưa theo mùa, trong năm có một thời kỳ khơ hạn, lượng
mưa trung bình năm khoảng 500mm đến 1500mm.
- Càng gần chí tuyến lượng mưa giảm dần, thời kì khơ hạn kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.
* Các đặc điểm khác của môi trường:
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa: mùa mưa và mùa khơ.
- Đất đai dễ bị xói mịn và rửa trơi.
- Thảm thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến: từ rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao
đến thực vật nửa hoang mạc.
3. Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu của mơi trường nhiệt đới gió mùa?
- Vị trí: điển hình là ở Nam Á và Đơng Nam Á.
- Có hai loại: gió mùa mùa đơng và gió mùa mùa hạ.

- Khí hậu: có hai đặc điểm nổi bật :
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
+Thời tiết diễn biến thất thường dễ gây hạn hán, lụt lội.
* Các đặc điểm khác của môi trường:
- Đây là kiểu môi trường đa dạng và phong phú.
- Gió mùa có ảnh hưởng lớn đến cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Là nơi thích hợp cho trồng cây lương thực (lúa nước) và cây công nghiệp.
- Là một trong những nơi dân cư tập trung đơng nhất trên thế giới.
4. Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu và các kiểu mơi trường của đới ơn hịa ?
- Vị trí: nằm giữa đới nóng và đới lạnh, từ chí tuyến đến vịng cực ở cả hai bán cầu.
- Khí hậu: mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi
thất thường.
- Gồm 5 kiểu môi trường:
+ Môi trường ôn đới hải dương: mùa đông không lạnh, hạ không nóng, mưa nhiều.
+ Mơi trường ơn đới lục địa: mùa đơng rất lạnh có tuyết rơi, hạ nóng, mưa ít.
+ Mơi trường địa trung hải: mùa hạ nóng, mưa ít; mùa thu-đông mát, mưa nhiều.
+ Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm: nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Mơi trường hoang mạc ơn đới: khí hậu khơ hạn và khắc nghiệt…
5. Ơ nhiễm mơi trường ở đới ơn hịa:
* Ơ nhiễm khơng khí:
- Hiện trạng: bầu khí quyển bị ơ nhiễm nặng nề.
- Ngun nhân: do khí thải từ các nhà máy, xe cộ, sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng
nguyên tử…


- Hậu quả: gây những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính khiến cho Trái Đất nóng lên,
khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao, tạo ra
lỗ thủng tầng ôzôn…
* Ô nhiễm nước:
- Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước biển, nước sông hồ, nước ngầm.

- Nguyên nhân: ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển. Ơ
nhiễm sơng ngòi và nước ngầm do nước thải nhà máy, phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất
thải sinh hoạt đơ thị…
- Hậu quả: tạo nên hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ làm chết ngạt các sinh vật sống
trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người và sinh vật cho đới ơn hịa và tồn Trái Đất.
6. Nêu những đặc điểm của môi trường hoang mạc ?
- Hoang mạc chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên bề mặt trái đất, chủ yếu nằm dọc theo hai
đường chí tuyến và giữa đại lục Á- Âu.
- Khí hậu rất khơ hạn và khắc nghiệt, lượng mưa rất ít .
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn.
- Động thực vật cằn cỗi, hiếm hoi.
- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị hoặc ở sâu trong nội địa…
7. Các lồi thực vật và động vật thích nghi với sự khơ hạn của hoang mạc bằng cách
nào?Nêu ví dụ ?
- Các lồi động thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt bằng cách :
+ Tự hạn chế sự mất nước : xương rồng lá biến thành gai; ban ngày bị sát, cơn trùng vùi
mình trong cát hoặc hốc đá, ban đêm mới đi kiếm ăn…
+ Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể : cây xương rồng nến ở
Bắc Mĩ, cây có thân hình chai ở Nam Mĩ ; linh dương, lạc đà chịu đói, chịu khát giỏi …
8. Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và hoạt động kinh tế hiện đại trong các
hoang mạc ngày nay ? Nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện
pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
- Hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi du mục và trồng trọt trong ốc đảo.
- Nguyên nhân: thiếu nước.
- Hoạt động kinh tế hiện đại là khai thác khoáng sản, dầu mỏ, khai thác nước ngầm, cải
tạo hoang mạc thành đất trồng... Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học- kĩ thuật.
- Nguyên nhân hoang mạc ngày càng mở rộng: Diện tích hoang mạc trên thế giới vẫn
đang tiếp tục mở rộng là do cát lấn, biến đổi khí hậu tồn cầu và chủ yếu là do con người.
- Biện pháp: Trồng rừng chắn cát và bảo vệ các vành đai rừng phòng hộ ven các hoang

mạc, khai thác nước ngầm cải tạo hoang mạc, khắc phục các ngun nhân dẫn đến sự biến
đổi khí hậu tồn cầu
9. Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu của mơi trường đới lạnh ? Nêu sự thích nghi của
động thực vật với mơi trường đới lạnh ?
- Vị trí: nằm trong khoảng từ hai vịng cực về phía hai cực.
- Khí hậu: vơ cùng lạnh lẽo và khắc nghiệt.
+ Mùa đơng dài, thường có bão tuyết dữ dội, nhiệt độ trung bình ln dưới –100C.


