Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Giao an Dia li 7 HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.14 KB, 94 trang )

Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Ngày soạn: …………………………
Tiết 35: Bài 30: KINH TẾ CHÂU PHI.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Nắm được đặc điểm nông nghiệp & công nghiệp châu Phi; tình hình
phát triển nông nghiệp và công nghiệp châu Phi.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng đọc & phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các
ngành nông nghiệp và công nghiệp châu Phi.
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ nông nghiệp và bản đồ công nghiệp châu Phi.
- Một số hình ảnh về chăn nuôi và trồng trọt; về các ngành công nghiệp
châu Phi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
3. Bài mới: (1’)
Kinh tế châu Phi còn lạc hậu. Nền kinh tế phát triển theo hướng chuyên môn
hoá phiến diện, phụ thuộc vào thị trường nên dễ bị thiệt hại khi KT thế giới biến
động. Đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và tự phát.
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1:
* Quan sát H23.1, em hãy cho biết:
- Đặc điểm của ngành trồng trọt?
- Kể tên & nêu sự phân bố các cây công
nghiệp chính ở châu Phi?
* HS trình bày.
- Kể tên & nêu sự phân bố các cây công
nghiệp chính ở châu Phi?
* HS trình bày.


- Quy mô sản xuất và mục đích sản xuất
cây công nghiệp?
+ Kỹ thuật sản xuất?
+ Năng suất?
+ Hiệu quả?
* HS: Quy mô sản xuất nhỏ; kỹ thuật sản
xuất lạc hậu => năng suất thấp => thiếu
lương thực.
1. Ngành nông nghiệp:
a) Ngành trồng trọt:
- Chú trọng cây công nghiệp
nhiệt đới để xuất khẩu.
- Cây ăn quả cận nhiệt.
- Cây lương thực chiếm tỷ
trọng nhỏ; kỹ thuật sản xuất
lạc hậu => năng suất thấp =>
thiếu lương thực trầm trọng
=> đói.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
1
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
* GV chuẩn xác:
- Đặc điểm của ngành chăn nuôi?
* HS trình bày; HS khác bổ sung.
* GV chuẩn xác:
Hoạt động 2:
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho
biết:
- Đặc điểm ngành công nghiệp châu Phi?
* GV chia HS thành các nhóm thảo luận

vấn đề sau:
- Trình bày một số ngành công nghiệp ở
châu Phi?
- Có nhận xét gì về H30.2?
- Châu Phi phát triển ngành công nghiệp
nào? Phân bố?
* HS tiến hành thảo luận; đại diện nhóm
trình bày; nhóm khác bổ sung.
* GV chuẩn xác.
- Em có nhận xét gì về sự phát triển của 3
khu vực?
* HS: Không đều:
+ Phát triển nhất: CH Nam Phi.
+ Phát triển: Các nước Bắc Phi.
+ Chậm phát triển: các nước còn lại.
- Nguyên nhân nào làm cho nền công
nghiệp châu Phi chậm phát triển?
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác:
b) Ngành chăn nuôi:
- Nhìn chung kém phát triển:
+ Cừu, dê: các đồng cỏ trên
cao nguyên.
+ Bò: Ê-ti-ô-pi-a; Ni-giê-ri-a
có những đàn bò lớn.
2. Ngành công nghiệp:
- Chậm phát triển; chỉ chiếm
2% giá trị sản lượng công
nghiệp thế giới.
- Luyện kim màu: Cộng hoà

Nam Phi; Ca-me-run; Dăm-
bi-a.
- Cơ khí: Nam Phi; Ai Cập;
Dăm-bi-a; An-giê-ri.
- Lọc dầu: Li-bi; Ma-rốc;
An-giê-ri.
- Sản xuất ô tô: Nam Phi.
- Hoá chất: Bôt-xoa-na
- Lắp ráp; công nghiệp nhẹ;
công nghiệp chế biến thực
phẩm.
* Nguyên nhân của sự kém
phát triển về công nghiệp:
- Trình độ dân trí thấp
- Thiếu lao động chuyên
môn kỹ thuật.
- Cơ sở vật chất kém phát
triển.
- Thiếu vốn nghiêm trọng.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
2
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (5’)
- Nêu sự khác nhau giữa sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp ở
châu Phi?
- Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển?
2. Công việc về nhà: (1’)
- Học bài và chuẩn bị trước bài mới.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007

3
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Ngày soạn: ……………………….
Tiết 36: Bài 31: KINH TẾ CHÂU PHI
(TT)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Nắm vững cấu trúc đơn giản của nền kinh tế châu Phi.
- Hiểu rõ sự đô thị hoá quá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ
phát triển công nghiệp làm xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phải giải
quyết.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích lược đồ kinh tế châu Phi.
II. Thiết bị dạy học:
- Lược đồ kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu.
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị.
- Một số hình ảnh về khu nhà ở chuột của các nước Bắc Phi; Trung và
Nam Phi.
- Bảng cơ cấu hàng xuất và nhập khẩu châu Phi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
3. Bài mới: (1’)
Kinh tế châu Phi mang nặng mùi xuất khẩu, có cấu trúc đơn giản như những
châu lục đang phát triển khác. Vì lợi nhuận của các công ty TB nước ngoài chủ
yếu xuất khẩu các nhiên liệu thô, cây công nghiệp; còn vấn đề lương thực
không được quan tâm. Tình trạng đói nghèo, bệnh tật là căn bệnh trầm kha của
châu Phi.
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1:

