Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Ngu van 6 SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.54 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. Phần mở đầu

2

1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………

2

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ………………………………

2

3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………

2

4. Giới hạn của đề tài…………………………………………..

3

5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………

3

II. Phần nội dung


3

1. Cơ sở lý luận …………………………………………………

3

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu………………………………..

3

3. Nội dung và hình thức của giải pháp……………...................

5

a. Mục tiêu của giải pháp……………………………………….

5

b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp……………..

5

c. Kết quả khảo nghiệm………………………………………..

15

III. Phần kết luận, kiến nghị

15


1. Kết luận ………………………………………………………

16

2. Kiến nghị …………………………………………………….

16

Trang 1


I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề học văn trong các nhà trường hiện nay là một trong những vấn đề mà
cả xã hội quan tâm. Bởi thực tế xu hướng hiện nay, đại bộ phận học sinh không
tha thiết với bộ môn học, dường như phụ huynh học sinh cũng không chú trọng
đến việc con em mình có thích học bộ mơn này hay khơng. Trong thời đại mà văn
hóa nghe nhìn bùng nổ, khi mà con người ta chọn phím điều khiển ti vi nhiều hơn
là chọn sách thì vấn đề thế hệ trẻ ham mê văn học là chuyện khó. Cũng một sự thật
là từ điều đó mà tâm huyết nghề nghiệp của nhiều thầy cơ dạy văn khơng cịn “
lửa”.
Trong khi đó, nền văn học q́c dân có thể xem là nền tảng xây dựng nhân
cách con người. Những tác phẩm văn học đích thực ln đem lại cho con người
niềm mơ ước sống, đem lại cho con người lối sống đẹp, lối sớng có ý nghĩa ngay
chính với bản thân mình. Bởi văn học “ Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người
, văn nghệ tạo được sự sống cho tâm hồn con người… mở rộng khả năng của tâm
hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều
hơn” ( Nguyễn Đình Thi). Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ có trách nhiệm và yêu
thích văn học, để tác phẩm văn học trong nhà trường thấm sâu vào trái tim, khới óc
của học sinh. Có lẽ ngoài năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ thì xem ra vai trị

của người thầy hết sức quan trọng. Người thầy giáo phải truyền lửa cho học sinh
trong mỗi giờ học. Để trong mỗi giờ học văn các em có được sự nhận thức đúng
đắn về môn học, về thế giới khách quan, biết rung động trước cái đẹp, biết u
thương, căm giận… biết sớng có trách nhiệm với cuộc đời.
Bởi thế trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi chọn đề tài:
Một hướng khai thác văn bản “ Thiên đô chiếu” ( Lý Công Uẩn) ( Văn 8 Tập
2). Đây là một sáng kiến được viết ra từ những trải nghiệm thực tế của bản thân
trong quá trình dạy học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường phổ thông, tôi đã trăn trở
rất nhiều về tất cả những vấn đề đó, tơi đã nung nấu quyết tâm tìm ra phương pháp
dạy học tới ưu để tạo sự hứng thú, lòng say mê học văn của các em học sinh.
Trong những năm gần đây, từ sự quan tâm của ngành giáo dục, từ những sự
đổi mới, nghiên cứu các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao hiệu quả
bài học, bản thân tôi đã cố gắng học hỏi, nghiên cứu áp dụng những phương pháp,
kĩ thuật dạy hoc vào bài soạn giảng để phát huy hoạt động tích cực của học sinh
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở khối lớp mà mình trực tiếp giảng dạy.. Cớ
gắng trùn cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, giúp các em có cái
nhìn đúng đắn hơn về thái độ học tập bộ môn ngữ văn. Đồng thời giúp các em
bước đầu có ý thức giữ gìn trân trọng nền văn học nước nhà. Đặc biệt với phần văn
học trung đại, phần văn học được coi là khó tiếp nhận với học sinh trung học cơ sở.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trang 2


