Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn trang thiết bị y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý dữ
liệu cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
hiệu chuẩn Trang thiết bị y tế
NGUYỄN HỒNG THÁI
Ngành: Kỹ thuật Y Sinh

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh Hùng
Viện:

Điện tử - Viễn thông

HÀ NỘI, 4/2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý dữ
liệu cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
hiệu chuẩn Trang thiết bị y tế
NGUYỄN HỒNG THÁI
Ngành: Kỹ thuật Y Sinh

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh Hùng
Viện:

Điện tử - Viễn thông


HÀ NỘI, 4/2021

Chữ ký của GVHD


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Hồng Thái
Đề tài luận văn: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu cho doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn Trang thiết bị y tế
Chuyên ngành: Kỹ thuật Y sinh
Mã số SV: CB190184
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng
ngày….........................………… với các nội dung sau:
-

Chương 5 kết luận q ngắn, khơng nên để thành chương.

-

Trích dẫn đầy đủ tài liệu tham khảo.

-

Chỉnh sửa lại một số hình vẽ cho rõ hơn, sửa lỗi chế bản đánh máy.

-


Bổ sung thông tin vào một số bảng biểu.

-

Chỉnh sửa lại một số câu từ, thuật ngữ cho rõ ràng về nghĩa.
Ngày tháng
năm 2021

Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ
của nhiều tập thể và cá nhân. Em xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả các
tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy TS. PHẠM MẠNH
HÙNG đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình
làm đề tài luận văn. Trong thời gian làm việc với thầy cô, em khơng chỉ được tiếp
thu thêm những kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ
nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong q trình học
tập và cơng tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn thành tới các thầy cô giáo trong trường Đại học
Bách khoa cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian

qua.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Đảm Bảo Chất Lượng Việt
Nam đã tạo điều kiện và hỗ trợ em trong quá trình học tập và làm việc.
Cuối cùng, em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và
bạn bè - những người đã luôn bên tơi, động viên, giúp đỡ em trong suốt q trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Với sự nỗ lực của bản thân, trong thời gian thực tập kết hợp với kiến thức
được học trong nhà trường đã giúp em hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, do thời gian
và kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong được sự góp ý giúp đỡ của các thầy cô, các anh, các chị và các bạn để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

HỌC VIÊN

Nguyễn Hồng Thái


Tóm tắt nội dung luận văn
Ngày nay, hệ thống các Trang thiết bị y tế tại bệnh viện phục vụ việc khám
chữa bệnh cho con người vô cùng đa dạng về số lượng và chủng loại phục vụ cho
công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng,… Việc quản lý chất lượng và
sử dụng Trang thiết bị y tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cán
bộ quản lý y tế. Mặc dù các bệnh viện đang dần áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 15189 vào quản lý nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn.

Hiện nay các công ty cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn ở Việt Nam thường phải
quản lý số lượng thiết bị lớn với nhiều thông số cần hiệu chuẩn. Mỗi quy trình để
cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc quản lý chất lượng Trang thiết bị y tế liên quan đến
nhiều bộ phận khác nhau như kỹ thuật viên, kế toán, nhân viên bán dịch vụ,…
Thông tin cần phải được cập nhật và chia sẻ cho các bộ phận liên quan để có thể
thực hiện đầy đủ và đảm bảo quy trình hiệu chuẩn Trang thiết bị y tế. Với khối
lượng cơng việc lớn u cầu sự chính xác và chi tiết do đó, phải áp dụng cơng
nghệ như cơng nghệ 4.0 để thực hiện việc kết nối kết quả công việc của các bộ
phận khác nhau trong công ty, đảm bảo tối ưu các nguồn lực.
Từ những vấn đề cấp thiết đã nêu trên, em đã lên ý tưởng xây dựng hệ
thống quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn Trang thiết
bị y tế. Phần mềm bao gồm các chức năng quản lý: thiết bị, nhân viên, quá trình
hiệu chuẩn và bảo trì. Bên cạnh đó, phần mềm cũng cung cấp nhiều tiện ích như
tìm kiếm, thống kê, tình trạng thiết bị, truy xuất thơng tin thiết bị, thông báo hiệu
chuẩn và bảo dưỡng định kì. Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng giúp giảm thiểu
nguồn nhân lực, giải quyết được phần lớn vấn đề về việc quản lý Trang thiết bị y
tế hiện nay.
Luận văn gồm 4 chương trong đó:
-

Chương 1: Phân tích yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng Trang thiết

bị y tế cho doanh nghiệp. Nội dung phần này trình bày về yêu cầu về hệ thống
quản lý chất lượng Trang thiết bị y tế, mơ tả qui trình quản lý Trang thiết bị y tế
và mô tả một hệ thống quản lý các tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và khả năng
áp dụng mơ hình ERP cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn.
-

Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý dữ liệu chất lượng. Trong


chương này mơ tả các tính năng cần thiết của hệ thống quản lý dữ liệu chất lượng


Trang thiết bị y tế, các thông tin cơ bản cần lưu trữ, phân tích các thành phần
(giao diện người dùng, API và cơ sở dữ liệu) để xây dựng nên phần mềm quản lý
Trang thiết bị y tế
-

Chương 3: Phần mềm quản lý chất lượng Trang thiết bị y tế. Mơ tả một

số chức năng chính và hướng dẫn sử dụng phần mềm.
-

Chương 4: Quy trình hiệu chuẩn và quản lý dữ liệu hiệu chuẩn. Mơ tả q

trình thực hiện phép hiệu chuẩn quy trình tủ an tồn sinh học và có sử dụng phần
mềm quản lý Trang thiết bị.
-

Kết quả và nhận xét.

Mặc dù em đã cố gắng hồn thiện thật tốt đồ án nhưng do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những sai
sót, em rất mong nhận được sự cảm thơng, ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô. Em
xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. Yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng Trang thiết bị y tế .. 1

1.1. Hệ thống quản lý chất lƣợng ......................................................................... 1
1.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................ 1
1.1.2. Phạm vi áp dụng ................................................................................ 2
1.1.3. Thiết bị phịng thí nghiệm .................................................................. 2
1.2. Quy trình quản lý Trang thiết bị y tế ............................................................. 5
1.2.1. Mục đích ............................................................................................ 5
1.2.2. Phạm vi áp dụng ................................................................................ 5
1.2.3. Trách nghiệm ..................................................................................... 5
1.2.4. Nội dung ............................................................................................ 6
1.2.5. Hiệu chuẩn các Trang thiết bị y tế ...................................................... 7
1.2.6. Xem xét kết quả hiệu chuẩn ............................................................... 8
1.2.7. Bảo dƣỡng thiết bị.............................................................................. 8
1.2.8. Tài liệu và lƣu hồ sơ thiết bị ............................................................. 10
1.3. Khái niệm ERP ........................................................................................... 11
1.3.1. Phạm vi áp dụng .............................................................................. 12
1.3.2. Đặc điểm của phần mềm ERP .......................................................... 13
1.3.3. Lợi ích ERP hỗ trợ ........................................................................... 13
1.3.4. Khi nào cần đầu tƣ ERP ................................................................... 15
1.3.5. Lựa chọn phần mềm ERP ................................................................. 15
1.3.6. Quy trình triển khai ứng dụng ERP .................................................. 15
1.3.7. Triển khai ứng dụng ......................................................................... 16
1.3.8. Chạy thử .......................................................................................... 16
CHƢƠNG 2. Phân tích thiết kế hệ thống quản lý dữ liệu, chất lƣợng ......... 17
2.1. Các chức năng hệ thống .............................................................................. 17
2.2. Dữ liệu cần lƣu trữ ...................................................................................... 18
2.3. Cấu trúc phần mềm ..................................................................................... 21
2.3.1. Giao diện ngƣời dùng....................................................................... 21
2.3.2. API. ................................................................................................. 22
i



2.3.3. Data cloud, data base ....................................................................... 25
CHƢƠNG 3. PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TRANG THIẾT BỊ
Y TẾ................................................................................................................. 27
3.1. Giới thiệu chung......................................................................................... 27
3.1.1. Phƣơng pháp ................................................................................... 28
3.1.2. Hƣớng dẫn vận hành ........................................................................ 28
3.1.3. Thiết lập hồ sơ quản lý thiết bị......................................................... 28
3.2. Phân quyền nhân sự.................................................................................... 30
3.3. Phân loại thiết bị ........................................................................................ 30
3.4. Nội dung .................................................................................................... 32
3.4.1. Thực hiện ........................................................................................ 32
3.4.2. Liên kết chuẩn đo lƣờng .................................................................. 35
3.4.3. Đánh giá sau hiệu chuẩn .................................................................. 36
3.4.4. Thiết lập kế hoạch hiệu chuẩn.......................................................... 36
3.4.5. Yêu cầu dịch vụ hiệu chuẩn tại đơn vị tại Trang chính của Phần
mềm, bạn có thể xem lại các phiếu yêu cầu dịch vụ tại đơn vị .................. 37
3.4.6. Trách nhiệm, đào tạo và nhận thức .................................................. 38
CHƢƠNG 4. Quy trình HiỆU chuẩn và quản lý dữ liệu HIỆU chuẩn........ 40
4.1. Quy trình chung ......................................................................................... 40
4.1.1. Chuẩn bị .......................................................................................... 40
4.1.2. Thu thập dữ liệu, tìm kiếm thơng tin khách hàng ............................. 41
4.1.3. Tiếp cận và chăm sóc khách hàng .................................................... 41
4.1.4. Báo giá giải đáp thắc mắc và thuyết phục ........................................ 41
4.1.5. Thỏa thuận, chốt hợp đồng và tiến hàng triển khai hợp đồng ........... 41
4.1.6. Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng........................................................ 42
4.1.7. Khách hàng thanh toán, đóng đơn hàng: .......................................... 42
4.2. Quy trình hƣớng dẫn cơng việc phòng hiệu chuẩn ...................................... 43
4.2.1. Tiếp nhận yêu cầu............................................................................ 43
4.2.2. Xem xét năng lực ............................................................................ 43

