Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Ảnh hưởng của công thức phối trộn giá thể và quy cách hom đến sinh trưởng của cây con hồ tiêu (pipernigrum l) trong điều kiện vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CƠNG THỨC PHỐI TRỘN GIÁ THỂ
VÀ QUY CÁCH HOM GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY CON HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)
TRONG VƯỜN ƯƠM

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2016 - 2020

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: HÀ THANH NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2020


Trang tựa
ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG THỨC PHỐI TRỘN GIÁ THỂ
VÀ QUY CÁCH HOM GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY CON HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)
TRONG VƯỜN ƯƠM


Tác giả
HÀ THANH NAM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nơng học

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. TRẦN VĂN BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2020


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên con xin cảm ơn Bố Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên
người. Cảm ơn các anh chị đã yêu thương, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho con/em
có được ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cơ ở trường đại học Nơng Lâm thành phố Hồ
Chí Minh đã dạy bảo, truyền đạt kiến thức chuyên ngành và giúp đỡ em trong suốt thời gian
theo học tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới ThS. Trần Văn Bình đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn các bạn trong và ngồi lớp, các anh chị và các bạn trong
khoa Nông Học đã động viên, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2020
Sinh viên
Hà Thanh Nam

ii



TĨM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của cơng thức phối trộn giá thể và quy cách hom đến sinh trưởng
của cây con hồ tiêu (Pipernigrum L.) trong điều kiện vườn ươm” do sinh viên Hà Thanh
Nam thực hiện với sự hướng dẫn của ThS.Trần Văn Bình. Đề tài đã được thực hiện từ tháng
11 năm 2019 đến tháng 03 năm 2020 trong điều kiện vườn ươm tại huyện EaHleo, tỉnh Đăk
Lăk. Mục tiêu nhằm xác định công thức phối trộn giá thể và quy cách hom thích hợp cho
cây con giống hồ tiêu SriLanka sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế tại huyện EaHleo,
tỉnh Đăk Lăk.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên 2 yếu tố gồm 4 công thức
phối trộn giá thể và 4 quy cách hom, 3 lần lặp lại. Các chỉ tiêu theo dõi chính bao gồm thời
gian bắt đầu nảy chồi (NSG), tỷ lệ nảy chồi (%), tỷ lệ sống (%), chiều cao chồi (cm), đường
kính chồi (mm), số lá thật/chồi (lá/chồi), số rễ/cây (rễ/cây), chiều dài của rễ dài nhất (cm),
sinh khối tươi (g/cây), sinh khối khô (g/cây), khối lượng chồi khô (g/cây), khối lượng rễ
tươi (g/cây) và khối lượng rễ khô (g/cây). Kết quả đạt được như sau:
Giống hồ tiêu SriLanka sử dụng giá thể được phối trộn từ đất, cát và phân trùn quế
hoặc loại giá thể được phối trộn từ đất, cát và đá perlite với tỷ lệ 1:1:1 có chiều cao chồi
cao nhất (9,4 cm), đường kính chồi lớn nhất (3,6 cm), số lá nhiều nhất (3,3 lá). Loại giá thể
phối trộn từ đất, cát và phân trùn quế có tỷ lệ cây loại 1 cao nhất (77,8%).
Sử dụng loại hom giâm có một đốt cho tỷ lệ sống cao nhất (80,9%), tỷ lệ nảy chồi
cao nhất (76,7%) và ngày nảy chồi sớm nhất (21 ngày).
Kết hợp hai yếu tố công thức giá thể phối trộn từ đất, cát và phân trùn quế với quy
cách hom một đốt cho tỷ lệ sống cao nhất (88,9%), tỷ lệ nảy chồi cao nhất (85,6%), đường
kính chồi lớn nhất (3,7 mm) và lợi nhuận trên 1000 bầu lớn nhất (3.699.000 đồng), tỷ suất
lợi nhuận đạt 1,6. Tỷ suất lợi nhuận lớn nhất (2,12) ở nghiệm thức sử dụng giá thể phối trộn
từ đất và cát với tỷ lệ 1:1 và sử dụng hom giâm loại 1 đốt.
iii



MỤC LỤC
Trang tựa ...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................ix
GIỚI THIỆU ................................................................................................................... 1
Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1
Mục tiêu ........................................................................................................................... 2
Yêu cầu ............................................................................................................................ 2
Giới hạn nghiên cứu ......................................................................................................... 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
1.1 Sơ lược về cây hồ tiêu ................................................................................................. 3
1.2 Đặc điểm thực vật học cây hồ tiêu............................................................................... 4
1.3 Một số phương pháp nhân giống hồ tiêu ..................................................................... 6
1.3.1 Nhân giống hữu tính ................................................................................................ 6
1.3.2 Nhân giống vơ tính................................................................................................... 6
1.4 u cầu sinh thái cây hồ tiêu....................................................................................... 6
1.4.1 Nhiệt độ ................................................................................................................... 7
1.4.2 Ánh sáng .................................................................................................................. 7
1.4.3 Lượng mưa và ẩm độ. .............................................................................................. 7
iv