Dạy học văn bản nghị luận ở trường THCS phần văn học trung đại.
4. Giới hạn của đề tài
Phần văn học trung đại, văn bản nghị luận trong chương trình sách giáo khoa
Ngữ Văn lớp 8 tập 2.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát thớng kê.
- Phương pháp thực nghiệm.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
Văn học thời Lý Trần nói chung, văn bản Chiếu dời đơ nói riêng là sản
phẩm tinh thần của một thời đại có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử dân tộc, do đó nó
có một vị trí tương ứng trong lịch sử văn học, nhất là dòng văn học viết. Ở đó có cả
nhận thức, quan điểm về văn chương, là thành tựu về văn chương. Đặt vào thời
điểm lịch sử sản sinh thì nó là một tất yếu, một tất yếu rất đáng tự hào. Bởi lẽ một
mặt nó là văn chương, một mặt nó đã tích cực tác động với tư cách vũ khí kì diệu
về mặt tinh thần đới với thời đại ấy. Cịn vào thời điểm hôm nay của lịch sử và văn
học, chúng ta xem tác phẩm của Lý Thái Tổ như là một trong những sự khai phá,
mở đường để sau đó cái mạch nguồn văn chương của dân tộc không ngừng phát
triển, không ngừng lớn lên để ngang tầm với mọi nhiệm vụ trong lịch sử dân tộc
cũng như lịch sử văn học nước nhà.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a. Thuận lợi – khó khăn
Văn học trung đại ra đời trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ
dội ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX). Đó là thời kì dựng nước và giữ nước của những
nhà nước phong kiến với những sự kiện lịch sử lớn: Chống giặc Tống ( Thời nhà
Lý); ba lần chống giặc Nguyên Mông ( Thời nhà Trần); Chống giặc Minh ( Thời
Hậu Lê…) và sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La năm 1010 của Lý Công Uẩn là
một trong những sự kiện lớn của dân tộc, đánh dấu sự lớn mạnh, vươn cao của thời
đại phong kiến Việt Nam.
Văn học thời kì này đang ở trong quá trình hình thành nên văn đàn cịn rất
thưa thớt, đặc biệt trong năm thế kỉ đầu từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, lực lượng sáng
tác chủ yếu là tăng lữ và vua quan phong kiến. Thể loại văn học trong năm thế kỉ
đầu chủ yếu là loại văn chức năng ( công cụ). Sáng tác theo yêu cầu chính trị. Gồm

có: Chiếu, biểu, hịch, cáo. Thể chiếu của vua, chúa viết đưa ra yêu cầu thực hiện
mệnh lệnh; thể biểu của bề tôi dâng lên vua; thể cáo có tính chất ban bớ, tổng kết
một sự nghiệp; thể hịch dùng để kêu gọi… Thời kì này văn tự chủ yếu được viết
bằng chữ Hán, chữ Nôm cũng bắt đầu được sử dụng nhưng cịn rất ít.
Trang 3


Là một tác phẩm được ra đời trong thời kì dựng nước và giữ nước “ Chiếu
dời đô” trước hết là một văn kiện lịch sử trọng đại nhưng lại mang giá trị của một
tác phẩm văn chương đích thực. Ra đời từ những buổi đầu hình thành dịng văn
học viết, văn tự bằng chữ Hán, thuộc thể loại chính luận. Việc thầy và trò triển
khai và tiếp nhận kiểu văn bản này thật là khó. Một điều tơi nhận thấy trong quá
trình đứng lớp là các em học sinh tỏ ra e ngại và không hứng thú mấy với việc đọc,
tìm hiểu văn bản giai đoạn này. Việc các thầy cô chọn phương pháp khai thác để
đưa văn bản đến với các em học sinh cũng không phải là chuyện dễ. Khi dạy học
văn bản làm sao phải chỉ ra được bài chiếu là một văn kiện lịch sử quan trọng của
một vương triều, của một thời đại, của một dân tộc. Bài chiếu thể hiện ý tưởng của
dân tộc mà một thời đại, một triều đại là sự kết tinh của ý tưởng đó. Đồng thời thể
hiện tầm vóc tư tưởng của dân tộc ta về một q́c gia hùng cường, vững mạnh; một
tác phẩm văn chương có giá trị nhân văn sâu sắc. Chính làm được điều này mới
khơi gợi trong các em hứng thú với vẻ đẹp của những áng văn cổ.
b. Thành công - hạn chế
Phương pháp dạy học tích cực với việc sử dụng khoa học cơng nghề vào dạy
học có hiệu quả là một phương pháp đáng chú ý. Giáo viên có thể áp dụng công
nghệ thông tin vào dạy học văn trong nhà trường, việc áp dụng công nghệ thông
tin phù hợp sẽ cho những giờ học thú vị, sâu sắc, học sinh sẽ hứng thú với hình ảnh
trực quan từ sự hứng thú đó mà có hứng thú với việc cảm thụ tác phẩm văn học.
Thế nhưng việc áp dụng kĩ thuật công nghệ thông tin vào dạy học cũng là một vấn
đề cần phải chú ý bởi có thể biến khoa học công nghệ thành công cụ để giáo viên
sao chép bài giảng. Vậy áp dụng như thế nào để khai thác thế mạnh của khoa học

