Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại chi nhánh công ty TNHH thương mại Rồng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.89 KB, 45 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Trong hệ thống kế toán của mỗi doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận cấu thành
như: Kế toán tiền mặt, Kế toán công nợ, Kế toán vật tư, Kế toán thuế….và không thể
không nhắc tới kế toán các khoản thanh toán với người lao động. Đây được coi là một
trong những bộ phận kế toán quan trọng nhất của doanh nghiệp, bởi tiền lương và các
khoản trích theo lương không chỉ là một loại chi phí đơn thuần mà nó còn là chi phí
cho một loại đầu vào hết sức đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến năng lực, sức mạnh bên
trong của doanh nghiệp, đó là: “Nguồn nhân lực”. Doanh nghiệp nào cũng mong muốn
giảm tối đa chi phí, trong đó có chi phí cho người lao động, trong khi đó người lao
động lại muốn có được những khoản thu nhập cao để bù đắp sức lao động và đảm bảo
cuộc sống của bản thân, gia đình. Lời giải cho bài toán này chính là nhiệm vụ của kế
toán các khoản phải thanh toán với người lao động. Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt, sử
dụng hợp lý lao động và tính đúng thù lao, thanh toán tiền lương và các khoản liên
quan kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, chất lượng lao động
từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, mang lại lợi nhuận cao hơn cho
doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói kế toán các khoản thanh toán với người lao động có
ý nghĩa hết sức to lớn đối với mọi doanh nghiệp hiện nay.
Từ thực tiễn thực tập tại Chi nhánh công ty TNHH TM Rồng Việt. Cùng với sự
hướng dẫn tận tình của Thầy giáo PGS. TS Phạm Đức Hiếu em đã nhận đề tài: “Kế
toán các khoản thanh toán với người lao động tại chi nhánh công ty TNHH
thương mại Rồng Việt” làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài.
- Mục tiêu đào tạo của nhà trường: Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận về kế
toán các khoản thanh toán với người lao động của các doanh nghiệp nói chung
nhằm rèn luyện và nâng cao kiến thức thực tế của sinh viên về kế toán các
khoản thanh toán với người lao động.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu


- Đi sâu tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kế toán các khoản thanh toán
với người lao động tại chi nhánh công ty TNHH TM Rồng Việt. Từ đó phát hiện
ra những ưu nhược điểm trong kế toán các khoản thanh toán với người lao động
của công ty và đưa ra các giải pháp phù hợp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
 Đối tượng:
- Một số lý luận cơ bản về Kế toán thanh toán tiền lương với người lao động tại
doanh nghiệp thương mại.
- Tìm hiểu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh công ty
TNHH TM Rồng Việt.
- Nghiên cứu các hình thức trả lương của công ty, từ đó rút ra các ưu, nhược điểm
của hình thức đó. Đồng thời đưa ra một vài nhận xét và kiến nghị về tiền lương
và các khoản trích theo lương của Chi nhánh công ty TNHH TM Rồng Việt đối
với người lao động.
 Phạm vi:
Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi là chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và
vừa theo quyết định 48/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính; Bộ luật lao động nam
1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007; Luật kế toán năm 2003; luật thuế
TNCN năm 2007, thông tư số 84/2008/TT-BTC “Hướng dẫn thi hành nghị định
số 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thuế TNCN” Luật
BHXH năm 2006; luật BHYT và một số nghị định , thông ty hướng dẫn thi
hành.
- Không gian: Khảo sát tại chi nhánh công ty TNHH TM Rồng Việt – 230 Xã
Đàn, Đống Đa, Hà Nội từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012
- Thời gian: Số liệu năm 2010, 2011
4. Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Các dữ liệu từ bảng chấm công, thang bảng
lương, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán thưởng… được xin ở phòng kế

