Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Ngu van 6 SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.33 KB, 17 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đa số học sinh của trường THCS ... là người dân tộc Êđê, cha mẹ các em đa
phần làm nông mà chủ yếu làm nương rẫy, nhưng do trình độ nhận thức còn nhiều
hạn chế nên đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến việc học
của các em. Sáng theo cha mẹ lên nương rẫy, chăn bò, trông em. Trưa vội vàng ăn
miếng cơm để kịp giờ đi học. Ở cái tuổi ăn, tuổi học nhưng các em lại rất thành
thạo trong công việc làm nông. Mười ba, mười bốn tuổi có thể lái máy cày chạy
bon bon trên đường, vác những bó lúa nặng bằng cơ thể các em. Đôi tay rám nắng,
bàn chân chai sạm, mái tóc vàng hoe, nước da cháy nắng là những gì đọng vào mắt
tơi đầu tiên khi tiếp xúc với các em. Thời gian các em được nghỉ ngơi chính là lúc
các em được đi học, cơ thể đã mệt mỏi thì làm sao có thể tiếp thu bài học tốt được.
Cịn một số em có hồn cảnh đáng thương hơn, bố mẹ không biết chữ, không kèm
cặp cho các em đã đành mà bố mẹ suốt ngày cãi vã nhau vì bố hay rượu chè cờ bạc
(thơng qua những bài làm văn của các em) thì hỏi làm sao các em có tâm trạng học
hành, cộng thêm với việc bất đồng ngôn ngữ cho nên việc học đối với các em rất
khó khăn. Là một giáo viên người đồng bào, hơn ai hết tôi là người hiểu rõ các em,
hiểu rõ nếp sống sinh hoạt và hiểu rõ rào cản lớn nhất đối với việc tiếp thu bài của
các em chính là bất đồng ngơn ngữ. Đối với các em học sinh đồng bào việc tiếp
thu các môn học khác đã khó, chứ chưa nói đến việc học tốt mơn Văn, một mơn
học trừu tượng, khó hiểu lại càng khó hơn. Hơn nữa việc đọc chưa thành thạo, nhút
nhát trong giao tiếp, diễn đạt câu từ nhiều khi không rõ nghĩa là nguyên nhân chính
dẫn đến kết quả học tập yếu, kém của các em. Trước thực trạng ấy, để giúp các em
học tốt các mơn học nói chung và mơn Ngữ Văn nói riêng thì việc “Rèn kĩ năng
đọc và cảm thụ tác phẩm văn học” cho các em rất quan trọng và ý nghĩa. Đó là nền
tảng, là sự khởi đầu để các em tiến bộ trong học tập, rút ngắn khoảng cách giữa các
em học sinh người đồng bào và các em học sinh người kinh. Thơng qua việc đọc
diễn cảm thì các em mới cảm thụ được các tác phẩm mà các em học. Vì sao đọc
diễn cảm và cảm thụ tác phẩm văn học lại giúp các em học tốt mơn văn. Vì đọc
diễn cảm là cơng việc truyền kí hiệu chữ viết thành kí hiệu âm thanh một cách có
nghệ thuật, nhằm làm vang dậy tiếng nói tâm hồn của nhà văn được “mã hóa”