công nghệ vào giờ học ngữ văn, giờ học có hiệu quả cao? Là một giáo viên bản
thân tơi đã học hỏi, tìm tịi nghiên cứu đưa công nghệ thông tin vào những giờ dạy
học của mình, rút ra những kinh nghiệm bài học nhằm nâng cao hiệu quả của giờ
dạy học.
Trong đề tài này, tơi hy vọng có được những kinh nghiệm bổ ích để trình bày
cùng đồng nghiệp.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
Cùng với các thể văn chính luận cổ khác, Chiếu là thể tài văn học quan
trọng, vì nó là một thứ văn học chức năng gắn với các thể chế vương triều. Đó là
loại văn do vua chúa viết để công bố cho thần dân trăm họ về những vấn đề hệ
trọng của q́c gia ( Như đã trình bày ở trên). Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ mang
đậm đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại. Song ra đời không chỉ là thể
hiện chức năng công bố cho thần dân trăm họ về vấn đề hệ trọng của quốc gia là
dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La mà cịn có chức năng thuyết phục lịng người tin
theo. Nên Chiếu dời đơ đã có một sự kết hợp tụt vời giữa lí và tình.
Một điểm quan trong nữa, những sáng tác văn học thời kì này từ thơ trữ tình,
trụn văn xi hay những áng văn nghị luận đều ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng tam
giáo ( Lão giáo, nho giáo, phật giáo). Ở giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đặc
biệt ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của phật giáo. Có thể nói phật giáo trong thời kì
Trang 4


này là phương diện tạo nguồn cho lực lượng cầm cương nảy mực và trở thành q́c
giáo. Nó gần gũi với đời sống tâm hồn đông đảo của cộng đồng. Chính vì thế ngay
trong Chiếu dời đơ của Lý Thái Tổ ta nhận thức rất rõ quan điểm “Phàm làm việc
lớn phải hội tụ được ba yếu tố “ Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Rõ ràng thiên thời
địa lợi đã có ( Thiên thời : Đến thời nhà Lý đất nước đã đủ mạnh vươn xa. Địa lợi:
Đại la nơi thắng địa). Vậy còn Nhân hòa? Bài chiếu ra đời là để tạo ra cái nhân hịa
đó. Và lịch sử đã minh chứng bài chiếu đã thuyết phục được lòng dân trăm họ, Lý
Thái Tổ đã thực hiện được công cuộc dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Đại La đến

Thăng Long nay là thủ đô Hà Nội là minh chứng cho sự đúng đắn của một vị đại
nhân, đại trí, đại dũng có tư tưởng tiến bộ gần dân, thân dân, tân dân.
Xuất phát từ cách hiểu trên, trong quá trình giảng dạy tơi đã khai thác tác
phẩm theo hướng : Là tác phẩm thuộc thể loại văn nghị luận, ra đời không chỉ là
mang chức năng vớn có của đặc điểm thể loại mà cịn là để thuyết phục lòng dân.
Đồng thời thể hiện quan điểm của người xưa khi hành sự cần hội tụ được ba yếu tớ
“ Thiên thời, địa lợi, nhân hịa”. Yếu tớ quyết định đó là nhân hịa.
3. Nợi dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Để thực hiện thành công đề tài tôi đã tiến hành một số giải pháp thực hiện
sau:
- Nghiên cứu kĩ về đặc trưng thể loại và các yếu tố ngoài tác phẩm ( tác giả,
hoàn cảnh ra đời…).
- Nghiên cứu để hiểu sâu sắc mục tiêu, yêu cầu cần đạt cùng tư tưởng của
người viết để chuẩn bị bài.
- Khi tiến hành tìm hiểu nội dung tác phẩm tích hợp lồng ghép với phân môn
Tập làm văn ( Văn nghị luận: yêu cầu học sinh chỉ ra được đặc điểm của văn nghị
luận và điểm khác riêng biệt của loại văn nghị luận cổ. Học sinh chỉ ra được nghệ
thuật viết văn nghị luận trong thể Chiếu). Từ đó giúp học sinh hiểu sâu sắc giá trị
nội dung của tác phẩm.
- Trong quá trình dạy học vận dụng các phương pháp dạy - học tích cực, ứng
dụng cơng nghệ thông tin. Đặc biệt quan tâm đến những phương pháp, kĩ thuật
dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trên cơ sở các giải pháp đã đưa ra, tôi tiến hành các biện pháp cụ thể sau:
* Nghiên cứu về đặc trưng thể loại và các yếu tố ngồi văn bản
+ Tìm hiểu về đặc trưng thể loại của văn bản
Thể chiếu: Chiếu là lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân.
Chức năng của chiếu là công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua
chúa nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện. Và như vậy chiếu trước hết mang chức