toán của công ty.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập được dữ liệu sẽ đem so sánh
với lý luận chung để thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại để
từ đó đưa ra những giải pháp xoay quanh vấn đề “Các khoản thanh toán với
người lao động”.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Chương I: Cơ sở lý luận về Kế toán các khoản thanh toán với người lao động.
Chương II: Thực trạng về công tác Kế toán các khoản thanh toán với người lao
động tại Chi nhánh công ty TNHH TM Rồng Việt.
Chương III: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Kế toán các
khoản thanh toán với người lao động tại Chi nhánh công ty TNHH TM Rồng
Việt.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI
NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1.1 Tiền lương, quỹ tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh
nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc, chất lượng lao
động mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp nhằm tái sản xuất sức lao
động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương hay còn gọi là tiền công gắn liền với thời gian và kết quả lao động
mà người lao động đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh donah của
doanh nghiệp.
Tiền lương thực chất là biểu hiện bằng tiền, là thước đo kết quả lao động, là đòn
bẩy kinh doanh thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho tất cả lao động

thuộc doanh nghiệp quản lý.
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương
thời gian và tiền lương sản phẩm)
+ Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất lương): Phụ
cấp tiền ăn, đi lại, điện thoại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, làm thêm giờ,
phụ cấp khu vực
+ Tiền lương trả công nhân trong khi ngừng sản xuất, hoạt động vì nguyên nhân
khách quan như: hội họp, nghỉ phép…
+ Tiền lương trả công nhân làm ra các sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy
định.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
- Lương tháng: Lương trả cho người lao động theo thang bậc lương. Mức lương
mà người lao động tính theo thời gian là tháng không phân biệt số ngày làm việc
trong tháng.
- Lương ngày: Tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số
ngày làm việc thực tế theo tháng
- Lương giờ: Căn cứ vào mức lương ngày và số giờ làm việc trong ngày. Lương
giờ thường dung cho người lao động do làm thêm ca, thêm giờ.
- Lương công nhật: Lương trả cho người lao động làm những công việc tạm, chưa
sắp xếp được vào các thang bậc lương.
- Trả lương theo sản phẩm: Trả lương cho người lao động theo số lượng và chất
lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành.
1.1.1.2 Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp:
 Bảo hiểm xã hội:
Theo quy định tại điều 3 – Luật BHXH: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Đối với những đơn vị tham gia cả 3 loại hình bảo hiểm là BHXH, BHYT,
BHTN thì người sử dụng lao động phải đóng 17%, người lao động phải đóng
7%; đối với BHYT, người sử dụng lao động phải đóng 3%, người lao động phải
đóng 1,5%; đối với BHTN người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động
đóng 1%, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1%. Với các đối tượng chỉ tham gia
BHXH, BHYT thì người sử dụng lao động phải đóng 17% BHXH, 3% BHYT;
người lao động phải đóng 7% BHXH và 1,5% BHYT. Với thành phần phu
nhân, phu quân thuộc ngân sách nhà nước người sử dụng lao động phải đóng
13% BHXH, người lao động phải đóng 7% BHXH.
 Bảo hiểm y tế:
Theo quy định tại Điều 2 – Luật Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo
hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định
của Luật này.
Quỹ BHYT là quỹ tiền tệ được trích lập bằng cách tính thêm vào chi phí sản
xuất, chi phí kinh doanh một số tiền theo tỷ lệ quy định với tiền lương cơ bản phải trả
cho cán bộ công nhân.
 Bảo hiểm thất nghiệp:
BHTN là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định là 2% trên tổng quỹ lương
thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty nhằm giúp đỡ họ và gia
đình về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp công nhân viên bị mất việc làm.
 Kinh phí công đoàn:
Kinh Phí Công Đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹ
lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm chăm
lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt của công
đoàn tại doanh nghiệp.
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến kế toán các khoản thanh toán với người
lao động trong doanh nghiệp.

1.1.2.1 Nội dung các khoản thanh toán người lao động trong doanh nghiệp
 Tiền lương
- Lương tháng: lương trả cho người lao động theo thang bậc lương. Mức lương
mà người lao động tính theo thời gian là tháng không phân biệt số ngày làm việc trong
tháng.
- Lương ngày: tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày
làm việc thực tế theo tháng
- Lương giờ: căn cứ vào mức lương ngày và số giờ làm việc trong ngày. Lương
giờ thường dung cho người lao động do làm thêm ca, thêm giờ.
- Lương công nhật: lương trả cho người lao động làm những công việc tạm, chưa
sắp xếp được vào các thang bậc lương.
- Trả lương theo sản phẩm: trả lương cho người lao động theo số lượng và chất
lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành.
 Các khoản khác với người lao động :
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
Tiền thưởng, các khoản phúc lợi, trợ cấp từ quỹ dự phòng mất việc, BHXH phải trả,
các khoản khoản khấu trừ lương
 Các hình thức trả lương
- Hình thức trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương thường được áp dụng
để trả lương cho lao động gián tiếp làm công tác văn phòng và quản lý như: ban giám
đốc, các phòng ban, nghiệp vụ
- Cách tính
- Tiền lương
thời gian
=
Thời gian làm việc
thực tế
x
Mức lương theo