trong tác phẩm. Đọc diễn cảm phải thể hiện được sự đánh giá, sự cảm thụ đúng
đắn, độc đáo của bản thân người đọc về tác phẩm mà mình đọc. Đọc diễn cảm còn
giúp các em đến với tác phẩm bằng trái tim, tấm lịng của mình thì những cung bậc
tình cảm vui, buồn, yêu, ghét, hờn, giận từ tác phẩm văn học sẽ đi vào lòng các em.
Các em sẽ biết thương những số phận bất hạnh, biết căm ghét sự bất công cái xấu,
cái ác, văn học sẽ khơi dậy và đánh thức những tình cảm bên trong. Từ những tình
cảm gần gũi đời thường nhất như thương ông bà, cha mẹ, anh em, thầy cô, bè bạn
đến những tình cảm lớn hơn như u làng xóm, q hương, đất nước. Văn học sẽ
bồi đắp vào tâm hồn, thấm dần vào lòng các em. Khi các em thật sự có cảm xúc
thật trong lịng thì bài viết mới có cảm xúc. Cịn cảm thụ văn học là sự cảm nhận
những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện
trong tác phẩm ( cuốn truyện, bài văn, bài thơ ) hay một bộ phận của tác phẩm
(đoạn văn, đoạn thơ ) thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ. Như
vậy cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ, ta
khơng những hiểu mà cịn xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân”
với những gì đã học. Nhưng với các em học sinh đồng bào thì việc đó rất khó khăn,
khơng chỉ các em gặp khó khăn mà ngay thầy cô giảng dạy cũng gặp nhiều khó
khăn, bởi khi dạy các em học sinh đồng bào thì địi hỏi người giáo viên phải có
tính kiên nhẫn cao. Xuất phát từ những băn khoăn, trăn trở
trên, bản thân tôi muốn đề xuất một biện pháp để các em học sinh đồng bào học tốt
hơn môn Ngữ văn , đó là “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm thụ tác phẩm văn học
cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ’’. Việc rèn đọc diễn cảm và cảm thụ
tác phẩm cho các em chỉ có thể áp dụng trong tiết dạy văn bản và những tiết phụ
đạo.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn văn, nên tôi thấy rõ nhất mặt hạn
chế của các em trong việc tiếp thu kiến thức môn học, nhất là môn văn, một môn
học đầy trừu tượng. Tôi chọn đề tài “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm thụ tác

phẩm văn học cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số” với lòng mong
muốn gieo vào tâm hồn các em tình yêu văn học, tạo say mê hứng thú học tập môn


văn, đồng thời rút ngắn khoảng cách về kiến thức giữa các em học sinh đồng bào
và các em học sinh người kinh, để các em cùng học tập và hòa nhập với nhau.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Các em học sinh của trường THCS ..., từ lớp 6 đến lớp 8. Cụ thể là các em học
sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vì lực học của các em học sinh người kinh và các
em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số chênh lệnh quá xa. Đối với các em
học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở trường THCS ..., tôi thấy việc đọc của các em
chưa tốt, chưa thành thạo, chưa đọc diễn cảm được, nhất là sai chính tả quá nhiều.
4. Giới hạn của đề tài.
Bằng trình độ hiểu biết và kinh nghiệm cịn hạn chế của mình, với thời gian và
đề tài khơng cho phép nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp rèn kĩ năng
đọc diễn cảm và cảm thụ tác phẩm văn học cho các em học sinh đồng bào, tiến
hành dạy thực nghiệm ở những tiết học văn bản và tiết phụ đạo, tìm hiểu qua
những em học sinh đồng bào ở trường THCS ....
Trong q trình giảng dạy, tơi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho các em, cởi
mở và kiên nhẫn giảng giải để các em tiếp thu kiến thức tốt hơn. Dạy các em từ
việc biết đọc, đọc đúng, đọc hay thì sau đó các em mới cảm nhận được cái hay của
văn học, mới có sự say mê trong học tập.
Đề tài được tôi nghiên cứu từ năm học : 2013 đến 2016, đã áp dụng dạy các tiết
văn bản và những tiết học phụ đạo.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp đọc diễn cảm và
cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh.
Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy của các đồng nghiệp,
thông qua các buổi họp chuyên đề, dự giờ thăm lớp.
Lấy thực nghiệm trong các tiết dạy văn bản để đánh giá việc đọc cũng như

năng lực cảm thụ tác phẩm của các em.
Thống kê tỉ lệ học sinh đã đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm được bao nhiêu
phần trăm đã đạt và chưa đạt.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.