năng công cụ của giai cấp phong kiến. Thiên đô chiếu cũng mang đặc điểm của
Trang 5


thể chiếu nói chung nhưng đồng thời có đặc điểm riêng: Bên cạnh tính chất mệnh
lệnh là tính chất tâm tình, bên cạnh ngơn từ mang tính đơn thoại một chiều của
người trên ban bố mệnh lệnh cho kẻ dưới là ngơn từ mang tính chất đới thoại, trao
đổi ( Trẫm rất đau xót về việc đó, khơng thể khơng đổi dời. Trẫm muốn dựa vào sự
thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?)
+ Tác giả Lý Cơng Uẩn và hồn cảnh ra đời của văn bản Thiên đơ chiếu
Tác giả Lý Cơng Uẩn
Ơng là người Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Sinh ngày 12 tháng 2 năm giáp tuất
(tức là ngày 8 tháng 3 năm 974) mất ngày 3 tháng 3 năm mậu thìn ( tức là ngày 31
tháng 3 năm 1028) thọ 55 tuổi. Mẹ họ Phạm. Từ năm 3 tuổi, ông làm con nuôi của
nhà sư Lý Khánh Văn. Dưới thời tiền Lê ông làm tới chức tả thân vệ điện tiền chỉ
huy sứ. Năm 1009 Lê Ngọa Triều mất, ông được quần thần tôn lên làm vua, đổi
niên hiệu là Thuận Thiên và dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La. Vớn là người thơng
minh, nhân ái, có chí lớn, hâm mộ phật giáo, Lý Công Uẩn viết Chiếu dời đô để tỏ
ý định dời đô từ Hoa Lư ( nơi đất thấp, chật hẹp) ra thành Đại La. Tương trùn
khi thùn vua đến dưới thành thì có điềm tớt: rồng vàng bay lên nên Đại La thành
Thăng Long từ đó.
Với nhiều nhà nghiên cứu thì Chiếu dời đơ là mẫu mực của việc trù liệu
cho sự phát triển vững bền kinh đô Thăng Long và là văn kiện lịch sử vơ giá, là
áng văn chương có giá trị.
(Giáo viên trình chiếu các hình ảnh : Tượng đài Lý Thái Tổ, toàn cảnh cố đô
Hoa Lư, nền cũ thành Đại La)
Hồn cảnh ra đời của bài Chiếu dời đơ
Hơn một năm sau khi lên ngôi hoàng đế, tháng 7 năm canh tuất Lý Thái Tổ
bắt đầu ý tưởng dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Việc tìm đất, nghị bàn chuẩn bị
dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Hoa Lư là nơi gắn liền với sự nghiệp của hai

vua đầu triều đại : Nhà Đinh từ 968 đến 980; nhà Tiền Lê từ 980 đến 1009. Như
thế Hoa Lư có ý nghĩa rất lớn về cơ sở vật chất cũng như tinh thần của cả một triều
đại, cả một dân tộc. Làm thế nào để thực hiện được một quyết định lớn như thế,
quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của quốc gia? Rõ ràng phải có lịng
dân. Viết chiếu dời đơ là Lý Thái tổ ḿn thơng tỏ lịng dân cùng một ý chí. Quả
thực với lịch sử dân tộc Chiếu dời đơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước.
* Nghiên cứu đặc điểm văn bản chính luận cổ trong Chiếu dời đơ cùng
q trình tích hợp với phân mơn Tập làm văn
- Chiếu dời đô được viết bằng văn xuôi, viết bằng chữ Hán có sử dụng những
câu văn biền ngẫu, là những cặp câu, vế câu được viết với cấu tạo song song nhau,
cân xứng tương ứng với nhau ( Giáo viên nên trình chiếu những câu văn này cho
học sinh nhận thức. Ví dụ theo nguyên bản chữ Hán: … “ Trạch thiên địa khu
vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đơng Tây chi vị;
tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kì địa quảng nhi thản bình; quyết thổ cao
Trang 6