đơn vị thời gian
- Tiền lương
tháng
=
Thời gian làm việc
thực tế trong tháng
x
Mức lương trung
bình theo đơn vị
tháng
- Tiền lương
của ngày
= Tiền lương của tháng :
Số ngày làm việc
bình quân trong
tháng
- Số tiền theo
giờ
=
Số tiền lương theo
ngày
: Số giờ bình quân
Hình thức trả lương theo sản phẩm: Các loại hình thức trả lương theo sản
phẩm:
- Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
- Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
- Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt.
- Hình thức trả lương sản phẩm thưởng lũy tiến
- Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc
- Hình thức khoán quỹ lương

- Cách tính
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
Số tiền lương
phải trả
=
Số lượng sản phẩm/ khối
lượng công việc hoàn
thành
x
Đơn giá tiền lương
của một đơn vị sản
phẩm
1.1.2.2 Các khoản trích theo lương theo quy định chế độ kế toán hiện hành.
Từ ngày 1/1/2012 các doanh nghiệp triển khai thực hiện quy định về việc
tăng thêm 2% mức đóng BHXH, thay đổi biểu mẫu tham gia, quy trình thủ tục
hồ sơ và giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tự
nguyện (BHTN). Đây là quy định được thực hiện theo Điều 91, 92 và Điều 100
Luật BHXH về quy định mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc và Quỹ
BHXH tự nguyện.
- BHXH: Mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc và quỹ BHXH tự nguyện, từ
1/1/2012 sẽ tăng thêm 2% so với năm 2011, người sử dụng lao động phải đóng
17%, người lao động phải đóng 7%.
- BHYT: Mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hàng tháng
của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao
động đóng góp 1,5%.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên
môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng
lưới y tế.
- BHTN: Tỷ lệ trích lập BHTN của Doanh nghiệp là 2% trong đó người lao động

chịu 1% và người sử dụng lao động chịu 1% tính vào chi phí.
- KPCĐ: Tỷ lệ trích lập của khoản này là 2% trên tổng thu nhập của người lao
động và toàn bộ khoản này sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
1.2Kế toán thanh toán với người lao động theo chế độ kế toán hiện hành.
1.2.1 Chứng từ kế toán
 Các chứng từ hạch toán lao động
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
- Bảng chấm công ( Mẫu số 01a – LĐTL): bảng chấm công do các phòng ban lập,
nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng người lao động theo tháng hoặc theo
tuần.
- Bảng chấm công làm thêm giờ ( mẫu số 01b- LĐTL)
- Bảng thanh toán lương ( Mẫu số 02- LĐTL)
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ( Mẫu số 05- LĐTL): mục đích
lập chứng từ này nhằm xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị
hoặc cá nhân người lao động làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền
công làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động ,
phiếu này do người giao việc lập, phòng lao động tiền lương thu nhận và ký duyệt
trước khi chuyển đến kế toán làm chứng từ trả lương.
-Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ ( Mẫu số 06- LĐTL )
- Hợp đồng giao khoán ( Mẫu số 08- LĐTL): Phiếu này là bản ký kết giữa người giao
khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm
về quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở để thanh toán tiền
công lao động cho người nhận khoán.
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài ( Mẫu số 07 – LĐTL)
- Biên bản thanh lý ( nghiệm thu) hợp đồng giao khoán ( Mẫu số 09- LĐTL)
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ( Mẫu số 10 – LĐTL)
- Bảng phân bố tiền lương và BHXH ( Mẫu số 11 – LĐTL )
 Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp BHXH
Căn cứ vào chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và các khoản trợ cấp