- Quan sát H31.1 em hãy nhận xét:
+ Các tuyến đường sắt có quan hệ gì với
hoạt động xuất khẩu?
+ Các vùng chuyên canh nông sản xuất
khẩu?
+ Nhận xét cấu trúc của nền kinh tế châu
Phi?
- HS trình bày.
3. Hoạt động xuất nhập
khẩu và dịch vụ của châu
Phi:
- Hoạt động kinh tế chủ yếu
là cung cấp nguyên liệu và
tiêu thụ hàng hoá cho các
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
4
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
* GV chuẩn xác:
- Châu Phi xuất khẩu gì và nhập khẩu gì?
- Các vùng chuyên canh nông sản xuất
khẩu?
+ Đông Phi: Ê-ti-ô-pi-a; Xu-đăng.
+ Tây Phi: Xê-nê-gan; Côt-đi-voa …
+ Khai thác khoáng sản: Daia; Dim-ba-buê
+ CNXK: Nam Phi; Mô-dăm-bich; Ma-
rôc; An-giê-ri.
- Tìm và đọc tên các cảng trên lược đồ kinh
tế châu Phi?
* GV mở rộng:
- Các công ty TB nước ngoài nắm giữ

trong tay các ngành NK, đồn điền nên các
nước châu Phi XK nguyên liệu và nhiên
liệu.
- Nông sản có giá trị thấp so với hàng công
nghiệp gây thiệt hại cho nền kinh tế châu
Phi.
- GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ: “Khủng
hoảng kinh tế”
- Quốc gia nào ở châu Phi phát triển mạnh
du lịch?
+ Ai Cập (Thu lệ phí qua kênh đào Xuy-ê).
+ Kênia (Đỉnh Kalimangiêrô & hồ
Vichtoria)
+ Các nước ven Địa Trung Hải có khí hậu
thuận lợi …
- Quan sát H31.1: Em có nhận xét gì về
mạng lưới đường sắt ở châu Phi?
+ Ngắn, nối từ nơi sản xuất ra các cảng
biển
Hoạt động 2:
- HS: Nghiên cứu SGK và BSL trang 98
em hãy cho biết:
nước TB
- Tất cả các dịch vụ: hải
cảng, GTVT đều phục vụ
cho mục đích xuất khẩu.
a) Xuất khẩu:
- Khoáng sản, nguyên liệu
chưa chế biến, cà phê, cao
su, ca cao, lạc, cọ dầu, bông


- 90% thu nhập dựa vào XK.
b) Nhập khẩu:
- Lương thực, máy móc thiết
bị công nghiệp.
c) Dịch vụ du lịch:
- Du lịch đem lại nguồn thu
ngoại tệ lớn cho các nước
châu Phi (Ai Cập, Kênia …)
4. Đô thị hoá:
a) Phân bố đô thị:
=> Tốc độ ĐTH nhanh
không tương xứng với trình
độ phát triển kinh tế.
- ĐTH cao nhất: duyên hải.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
5
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
+ Mức độ ĐTH cao nhất là vùng nào?
+ ĐTH khá cao ở đâu?
+ ĐTH thấp?
+ Nguyên nhân?
- ĐTH nhanh gây hậu quả gì?
+ HS quan sát H31.2 trình bày.
* GV chuẩn xác:
- ĐTH khá cao: ven vịnh
Ghinê.
- ĐTH thấp: duyên hải Đông
Phi.
b) Nguyên nhân:

- Tỷ lệ gia tăng DS tự nhiên
cao.
- Chiến tranh.
- SX nông nghiệp không ổn
định; mức sống thấp; dân
nông thôn đổ về thành thị
c) Hậu quả:
- Nảy sinh nhiều vấn đề KT
– XH cần giải quyết
- Thiếu nhà ở, thất nghiệp …
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (4’)
- Vì sao châu Phi XK sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới & khoáng sản?
- Quan sát H31.1 & H29.1 cho biết:
+ Tên một số cảng lớn ở châu Phi?
+ Có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân?
+ Nêu tên các đô thị trên 5 triệu dân?
2. Công việc về nhà: (1’)
- Học bài & chuẩn bị trước bài mới.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
6
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Ngày soạn: …………………………….
Tiết 37: Bài 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Nắm được sự phân chia châu Phi thành 3 khu vực: Bắc – Trung – Nam
Phi.
- Nắm vững đặc điểm tự nhiên của các khu vực.
2. Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng phân tích lược đồ các khu vực châu Phi.
II. Thiết bị dạy học:
- Lược đồ thự nhiên châu Phi.
- Lược đồ kinh tế chung châu Phi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
3. Bài mới: (1’)
Châu Phi được chia làm 3 khu vực rõ rệt. Tuy nhiên nền kinh tế phát triển
không đều, các nước ở Bắc và Nam Phi phát triển hơn, còn các nước Trung Phi
đã trãi qua một thời gian dài khủng hoảng kinh tế.
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1:
* GV yêu cầu HS quan sát H32.1 trả lời:
- Châu Phi được chia làm các khu vực nào?
- Đặc điểm tự nhiên của từng khu vực?
- Xác định ranh giới các khu vực trên bản
đồ?
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác.
- Quan sát BĐTN châu Phi em hãy cho biết
đặc điểm địa hình Bắc Phi?
+ HS trình bày.
GV:
I. Các khu vực châu Phi:
Gồm 3 khu vực:
- KV Bắc Phi
- KV Trung Phi
- KV Nam Phi
=> Mức độ phát triển KT –