1.4.4 Đất đai và dinh dưỡng .............................................................................................. 8
1.5 Tình hình sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam ...................................................................... 8
1.6 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới ....................................................................... 9
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 11

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .............................................................................. 11
2.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................... 11
2.2.1 Giống hồ tiêu ......................................................................................................... 11
2.2.2 Vật liệu phối trộn giá thể ........................................................................................ 11
2.2.3 Phân bón và thuốc phịng trừ bệnh ......................................................................... 12
2.3 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................... 12
2.3.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................... 12
2.3.2 Quy cách bầu và chuẩn bị giá thể ........................................................................... 13
2.3.3 Sơ đồ bố trí và quy mơ thí nghiệm ......................................................................... 14
2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................... 15
2.4.1 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng ...................................................................... 15
2.4.2 Các chỉ tiêu về chồi, thân và lá ............................................................................... 15
2.4.3 Các chỉ tiêu về sinh khối và rễ................................................................................ 16
2.5 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................................ 17
2.6 Kỹ thuật chăm sóc hom tiêu sau giâm ....................................................................... 17
2.7 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 18
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 19
3.1 Ảnh hưởng của công thức phối trộn giá thể và quy cách hom giống đến thời gian sinh
trưởng của cây con hồ tiêu trong điều kiện vườn ươm..................................................... 19

v


3.2 Ảnh hưởng của công thức phối trộn giá thể và quy cách hom giống đến sự tăng trưởng
chiều cao, đường kính chồi và số lá ................................................................................ 25
3.3 Ảnh hưởng của công thức phối trộn giá thể và quy cách hom giống đến sinh khối và bộ
rễ của hom giâm ............................................................................................................. 35
3.4 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................................ 42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 44
Kết luận .......................................................................................................................... 44

Đề nghị ........................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 45
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 47
Phụ lục 1 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 47
Phụ lục 2 Kết quả xử lý thống kê .................................................................................... 48

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ (ý nghĩa)

Cs

Cộng sự

Ctv

Cộng tác viên

Đc

Đối chứng

FAOSTAT

Thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc


LLL

Lần lặp lại

NSG

Ngày sau giâm

NN và PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TCN

Trước công nguyên

WP

Wettlable Powder (Dạng bột tan trong nước)

CV

Coefficient of Variation (Hệ số biến thiên)

SAS

Statistical Analys System (Phần mềm thống kê)

NT


Nghiệm thức

LSD

Least Significant Difference (Sai biệt nhỏ nhất)

ANOVA

Analysis of Variance (Phân tích phương sai)

DQI

Dickson Quality Index (Chỉ số chất lượng Dickson)

WASI

Western Highland Agriculture and Forestry Science Insititute (Viện
Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên)

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. 1 Diện tích, sản lượng hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2010- 2017 ................. 9
Bảng 2. 1 Điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm ................................................. 11
Bảng 2. 2 Kết quả phân tích giá thể ..................................................................... 12
Bảng 3. 1 Ngày nảy chồi của các nghiệm thức trong điều kiện vườm ươm .......... 19
Bảng 3. 2 Tỷ lệ hom sống (%) của các nghiệm thức trong điều kiện vườn ươm ... 21
Bảng 3. 3 Tỷ lệ nảy chồi ở các nghiệm thức ........................................................ 23
Bảng 3. 4 Chiều cao chồi ở các nghiệm thức (cm) ............................................... 27

Bảng 3. 5 Đường kính chồi ở các nghiệm thức (mm) ........................................... 29
Bảng 3. 6 Số lá thật của các nghiệm thức ............................................................. 31
Bảng 3. 7 Kích thước lá thứ hai tính từ gốc đến ngọn .......................................... 33
Bảng 3. 8 Trung bình số rễ tại thời điểm 90 NSG ................................................ 35
Bảng 3. 9 Chiều dài của rễ dài nhất tại thời điểm 90 NSG ................................... 36
Bảng 3. 10 Sinh khối tươi và khô tại thời điểm 90 NSG ...................................... 37
Bảng 3. 11 Khối lượng chồi khô tại thời điểm 90 NSG ........................................ 39
Bảng 3. 12 Khối lượng rễ tươi và khô tại thời điểm 90 NSG ................................ 40
Bảng 3. 13 Chỉ số chất lượng Dickson ................................................................. 41
Bảng 3. 14 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức tính trên 1000 bầu................... 42