Con đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải từ đọc, gắn liền với việc đọc là phân
tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đọc phải là một hình thức có tính đặc
thù của nhận thức về văn học. Tiếng nói của nhà văn gửi gắm cho bạn đọc thơng
qua hệ thống ngơn ngữ kết dệt nên hình tượng của tác phẩm, nhưng trước mắt bạn
đọc vẫn chỉ là kí hiệu chết. Đọc sẽ làm âm vang lên những kí hiệu của cuộc sống
mà nhà văn định gửi gắm. Âm vang của lời đọc kích thích q trình tri giác, tư
tưởng và tái hiện hình ảnh. Cảm xúc bắt đầu từ đọc và được duy trì phát triển từ
q trình đọc. Nhập thân vào tác phẩm chỉ có thể bắt đầu bằng đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm là thể hiện ngữ điệu, cường độ, nhịp điệu trong giọng đọc, làm
cho người nghe hiểu một cách rõ ràng nội dung bài đọc và cảm nhận một cách sâu
sắc ý nghĩa, nghệ thuật trong từng tác phẩm.
Đọc tác phẩm văn học không phải chỉ là sự thu nhận cái hiện thực được phản
ánh vào tác phẩm mà quan trọng hơn nữa là đọc được phần chủ quan của người
phản ánh. Hay nói cách khác là ‘‘Đọc ra nội dung’’.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Nhìn chung các em ở nơi đây đều chăm ngoan, học giỏi, điều đó khơng thể
phủ nhận, được minh chứng thông qua chất lượng giáo dục tồn trường, năm nào
cũng có học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh, chất lượng năm sau cao hơn năm trước.
Tuy đó mới chỉ là con số nhỏ nhưng thơng qua đó cũng đủ thấy được tinh thần học
tập của các em. Nó là động lực cho giáo viên ở trường nói chung và bản thân tơi
nói riêng, ln tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp để các em tiếp thu
kiến thức dễ dàng hơn vì đa số các em ở đây là học sinh người đồng bào.
Đối với việc dạy môn văn ở trường chúng tôi, chúng tôi rất coi trọng việc dạy

các tiết văn bản. Nhất là rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh vì đa số các em ở
đây là học sinh đồng bào Êđê nên việc đọc rất khó khăn, các em thường đọc sai
chính tả, đọc rất nhỏ có khi ngắt nhịp chưa đúng, chưa biết chỗ ngừng, nghỉ, chưa
chú ý tới trường độ, cao độ, cường độ, lên giọng, xuống giọng. Việc đọc đã khó thì
việc cảm thụ tác phẩm càng khó khăn nhiều.
Thực tế cho thấy các em ở đây rất ngây ngô, nhút nhát nên thường thụ động
trong việc học. Một lí do nữa là vốn từ ngữ, vốn sống của các em rất hạn chế, các
em chỉ dễ dàng cảm nhận những gì rõ ràng, đơi khi hiểu được nội dung bài học


nhưng diễn đạt lại rất vụng về. Vì vậy trong giờ học giáo viên phải biết định
hướng cho các em, gợi mở, điều chỉnh những nhận thức chưa rõ ràng của các em.
Dựa vào mục đích, nội dung nghiên cứu, với phạm vi đề tài không cho phép tôi
chỉ khảo sát về “ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm thụ tác phẩm văn học cho học
sinh đồng bào” ở trường THCS .... Số liệu thống kê ban đầu (lấy từ trong sỉ số các tiết dạy
phụ đạo) như sau:

Số

Khối, lớp

Tổng
số học
sinh cần
khảo sát

Khối 6
Khối 7

35 em

35 em

TT

1
2

Những kỹ năng khảo sát
Kỹ năng đọc diễn cảm
Kỹ năng cảm thụ tác
phẩm văn học
Số học
Số học sinh
Số học
Số học sinh
sinh đạt chưa đạt
sinh đạt chưa đạt
0 em
35 em
0 em
35 em
0 em
35 em
0 em
35 em

Như vậy, từ điều tra thực tế ban đầu, tơi nhận thấy thuận lợi thì ít, khó khăn
thì nhiều.
* Thuận lợi
- Trường THCS ... nằm trong địa điểm gần buôn, nơi các em học sinh đồng bào

sinh sống nên các em khơng phải đi học xa.
- Nhìn chung các em đều chăm ngoan, ham học hỏi. Trong các tiết dạy ngoại
khóa và những tiết phụ đạo các em cũng tham gia đầy đủ.
- Bản thân tôi được đào tạo bài bản và nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy.
- Luôn được Ban giám hiệu tạo điệu kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho hoạt
động dạy học.
* Khó khăn
Trong q trình giảng dạy và qua việc thực hiện dự giờ các đồng nghiệp, tơi
thấy có một số giờ dạy văn bản đạt hiệu quả chưa cao, có những hoạt động dạy
học giáo viên đơi khi cịn thụ động, máy móc, hình thức cho nên chưa gây được
hứng thú học tập cho học sinh, một số giáo viên chưa chú trọng đến việc hướng
dẫn cách đọc cho các em, thậm chí khi các em đọc xong giáo viên chưa nhận xét
cách đọc như vậy đã đúng chưa. Mặt khác đa số học sinh của trường là các em
người dân tộc Êđê, việc soạn bài mới ở nhà của các em chưa tốt, vốn tiếng phổ
thông của các em chưa nhiều nên việc tiếp thu bài của các em cịn hạn chế. Vì thế