XH khác nhau.
1. Khu vực Bắc Phi:
a) Khái quát tự nhiên:
- Tây Bắc:
+ Tây Bắc: dãy núi trẻ Atlát
và các đồng bằng ven ĐTH.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
7
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
+ Có sự phân hoá lượng mưa giữa phía
Nam và phía Bắc => phân bố TV khác
nhau.
+ Môi trường nhiệt đới khắc nghiệt, TV
nghèo nàn.
- Dân cư Bắc Phi có các thành phần nào?
Chủng tộc? Tôn giáo? Phân bố?
- Đặc trưng của nền văn minh sông Nin là
gì?
* GV: Quan sát H32.2 em hãy cho biết:
- Bắc Phi phát triển các ngành CN nào?
- Kể tên các loại cây trồng ở Bắc Phi?
- Kể tên các nước ở KV Trung Phi?
* GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các
vấn đề sau:
- So sánh địa hình phía Đông & phần phía
Tây của Trung Phi?
- Sự khác nhau về địa hình & khí hậu của
KV này?
* HS thảo luận theo nhóm; đại diện nhóm
trình bày; nhóm khác bổ sung.

* GV chuẩn xác:
- Dân cư Trung Phi có các thành phần nào?
Chủng tộc? Tín ngưỡng? Phân bố?
+ Khí hậu: ĐTH điển hình
+ Thực vật: Rừng lá rộng
(Sồi, dẻ)
- Phía Nam: Hoang mạc
Sahara có khí hậu hoang
mạc nhiệt đới; TV nghèo
nàn.
b) Khái quát KT – XH:
- Dân cư: chủ yếu là người
Ả Rập và người Bec-be,
thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-
it.
- Tôn giáo: Theo đạo Hồi.
- Có nền văn minh sông Nin
rực rỡ.
- Kinh tế: phát triển tương
đối ổn định.
+ CN: khai thác & XK dầu
mỏ; KL màu.
+ NN: trồng lúa mì, ôliu, cây
CN.
=> Ngày nay đã xuất hiện
nhiều thành phố CN mới.
2. Khu vực Trung Phi:
a) Khái quát tự nhiên:
- Địa hình: gồm 2 phần:
+ Phía Tây: gồm các bồn

địa, có 2 kiểu MT: MT Xích
đạo ẩm; MT Nhiệt đới. Sông
ngòi dày đặc; thiên nhiên
phân hoá từ B – N; từ XĐ
đến 2 chí tuyến.
+ Phía Đông: địa hình chủ
yếu là các SN rộng lớn. Khí
hậu gió mùa XĐ, quanh năm
mát dịu -> kiểu “Xavan công
viên”.
b) Khái quát KT – XH:
- Dân cư: chủ yếu là người
Ban-tu; thuộc chủng tộc Nê-
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
8
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
- Quan sát h32.3 em hãy cho biết: Đặc
điểm của nền kinh tế Trung phi?
- TPhi phát triển các ngành kinh tế nào?
- Những khó khăn của nền nông nghiệp
TPhi?
- Tại sao các cây CN phát triển ở TPhi?
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác.
grô-it; tập trung ven các hồ
lớn (Vich-to-ri-a)
- Tín ngưỡng: Đa tín
ngưỡng.
- Kinh tế: nghèo nàn, chậm
phát triển so với các khu vực