BHXH được duyệt, kế toán lập các bảng thanh toán sau:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
- Bảng thanh toán lương ( mẫu số 02 – LĐTL ): Mỗi phòng ban quản lý mở một
bảng thanh toán lương, trong đó kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người
trong đơn vị.
- Danh sách người lao động được hưởng trợ cấp BHXH: bảng này được mở để
theo dõi cho cả doanh nghiệp về các chi tiêu: nội dung từng khoản BHXH người lao
động được hưởng
- Bảng thanh toán tiền thưởng ( Mẫu số 03 – LĐTL )
1.2.2 Tài khoản và vận dụng tài khoản.
TK 334 “ Phải trả cho công nhân viên” : TK này được dùng để phản ánh các khoản
phải trả cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và
các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của DN. Nội dung và kết cấu của TK 334
Kết cấu của TK 334- Phải trả CNV
Bên Nợ
+ Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã trả đã ứng trước
cho CNV
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV
Bên Có:
+ Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác phải trả CNV
Dư có: Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả
CNV
Dư nợ: (cá biệt) Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả.
TK 141,138,338,333 TK 334 TK622
Tiền lương phải trả công
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
Các khoản khấu trừ vào nhân sản xuất
Lương CNV

TK 111 TK627
Thanh toán tiền lương và các
Khoản khác cho CNV bằng TM Tiền lương phải trả nhân
viên phân xưởng
TK 512 TK 6421,6422
Thanh toán lương bằng sản phẩm Tiền lương phải trả nhân viên
Bán hàng, quản lý DN
TK3331 TK3383
BHXH phải trả
Biểu hình 1.1: Hạch toán các khoản phải trả CNV
Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” : Dùng để phản ánh các khoản phải trả,
phải nộp cho cơ quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hội.
Kết cấu của tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác.
Bên Nợ:
+ Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan.
+ BHXH phải trả công nhân viên.
+ Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
+ Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý.
+ Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511.
+ Các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên Có:
+ Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết ( chưa xác định rõ nguyên nhân).
+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn Vị.
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên.
+ BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
+ Các khoản phải trả phải nộp khác.
Dư Có :

+ Số tiền còn phải trả, phải nộp khác. Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết.
Dư Nợ : ( Nếu có ) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp.
TK 338 có 6 tài khoản cấp 2
3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết.
3382 – Kinh phí công đoàn.
3383 – BHXH.
3384 – BHYT.
3387 – Doanh thu nhận trước.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
3388 – Phải trả, phải nộp khác.
TK 334 TK 338 TK622,627,6421,6422
BHXH trả thay Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 111,112 TK334
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH, BHYT trừ vào
Hoặc chi BHXH, KPCĐ tại DN lương công nhân viên 6%
Biểu hình 1.2: Hạch toán các khoản trích theo lương
TK 338 có các TK cấp 2 như sau :
+ TK 3382 : KPCĐ
+ TK 3383 : BHXH
+ TK 3384 : BHYT
Trong TK 338 có 4 tài khoản cấp 2 để phản ánh trực tiếp đến công nhân viên BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ
TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý
TK 3382: KPCĐ
TK 3383: BHXH
TK 3384: BHYT
TK 3389: BHTN
Ngoài các TK 334, 338 kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn phải sử
dụng các TK như:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
6421: Chi phí bán hàng
64211: Chi phí nhân viên
64212: Chi phí vật liệu

6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
64221: Chi phí nhân viên
64222: Chi phí vật liệu
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- Tổng hợp, phân bổ các khoản thanh toán cho người lao động
Hàng tháng kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo
từng đối tượng sử dụng và tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ hàng tháng tính vào chi
phí kinh doanh theo mức lương quy định của chế độ, tổng hợp các số liệu này kế toán
lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”
Trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ còn phản ánh
khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên (nếu có) bảng này được lập
hàng tháng trên cơ sở các bảng thanh toán lương đã lập theo các phòng ban quản lý,
các bộ phận kinh doanh và các chế độ trích lập BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, mức
trích trước tiền lương nghỉ phép…
Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tổng hợp và phân loại tiền lương phải
trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo nội dung: lương trả trực tiếp cho kinh
doanh hay phục vụ quản lý ở các bộ phận liên quan, đồng thời có phân biệt tiền lương
chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp…để tổng hợp số liệu ghi vào cột ghi có TK
334 “phải trả người lao động” vào các dòng phù hợp.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
Căn cứ tiền lương cấp bậc, tiền lương thực tế phải trả và các tỷ lệ trích BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ, trích trước tiền lương nghỉ phép… kế toán tính và ghi số liệu