khiến cho giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao. Ngoài ngun nhân trên cịn có ngun
nhân khác như:
-Về phía giáo viên giảng dạy: Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng
dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn hạn chế như phương pháp
giảng dạy chưa thật sự phù hợp với các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số
nên dẫn đến chất lượng chưa cao.
-Về phía nhà trường: Đồ dùng trực quan đối với bộ mơn văn là rất ít, thậm
chí là khơng có.
- Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học hành
của các em. Kinh tế của đa số gia đình các em cịn khó khăn nên khi các em đi
học về cịn phải phụ giúp gia đình do đó ảnh hưởng đến việc học của các em.
-Về phía học sinh: Đa số học sinh rất lười đọc các tác phẩm văn học, sách, báo
nên kiến thức cơ bản cịn mơ hồ (có nắm kiến thức xong chưa rõ). Học sinh còn

mải chơi hơn học, trong lớp cịn khơng ghi bài, nói chuyện riêng làm ảnh hưởng tới
giờ học, về nhà không học và khơng soạn bài trước khi đến lớp. Bên cạnh đó cịn
nhiều tác động từ mơi trường xã hội như: phim ảnh trên mạng Internet, các trò chơi
game onlie….làm học sinh khơng tập trung vào việc học.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp.
Để đạt được mục của đích đề tài, tơi thấy mình cần dựa trên thực trạng của học
sinh vừa tìm hiểu, dựa trên cơ sở lí luận của đề tài, đề ra những phương pháp phù
hợp để nâng cao năng lực đọc diễn cảm và cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh
đồng bào, tôi mạnh dạn đề ra những phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học
sinh như sau:
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Muốn cho các em có năng lực cảm thụ tác phẩm tốt, điều đầu tiên là hướng
dẫn cách đọc cho các em. Đầu tiên là yêu cầu các em đọc đúng ( vì các em là học
sinh đồng bào nên thường đọc sai chính tả nhiều), sau đó là rèn đọc diễn cảm. Khi
các em đã đọc tốt, đọc diễn cảm rồi thì từ đó giúp các em nâng cao nhận thức và
kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là
yêu cầu cao trong quá trình đọc các văn bản, văn chương hoặc các yếu tố của ngôn


ngữ nghệ thuật đó là việc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng đọc,
cường độ giọng đọc, để đạt đúng ý nghĩa và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong
bài đồng thời biểu hiện sự hiểu được nội dung thông điệp, cảm thụ của người đọc
đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm là thể hiện năng lực đọc trình độ cao và chỉ thực
hiện trên cơ sở đọc đúng, đọc lưu loát và ‘‘đọc ra nội dung’’.
Việc rèn đọc có nhiều sắc thái khác nhau: Rèn đọc đúng ngữ điệu các dấu câu
(dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm), đọc nhấn mạnh vào
từ ngữ miêu tả, gợi tả, gợi cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu. Ngắt nhịp đúng khi
đọc văn bản, đọc thơ, diễn cảm được tình cảm của từng đoạn văn, đoạn thơ (vui
buồn, tức giận, phấn khởi) thay đổi giọng đọc, ngữ điệu, khi đọc lời đối thoại theo