khác; dựa vào trồng trọt và
chăn nuôi.
+ CN: khai thác dầu mỏ &
khoáng sản (kim cương);
chế biến thực phẩm; khai
thác và chế biến lâm sản…
+ NN: trồng các loại cây CN
phục vụ XK như cacao;
caffe; lạc… chăn nuôi bò.
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (5’)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 SGK.
2. Công việc về nhà: (1’)
- Học bài và chuẩn bị trước bài mới.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
9
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Ngày soạn: ………………………….
Tiết 38: Bài 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (TT)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Nắm vững đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của khu vực Nam Phi.
- Phân biệt những nét khác nhau giữa 3 khu vực châu Phi.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích lược đồ tự nhiên và kinh tế.
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Bản đồ các môi trường châu Phi.
- Bản đồ kinh tế chung châu Phi.
III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
3. Bài mới: (1’)
Nam Phi là khu vực phát triển nhất châu Phi, gần đây các ngành kinh tế bắt
đầu phát triển. Tuy nhiên các nước trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn về
kinh tế - xã hội.
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1:
* Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và
H32.1 SGK em hãy xác định:
- Vị trí và ranh giới của khu vực Nam Phi?
Kể tên các nước trong khu vực?
- Từ màu sắc em hãy cho biết độ cao TB
của địa hình?
- Nam Phi có các kiểu địa hình nào?
1. Khu vực Nam Phi:
a) Khái quát ĐKTN Nam
Phi:
- Địa hình:
+ KV có độ cao TB >
1000m
+Trung tâm: bồn địa
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
10
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
- Dãy Đrê-ken-bec có vai trò như thế nào
đối với sự phân bố lượng mưa?
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác:
- Em hãy xác định trên lược đồ bồn địa

Calahari; dãy Đrêkenbec; hoang mạc
Namip
* HS xác định ở lược đồ.
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho
biết:
- KV Nam Phi nằm trong môi trường nào?
- Xác định tên và tính chất của các dòng
biển ở bờ Đông và bờ Tây Nam Phi?
- So sánh khí hậu bờ Đông và bờ Tây của
khu vực Nam Phi? Qua đó em có kết luận
gì?
* GV: Do ảnh hưởng của dòng biển nóng
Mũi Kim; Mô dăm bích và gió Mậu dịch.
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác:
- Tại sao phần lớn Bắc Phi & Nam Phi
cùng nằm trong môi trường nhiệt đới
nhưng KH của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn
KH của Bắc Phi?
=> DT của NPhi < DT của BPhi; NPhi ba
mặt giáp biển; phía Đông chịu ảnh hưởng
của dòng biển nóng & đón gió ĐN thổi từ
biển vào => KH quanh năm nóng ẩm mưa
nhiều.
Hoạt động 2:
* GV yêu cầu HS n/c SGK so sánh thành
phần chủng tộc: BP – TP – NP? Cho nhận
xét?
* GV nhấn mạnh: Quá trình đấu tranh
phân biệt chủng tộc ở cộng hoà Nam Phi

đã thắng lợi.
* Dựa vào SGK em hãy cho biết các
ngành:
- Công nghiệp chính; nông nghiệp chính
Calahari.
+ ĐN: dãy Đrêkenbec ăn ra
sát biển tựa như 1 bức thành
đồ sộ > 3000m
+ Phía TN: hoang mạc
Namip.
- Khí hậu:
+ Nam Phi nằm phần lớn
trong môi trường nhiệt đới
nhưng ấm và dịu hơn Bắc
Phi.
+ NPhi có sự phân hoá
lượng mưa & KH từ Tây
sang Đông
* Phía Đông mưa nhiều =>
rừng rậm NĐ phát triển.
* Phía Tây mưa ít, khô hạn
=> hoang mạc Namip.
* Cực Nam có KH Địa
Trung Hải.
=> Càng vào sâu trong lục
địa lượng mưa càng giảm,
KH khô hạn dần.
b) Khái quát KT – XH:
- Dân cư: Nam Phi thuộc các
chủng tộc:

+ Nê-grô-it
+ Ơ-rô-pê-ô-it
+ Người lai
+ Người Mangat thuộc
chủng tộc Môn-gô-lô-it
- Kinh tế: Các nước trong
khu vực phát triển kinh tế rất
chênh lệch. CH Nam Phi
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
11
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
của Nam Phi?
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác & KL toàn bài:
phát triển nhất, các nước còn
lại chậm phát triển.
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (4’)
- Tại sao BP & NP cùng nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng KH của
BP lại ẩm và dịu hơn KH của Nam Phi?
- Nêu đặc điểm kinh tế của khu vực Nam Phi?
2. Công việc về nhà: (1’)
- Tính thu nhập bình quân đầu người: GNP= GDP(USD)/ Số dân (triệu
người) = USD/người.
- Học bài và chuẩn bị trước bài mới.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
12
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Ngày soạn: …………………….
Tiết 39: Bài 34: THỰC HÀNH

SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU
VỰC CHÂU PHI
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài thực hành HS cần:
- Nắm vững sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các
quốc gia ở châu Phi.
- Nắm vững sự khác biệt trong nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.
- Rèn cho HS kỹ năng đọc lược đồ, phân tích bảng số liệu.
II. Thiết bị dạy học:
- Lược đồ kinh tế châu Phi
- Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
3. Bài mới: (1’)
Hoạt động 1:
Bài tập 1: Phân tích mức thu nhập bình quân đầu
người của các nước châu Phi.
* HS quan sát H34.1 cho biết:
- Tên các quốc gia có GNP >1000 USD/năm? Các quốc gia này nằm ở
khu vực nào của châu Phi?
- Tên các quốc gia có GNP <200 USD/năm? Các quốc gia này nằm ở khu
vực nào của châu Phi?
- Nêu nhận xét sự phân hoá GNP giữa 3 khu vực kinh tế châu Phi?
* HS trình bày
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
13
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
* GV chuẩn xác:
- Các quốc gia có GNP >1000 USD/năm là: Ma-rốc; An-giê-ri; Tuy-ni-