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2. 1 Quy cách hom sử dụng trong thí nghiệm .............................................. 13
Hình 2. 2 Giá thể A4 sau khi phối trộn ................................................................ 14
Hình 2. 3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm......................................................................... 14
Hình 3. 1 Hom được tính nảy chồi ....................................................................... 20
Hình 3. 2 Cách đo chiều cao chồi ........................................................................ 28
Hình 3. 3 Cách đo đường kính chồi và hom B4 nảy hai chồi thời điểm 50 NSG .. 30
Hình 3. 4 Cách xác định sinh khối ....................................................................... 38

ix


GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là cây công nghiệp dài
ngày đã được trồng từ lâu tại nước ta. Ngày nay, mặc dù giá bán trên thị trường có giảm

nhưng hồ tiêu vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Nhờ thị
trường tiêu thụ rộng lớn mà hồ tiêu được xem là “vua của các loại gia vị”. Hạt tiêu chứa
piperine có vị cay nồng nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng làm gia vị. Ngồi vai trị
làm gia vị, hồ tiêu cịn được sử dụng làm dược liệu trong y học, nước hoa và chất xua đuổi
côn trùng trong nông nghiệp.
Tại Việt Nam nói chung và Đăk Lăk nói riêng, hồ tiêu chủ yếu được trồng với quy
mô nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình. Mỗi hộ trồng hồ tiêu thường tự sản xuất cây con theo kinh
nghiệm và thói quen của bản thân. Vì vậy, kỹ thuật giâm hom chưa có sự thống nhất về
việc sử dụng giá thể và quy cách hom.
Giá thể là môi trường khởi đầu cho rễ cây phát triển. Vì vậy, yêu cầu giá thể phải tơi
xốp, đảm bảo cho sự phát triển của bộ rễ của cây con.
Kỹ thuật nhân giống vơ tính đối với hồ tiêu chủ yếu là giâm cành, nếu cành giâm
được cắt quá ngắn sẽ khiến sự sinh trưởng của hom bị hạn chế, nếu cành giâm quá dài thì
sẽ gây lãng phí cành giâm, ảnh hưởng tới hệ số nhân giống.
Nếu xác định đúng được cả hai yếu tố giá thể và quy cách hom phù hợp cho mỗi địa
phương sẽ giúp giảm lãng phí hom giống, thống nhất thành phần giá thể và tận dụng vật
liệu sử dụng làm giá thể phù hợp với điều kiện địa phương. Từ đó khuyến cáo đưa vào sản
xuất để đạt được năng suất hạt hồ tiêu thương phẩm cao và chất lượng hạt đồng đều.

1


Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng của công thức phối trộn giá thể và
quy cách hom giống đến sinh trưởng của cây con hồ tiêu (Piper nigrum L.) trong vườn
ươm” đã được thực hiện

Mục tiêu
Xác định công thức phối trộn giá thể và quy cách hom, tìm ra cơng thức phù hợp
giúp giảm tỷ lệ cây chết, tăng tỷ lệ bật mầm và ra rễ trên hom giâm hồ tiêu trong điều kiện
vườn ươm.

Yêu cầu
Thu thập, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của hom giâm hồ tiêu nhằm xác định
công thức giâm hom phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương.
Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung quan sát ảnh hưởng của một số công thức phối trộn giá thể và
quy cách hom giống đến sinh trưởng của cây con hồ tiêu trong điều kiện vườn ươm.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. thuộc lớp Magnoliophyta, bộ
Piperales, họ Piperaceae, chi Piper, còn có tên khác là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ,
là một loại dây leo, thân nhẵn, dài, không mang lông. Chi tiêu Piper là một chi quan trọng
về kinh tế và sinh thái học trong họ hồ tiêu Piperaceae, bao gồm khoảng 1000 đến 2000
loài. Sự đa dạng trong chi này giành được sự quan tâm trong nghiên cứu và tìm hiểu tiến
hóa thực vật (Dyer và Palmer, 2004).
Parthasarathy (2005) cho rằng hồ tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, mọc hoang trong các
cánh rừng nhiệt đới ẩm phía Tây vùng Ghats và Assam, chiếm vị trí quan trọng nhất trong
các loại gia vị. Hồ tiêu được người Hindu mang tới Java (Indonesia) vào khoảng năm 600
TCN (Trần Văn Hịa, 2001). Những giống hồ tiêu hiện đang trồng có lẽ có nguồn gốc từ
những lồi hoang dại thơng qua q trình thuần hóa và chọn lọc.
Cây hồ tiêu được trồng 41 nước trên thế giới với tổng sản lượng năm 2017 là 586.732
ha (FAO, 2019), trồng thương mại nhiều nhất ở vùng xích đạo và vùng nhiệt đới trong
khoảng vĩ độ từ 20°B – 20°N, ở độ cao lên đến 1.500 m so với mực nước biển và lượng
mưa từ 2000 – 3000 mm/năm (Sivaraman và ctv, 1999).
Năm 2000, Ravindran đã thống kê được các giống hồ tiêu hiện đang trồng phổ biến
tại một số quốc gia có diện tích lớn, gồm: Malaysia có ba giống hồ tiêu được trồng nhiều,

trong đó Kuching là giống phổ biến nhất; Ở Thái Lan, bốn giống được trồng phổ biến là
Antique, Ban keow, Prang Thi Bai yick và Prang Thi; Ở Sri Lanka, giống tiêu Ceylon cho
năng suất trung bình và được trồng phổ biến (Ravindran, 2000). Cây hồ tiêu bắt đầu được
trồng ở châu Phi, châu Mỹ từ cuối thế kỷ XIX.
Tại Việt Nam, cây hồ tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI nhưng đến
thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Phan Hữu Trinh, 1987). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu
3