từng tính cách của nhân vật.
Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh thì nên rèn thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm
cho học sinh thông qua các phương pháp sau:
Hướng dẫn học sinh đọc rõ lời ,đọc đúng chính âm , đúng chính tả.
Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu vui hay buồn.
Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp đúng chỗ.
Hướng dẫn học sinh biểu lộ thái độ, tâm trạng trong khi đọc
Tất cả các kĩ năng trên đều liên quan mật thiết với nhau, không nên xem nhẹ kĩ
năng nào.
* Hướng dẫn học sinh đọc rõ lời, đúng chính âm, đúng chính tả
Với các em học sinh người Êđê, khi đọc bài các em thường đọc sai chính tả do
ảnh hưởng bởi ngơn ngữ tiếng mẹ đẻ, bởi trong tiếng Êđê khơng có các thanh như
tiếng phổ thông nên mỗi lần đọc các em chỉ sử dụng thanh ngang, vì vậy giáo viên
phải luyện các thanh cho các em. Ngoài ra khi gọi các em đọc bài giáo viên yêu
cầu các em phải phát âm rõ, phát âm theo đúng hệ thống chuẩn âm của tiếng Việt,
lưu loát đủ nghe.
* Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu (vui hay buồn):
Ngữ điệu đọc là dấu hiệu biến đổi về ngữ âm ngư tiết tấu giọng đọc, nhịp
điệu đọc (dồn dập hay chậm rãi), cường độ đọc (to hay nhỏ) nhấn mạnh hay lướt
qua.


Ví dụ : Khi đọc bài “ Tiếng gà trưa” ở giọng thơ cuối giọng điệu mang sắc thái tự
hào, thể hiện được niềm vui, nguyên nhân, mục đích để chiến đấu của người chiến
sĩ.
“ Cháu chiến đấu hơm nay
Vì lịng u Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
Hoặc giọng vui tươi, nhí nhảnh thể hiện được sự đáng yêu , nhanh nhẹn, tinh
nghịch của chú bé Lượm trong khổ thơ đầu.
“ Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh…..”
Hay ta đọc với giọng điệu buồn, ngữ điệu xuống trong đoạn thơ khi nghe
Lượm hi sinh.
“ Ra thế
Lượm ơi!’’
Khi đọc bài : “Nam quốc sơn hà” giáo viên hướng dẫn học sinh đọc với giọng
điệu hào hùng, dõng dạc, đanh thép. Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền
đất nước.
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Với bài : “ Qua Đèo Ngang” hướng dẫn các em đọc giọng buồn man mác,
chậm rãi, thể hiện nỗi buồn hoài cổ.
“ Bước tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
……………………………


Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
* Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp đúng chỗ:
Hướng dẫn các em ngắt nhịp đúng chỗ rất quan trọng, bởi khi đọc nó khơng
chỉ phụ thuộc vào dấu câu mà cịn căn cứ vào tình tiết nhịp điệu của bài thơ. Ngắt

nhịp đúng để nhấn mạnh cho tính hồn chỉnh nhịp điệu của mỗi dịng thơ. Vì vậy
ta phải ngắt nhịp phù hợp để thể hiện đúng cảm xúc và hình tượng bài thơ.
Ví dụ : Bài “Cảnh khuya”
Câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” ta không ngắt nhịp 3/4 mà cần ngắt
nhịp 2/5 để thể hiện đúng vị ngữ của câu “trong như tiếng hát xa”, đặc tả sự trong
trẻo của âm thanh chứ không phải miêu tả dòng nước suối trong.
Khi dạy các tiết văn bản thơ thì giáo viên cần lưu ý: khơng phải thơ bốn chữ
nào ta cũng ngắt nhịp 2/2 hoặc thơ năm chữ ta ngắt nhịp 3/2; 2/3 hay với thơ bảy
chữ ngắt nhịp 2/2/3, 3/4, 4/3
Ví dụ bài thơ năm chữ “Tiếng gà trưa” có câu là “ Cục..cục tác cục ta” ta ngắt
nhịp 1/2/2 chứ không ngắt nhịp 3/2 hay 2/3. Như vậy ta thấy rằng việc dạy học
sinh ngắt nhịp rất cần thiết, ngắt nhịp là phương tiện truyền âm rất cần thiết. Nếu
ngắt nhịp tùy tiện không theo lôgic, không căn cứ vào tiết tấu, nhịp điệu của bài
thơ bị phá vỡ, không thể hiện được nội dung bài thơ cần truyền tải hoặc nội dung
bài thơ có thể đi theo hướng khác.
* Hướng dẫn học sinh biểu lộ thái độ, nét mặt trong khi đọc
Đây là một yếu tố rất quan trọng, tạo được sự giao cảm giữa người đọc với
người nghe, thông qua cử chỉ đó học sinh có thể nắm bắt được nội dung văn bản
để tạo nên hiệu quả tiếp nhận tốt.
Ví dụ : Bài thơ ‘‘ Ông đồ”
“Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường khơng ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngồi giời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở,


Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?”