nhi sảng khải”. Dịch là: “ Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn
hổ ngồi. Đã đúng ngơi nam bắc đơng tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thống”. Chính những câu văn biền ngẫu
đem lại cho bài viết sự cân xứng nhịp nhàng có tác dụng khơi gợi lịng đồng cảm ở
người đọc. Lại nói thêm khi phân tích khai thác tác phẩm này cần chú ý những nét
tâm lí đặc thù của con người thời trung đại: Noi theo tiền nhân, dựa vào mệnh trời.
Người trung đại coi thời hoàng kim là thời đã qua, khn mẫu được làm bởi tiền
nhân, nên thường trích dẫn điển tích, điển cớ. Việc Lý Thái Tổ dẫn sử sách Trung
Q́c, nói đến mệnh trời trong Chiếu dời đơ là một nét tâm lí thường tình của con
người thời ấy. Cần hiểu “ mệnh trời” trong Chiếu dời đô như một quy luật khách
quan ( vấn đề này đã trình bày ở trên phần cơ sơ thực tiễn).
- Trong quá trình tiến hành tìm hiểu nội dung của văn bản, tơi sẽ lồng ghép

tích hợp kiến thức phân mơn Tập làm văn. Đây là một văn bản nghị luận ngoài
việc chỉ cho các em thấy tính chất của một văn bản nghị luận cổ như đã trình bày
thì các em cịn phải tìm thấy được cách thức lập ḷn, cách thức trình bày của văn
bản qua hệ thớng các luận điểm luận cứ. Cụ thể như sau: Luận điểm chính là “
Dời đơ” các ḷn điểm phụ : Vì sao phải dời đô; Tại sao thành Đại La được chọn
làm kinh đô mới. Với các luận cứ làm rõ các ḷn điểm: Dời đơ là việc làm đã có
trong lịch sử; hai nhà Đinh, Lê đóng đơ một chỗ đó là một hạn chế. Lợi thế của
thành Đại La; Đại La là thắng địa của nước Việt.
Hệ thống luận điểm luận cứ này ta cụ thể hóa trên sơ đồ sau:
`

Mục đích dời đơ

Vì sao phải dời đơ.

Dời đơ là việc
làm đã có trong
lịch sử.

Hai nhà Đinh Lê
đóng đơ một chỗ
đó là một hạn
chế.

Tại sao Đại La được chọn làm
kinh đơ mới.
Đại La có nhiều
lợi thế về lịch sử,
địa lí, chính trị văn
hóa.


Đại La là thắng
địa của đất
Việt.

Từ sơ đồ này học sinh sẽ dễ hình dung cấu tạo của văn bản chính ḷn này,
đồng thời sẽ củng cớ thêm cách thức tổ chức khi tạo dựng một văn bản nghị luận.
* Nắm vững mục tiêu cần đạt và tư tưởng của người viết
Phải nắm vững mục tiêu cần đạt của văn bản để tổ chức các hoạt động dạy
và học của thầy và trị. Thơng qua các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh
cảm nhận được vẻ đẹp của một áng văn nghị luận cổ xưa, đó chính là vẻ đẹp của
một khát vọng về một đất nước vững mạnh, hùng cường. Và vẻ đẹp của một tâm
Trang 7


hồn vì dân vì nước của một bậc minh vương, tư tưởng gần dân thân dân. Từ đó mà
tự hào với con người quê hương đất nước. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của
thể loại nói chung của văn bản nói riêng.
* Trong q trình dạy học vận dụng các phương pháp dạy - học tích
cực, ứng dụng cơng nghệ thông tin. Đặc biệt quan tâm đến những phương
pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả vào bài dạy. Khi cho
học sinh tìm hiểu về tác giả Lý Cơng Uẩn, giáo viên trình chiếu một số bức ảnh
tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội

Trang 8


Từ những hình ảnh trên học sinh có thể tưởng tượng , hình dung về người
anh hùng của đất nước. Từ đó mà khâm phục trí ṭ, tài năng Việt.

Khi tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, giáo viên trình chiếu văn bản
nguyên văn bằng chữ hán để học sinh so sánh, đồng thời gợi trí tị mị.