di; Li-bi; Ai Cập; Nam-bi-a; Bôt-xoa-na; Nam Phi.
- Các quốc gia có GNP < 200 USD/nămlà: Pha-xô; Ni-giê; Sat; Ê-ti-ô-pi-
a; Xô-ma-li.
- Kết luận: Các quốc gia ở 3 khu vực châu Phi có thu nhập bình quân đầu
người không đều.Nam Phi cao nhất, đến Bắc Phi, cuối cùng là Trung Phi. Sự
chênh lệch giữa các nước có thu nhập cao (2500 USD) so với các nước có mức
thu nhập thấp (200 USD) quá lớn, lên tới 12 lần.
Hoạt động 2:
Bài tập 2: Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của 3
khu vực châu Phi.
* GV yêu cầu HS lập bảng
* HS lập bảng; đại diện HS trình bày; cả lớp nhận xét.
* GV chuẩn xác theo bảng.
Khu vực Đặc điểm chính của nền kinh tế
Bắc Phi Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch
phát triển
Trung Phi Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng
sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
Nam Phi Các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh
lệch; phát triển nhất là CH Nam Phi, các nước còn lại là những
nước nông nghiệp lạc hậu.
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (5’)
- Nước nào có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi? Nằm trong khu vực
nào? Có mức thu nhập bình quân là bao nhiêu?
- Nét đặc trưng của nền kinh tế châu Phi là gì?
2. Công việc về nhà: (1’)
- Học bài và chuẩn bị trước bài mới.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
14

Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Ngày soạn: ………………………….
Tiết 40: Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm vững:
- Vị trí địa lý; kích thước; giới hạn của châu Mĩ để hiểu rõ đây là châu lục
nằm tách biệt ở nửa cầu Tây; có diện tích rộng lớn đứng thứ 2 trên thế giới.
- Châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư; có thành phần dân tộc đa dạng;
văn hoá độc đáo.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên & các luồng nhập
cư vào châu Mĩ.
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
- Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ
- Bảng số liệu diện tích các châu lục trên thế giới.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài mới: (1’)
Châu Mĩ được Crixtôp Côlômbô tìm ra năm 1492 nên được gọi là Tân thế
giới. Những luồng di cư vào châu Mĩ đã tạo thành một cộng đồng dân cư đa
dạng của châu lục này.
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt Động 1:
Quan sát H35.1 em hãy cho biết:
- Châu Mĩ kéo dài từ khoảng vĩ độ nào đến
vĩ độ nào? ( 83
0
39’B  55
0

54’N kể các
đảo; 71
0
50’B  55
0
54’N không kể các
đảo)
* GV: So với các châu lục khác châu Mĩ
I. Một lãnh thổ rộng lớn:
1. Giới hạn, vị trí, quy mô
lãnh thổ:
a) Giới hạn:
- Trãi dài từ vùng cực Bắc
đến vùng cực Nam (139 vĩ
độ)
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
15
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
nằm dài trên nhiều vĩ độ hơn cả.(139 Vĩ
Độ)
* GV: Xác định trên Bản đồ các Cực của
Châu Mĩ.
- Điểm Cực Bắc thuộc Canađa
- Điểm Cực Nam thuộc Chilê
- Điểm Cực Đông thuộc Brazil
- Điểm Cực Đông thuộc Alacxia
- Tại sao nói Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở
Nửa Cầu Tây? (Ranh Giới NCĐông Và
NCTây là 2 đường KT 20
0

T & 160
0
Đ,
không phải là 2 đường KT 0
0
& 180
0
)
Quan Sát BĐTN Châu Mĩ em hãy cho biết:
- Châu Mĩ tiếp giáp với các đại dương
nào?
- Diện tích của Châu Mĩ? So sánh với diện
tích của Châu Phi?
* GV: châu Mĩ trãi dài >139 vĩ độ nên
châu Mĩ có đầy đủ các đới tự nhiên thuộc 3
vành đai nhiệt; Có 2 lục địa & nối liền 2
lục địa là kênh đào Panama.
- Ý nghĩa của kênh đào Panam? (KT – QS)
- Vị trí của châu Mĩ và châu Phi có gì
giống và khác nhau?
 Giống: Nằm >< qua XĐ, có 2 đường
chí tuyến đi qua.
 Khác: Lãnh thổ châu Mĩ trải dài về phía
2 cực; đường CT đi qua phần hẹp của lãnh
thổ. Còn ở châu Phi 2 đường CT đi qua
phần mở rộng của lãnh thổ => Thiên nhiên
châu Mĩ ôn hoà và phong phú hơn thiên
nhiên châu Phi.
Hoạt động 2:
Quan sát H35.2 cho biết:

- Có những luồng di cư nào đến châu Mĩ?
- Người Môngôlôit đến châu Mĩ từ thời
gian nào?
b) Vị trí địa lý:
- Điểm cực Bắc: Mơc-chi-
xơn 71
0
59’B
- Điểm cực Nam: Phroiet
53
0
54’N
- Điểm cực Đông: Brancô
34
0
50’Đ
- Điểm cực Tây: Mũi Prôn-
xơ-op Uên 168
0
04’T
=> Nằm ở nửa cầu Tây.
c) Quy mô:
- S= 42.173.000km
2
; nằm
giữa 2 đại dương: TBD &
ĐTD gồm 3 quốc gia:
Canađa, Hoa Kì, Mêhicô.
II. Các luồng di dân vào
châu Mĩ:

1. Trước TK XVI:
- Có người Anhđiêng và
người Exkimô thuộc chủng
tộc Môngôlôit sinh sống.
+ Người Exkimô: cực Bắc
của châu mĩ
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
16
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
- Người châu Âu và châu phi di cư vào
châu mĩ giai đoạn nào?
- Tại sao Bắc Mĩ gọi là Ănglôxăcxông, còn
Nam Mĩ gọi là châu Mĩ La Tinh?
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác & KL:
+ Người Axơtanh, Maia,
Inca sống ở Trung & Nam
Mĩ có trình độ phát triển khá
cao.
2. Từ TK XVI – XX:
- Người Âu thuộc chủng tộc
Ơrôpêôit và người da đen
thuộc chủng tộc Nêgrôit từ
châu Phi sang.
=> Quá trình chung sống,
hợp huyết tạo thành người
lai ở châu Mĩ.
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (4’)
- Xác định vị trí địa lý của châu Mĩ? Ý nghĩa của kênh đào Panama?

- Các luồng di cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành dân
cư ở châu Mĩ?
2. Công việc về nhà: (1’)
- Học bài và chuẩn bị trước bài mới.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
17
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Ngày soạn: …………………….
Tiết 41: Bài 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm vững:
- Đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.
- Sự phân hoá địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam chi phối sự phân
hoá khí hậu Bắc Mĩ
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích lát cắt địa hình; kỹ năng đọc , phân tích
lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mĩ để rút ra mối liên hệ giữa địa hình và khí hậu.
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ
- Bản đồ khí hậu Bắc Mĩ.
- Các tranh ảnh tư liệu về Bắc Mĩ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
3. Bài mới: (1’)
Bắc Mĩ có tự nhiên phân hoá rất đa dạng. Điều đó được thể hiện qua đặc
điểm địa hình và khí hậu Bắc Mĩ mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài “Thiên
nhiên Bắc Mĩ” sau đây.
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1:

* GV cho HS quan sát lát cắt 36.1 cho biết:
- Khu vực nào cao nhất? Độ cao?
- Dãy Apalat cao bao nhiêu m?
Dựa vào H36.1 & H36.2 em hãy xác định:
1. Các khu vực địa hình
Bắc Mĩ:
Chia làm 3 khu vực rõ rệt
theo chiều kinh tuyến:
a) Hệ thống Cooc-đi-e ở
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
18
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
- Độ cao TB?
- Sự phân hoá các cao nguyên và các dãy
núi của hệ thống Cooc-đi-e?
- Nêu đặc điểm địa hình của hệ thống
Cooc-đi-e?
- Hệ thống Cooc-đi-e có ý nghĩa như thế
nào đến sự hình thành khí hậu Bắc Mỹ?
(Là hàng rào ngăn cản gió Tây và ảnh
hưởng của biển vào đất liền).
* HS nghiên cứu SGK trình bày.
* GV chuẩn xác:
- Nêu đặc điểm địa hình miền ĐB?
- Địa hình lòng máng có ảnh hưởng gì đến
thời tiết, khí hậu?
- Xác định trên lược đồ hệ thống hồ lớn và
hệ thống sông Mit-xi-xi-pi; Mi-xu-ri? Giá
trị của sông và hồ?
* GV: Hệ thống hồ lớn chủ yếu là hồ băng

hà (Ngủ hồ); hệ thống sông Mit-xi-xi-pi &
Mi-xu-ri dài 7000km nối với miền Hồ lớn
rất có giá trị về mặt thuỷ điện & giao
thông.
- Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông
có đặc điểm gì?
Hoạt động 2:
Dựa vào H36.3 em hãy cho biết:
- Bắc Mĩ có các kiểu khí hậu nào? Kiểu khí
hậu nào chiếm S lớn nhất?
- Tại sao khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hoá
theo chiều Bắc – Nam; theo chiều Đ  T
và theo độ cao?
* HS trình bày.
phía Tây:
- Là miền núi trẻ cao đồ sộ
kéo dài từ B  N >9000
km; cao Tb từ 3000 –
4000m, gồm nhiều dãy núi
chạy song song xen kẻ là các
cao nguyên và sơn nguyên.
- Khoáng sản: Đồng, vàng,
quặng đa kim …
b) Miền đồng bằng ở giữa:
- ĐB trung tâm rộng lớn, cao
ở Bắc và Tây Bắc, thấp dần
phía Nam và ĐN như một
lòng máng khổng lồ.
- Trong ĐB có nhiều hồ
rộng và sông dài.