Khi đọc thái độ, nét mặt phải buồn, giọng đọc trầm lắng, thể hiện được cảm
xúc luyến tiếc cho giá trị văn hóa tốt đẹp bị lãng quên.
Như vậy trong các tiết dạy văn bản, nếu giáo viên sử dụng tốt các biện pháp
này sẽ giúp học sinh có kĩ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt đúng ý nghĩa, tình
cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản được học. Đồng thời cũng biểu hiện sự
thông hiểu của các em học sinh dân tộc thiểu số đối với tác phẩm.
* Những phương pháp cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh đồng bào.
- Tạo sự hứng thú khi tiếp xúc với tác phẩm
Tạo hứng thú khi tiếp xúc với tác phẩm chính là tự rèn luyện mình để có nhận
thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó các em đến với tác phẩm một cách tự giác, say mê.
Đây là yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học.
Đối với giáo viên, cần có giọng đọc diễn cảm và luôn luôn đổi mới phương
pháp dạy học để lôi cuốn học sinh; dùng những từ ngữ khơng chỉ đúng mà cịn
phải hay, nói ,viết phải rõ ràng, sinh động, gợi cảm xúc.
Đối với học sinh cần hướng dẫn các em đọc đúng, đọc diễn cảm, tạo hứng thú
trong các giờ học nhất là những tiết văn bản.
- Nâng cao sự hiểu biết về thực tế cuộc sống với văn học
Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi vốn sống của mỗi
người. Để giúp các em cảm thụ tốt văn học thì người giáo viên cần dạy các em tích
lũy vốn hiểu biết về văn học bằng cách yêu cầu các em đọc sách thường xuyên, tích
cực tham gia các hoạt động trong nhà trường, ngồi xã hội để các em có thêm vốn
sống, vốn hiểu biết. Các em nên viết nhật kí hoặc những bài viết ngắn ghi lại cảm
xúc của mình trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó tâm hồn các em chứa chan những
tình cảm yêu, ghét, buồn, thương, hờn, giận, nhớ nhung…, dạt dào những suy nghĩ
đẹp đẽ, cao thượng về tình bạn, tình yêu thương cha mẹ, thầy cơ, q hương đất
nước. Từ đó, mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ và cảm xúc,
góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ tác phẩm.
- Cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản khi cảm thụ văn học



Những kiến thức cơ bản mà người giáo viên cần cung cấp cho học sinh như là
kiến thức về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt, kiến thức về cách dùng từ và đặt câu
cho phù hợp. Giáo viên giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng, phân tích văn học...,
từ đó u thích mơn văn. Qua cảm thụ, học sinh tăng cường vốn từ ngữ, biết sử
dụng các phương pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, hốn dụ, ẩn dụ, ... trong bài
tập làm văn của mình.
Kết quả thống kê sau khi áp phương pháp:
SốTT Khối,
Tổng số
Những kỹ năng khảo sát
học sinh Kỹ năng đọc diễn cảm
Kỹ năng cảm thụ tác
lớp
cần khảo
phẩm văn học
sát
Số học
Số học
Số học
Số học sinh
sinh đạt
sinh chưa
sinh đạt
chưa đạt
đạt
1
Khối 6 35 em
27 em
8 em
23 em

