Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Doanh nghiệp cần làm gì để giữ nhân tài? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.5 KB, 6 trang )

Doanh nghiệp cần làm gì để giữ nhân tài?
Nhân tố con người từ lâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá nhất của
doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế
cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Thực tế đã chứng minh lời nhận xét trên hoàn toàn đúng và minh chứng
hùng hồn là sự thành công của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ cao. Các sản phẩm của Microsoft, Apple, Google cho chúng ta thấy nguyên
liệu để sản xuất ra các sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là chất xám.
Trong nền kinh tế tri thức, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp để có được
nguồn nhân lực chất lượng cao trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Các doanh
nghiệp đều có xu hướng xây dựng cho mình những chiến lược dài hạn để thu hút
và phát triển những cá nhân xuất sắc nhất, những người có thể đưa đến những thay
đổi thần kỳ, tạo sự đột biến cho doanh nghiệp hoặc những lợi thế hơn hẳn đối thủ
cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngày càng trở nên chủ động hơn trong
việc thiết lập các mối quan hệ với các trung tâm đào tạo nhân tài, các nguồn cung
cấp lao động chất lượng cao đế bổ sung cho nguồn nhân lực của mình khi có nhu
cầu.
Thu hút nhân tài là một việc khó, song giữ được nhân tài là công việc nhiều
thử thách hơn đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Từ những nghiên cứu về chính sách quản trị nhân sự của các doanh nghiệp
nổi tiếng thế giới cùng với kinh nghiệm làm việc tại một công ty tuyển dụng nhân
sự tại Mỹ, tác giả bài viết đưa ra một số giải pháp để góp phần giúp các doanh
nghiệp Việt Nam định hướng xây dựng và áp dụng các chính sách để giữ được
nhân tài.
1) Hiểu nhu cầu người lao động
Hiểu được nhu cầu của người lao động là nhân tố quan trọng giúp cho các
chính sách của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ hơn với mong muốn, tâm tư của
người lao động. Khi đạt được điều này mức độ hài lòng của người lao động về
công việc và tổ chúc.của mình sẽ tăng lên và vì vậy cống hiến nhiều hơn. Thực tế
hoạt động của các doanh nghiệp thành công cho thấy họ rất chú ý đến yếu tố này
và coi đó là một chiến lược quan trọng để giữ chân người lao động.


2) Có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng
Hiểu được nhu cầu của nhân viên là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng cơ
chế đãi ngộ thỏa đáng đáp ứng những nguyện vọng của nhân viên trong khả năng
tối đa cho phép. Rõ ràng, nhu cầu của con người là vô cùng phong phú và nhiều
khi rất phức tạp. Chính vì lý do này mà không ít quan điểm cho rằng việc tìm hiểu
và đáp ứng những nhu cầu của người lao động là không thể. Song để giữ được các
nhân tố trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, đây là một việc làm vô cùng
cần thiết. Doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng suy nghĩ chủ quan cho rằng
tăng lương là biện pháp hiệu quả nhất để giữ chân người lao động.
Co chế đãi ngộ được hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm toàn bộ lương,
thưởng, các chế độ phúc là hữu hình cũng như vô hình mang tính vật chất hay phi
vật chất, liên quan đến thể chất hoặc tinh thần của người lao động do doanh nghiệp
cung cấp. Như vậy cơ chế đãi ngộ của doanh nghiệp gồm hình thức cơ bản: Các
lợi ích vật chất trực tiếp, các lợi ích vật chất gián tiếp và sự hài lòng về mặt tâm lý
cho người lao động. Việc cung cấp các lợi ích vật chất trực tiếp và gián tiếp là cơ
chế chung mà chúng ta thường nhìn thấy tại các doanh nghiệp. Hình thức thứ 3
khó nhìn hơn và số lượng các doanh nghiệp chú ý đến yếu tố này trong việc thiết
kế và thực hiện các cơ chế đãi ngộ cũng ít hơn.
Sự hài lòng về mặt tâm lý của người lao động là hình thức được sử dụng
phổ biến gần đậy khi nền kinh tế chuyển từ nền sản xuất công nghiệp sang nền
kinh tế tri thức. Sự hài lòng về mặt tâm lý của người lao động là kết quả của nhiều
lợi ích phi vật chất mà người lao động có được khi làm việc cho doanh nghiệp.
Một môi trường làm việc an toàn, không nhàm chán và thân thiện là mong muốn
của phần lớn người lao động. Bên cạnh đó, người lao động sẽ cảm thấy gắn bó với
doanh nghiệp hơn nếu thành tích của họ được ghi nhận và đánh giá, nếu họ có
được nhiều cơ hội để học tập hoặc thăng tiến trong việc phát triển nghề nghiệp của
mình.
Bên cạnh việc duy trì cả ba hình thức đãi ngộ, doanh nghiệp cận đám bảo
nguyên tắc về sự công bằng và minh bạch trong việc thực hiện các hình thúc đãi
ngộ này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người lao động sẽ có phán ứng tiêu cực ở

mức cao hơn nếu cho rằng họ được đối xử không công bằng so với trường hợp họ
nhận được mức đãi ngộ thấp nhưng công bằng.
3) Xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho người lao động
Người lao động cần được hỗ trợ để xây dựng con đường phát triển nghề
nghiệp của mình. Các cơ hội để thăng tiến và nâng cao vị thế nghề nghiệp luôn
phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy người lao động gắn bó hơn với doanh
nghiệp. Người lao động sẽ không cam kết làm việc ở một doanh nghiệp, nơi họ
không nhìn thây tương lai cho sự phát triển nghê.nghiệp của mình. Đặc biệt trong
điều kiện nền kinh tế mở, người lao động ngày càng được thông tin đầy đủ hơn và
có nhiều cơ hội để lựa chọn, quyết định nghỉ việc của người lao động để làm cho
một doanh nghiệp khác, nơi họ có cơ hội tiềm năng để phát triển nghề nghiệp của
mình là đều khó tránh khỏi.
Các chính sách về phát triển nghề nghiệp của doanh nghiệp càng rõ ràng,
càng chi tiết, người lao động càng xác định rõ hơn hướng đi của mình và đương
nhiên mức độ thúc đẩy họ làm việc để đạt được mục đích đó sẽ cao hơn. Để làm
được điểu này, doanh nghiệp nên chú ý thực hiện các giải pháp sau:
 Cung cấp đầy đủ các thông tin về các cơ hội nghề nghiệp
 Tiêu chuẩn hóa các chức danh và các phươmg thức bổ nhiệm, điều
động.
 Hỗ trợ trong việc lập kế hoạch và thực hiện mực tiêu nghề nghiệp.
 Tạo môi trường không ngừng học tập.
 Cơ chế để phát hiện và đào tạo nhân tài.
4) Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh
Văn hóa doanh nghiệp có thể được hiểu là hệ thống các giá trị vật thể và
phi vật thể được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp. Các giá trị này được biểu hiện thành các quan niệm và tập quán,
truyền thông ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy
nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực
hiện các mực đích chung. Văn hoá doanh nghiệp được coi như một yếu tố quan
trọng đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Văn hóa là công cụ để tập

hợp, phát huy nguồn lực con người, là gạch nối tạo ra lực điều tiết, tác động đến
tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị
của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp.
Thay cho lời kết
Giữ nhân tài là một công việc đầy thử thách và luôn thu hút được sự quan
tâm trong các diễn đàn về quản lý. Trên đây là một vài giải pháp được đưa ra
nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn trong việc gìn giữ
người lao động nói chung và các nhân tài nói riêng.

×