c) Miền núi già và sơn
nguyên ở phía Đông:
- Là miền núi già cổ thấp có
hướng ĐB – TN; núi già
Apalat cao 400m – 500m ở
phía Bắc; và 1000m –
1500m ở phía Nam.
- Sơn nguyên La-bra-đo.
2. Sự phân hoá khí hậu:
- Theo chiều B  N (Bảng
phụ lục).
- Theo chiều Đ  T
- Theo độ cao (Thể hiện ở
miền núi trẻ Cooc-đi-e)
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
19
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
* GV chuẩn xác và KL:
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (5’)
- Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ?
- Trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ? Giải thích sự phân hoá đó.
2. Công việc về nhà: (1’)
- Học bài và chuẩn bị trước bài mới.
Phụ lục:
Các đới từ Bắc
 Nam
Phía bờ Tây Bắc
Mĩ (Ven TBD)
Vùng nội địa Phía bờ ĐBắc (Ven

ĐTD)
Ôn đới KH Ôn đới KH ôn đới núi cao
KH hoang mạc và
nửa hoang mạc
KH ôn đới hải dương
Hàn đới KH Ôn đới KH ôn đới núi cao KH hàn đới
Nhiệt đới Cận nhiệt ở phía B
Nhiệt đới ở phía N
KH cận nhiệt
KH hoang mạc &
nửa hoang mạc
KH nhiệt đới
KH cận nhiệt
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
20
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Ngày soạn: ……………………
Tiết 41: Bài 37: DÂN CƯ BẮC MĨ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Nắm vững sự phân bố dân cư khác nhau ở phía Đông và phía Tây kinh
tuyến 100
0
T.
- Hiểu rõ luồng di cư từ vùng Hồ Lớn xuống Vành Đai Mặt Trời từ
Mêhicô sang lãnh thổ Hoa Kỳ.
- Hiểu rõ tầm quan trọng của quá trình đô thị hoá.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích lược đồ dân cư Bắc Mĩ.
II. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ phân bố dân cư & đô thị Bắc Mĩ
- Một số hình ảnh về đô thị của Bắc Mĩ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
3. Bài mới: (1’)
Sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ đang biến động cùng với các chuyển dịch trong
nền kinh tế cùng các quốc gia trên lục địa này. Quá trình đô thị hoá nhanh là kết
quả của sự phát triển công nghiệp, hình thành nên một dãi siâu đô thị.
TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1:
GV chia HS thành các nhóm thảo luận các
vấn đề sau:
- Dân số Bắc Mĩ là bao nhiêu?
1. Sự phân bố dân cư:
* Dân số: 415,1 triệu người
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
21
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
- Mật độ dân số cao hay thấp?
- Nhận xét về sự phân bố dân cư?
Dựa vào H37.1 cho biết:
- Vùng nào có mật độ dân số cao nhất? Vì
sao?
- Vùng nào có mật độ dân số thấp nhất? Vì
sao?
- Tại sao miền Bắc & phía Tây dân cư thưa
thớt như vậy?
* HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm
trình bày, nhóm khác bổ sung.

* GV chuẩn xác:
- Tại sao khu vực ĐB dân cư tập trung
đông?
- Tình hình phân bố dân cư hiện nay ở Bắc
Mĩ như thế nào?
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác:
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS mô tả bức ảnh H37.2:
- Ảnh chụp gì?
- Mô tả ảnh?
Nghiên cứu SGK em hãy cho biết:
- Đặc điểm chính của đô thị hoá ở Bắc Mĩ?
- Nguyên nhân đô thị hoá?
- Xác định trên lược đồ các siêu đô thị có số
dân >10 triệu người; các đô thị 5 – 10 triệu
người. Các đô thị này phân bố ở đâu?
- Vào sâu trong nội địa các đô thị phân bố
như thế nào?
GV chuẩn xác: Các dãi đô thị: Bôxtơn 
Washingtơn; Sicagô  Môntrêan.
- Sự xuất hiện các thành phố mới có ảnh
hưởng gì đến tình hình phân bố dân cư ở
(2001)
* MĐDS: 20ng/ Km
2
* Phân bố dân cư:
- Dân cư phân bố không đều
giữa miền Bắc và miền Nam,
giữa phía Tây và phía Đông.

- < 1ng/ km
2
: Bán đảo
Alaxca, Bắc Canađa.
- 110ng/Km
2
: phía Tây
của hệ thống Coocđie
- 1150ng/Km
2
: dãi đồng
bằng hẹp ven TBD; từ
Vancuvơ đến Xantiagô.
- 51100ng/Km
2
: phía Đông
Hoa Kỳ.
- >100ng/Km
2
: duyên hải ĐB
Hoa Kỳ và phía Nam Hồ
Lớn.
=> Một bộ phận dân cư Hoa
Kỳ và Mêhicô đang di cư đến
vùng “Vành đai Mặt Trời”.
2. Đặc điểm đô thị:
a) Đặc điểm:
- Bắc Mĩ có tỉ lệ dân đô thị
cao (76%)  do nhu cầu phát
triển của kinh tế.