được trồng với diện tích tương đối lớn ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang),
chủ yếu được trồng bởi người Hoa theo Mạc Cửu di cư vào Hà Tiên. Cũng trong thời gian
này và đầu thế kỷ XX, cây hồ tiêu được các chủ đồn điền người Pháp trồng tại Bình Long,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Bình và Quảng Trị.
Ở nước ta có bốn vùng trồng hồ tiêu chính là Quảng Trị-Thừa Thiên Huế, Tây
Ngun, Đơng Nam Bộ và đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó, diện tích lớn nhất là Tây
Ngun và Đơng Nam Bộ do đất đai và khí hậu thích hợp. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
do đất thấp và hằng năm bị ngập lũ nên không phát triển rộng, ngoại trừ vùng Hà Tiên và
Phú Quốc (Kiên Giang) là vùng sản xuất hồ tiêu đặc biệt. Ngoài các vùng trên, cây hồ tiêu
còn được trồng tại một số nơi ở Bắc Trung Bộ (Nghệ An) và duyên hải miền Trung (Quảng
Nam đến Khánh Hòa) (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
Việt Nam là nước có tốc độ sản xuất hồ tiêu tăng nhanh. Trước năm 2003, Việt Nam
là nước xuất khẩu hồ tiêu đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Từ năm 2003 đến nay, Việt
Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu.
1.2 Đặc điểm thực vật học cây hồ tiêu
- Rễ: rễ cây hồ tiêu phát triển sâu 1,0 đến 1,5 m. Phần rễ dưới đất quan trọng hơn
phần rễ ở trong khơng khí. Hệ rễ của hồ tiêu phát triển nhiều nhất trong khoảng độ sâu từ
20 - 50 cm và lan đến rìa tán lá. Cây hồ tiêu có 4 loại rễ chính:
Rễ cọc: sau khi gieo, phôi rễ phát triển thành rễ cọc đâm sâu vào đất khoảng từ 2,02,5 m, rễ cọc có nhiệm vụ là hút nước chống hạn và giúp cây đứng vững.
Rễ cái: phát triển từ cây tiêu trồng bẳng hom. Mỗi hom có từ 3 – 6 rễ cái, nhiệm vụ
chính là hút nước chống hạn cho cây trong mùa khô, sau trồng 1 năm, rễ cái có thể ăn sâu

tới 2,0 m.
Rễ phụ: rễ phụ mọc ra từ rễ cái thành từng chùm, mang nhiều lông hút, tập trung
nhiều ở độ sâu 15 – 40 cm. Nhiệm vụ chính là hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây. Đây là
loại rễ quan trọng nhất của cây hồ tiêu trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Rễ bám: cịn gọi là rễ khí sinh, rễ thằn lằn. Rễ này mọc từ đốt thân chính hoặc cành
4


của cây tiêu, có nhiệm vụ chính là giữ cây bám chắc vào nọc, chức năng hấp thụ nước và
dinh dưỡng chỉ là thứ yếu (Võ Thái Dân, 2015).
- Thân: thân cây hồ tiêu thuộc loại thân gỗ dây leo, có nhiều đốt, ở mỗi đốt đều sinh
ra chồi và rễ bám ngắn, bám vào cây trụ. Chính những chồi này sản sinh ra các cành quả.
Cây hồ tiêu có 3 loại cành:
Cành quả (cành ác): là cành mang trái, phát sinh từ các mầm nách. Mỗi nách lá chỉ
có một mầm ngủ có khả năng phát triển thành cành quả. Trên cây hồ tiêu trồng bằng dây
thân, cành quả phát sinh rất sớm. Đặc trưng của cành quả là góc độ phân cành lớn, mọc
ngang, độ dài cành và độ dài lóng thường ngắn. Trên mỗi đốt cành quả cũng có một mầm
ngủ có khả năng phát sinh thành cành cấp 2, cấp 3.
Cành lươn (dây lươn): là cành phát sinh từ mầm nách của các đốt gần sát gốc của
cây hồ tiêu. Cành lươn bò sát đất và các lóng rất dài. Cành lươn cũng được dùng để nhân
giống bằng giâm hom hoặc chiết. Cây hồ tiêu được trồng bằng cành lươn thường ra hoa,
quả chậm hơn so với cây trồng bẳng cành vượt nhưng sinh trưởng khỏe và thời gian thu
hoạch dài hơn.
Cành vượt (cành tược): thường phát sinh từ mầm nách trên các cây hồ tiêu nhỏ hơn
một tuổi. Đối với cây trưởng thành, cành vượt phát sinh từ các mầm nách trên dây thân
chính. Đặc điểm của cành tược là góc độ phân cành nhỏ, thường dưới 45°, cành mọc tương
đối thẳng. Cành tược sinh trưởng khỏe, lóng ngắn, các đốt có nhiều rễ bám, thường được
dùng để giâm cành nhân giống.
- Lá: cuống lá dài từ 2 - 3 cm, phiến lá từ 10 - 25 cm, rộng từ 5 - 10 cm, trên phiến
lá có năm gân lá hình lơng chim, phía mặt trên lá bóng láng và xanh hơn mặt dưới lá. Ở