12 em
2
Khối 7 35 em
29 em
6 em
27 em
8 em
Qua việc áp dụng các phương pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng các
tiết dạy văn bản được nâng lên. Số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài
thơ và biết đọc sáng tạo các văn bản khác ngày càng nhiều em. Bên cạnh đó
cũng có em đã tiến bộ trong các bài viết. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp
giảng dạy, tơi thấy mình vững vàng hơn trong chun môn; tự tin say mê hơn
với công việc. Tôi thấy mình sung sướng và hạnh phúc vì được cống hiến,
góp sức mình làm đẹp cho đời. Trong các tiết dạy văn bản, mỗi khi đọc mẫu
cho các em, nhìn những ánh mắt trìu mến, say sưa, chăm chú nghe cơ đọc, tôi
cảm thấy thật sự hạnh phúc, vậy là qua việc đọc hay, đọc diễn cảm cũng đã
góp phần thành cơng cho tiết dạy. Cịn đối với các em học sinh của trường nói
chung và các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, tơi nhận thấy
bước đầu các em đã ý thức được việc đọc diễn cảm các tác phẩm văn học, biết
bộc lộ cảm xúc của mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh
đọc hay, đọc diễn cảm và cảm thụ được tác phẩm văn học ngày càng nhiều, cụ
thể thông qua gọi đọc bài ở các tiết dạy văn bản và những tiết dạy phụ đaọ.
c. Mỗi quan hệ giữa các giải pháp, biên pháp
Nếu được tiếp tục nghiên cứu đề tài này, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về cách làm
văn biểu cảm cho các em; vì khi các em đã cảm thụ được tác phẩm nào đó, nhưng
để diễn đạt nó thành lời, thành ý, thành một câu, một đoạn, một bài thì với các em
khơng phải là một điều dễ dàng. Có thể các em có cảm xúc với tác phẩm đó, với


nhân vật trong tác phẩm nhưng nếu không biết dùng từ, đặt câu, khơng biết cách

diễn đạt thì khơng thể viết hay được. Chính vì vậy mà tơi ln mong muốn làm thế
nào khi các em đã đọc được, đọc đúng, đọc hay, đã cảm thụ được thì khâu cuối
cùng là các em phải viết được bài làm văn.
d. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu phạm vi và
hiệu quả ứng dụng.
Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm ra cách để cho các em học sinh đồng bào
dân tộc thiểu số học tốt hơn môn Ngữ văn. Đề tài đã được áp dụng để dạy thực
nghiệm trong tiết dạy văn bản và các tiết dạy phụ đạo cho các em học sinh ở
trường THCS .... Sau một thời gian thực nghiệm đề tài cũng mang lại sự tiến bộ rõ
ràng cho các em trong việc đọc đúng ngữ điệu, đọc diễn cảm và biết rung cảm
trước những tác phẩm trong những tiết học. Đề tài sẽ được tôi triển khai, giảng
dạy trong các tiết học văn bản và các tiết học phụ đạo cho các em học sinh ở
trường THCS .... Tôi hi vọng sẽ được các đồng nghiệp nghiên cứu góp ý kiến và
vận dụng mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận.
Có thể nói trong đời sống con người, văn học từ lâu đã trở thành một nhu cầu tinh
thần khơng thể thiếu. Nó đã phản ánh đời sống xã hội qua lăng kính chủ quan của
nhà văn.Nó ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tình cảm của con người, kích thích khả
năng tư duy và trí tưởng tượng phong phú của mỗi người.
Trong xu thế đổi mới dạy học hiện nay, với riêng môn Ngữ văn việc đổi mới
phương pháp dạy học gắn liền với mục tiêu rèn kĩ năng cơ bản cho học sinh. Việc
rèn đọc diễn cảm cho học sinh có vai trị quan trọng trong việc tiếp nhận tác phẩm
văn học, là việc làm không thể thiếu trong quá trình dạy các tiết văn bản.
Cảm thụ văn học chính là giúp cho học sinh cảm nhận được những giá trị nổi
bật, những điểm sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thực hiện thông qua
tác phẩm văn học hay một bộ phận của tác phẩm, thậm chí là một từ ngữ, hình ảnh
có giá trị nghệ thuật trong câu văn, câu thơ. Với học sinh đồng bào vốn sống của
các em hạn chế, một số em chưa biết rung động khi tiếp xúc với tác phẩm văn học,
cách dùng từ, đặt câu chưa chính xách, diễn đạt lủng củng khơng rõ nghĩa, bài viết

các em rất ngắn, nhiều bài viết cịn mang tính trả lời câu hỏi. Chính vì vậy khi dạy