- Khi tìm hiểu lý do vì sao phải dời đơ giáo viên trình chiếu hình ảnh cớ đơ
Hoa Lư, để học sinh nhận thức được mặt hạn chế của vùng đất cố đô xưa cũ và
Trang 9


đồng thời thấy được việc dời đô là đúng đắn, thấy được tầm nhìn sáng śt của Lý
Thái Tổ

.
- Khi tìm hiểu vì sao chọn Đại La làm kinh đơ mới giáo viên trình chiếu một
sớ ảnh về Đại La nay là Hà Nội

- Khi giảng đến nghệ thuật viết câu văn biền ngẫu trong văn học trung đại
giáo viên trình chiếu các câu, vế câu có sử dụng cách viết này như đã trình bày
trên.
- Kết thúc tiết học giáo viên nên trình bày một sớ hình ảnh Hà nội ngày nay
để thấy được sự phát triển của kinh đô xưa và nay, một lần nữa các em thấy được
việc dời đơ là đúng đắn, thấy được tầm nhìn sáng suốt của Lý Thái Tổ.
* Giáo án thực nghiệm
Bài 22: Văn bản Chiếu dời đô
( Lý Công Uẩn)
I. Mục tiêu cần đạt
Trang 10


- Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.
- Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lý

Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kỳ lịch sử.
II. Trọng tâm kiến thức , kỹ năng
1. Kiến thức
- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bớ mệnh lệnh của
nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và
sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định rời đô.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ
thể.
3. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và
khát vọng đất nước độc lập, thớng nhất.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích nghệ thuật lập luận và ý nghĩa của văn bản.
- Xác định giá trị bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước,dân tộc.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Xem sgk, sgv, tài liệu.
- Tìm hiểu thêm về tác giả.
- Tìm tranh minh họa cho tác phẩm.
2. Học sinh
- Đọc văn bản, xem kĩ phần chú thích.
- Trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Cho ví dụ
minh họa.

3. Bài mới
Giới thiệu bài
Trang 11


Định đô, lập nước là một công việc quan trọng nhất của một quốc gia. Với
khát vọng xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh và bền vững muôn đời, sau khi
được triều thần suy tôn lên làm vua, Lý Công Uẩn đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt
thành Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận thiên ( thuận theo trời) và quyết định dời
kinh đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra thành Đại La( Sau đơỉ tên thành Thăng Long –
Rồng bay). Vua ban "Thiên đô chiếu” cho triều đình và nhân dân được biết.
Hoạt đợng của thầy và trị

Nợi dung cần đạt

- Giáo viên u cầu học sinh đọc phần I. Tìm hiểu chung
* trong SGK.
1. Tác giả:
? Từ phần * chú thích, em hãy nêu - Lý Công Uẩn ( 974 - 1028) tức Lý
những nét cơ bản về tác giả Lý Công Thái Tổ. Người châu Cổ Pháp, lộ Bắc
Uẩn.
Giang ( Nay là Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc
( HS trả lời, GV trình chiếu ảnh tư liệu Ninh).
về tác giả)
- Là người thông minh nhân ái có chí
lớn và lập được nhiều chiến cơng.
- Dưới thời Tiền Lê ông giữ chức Tả
thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê
Ngọa Triều mất, ông được triều đình tơn
lên làm vua, lấy niên hiệu Tḥn Thiên.

2. Văn bản Chiếu dời đô
? Hãy cho biết đặc điểm của thể chiếu.

a. Thể chiếu- thể văn chính luận thuộc
văn nghị luận cổ.
- Là thể văn do vua dùng để ban bớ
mệnh lệnh. Chiếu có thể được viết bằng
văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xi;
được cơng bớ và đón nhận một cách
trang trọng. Chiếu thể hiện tư tưởng
chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận
mệnh của cả triều đại, đất nước.

? Ngoài đặc điểm chung của thể chiếu, b. Hồn cảnh ra đời của Chiếu dời đơ:
Chiếu dời đơ cịn có những điểm riêng
- Năm Canh tuất niên hiệu Thuận Thiên
nào?
năm thứ nhất ( 1010) Lý Công Uẩn viết
? Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa lư
Chiếu dời đơ?
ra thành Đại La.
3. Đọc – chú thích.
* GV trình chiếu văn bản viết bằng chữ
Hán.
Trang 12


- Học sinh đọc bài và tìm hiểu từ khó
trong SGK.
- GV: Chiếu dời đô thuộc kiểu văn bản 4. Bố cục:

nghị luận.
Văn bản chia làm 3 phần:
+ Phần 1: “Xưa…… dời đổi”: Phân tích
? Văn bản Chiếu dời đơ được chia làm cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời
mấy phần?
đơ.
+ Phần 2: “Hướng…..mn đời”:Lí do
chọn Đại La là kinh đơ mới.
+ Phần 3: Cịn lại: Lời kết luận.
? Vậy vấn đề nghị luận ở đây là gì.
+ HS trả lời: Dời đơ về Đại La
? Để làm rõ vấn đề chính trên, tác giả đã
đưa ra mấy luận điểm.
+ HS trả lời: 2 luận điểm: Vì sao phải II. Đọc - hiểu văn bản
dời đô và Thành Đại La xứng đáng là
1. Lí do dời đơ.
kinh đô bậc nhất.
* Luận cứ 1: Việc viện dẫn sử sách
Chuyển ý:
Trung Quốc là để chỉ cho mọi người
? Luận điểm này được làm rõ trên cơ sở thấy việc dời đô không phải là xưa nay
của những luận cứ nào?
chưa có, người xưa đã từng làm và đem
( Hai ḷn cứ)
lại kết quả tớt ( Lợi ích lâu dài, phồn
thịnh cho dân tộc)
? Câu hỏi 1 trong SGK?

-> Muốn xây dựng đất nước hùng
cường, vững mạnh.


- Nêu lí do dời đô tác giả đã viện những
dẫn chứng: + Nhà Thương năm lần dời
đô
+ Nhà Chu ba lần dời đô
* Luận cứ 2: Hai nhà Đinh Lê đóng yên
- Kết quả dời đô hợp với mệnh trời, đô thành một chỗ ( Hoa Lư) là vùng đất
thuận ý dân ( Thiên thời địa lợi nhân ẩm thấp chật hẹp
hòa)
GV: Tác giả đưa ra dẫn chứng và ông
học tập noi gương tớt. Đây chính là đặc - Khơng dời đơ nên gây hậu quả: Triều
điểm của VHTĐ.
đại ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, đất
? Theo Lý Công Uẩn việc hai nhà Đinh nước không phát triển
Lê không dời đô nên đã có hậu quả gì.
Trang 13


GV: giải thích lí do hai triều Đinh Lê
chưa đủ mạnh vẫn dựa vào địa thế núi
rừng hiểm trở. Hai nhà Đinh Lê chưa đủ
mạnh để vươn xa.
* Trình chiếu địa thế vùng Hoa Lư để
học sinh nhận thức được địa thế của cố
đô.
? Câu cuối của đoạn thể hiện điều gì.

- Câu ći bộc lộ cảm xúc riêng của tác
giả, tình cảm đó đã tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng tình cảm của thần dân.

Đồng thời thể hiện một tư tưởng rất tiến
bộ của một vị minh vương đó là tư
tưởng thân dân, gần dân, tân dân.-> Nét
riêng độc đáo của Chiếu dời đô.

- Lập luận chặt chẽ kết hợp sâu sắc giữa
lí và tình nên mang tính thuyết phục cao
thể hiện khát vọng muốn thay đổi đất
? Em có nhận xét gì về cách lập ḷn nước để phát triển đất nước. Và chính
điều này cũng đã khẳng định được thế
của tác giả.
và lực của đan tộc ta thời Lý.
2. Chon Đại La làm kinh đô mới
- Khẳng đinh Đại La vì:
+ Đại La có lợi thế tất cả về các mặt lịch
sử, địa lí, văn hóa, dân cư.
? Với luận điểm này tác giả đã làm rõ
trên cơ sở những luận cứ nào.

+ Đại La là thắng địa của đất Việt

GV trình chiêu hình ảnh về Đại La nay
là Hà Nội để HS nhận thức đó là vùng - Các câu văn viết theo lối văn biền
đất trung tâm, đúng hướng, dân cư, ngẫu-> câu văn tạo thế tương xứng cho
các yếu tố vùng đất Đại La giúp người
phong cảnh cao rộng…
đọc hình dung được thế đất “ Rồng cuộn
? Nhận xét gì về cách viết các câu văn
hổ ngồi”. Mang tính thuyết phục cao->
trong đoạn này.

đặc điểm của văn học trung đại.
GV: trình chiếu các câu văn biền ngẫu
- Kết thúc không phải là một mệnh lệnh
cho học sinh nhận thức.
mà là câu hỏi mang tính đối thoại trao
đổi tạo sự đồng cảm dân chủ giữa vua
Trình chiếu câu ći cùng của văn bản. và thần dân.
Trang 14