mơi nách lá có một mầm ngủ có thể phát triển thành cành tược, cành mang quả hay cành
lươn tùy theo vị trí và giai đoạn phát triển của cây.
- Hoa: Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự hình gié, dài 7 – 12 cm tùy giống tiêu và tùy
điều kiện chăm sóc. Trên hoa tự có bình qn 20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc. Hoa tiêu
lưỡng tính hoặc đơn tính. Các giống tiêu cho năng suất cao thường có tỷ lệ hoa lưỡng tính
nhiều hơn.
5


- Quả: quả hồ tiêu hình cầu, thuộc loại quả hạch, khơng có cuống. Đây là bộ phận
sử dụng chính của cây hồ tiêu. Mỗi quả hồ tiêu chỉ có 1 hạt. Hạt tiêu là tên gọi chung cho
các sản phẩm thu hoạch từ quả.
1.3 Một số phương pháp nhân giống hồ tiêu
1.3.1 Nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính bằng hạt cho cây có rễ cọc dài và ăn sâu nên chịu hạn tốt, tuổi
thọ dài. Nhược điểm là rất lâu cho quả, thường mất từ 6 – 7 năm từ khi gieo hạt thì cây mới
cho quả, sinh trưởng chậm (Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh, 2007). Nhân
giống bằng hạt thường áp dụng cho mục đích thí nghiệm, lai tạo giống và hầu như không
được sử dụng trong thực tế vì cây con khơng đảm bảo được đặc tính của cây mẹ, cây yếu
và chậm phát triển (Tôn Nữ Tuấn Nam và ctv, 2008).
1.3.2 Nhân giống vô tính
Cây hồ tiêu có thể nhân giống vơ tính bằng giâm cành và ghép cành. Ngồi ra, ni
cấy mơ thực vật là phương pháp nhân giống nhanh và tạo ra cây con sạch bệnh, ổn định về
di truyền.
Phương pháp nhân giống vơ tính hiện nay được sử dụng chủ yếu là giâm cành từ
thân chính hoặc dây lươn. Phương pháp giâm cành được thực hiện dễ dàng, mau cho quả,
giữ được đặc tính của cây giống được chọn và có chi phí rẻ hơn so với phương pháp ni
cấy mơ thực vật.
1.4 Yêu cầu sinh thái cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu thích hợp với vùng nhiệt đới ẩm, có phạm vi phân bố vào khoảng 200 vĩ

Bắc và Nam, đòi hỏi lượng mưa phân bố đều và nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao. Nhiệt
độ là yếu tố chủ yếu phân bố giới hạn vùng trồng hồ tiêu trên thế giới. Hồ tiêu có đặc tính
chung là sợ gió, sợ úng và sợ lạnh, cần đất tốt và độ ẩm khơng khí cao (Nguyễn Mạnh
Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).

6


1.4.1 Nhiệt độ
Hồ tiêu thích nghi tốt với khí hậu ôn hòa, không chịu được nhiệt độ thay đổi nhiều,
nhiệt độ thấp nhất khoảng 10°C, thích hợp nhất trong khoảng 20 – 30°C, nhiệt độ đất ở độ
sâu 30 trong khoảng 25 – 30°C (Nguyễn Tăng Tôn, 2005).
Tại những độ tuổi khác nhau, hồ tiêu có những phản ứng khác nhau với nhiệt độ.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng đều gây hại cho hồ tiêu. Ví dụ, nhiệt độ 150C kéo dài
khiến hồ tiêu ngừng sinh trưởng, dưới 100C kéo dài trong 5 ngày hoặc 60C kéo dài trong 3
ngày khiến lá ngọn bị thâm đen, héo và rụng dần. Nhiệt độ trên 350C ở mặt đất khiến thân
cành non cháy khô nếu không tủ gốc (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
1.4.2 Ánh sáng
Hồ tiêu là loại cây ưa sáng, thích hợp trồng ở những vùng có ánh sáng tán xạ nhẹ,
nếu nắng q gắt thì nên che bóng cho hồ tiêu, nhất là cây con. Nếu hồ tiêu đã phủ trụ thì
cần cường độ ánh sáng lớn hơn cây con. Ánh sáng tán xạ thích hợp cho yêu cầu sinh trưởng,
phát dục và phân hóa mầm hoa. Giai đoạn hồ tiêu ra hoa đậu quả, ni quả đến khi quả chín
cần nhiều ánh sáng (Phan Hữu Trinh và cs, 1987)
1.4.3 Lượng mưa và ẩm độ.
Cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển bình thường trong vùng ít mưa nhưng phân bố
đều, lượng mưa hằng năm trong khoảng 1000 – 3000 mm. Phân bố lượng mưa, khả năng
thốt nước và giữ ẩm của đất đóng vai trò quan trọng hơn là tổng lượng mưa. Lượng mưa
khá là điều thuận lợi nếu thoát nước tốt, ngược lại hồ tiêu dễ bị bệnh (Phan Quốc Sủng,
2000)
Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu

nhưng ẩm độ cao liên tục lại hạn chế sinh trưởng cây hồ tiêu và tạo điều kiện cho sâu bệnh
phát sinh. Cây hồ tiêu chịu được ẩm độ khoảng 65% trong mùa khô và 98% trong mùa mưa
(Phan Quốc Sủng, 2000).

7


1.4.4 Đất đai và dinh dưỡng
Đất trồng hồ tiêu phải thuộc loại tơi xốp, giàu mùn, thành phần hữu cơ nhẹ đến trung
bình. Đất có tầng canh tác dày trên 70 cm, dễ thốt nước, khơng bị úng ngập, độ pH thích
hợp từ 5,5 đến 6,5. Hồ tiêu được trồng trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất đỏ bazalt,
đất sét pha cát, đất phù sa bồi và đất xám. Loại đất trồng hồ tiêu thích hợp phụ thuộc vào
những đặc tính theo sau của đất là thốt nước tốt, khả năng giữ nước thích hợp, cấu trúc đất
tơi xốp, pH trung bình và phải giàu dinh dưỡng dự trữ trong đất (Waard, 1964). Đất trồng
hồ tiêu nên có mùn lớn hơn 2%, lượng đạm lớn hơn 1,5%, tỷ lệ C/N ở tầng mặt cao (1520/1).
Tại Việt Nam, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, độ dốc khuyến cáo để
trồng hồ tiêu dưới 3% là thích hợp. Nước ta có sự đa dạng về nguồn gốc đất đai, trong đó
có những loại đất thích hợp để trồng hồ tiêu như đất sét pha cát ở Hà Tiên (Kiên Giang),
loại đất này dễ canh tác, thoát nước tốt nhưng không giàu dinh dưỡng bằng đất đỏ bazalt
của các tỉnh Tây Nguyên và một số nơi thuộc khu vực Đơng Nam Bộ.
1.5 Tình hình sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam
Hồ tiêu là một loại cây dài ngày rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết, khí hậu và dễ
nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại. Vì vậy, hồ tiêu thường được trồng trên vùng đất đỏ bazalt
có độ phì cao, một số diện tích tiêu cũng được canh tác trên đất xám. Hiện nay, hồ tiêu được
trồng chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở Gia Lai,
Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. Trong đó chủ yếu là
trồng trên nền đất đỏ bazalt với hơn 7.000 ha. Các tỉnh khác tuy có trồng hồ tiêu nhưng diện
tích ít hơn và khơng theo hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu (Nguyễn Quốc Phong và cs,
2015).


8


Bảng 1. 1 Diện tích, sản lượng hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2010- 2017
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Diện tích
44.300 45.070 48.519 50.998 58.527 67.841 81.790 93.507
(ha)
Sản lượng
105.400 111.964 120.276 125.023 151.761 176.789 216.432 252.576
(tấn)
FAOSTAT, 2019

1.6 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
Số liệu của 15 năm gần đây cho thấy, không có thêm quốc gia sản xuất hồ tiêu mới
thuộc loại hình “ơng lớn”, trong khi đó có q nhiều thay đổi xảy ra ở các nước sản xuất hồ
tiêu truyền thống. Việc mở rộng sản xuất hồ tiêu nhìn chung chưa có thay đổi nào, ngoại
trừ Việt Nam đã và đang gia tăng diện tích trồng hồ tiêu từ 36.106 ha vào năm 2001 lên
đến 57.000 ha năm 2015. Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng diện tích trồng lên đến 14.300 ha.
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất với 195.000 ha trên toàn lãnh
thổ. Indonesia duy trì ổn định ở con số 116.000 ha. Việt Nam báo cáo diện tích trồng tiêu
đạt 57.000 ha với tốc độ tăng dần đều theo mỗi năm. Brazil báo cáo có 45.000 ha trong năm