vào các cột liên quan trong biểu.
Số liệu ở bảng phân bổ tiền lương và BHXH do kế toán tiền lương lập, được
chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan làm căn cứ ghi sổ và đối chiếu.
1.1.3 Sổ kế toán.
Theo quyết định số 48/2006 của Bộ Tài Chính về việc hạch toán tiền lương và
các khoản trích theo lương.
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán,
Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán này.

Các loại sổ kế toán.
Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ
kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.
Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các
loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán
chi tiết.
1.1.3.1 Sổ kế toán tổng hợp:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong
từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng
các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số
phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.
Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:

Ngày, tháng ghi sổ;
Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng
kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ
tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng
hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có
của tài khoản.
1.1.3.2 Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản
lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng
loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ
Cái.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh
nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết
và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CN CÔNG TY TNHH TM RỒNG VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức

Hiếu
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về Chi nhánh công ty TNHH TM Rồng Việt
2.1.1.1 Giới thiệu tổng quát về CN công ty TNHH TM Rồng Việt
 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên đơn vị: CN Công ty TNHH TM Rồng Việt, chi nhánh của tập đoàn Rinnai
Nhật Bản có nhà máy và văn phòng chính đặt tại khu công nghiệp Đồng An –
Huyện Thuận An tỉnh Bình Dương
- Tên giao dịch: CN Công ty TNHH TM Rồng Việt
- Địa chỉ trụ sở chính: 120 Đường 3/2, Phường. 10, Quận.12, TP.HCM. Và tổng
công ty có 02 chi nhánh cùng với 04 Showroom, 01 Trung tâm bảo hành được
đặt tại các khu vực trung tâm để nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
khi mua sản phẩm.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: Bếp gas, Máy
hút khói, Nồi cơm gas, Máy nước nóng.
- Quá trình hình thành và phát triển:
Đi vào hoạt động vào tháng 4 năm 2000 Rinnai Việt Nam đã thừa hưởng nền
công nghệ sản xuất tiên tiến nhất của Rinnai Nhật Bản và chiếm được một thị
phần không nhỏ tại thị trường Việt Nam. Nhờ sự chuyển giao kỹ thuật toàn diện
của tập đoàn Rinnai Nhật Bản với đội ngũ kỹ sư kinh nghiệm công nhân lành
nghề và tập thể lãnh đạo chuyên nghiệp công ty Rinai nhanh chóng trở thành
nhà sản xuất các sản phẩm dùng gas hàng đầu tại Việt Nam. Và trong 6 năm liên
tiếp thương hiệu Rinnai được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất
lượng cao do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức.
Chi nhánh miền Bắc là một đơn vị trực thuộc công ty TNHH TM Rồng Việt, có
địa chỉ ở 230 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm phân
phối sản phẩm Rinnai toàn bộ khu vực miền Bắc với 28 tỉnh thành tính từ
Quảng Bình trở ra tới các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu

 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Biểu hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức CN Công ty TNHH TM Rồng Việt
+ Giám đốc, trợ lý giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tòan
bộ mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch trong năm
+ Phòng Hành chính – Nhân sự: Phụ trách các hoạt động liên quan tới văn phòng,
giao dịch với các cơ quan nhà nước, pháp luật, tuyển dụng và đào tạo nhân sự…
+ Phòng kế toán: Quản lý công tác phát triển xây dựng kinh doanh xây dựng kế
hoạch tàI chính hàng năm, hàng tháng, hàng quý có báo cáo tổng hợp phân tích hoạt
Giám đốc
chi nhánh
Trợ lý Giám
đốc chi
nhánh
Kế toán
trưởng
P.HCNS
Kế toán
hàng hóa
Kế toán
thuế
Kế toán
công nợ
Kế toán
thanh toán
Tạp vụ
Bảo vệ
Lái xe, giao
nhận
TP.KDTT