+ Mùa hạ ngắn (từ 2 đến 3 tháng), nhiệt độ trung bình khơng vượt q 100C.
+ Lượng mưa trung bình thấp, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
+ Đất đóng băng quanh năm.
* Sự thích nghi của động thực vật với môi trường đới lạnh:
- Thực vật đặc trưng là rêu, địa y và một số loài cây thấp lùn, chỉ phát triển vào mùa hạ.
- Động vật sống được nhờ có lớp mỡ, lớp lơng dày hoặc bộ lơng không thấm nước, một số
di cư tránh mùa đông lạnh hoặc ngủ đông.
10. Đặc điểm của môi trường vùng núi:
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi
- Thực vật phân tầng theo độ cao gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ
cao
* Cư trú của con người:
- Vùng núi thường là nơi thưa dân, là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
+ Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ, nhiều lâm sản.
+ Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở các độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng thuận
lợi để trồng trọt, chăn nuôi.
+ Ở vùng Sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi-a sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió,
mưa nhiều, mát mẻ.
11. Hãy phân biệt giữa lục địa và châu lục ? Dựa vào các chỉ tiêu nào để phân loại các
quốc gia vào nhóm nước phát triển hay nhóm nước đang phát triển?
* Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2, có biển và đại dương bao quanh.

- Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
- Có 6 lục địa là lục địa: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa
Ô-xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.
* Châu lục gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh.
- Sự phân chia các châu lục mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của
trẻ em, chỉ số phát triển con người để phân loại các quốc gia vào nhóm nước phát triển
hay nhóm nước đang phát triển.
+ Nước phát triền thu nhập bình quân đầu người trên 20000 USD/năm, tỉ lệ tử vong trẻ em
thấp, chỉ số phát triển con người cao
+ Nước đang phát triền thu nhập bình quân đầu người dưới 20000 USD/năm, tỉ lệ tử vong
trẻ em cao, chỉ số phát triển con người thấp.
12. Trình bày vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và khống sản châu Phi ?
* Vị trí địa lý:
- Diện tích: 30 triệu km2.
- Châu Phi giáp châu Á, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
- Phần lớn lãnh thổ thuộc môi trường đới nóng .
- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.
* Địa hình: Lục địa Phi là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m, địa hình
thấp dần từ đơng nam đến tây bắc.
* Khống sản: phong phú, nhiều loại quý hiếm: vàng, kim cương, uranium, dầu mỏ…


13. Nêu đặc điểm khí hậu của châu Phi?
- Châu Phi có khí hậu nóng và khơ bậc nhất thế giới.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
- Lượng mưa ít, giảm dần về phía hai chí tuyến.
- Có nhiều hoang mạc, lớn nhất thế giới là hoang mạc Xa-ha-ra ở bắc Phi.
14. Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà

Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình qn đầu
người cao nhất thế giới : Hoa Kì : 20 tấn/năm/người ; Pháp : 6 tấn/năm/người
- Vẽ biểu đồ thể hiện lượng khí thải độc hại bình qn đầu người của Hoa Kì và
Pháp.
- Tính tổng lượng khí thải của Hoa Kì và Pháp. Cho biết số dân của các nước như
sau:
+ Hoa Kì: 281421000 người
+ Pháp: 59330000 người
* Hướng dẫn : Vẽ biểu đồ cột, đẹp, chính xác, có chú thích và có tên biểu đồ.
Biểu đồ thể hiện lượng khí thải độc hại bình quân đầu người của Hoa Kì và
Pháp.
* Tính tổng lượng khí thải của Hoa Kì và Pháp:
- Tính tổng lượng khí thải của Hoa Kì là:
……………………………………………………………………………………….……
- Tính tổng lượng khí thải của Pháp là:
………………………………………………………………………………………………
15. Tính mật độ dân số năm 2001 của ba nước sau đây :
Nước
Dân số
Diện tích
Mật độ dân số
2
(người)
(km )
(người/km2)
Việt Nam
78700000 người
330991 km2
Trung Quốc
1273300000 người

9597000 km2
Inđônêxia
206100000 người
1919000 km2
* Công thức : MĐDS (người/km2) = Dân số (người) : Diện tích (km2)
Thuận Hưng, ngày 1 tháng 12 năm 2017
GVBM
NGUYỄN THỊ NGỌC ĐẬM



×