2004 nhưng giảm xuống cịn 35.000 ha vào năm 2006 (Nguyễn Tăng Tôn, 2005). Từ 2007
đến 2015, thống kê chính thức của Brazil cho con số trồng hồ tiêu là 20.000 ha. Sri Lanka
tăng diện tích đạt con số 32.470 ha vào năm 2015, đứng hạng tư trong sáu nước thành viên
của IPC có diện tích trồng hồ tiêu tăng. Malaysia đạt thấp nhất là 16.300 ha. Diện tích tăng
của Trung Quốc đã đạt 25.000 ha năm 2017. Sự thay đổi này xét về tổng qt khơng có ý
nghĩa trong các nước khác cũng sản xuất hồ tiêu (FAOSTAT, 2019).
Ngành trồng tiêu thế giới trong thời gian từ 1996 đến 2015 có sản lượng tiêu hạt tăng
nhanh, với sự đóng góp tích cực của Việt Nam kể từ năm 2003. Trước đó, nước dẫn đầu
ln là Ấn Độ và Indonesia. Năm 1990, Việt Nam chỉ đóng góp 4% sản lượng hồ tiêu thế
giới, nhưng đến năm 2000 là 14%, năm 2003 là 25%. Năm 2015, Việt Nam đóng góp 32%
sản lượng hồ tiêu thế giới; kế đó là Ấn Độ góp 18%, Indonesia góp 16%, Malaysia góp 7%,
Sri Lanka góp 6% và phần cịn lại của thế giới đóng góp 12%. Trong 10 năm qua, diện tích
9


trồng hồ tiêu tăng 29% và sản lượng hồ tiêu tăng 85%. Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu tăng
204% trong 30 năm qua, có nghĩa là trung bình mỗi năm tăng được 6,8%. (FAOSTAT,
2017)
Diện tích và sản lượng hồ tiêu toàn thế giới tới năm 2017 đạt 586.732 ha và 725.856
tấn cho thấy thị trường tiêu thụ rộng lớn của loại nông sản này (FAOSTAT, 2017).

10


Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian thí nghiệm: từ tháng 11/2019 đến tháng 03/2020.
Địa điểm thí nghiệm: vườn ươm tại huyện EaHleo, tỉnh Đăk Lăk.
Vườn ươm được dựng bằng khung gỗ trên nền đất bằng phẳng, che lưới đen xung

quanh nhằm hạn chế ánh sáng trực xạ. Nhiệt độ vườn ươm dao động từ 20 - 30°C, ẩm độ
duy trì trong khoảng 75 – 80%.
Bảng 2. 1 Điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm
Thơng số
Tháng

Nhiệt độ
trung bình (0C)

Ẩm độ
trung bình (%)

Tổng lượng mưa
(mm)

Tổng số
giờ nắng (giờ)

21,7
20,0

85,7
86,4
81,0
72,5
71,0

18,8
0
2

0
1

185,2
206,8
204,4
210,0
208,0

11/2019
12/2019
01/2020
02/2020
03/2020

20,6
23,0
25,2

(Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, Gia Lai, 2020).
2.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2.1 Giống hồ tiêu
Sử dụng cành lươn bánh tẻ của giống hồ tiêu Sri Lanka. Cành sử dụng có đường
kính từ 3 – 5 mm, chiều dài và số đốt mỗi cành được xác định cho phù hợp với yêu cầu thí
nghiệm.
2.2.2 Vật liệu phối trộn giá thể
- Đất: được lấy ở tầng đất sâu từ 30 – 50 cm trên vùng đất đỏ bazalt, vùng đất đang
canh tác đậu phộng.
- Cát thô: sử dụng cát sông, lọc qua sàng kích thước 5 mm để loại bỏ rác.
11



- Phân trùn quế: sử dụng phân trùn quế đóng bao sẵn, thương hiệu Prosoil.
-Mụn dừa: được ủ với dung dịch nước vôi 2% trong 15 ngày để khử hàm lượng tanin
và lignin.
2.2.3 Phân bón và thuốc phịng trừ bệnh
Sử dụng phân Urea chứa 46% N do công ty phân bón Phú Mỹ sản xuất.
Sử dụng thuốc gốc đồng COC85WP liều lượng 750 ppm phun trừ nấm một lần trong
vườn ươm trước khi cắm hom giâm.
2.3 Phương pháp thí nghiệm
2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí trong vườn ươm theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên
(Complete Randomize Design).
Yếu tố A là công thức phối trộn giá thể, có bốn cơng thức phối trộn giá thể:
A1: Phối trộn đất: cát: phân trùn quế theo tỷ lệ 1: 1: 1.
A2: Phối trộn đất: cát: mụn dừa theo tỷ lệ 1: 1: 1.
A3: Giá thể đối chứng, phối trộn đất cát theo tỷ lệ 1: 1.
A4: Phối trộn đất: cát: đá perlite theo tỷ lệ 1: 1: 1.
Bảng 2. 2 Kết quả phân tích giá thể
A1

A2

A3

A4

pHH2O

7,0


6,1

6,3

7,0

CHC (%)

1,0

0,6

0,1

0,7

CEC (meg/100g)