văn học cho học sinh đồng bào đòi hỏi người giáo viên phải thật sự kiên trì, bền bỉ,
biết phát huy trí lực, tạo cho các em nguồn cảm hứng, say mê khi tiếp xúc với thơ
văn. Người giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu các tài liệu và trao đổi
kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp, chịu khó tìm tịi phương pháp giảng dạy để
có giờ dạy văn thu hút học sinh say mê học tập. Với kinh nghiệm từ bản thân, tôi
mạnh dạn xây dựng sáng kiến này để mong muốn các em học sinh đồng bào học
tốt hơn mơn Ngữ văn nói riêng và các mơn học khác nói chung.
2. Kiến nghị.
Từ kinh nghiệm trong q trình nghiên cứu đề tài này tơi xin đưa ra một số
những kiến nghị sau đây.
Trong quá trình giảng dạy học sinh giáo viên cần triệt để hơn nữa về việc đổi
mới phương pháp giảng dạy-phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, lấy học
sinh làm trung tâm, giáo viên cần phải nắm chắc từng đối tượng học sinh, để
phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh có hiệu quả, đặc biệt là khi tổ
chức cho học sinh hoạt động nhóm.
Chuẩn bị chu đáo cho việc thiết kế bài dạy cũng như chuẩn bị và tăng cường
sử dụng đồ dùng dạy học vào các tiết dạy để giờ dạy đạt hiệu quả hơn. Giáo viên
cần tích cực tự học, tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài dạy, rút kinh nghiệm
trong quá trình giảng dạy, tích cực dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp để có
phương pháp kĩ năng trong giảng dạy.
Tránh cách dạy dập khn máy móc dẫn đến học sinh khó tiếp nhận kiến thức.
Phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tích cực trong hoạt động dạy học, tăng
cường giao tiếp giữa thầy và trò để tạo mối quan hệ gần gũi trong quá trình giảng
dạy.
Đối với nhà trường để công tác giảng dạy càng ngày càng hiệu quả hơn, bản
thân tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên trong quá
trình đổi mới phương pháp như tăng cường các đồ dùng dạy học có liên quan,

khuyến khích và tổ chức các buổi hội thảo chun đề về chun mơn để giáo viên
có điều kiện học tập, đúc rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học.
Đối với phụ huynh học sinh: cần quan tâm hơn nữa đối với việc học hành của
con em mình, khơng nên để cho các em phụ giúp nhiều cơng việc trong gia đình.


Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu, nắm bắt
tình hình học tập của con em mình.
Đối với phịng giáo dục: cần tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn
văn trong từng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện
pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn có kế hoạch tham
mưu với cấp trên, có chế độ đãi ngộ hợp lí đối với giáo viên giảng dậy phụ đạo
cho học sinh yếu kém môn văn.
Đối với địa phương: cần quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh in-tơ-nét và các
điểm dịch vụ không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến việc học của các em. Quan
tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sơ vật chất
kịp thời phục vụ cho dạy và học. Quan tâm hơn nữa đến đời sống của bà con,
tuyên truyền, vận động để con em họ đi học.
Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện.Với thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều vì vậy cịn có những hạn chế. Cho
nên bản thân rất mong được sự góp ý và bổ sung của đồng nghiệp để việc áp dụng
sáng kiến này trong giảng dạy đạt kết cao.
..., ngày 10 tháng 3 năm 2017
của nhà trường.

Người thực hiện

...

Xác nhận



Đánh giá, nhận xét của hội đồng chấm cấp huyện:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. nguyễn Huy Bình- Dạy văn dạy cái hay, cái đẹp- Nhà xuất bản Giáo dục 1993
2. Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích
cực- Đồn Thị Kim Nhung- Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM
3. Văn biểu cảm trong chương trình Ngữ văn THCS- Nguyễn Văn Trí-Nguyễn
Trọng Hồn-Nhà xuất bản giáo dục.
4. Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 6
5. Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp7
6. Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 8


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 1

1. Lí do chọn đề tài.

Trang 1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Trang 2

3. Đối tượng nghiên cứu.

Trang 3


4. Giới hạn của đề tài

Trang 3

5. Phương pháp nghiên cứu.

Trang 3

II.NỘI DUNG

Trang 4

1. Cơ sở lí luận.

Trang 4

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Trang 4

3. Nội dung và hình thức của giải pháp

Trang 6

a. Mục tiêu của giải pháp

Trang 6

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp


Trang 7

c. Mỗi quan hệ giữa các giải pháp, biên pháp

Trang 12

d. Kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
phạm vi và hiệu quả ứng dụng

Trang 12

III. PHẦN KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ.

Trang 13

1. Kết luận

Trang 13

2. Kiến nghị

Trang 13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×