4.2.3. Mã hóa ............................................................................................ 44
4.2.4. Chuẩn bị .......................................................................................... 44
4.2.5. Thực hiện ........................................................................................ 44
ii


4.2.6. Trả giấy chứng nhận cho khách hàng ............................................... 44
4.2.7. Hƣớng dẫn sử dụng thiết bị phòng hiệu chuẩn.................................. 44
4.2.8. Quy trình thử nghiệm tủ an tồn sinh học ......................................... 45
KẾT QUẢ, NHẬN XÉT .................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60

iii


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Ngơn ngữ truy vẫn cấu trúc

SQL

Structured Query Language

RDBMS

Relational
Management System

SOAP

Simple object access protocol


WSDL

Web
services
language

URL

Uniform resource locator

Đƣờng dẫn tham chiếu đến
nguồn thông tin

SQL

Structured query language

Ngôn ngữ truy vẫn dữ liệu

REST

Representational State Transfer

Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu

ERP

Enterprise Resource Planning


Hoạch định tài nguyên doanh
nghiệp

API

Application
Interface

Giao diện lập trình ứng dụng

SPA

Single – Page web Applications

MPA

Multiple

Applications

HTTP

HyperText Tranform Protocol

Database Hệ thống quản trị cơ sở dữ
liệu
Giao
thức
webservice


truy

description Mô tả webservice theo chuẩn
file .XML

Programming

Page

web

Giao thức truyền tải văn bản

TRANG
THIẾT Medical equipment
BỊ YT

Trang thiết bị y tế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Vietnam standard

cập

iv



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1.Phân loại và số thứ tự thiết bị ............................................................... 7
Hình 1.2. Nhãn dán nhận biết thiết bị.................................................................. 7
Hình 1.3. Nhãn dán thiết bị khơng sử dụng ......................................................... 7
Hình 1.4. Nhãn dán thiết bị khơng sử dụng ......................................................... 9
Hình 1.5. Mơ hình ERP cho doanh nghiệp quản lý chất lƣợng Trang thiết bị y tế11
Hình 2.1. Mơ hình hệ thống quản lý. ................................................................ 17
Hình 2.2. Mơ hình API ..................................................................................... 22
Hình 3.1. Sơ đồ mơ tả cấu trúc phần mềm ........................................................ 27
Hình 3.2. Thiết lập hồ sơ quản lý thiết bị. ......................................................... 28
Hình 3.3. Các bƣớc cần thực hiện ..................................................................... 29
Hình 3.4. Nhập cơng việc thực hiện bảo dƣỡng ................................................ 29
Hình 3.5. Giao diện tìm kiếm thiết bị ................................................................ 32
Hình 3.6.Truy xuất thơng tin nhật ký thiết bị .................................................... 33
Hình 3.7. Trƣờng thơng tin thiết bị khi thêm thiết bị mới .................................. 33
Hình 3.8. Trƣờng thơng tin đặc trƣng kỹ thuật của thiết bị ................................ 34
Hình 3.9. Khởi tạo một phiếu kiểm tra thiết bị .................................................. 35
Hình 3.10. Kết quả hiển thị ............................................................................... 36
Hình 3.11. Thiết lập đặc trƣng yêu cầu kỹ thuật ................................................ 36
Hình 3.12. Đánh giá thiết bị sau khi có kết quả ................................................. 36
Hình 3.13. Khởi tạo phiếu yêu cầu dịch vụ ....................................................... 37
Hình 3.14. Tạo danh mục thiết bị...................................................................... 37
Hình 3.15. Giao diện HelpDesk. ....................................................................... 38
Hình 3.16. Thêm yêu cầu hỗ trợ mới ................................................................ 39
Hình 3.17. Nhập thơng tin phiếu u cầu hỗ trợ ................................................ 39
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình chung ....................................................................... 40
Hình 4.2. Quy trình triển khai cơng việc ........................................................... 43
Hình 4.3. Sơ đồ thử nghiệm độ rị rỉ.................................................................. 47
Hình 4.4. Chọn chuẩn và nhập dữ liệu quan trắc. .............................................. 48
Hình 4.5. Kết quả hƣớng dịng khí đo đƣợc. ..................................................... 50