Khối
Showroom
Khối thị
trường
Khối tiếp
thị
P. Kỹ thuật
Đại diện
thương mại
Phụ trách
Showroom
Đại diện
bán hàng
NV Quảng
cáo
NV Nghiên
cứu thị
trường
Kỹ thuật
viên
TK. Chăm
sóc khách
hàng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
động kinh tế của Công ty thống kê vốn cung cấp đầy đủ vốn cho hoạt động kinh
doanh của Công ty giải quyết vấn đề tài chính.
+ Khối Showroom: Phụ trách hình ảnh và các chương trình tại showroom công
ty.
+ Khối thị trường: Phụ trách phát triển thị trường, đạt doanh số đã giao

+ Khối tiếp thị: Quảng cáo hình ảnh trên thị trường, làm các chương trình để có
được những hình ảnh về các sản phẩm mà Công ty đang có.
+ Phòng kỹ thuật: Phụ trách công tác kiểm tra chất lượng hành hóa và chăm sóc
khách hàng sau bán
 Kết quả hoạt động của 2 năm gần đây:
Bảng biểu 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Ch Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu 354.238.716.212 563.238.716.212
Chi phí 333.151.565.018 524.951.565.018
Lợi nhuận trước thuế 21.087.151.194 38.287.151.194
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Tính đến nay, công ty đã tồn tại và hoạt động được trên thị trường miền Bắc được 5
năm.Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh
của mình, điều này được thể hiện qua doanh thu của công ty tăng các năm cụ thể. Năm
2010 đạt 354 tỷ đồng và đến năm 2011 đạt 563 tỷ đồng. Đây có thể coi là một trong
những thành công mà chi nhánh công ty đã đạt được trong những năm qua.
2.1.1.2 Giới thiệu sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty
 Tổ chức bộ máy kế toán
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
- Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán của Chi
nhánh miền Bắc công ty TNHH TM Rồng Việt cũng được tổ chức theo các phần
hành riêng biệt nhưng có sự phối kết hợp giữa các phần hành. Phòng kế toán của
công ty bao gồm kế toán trưởng, kế toán hàng hóa, kế toán thuế, kế toán công
nợ, kế toán thanh toán và thủ quỹ.
- Sơ đồ bộ máy kế toán được khái quát qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Biểu hình 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán, người đại diện của phòng tài
chính kế toán trong quan hệ với giám đốc và các phòng ban khác trong đơn vị.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức các hoạt động trong phòng tài
chính kế toán, hướng dẫn hạch toán, kiểm tra tính toán ghi chép tình hình hoạt
động của công ty trên cơ sở những chế độ chính sách đã được nhà nước quy
định, ngoài ra còn phải lập kế hoạch thu chi cho toàn công ty, trình lên giám
đốc, sau khi được ký duyệt thì triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đó. Kế
toán trưởng có trách nhiệm cập nhập các thông tin mới về kế toán tài chính cho
cán bộ kế toán trong công ty.
- Kế toán thanh toán và công nợ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình doanh thu, công
nợ với khách hàng, hàng tháng lập hóa đơn chứng từ cho từng khách hàng để
lên doanh thu và công nợ, theo dõi tình hình thu chi và thanh toán tiền mặt với
các đối tượng, lập hóa đơn chứng từ thanh toán, lập đầy đủ chính xác các chứng
Kế toán
trưởng
Kế toán
thuế
Kế toán
hàng hóa
Kế toán
công nợ
Kế toán
thanh toán
Thủ quỹ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
từ, theo dõi các chứng từ Ngân hàng. Theo dõi tình hình nghĩa vụ nộp Ngân
sách Nhà nước.
- Kế toán thuế: Căn cứ vào các chứng từ đầu vào hoá đơn GTGT theo dõi và hạch
toán các hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng và lập bảng kê chi tiết, tờ khai