- Các thành phố lớn tập trung
ở phía Nam Hồ Lớn và ven
ĐTD.
- Vào sâu trong nội địa mạng
lưới đô thị thưa dần.
- Các đô thị kết nối với nhau
tạo thành dãi đô thị.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
22
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Bắc Mĩ?
- Các vấn đề đặt ra cho quá trình đô thị hoá
ở Bắc Mĩ là gì?
- Tầm quan trọng của đô thị hoáảtong quá
trình phát triển kinh tế thể hiện như thế nào?
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác:
b) Các vấn đề của đô thị:
- Phải cung cấp một lượng
lương thực khổng lồ.
- Vấn đề xử lý bảo vệ môi
trường.
- Vấn đề bảo vệ trật tự an
ninh; an toàn giao thông.
- Vấn đề xã hội.
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: (4’)
- Làm bài tập 1 SGK
- Trình bày sự thay đổi trong phân bố của dân cư Bắc Mĩ.
2. Công việc về nhà: (1’)

- Học bài và chuẩn bị trước bài mới.
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
23
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
Ngày soạn: …………………
Tiết 43: Bài 38: KINH TẾ BẮC MĨ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu rõ nền nông nghiệp Bắc Mĩ có các hình thức tổ chức sản xuất hiện
đại đạt trình độ cao, hiệu quả lớn mặc dù bị nhiều thiên tai và phụ thuộc vào
thương mại, tài chính.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích lược đồ, các hình ảnh nông nghiệp Bắc
Mĩ.
II. Thiết bị dạy học:
- Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ.
- Một số hình ảnh, tài liệu về nông nghiệp Bắc Mĩ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (5’)
3. Bài mới: (1’)
Nông nghiệp Bắc Mĩ là nền nông nghiệp hàng hoá, phát triển ở trình độ cao.
Tuy nhiên vẫn còn sự khác biệt giữa nền nông nghiệp Hoa Kì, Canađa, Mêhicô.
TG Hoạt động của GV vầ HS Nội dung bài học
Hoạt động 1:
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết:
- Nông nghiệp Bắc Mĩ có những thuận lợi
nào?
I. Nền nông nghiệp
Bắc Mĩ:

1. Nền nông nghiệp tiên
tiến:
- Nông nghiệp Bắc Mĩ là
nền nông nghiệp sản xuất
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
24
Trường THCS Hải Dương Địa lí 7
 S đất nông nghiệp lớn; phù sa màu mở; KH
thuận lợi; nhiều giống cây trồng vật nuôi có
năng suất cao; KT tiên tiến.
- Khoa học kỹ thuật được áp dụng trong nông
nghiệp Bắc Mĩ như thế nào?
* HS trình bày
* GV chuẩn xác.
* GV yêu cầu HS thảo luận phân tích BSL
trang 119 SGK trả lời các câu hỏi sau:
- Tỷ lệ LĐ trong nông nghiệp của các nước?
- Bình quân lương thực đầu người của từng
quốc gia?
- Nhận xét về sản lượng lương thực?
* Đại diện HS trình bày; HS khác bổ sung.
* GV chuẩn xác.
Quan sát H38.1 em hãy cho biết:
- Năng suất & sản lượng bông khi thu hoạch
bằng máy?
- Giá trị kinh tế?
- Hoa Kỳ & Canađa dựa trên cơ sở nào để xây
dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá?
 ĐKTN thuận lợi; trình độ KHKT cao; có
nhiều vành đai khí hậu tạo ra sự đa dạng trong

sản xuất nông nghiệp; công nghệ sinh học
đóng vai trò quan trọng.
- Nông nghiệp Bắc Mĩ đã & đang gặp những
khó khăn gì?
* HS trình bày.
* GV chuẩn xác và mở rộng: (Thời tiết, khí
hậu biến động thất thường)
Hoạt động 2:
Quan sát H38.2 em hãy:
trên quy mô lớn, đạt trình
độ cao nhờ:
+ ĐKTN thuận lợi.
+ Kĩ thuật tiên tiến.
2. Đặc điểm của nền
nông nghiệp Bắc Mĩ:
- Tỷ lệ LĐ trong nông
nghiệp thấp.
- Bình quân lương thực
cao.
- Kỹ thuật sản xuất tiên
tiến.
- Sử dụng nhiều dịch vụ
trong nông nghiệp.
3. Những trở ngại của
nền nông nghiệp Bắc
Mĩ:
- Nông sản dư thừa.
- Cạnh tranh với EU &
Australia.
- Chính phủ trợ cấp bù

giá nông sản để duy trì
sản xuất.
- Sử dụng nhiều phân hoá
học, thuốc trừ sâu làm ô
nhiễm môi trường.
II. Các vùng nông
nghiệp Bắc Mĩ:
* Các vùng nông nghiệp
GV: Huỳnh Đức Năm học 2007
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×