1,8

0,7

0,9

0,2

Dung trọng (g/cm3)

0,833


0,793

1,155

0,804

Phịng phân tích Nơng Hóa, Viện WASI,2020
Yếu tố B là quy cách hom giâm, mỗi hom được phân biệt theo số lượng đốt thân, cắt
xéo hai đầu hom phía sau đốt thân, vết cắt cách đốt thứ nhất (đốt nằm trên mặt đất) 1 – 1,5
12


cm. Hom giống trước khi cắm vào bầu giâm cần cắt bỏ toàn bộ lá và nhúng vào dung dịch
NAA 625 ppm trong 10 phút sau đó cắm thẳng vào bầu.
Có 4 quy cách hom:
B1: Hom 1 đốt, phần dưới đốt dài 4 – 5 cm, cắm vào bầu đến sát đốt.
B2: Hom 2 đốt, phần dưới đốt thứ 2 dài 2 – 3 cm, cắm 1 đốt vào bầu ươm, cắm đến
sát đáy bầu.
B3: Hom 3 đốt, phần dưới đốt thứ 3 dài 2 – 3 cm, cắm 1 đốt vào bầu ươm, cắm đến
sát đáy bầu (ĐC).
B4: Hom 4 đốt, phần dưới đốt thứ 4 dài 2 – 3 cm, cắm 1 đốt vào bầu ươm, cắm đến
sát đáy bầu.

Hình 2. 1 Quy cách hom sử dụng trong thí nghiệm
2.3.2 Quy cách bầu và chuẩn bị giá thể
Bầu đựng giá thể là bầu nylon đen có kích thước 8 x 18 cm, có đục 8 lỗ thốt nước
ở phần dưới bầu, phân bố thành 2 hàng, hàng cuối cùng cách đáy bầu 2 cm.

13



Giá thể được trộn đều theo thể tích đảm bảo các mức tỷ lệ quy định theo từng nghiệm
thức và cho vào đầy miệng bầu.

Hình 2. 2 Giá thể A4 sau khi phối trộn
2.3.3 Sơ đồ bố trí và quy mơ thí nghiệm
A1B1
A1B3
A2B1

A4B3

A3B1

A4B2

A1B2

A2B3

A4B4

A2B1

A2B2

A3B1

A4B2


A2B2

A4B1

A1B2

A3B3 (ĐC)

A1B2

A4B1

A3B1

A2B1

A3B3 (ĐC)

A3B4

A3B2

A3B4

A4B3

A2B4

A4B2


A2B4

A1B4

A1B4

A4B1

A1B3

A2B4

A1B1

A4B3

A2B3

A1B1

A2B3

A3B4

A2B2

A3B2

A4B4


A1B3

A4B4

A3B3 (ĐC)

A1B4

A3B2

Hình 2. 3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

14


Số ơ thí nghiệm: 16 NT x 3 LLL = 48 ơ cơ sở.
Số hom thí nghiệm: 16 NT x 3 LLL x 30 bầu/ô cơ sở x 1 hom/bầu = 1.440 hom.
Diện tích mỗi ơ thí nghiệm: 0,48 x 0,4 = 0,192 m2.
Khoảng cách giữa các nghiệm thức 0,5 m.
Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 0,5 m.
Diện tích khu vực đặt bầu: (0,64 x 6 + 0,5 x 5) x (0,48 x 8 + 0,5 x 7) = 46,8 m2
Diện tích tồn khu thí nghiệm: 7 x 8 = 56 m2.
2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.4.1 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng
- Thời gian bắt đầu nảy chồi: khi có 10% số hom nảy chồi cao hơn 1 cm, theo dõi và
ghi nhận trên tồn bộ số ơ thí nghiệm.
- Tỷ lệ nảy chồi (%) ở 30 NSG: theo dõi, ghi nhận định kỳ 15 ngày/lần trên tồn bộ
số ơ thí nghiệm cho đến khi 100% số hom nảy chồi hoặc kết thúc thí nghiệm.
- Tỷ lệ sống (%) ở 30 NSG: theo dõi, ghi nhận định kỳ 15 ngày/lần trên tồn ơ thí

nghiệm đến khi kết thúc thí nghiệm.
2.4.2 Các chỉ tiêu về chồi, thân và lá
Mỗi nghiệm thức bao gồm 30 bầu được xếp theo chiều 5 x 6 bầu, tiến hành theo dõi
10 cây nằm giữa ô nghiệm thức theo các chỉ tiêu:
- Chiều cao chồi (cm): đo từ vị trí nảy chồi đến đỉnh chồi, tiến hành đo từ 40 NSG
và đo định kỳ 10 ngày/lần.
- Đường kính chồi (mm): sử dụng thước kẹp điện tử đo tại vị trí giữa lóng thứ nhất
của chồi. Tiến hành đo từ 40 NSG và đo định kỳ 10 ngày/lần.

15


×