báo thuế. Đồng thời theo dõi tình hình vật tư hàng hoá của Công ty
- Kế toán hàng hóa: tổ chức sổ sách kế toán phù hợp với phương pháp kế toán
bán hàng trong Công ty. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ theo dõi tình hình bán
hàng và biến động tăng giảm hàng hoá hàng ngày, giá hàng hoá trong quá trình
kinh doanh.
- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện các nhiệm vụ thu chi theo chế độ quy
định. Lập sổ và báo cáo quỹ hàng tháng, kiểm kê và đối chiếu sổ quỹ với kế
toán chi tiết vào cuối mỗi tháng.
2.1.1.3 Các phương pháp và chính sách kế toán áp dụng.
 Chế độ kế toán
Vì công ty có quy mô vừa và nhỏ nên công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh
nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của
Bộ Tài Chính.
 Kỳ kế toán, niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Công ty áp dụng kỳ kế toán tháng và niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và
kết thức vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)
 Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền
Phương pháp quy đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch thực tế của Ngân hàng thương mại tại thời điểm và nơi phát sinh
nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi
theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào
ngày kết thúc niên độ kế toán.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu, chi
phí tài chính
 Hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Hàng tồn kho được đánh giá theo nguyên tắc giá gốc, với hàng hoá mua ngoài.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm giá trị hàng mua, chi phí mua hàng và các chi phí hợp
lý khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá gốc ghi sổ = giá mua + chi phí thu mua – (các khoản chiết khấu thương mại
+ giảm giá hàng mua được hưởng)
Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh giá trị
hiện có, tình hình tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên sổ kế
toán của từng loại hàng hoá.
Đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì công ty không trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho.
 Tài sản cố định và hình thức khấu hao
Tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.
Nguyên giá của TSCĐ được xác định là toàn bộ chi phí mà đơn vị bỏ ra tính đến
thời điểm đưa tài sản vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng căn cứ vào thời gian sử
dụng hữu ích ước tính của từng loại tài sản. Tỷ lệ khấu hao được tính phù hợp với tỷ lệ
khấu hao quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày, 20/10/2009 của Bộ Tài
chính.
Đối với các tài sản cố định vô hình khác, Công ty áp dụng hình thức khấu hao
đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng của tài sản quy định hiện hành.
 Phương pháp nộp thuế GTGT
Căn cứ điều kiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ quy định trong
Luật thuế GTGT, công ty đáp ứng được các điều kiện nên áp dụng phương pháp tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và cam kết thực hiện :
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
 Mở sổ kế toán và ghi chép đúng chế độ.
 Mua bán hàng hóa dịch vụ có hóa đơn chứng từ theo quy định.
 Kê khai, nộp thuế đúng luật và chế độ quy định.

2.1.1.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán.
Chi nhánh công ty TNHH TM Rồng Việt, hình thức ghi sổ được áp dụng theo
hình thức kế toán“ nhật ký chung ”. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ
Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ
đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Đây hình thức sổ rất phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty và đem lại
hiệu quả cao.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ nhật ký chung của công ty:



Chứng từ thanh toán
Nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối TK
Báo cáotài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS Phạm Đức
Hiếu
Biểu hình 2.3: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung tại CN Công ty
TNHH TM Rồng Việt
Ghi chú:
Ghi hằng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc cuối kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
 Tổ chức hệ thống BCTC: Các báo cáo tài chính năm bao gồm bảng cân đối số
phát sinh, cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh.
Việc lập BCTC căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Lập BCTC theo kỳ kế toán

năm là năm dương lịch.
2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố tới các khoản thanh toán với người lao động tại
công ty.
2.1.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
- Sự phát triển kinh tế: Trong nền kinh tế suy thoái các doanh nghiệp một mặt
vẫn cần duy trì lực lượng lao dộng có kỹ năng ,mặt khác muốn cắt giảm chi phí tiền
lương, tiền thưởng, phúc lợi, giảm giờ làm, thậm chí cho nhân viên tạm nghỉ hoặc cho
nghỉ việc. Khi nền kinh tế phát triển và có xu hướng tăng trưởng nhanh, việc làm được
tạo ra nhiều hơn, các doanh nghiệp cần phải tăng lương, thưởng nhằm đảm bảo mức
sống ngày càng tăng cao của người lao động. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nền
kinh tế nước ta ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng hội nhập với nền
kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt về kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương, tiền thưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương, tiền
thưởng hấp dẫn đồng thời lưu giữ lao động giỏi để tăng cường sức cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác .
- Luật pháp và quy định của nhà nước: Bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật
về kế toán được ban hành như: Chế độ kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán, luật
kế toán, luật lao động, cỏc chính sách…Bất kể một thành phần kinh tế nào cũng chịu

×