? Em có nhận xét gì về cách kết thúc bài
chiếu.
- Quyết cư -> ý chí, khát vọng xây dựng
GV: Tư tưởng này của Lý Thái Tổ cho đất nước vững mạnh.
đến bây giờ thời đại Hồ Chí Minh vẫn
đang được kế thừa và phát huy.
- Lý Công Uẩn là vị minh quân, đại
? Ở đây một lần nữa ý chí khát vọng xây nhân đại trí, đại dũng-> Khâm phục tài
dựng đất nước hùng cường được Lý nhìn xa trơng rộng, tấm lịng vì nước vì
Thái Tổ thể hiện trong từ nào.
dân, niềm tin mãnh liệt vào tương lai sự
? Từ bài chiếu em thấy Lý Công Uẩn đã bền vững quốc gia hưng thịnh. Tự hào
bộc lộ những phẩm chất nào và thái độ về con người, quê hương đất nước mình.
tình cảm của em về người.
III. Tổng kết
- Sự kết hợp hài hịa giữa lí và tình
- ( Ghi nhớ trong SGK)
IV. Củng cố và dặn dò
? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của bài - So sánh nghị luận trung đại và nghị
chiếu.

luận hiện đại?
? Nêu nội dung phản ánh của bài chiếu. - Cảm nhận của em về kinh đô Thăng
Long xưa và nay là Hà Nội?
- Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

c. Kết quả khảo nghiệm
Tôi đã áp dụng đề tài này vào tiết học cụ thể ở lớp 8B trường THCS Êa Trul
và đối chiếu với cũng tiết học này ở lớp 8C nhưng dạy học theo phương pháp
trùn thớng tơi nhận thấy có một sự khác biệt về khơng khí và chất lượng của tiết
học. Với tiết học của lớp 8B học sinh hứng thú tham gia giờ học, hăng hái phát
biểu xây dựng bài, bộc lộ tình cảm u mến chân thành đới với một tác phẩm văn
chương đối với một nhân tài của đất nước. Thật sự hạnh phúc là sau khi kết thúc
giờ học nhiều em đã khơng kìm nén được cảm xúc đã tự thốt lên “ Tác phẩm tuyệt
quá!”. Ngược lại tiết học lớp 8C các em tỏ vẻ chán nản, và khi kiểm tra 5 phút kết
quả khảo sát thì chất lượng không cao.
Sau đây là kết quả thu được ở hai lớp:
Lớp 8B: 18 học sinh
Bài học
Chiếu dời đô

Chất lượng khá giỏi
SL
%
6
33

Chất lượng TB
SL
%
12

67

Chất lượng YK
SL
%
0
Trang 15


Lớp 8C: 20 học sinh
Chất lượng khá giỏi
Bài học
SL
%
Chiếu dời đô
3
15

Chất lượng TB
SL
%
11
55

Chất lượng YK
SL
%
6
30


III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Từ kinh nghiệm thực tế mà mình đã trải nghiệm tơi có một vài suy nghĩ về ý
thức dạy học bộ mơn ngữ văn như sau: Để có một niềm say mê học văn tôi thiết
nghĩ học sinh cần phải có cái nhìn đúng về vai trị ý nghĩa của bộ mơn. Các em
phải có ý thức chuẩn bị bài trước khi học bài mới, trang bị thêm cho mình những
kiến thức ngoài tác phẩm nhưng có liên quan đến tác phẩm. Về phần giáo viên,
trước hết người thầy giáo dạy văn dù có khó khăn như thế nào cũng phải giữ được
ngọn lửa văn chương trong trái tim. Phải đốt ngọn lửa ấy mà truyền đến cho học
sinh. Truyền lửa cho các em bằng cách nghiên cứu phương pháp dạy học để có
những giờ lên lớp có hiệu quả nhất, cho các em được học những giờ văn hay giúp
các em có cái nhìn đúng về mơn học và hứng thú với giờ học văn.
Trên đây là kinh nghiệm thực mà tôi đã trải qua, với những suy nghĩ trong đề
tài cũng như việc tôi đã áp dụng đề tài này vào dạy học cụ thể và có những kết quả
đáng mừng nêu trên, tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp để nhằm học hỏi và nâng
cao trình độ chun mơn của mình và đó chính là kết quả quá trình tự học của tơi.
Vì thế sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế, vậy kính mong hội đồng khoa học các
cấp và đồng nghiệp vui lịng đóng góp ý kiến để chuyên đề của bản thân tôi được
hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị
Để việc vận dụng phương pháp mới vào dạy học tơi có một ý kiến đề xuất
nhỏ đó là: với những SKKN có chất lượng cao, mang tính thực tiễn ở huyện, tỉnh,..
nên đưa về cơ sở để thảo luận và triển khai thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa tầm
hiểu biết kinh nghiệm dạy học của giáo viên./.
Xác nhận của nhà trường

Người viết

...


Trang 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa về phần văn nghị luận trong chương
trình THCS.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 7,8.
3. Sách bài tập Ngữ văn 7,8.
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 7.

Trang 17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×