Hình 4.6. Vị trí điểm đo tiếng ồn. ..................................................................... 50
Hình 4.7. Chọn chuẩn nhập kết quả tiếng ồn đo đƣợc. ...................................... 51
Hình 4.8. Sơ đồ vị trí điểm đo Inflow. .............................................................. 52
Hình 4.9. Phiếu nhập kết quả đo gió qua cửa .................................................... 52
v


Hình 4.10. Sơ đồ vị trí điểm đo bề mặt khoang làm việc. ................................. 53
Hình 4.11. Phiếu nhập kết quả đo gió tại bề mặt khaong làm việc. ................... 54
Hình 4.12. Sơ đồ vị trí khoảng đo ánh sáng khả kiến tại bề mặt khoang làm việc.55
Hình 4.13. Phiếu nhập kết quả đo ánh sáng nền tại bề mặt khoang làm việc. .... 55
Hình 4.14. Sơ đồ vị trí điểm đo đếm hạt. .......................................................... 56
Hình 4.15. Phiếu nhập kết quả đo lƣu lƣợng hạt bụi tại bề mặt khoang làm việc.56
Hình 4.16. Sơ đồ vị trí điểm đo cƣờng độ ánh sáng tím tại bề mặt khoang làm
việc. .................................................................................................................. 57
Hình 4.17. Phiếu nhập kết quả đo cƣờng độ ánh sáng UV tại bề mặt khoang làm
việc. .................................................................................................................. 58

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hồ sơ ngƣời dùng .............................................................................. 18
Bảng 2.2. Hồ sơ thiết bị chuẩn ........................................................................... 19
Bảng 2.3. Hồ sơ hóa chất chuẩn......................................................................... 19
Bảng 2.4. Hồ sơ, thơng số thiết bị khách hàng ................................................... 20
Bảng 2.5. Thông số kết quả đo .......................................................................... 20
Bảng 2.6. Hồ sơ khách hàng .............................................................................. 21
Bảng 3.1. Phân quyền nhân sự. .......................................................................... 30
Bảng 3.2. Phân loại ký hiệu thiết bị. .................................................................. 30

Bảng 3.3. Ký hiệu nhóm phân loại thiết bị. ........................................................ 31
Bảng 3.4. Ký hiệu chung trên phần mềm. .......................................................... 32
Bảng 3.5. Thiết bị chuẩn. ................................................................................... 35
Bảng 3.6. Sơ đồ nối chuẩn thiết bị. .................................................................... 35
Bảng 4.1. Nhãn dán thiết bị không đƣợc sử dụng. .............................................. 45
Bảng 4.2 Số liệu thử nghiệm tiếng ồn, dbA ....................................................... 51
Bảng 4.3. Số liệu thử nghiệm tốc độ gió qua cửa ............................................... 53
Bảng 4.4. Bảng số liệu thử nghiệm tốc độ gió xuống bề mặt làm việc (Downflow
velocity) ............................................................................................................ 54
Bảng 4.5. Bảng dữ liệu đo đạc độ rọi ánh sáng khả kiến xuống bề mặt khoang làm
việc, lux ............................................................................................................. 55
Bảng 4.6. Dữ liệu đo đạc hạt 0,3µm/ lít/ phút .................................................... 57

vii



PHẦN MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực y tế hiện nay, các thiết bị y tế điện tử đang ngày càng trở
nên quan trọng trong vấn đề khám và chữa bệnh. Bệnh viện càng lớn thì số lƣợng
thiết bị ngày càng nhiều, dẫn đến việc quản lý các thông tin về thiết bị ngày càng
trở nên khó khăn. Mặc dù cơng nghệ thông tin đang đƣợc ứng dụng ngày càng
rộng rãi trong bệnh viện, nhƣng hầu hết các bệnh viện trong nƣớc hiện nay lại
chƣa sử dụng một phần mềm quản lý thiết bị nào để quản lý thiết bị ở bệnh viện.
Cơng nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo đã trở thành một lực lƣợng khoa học, lực
lƣợng công nghệ và lực lƣợng kinh tế đối với sự phát triển của tồn xã hội nói
chung và ngành y tế nói riêng. Việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống quản lý
giúp đỡ con ngƣời đã đƣợc nhóm nghiên cứu, các tổ chức và các quốc gia trên
thế giới quan tâm. Cùng với mối quan tâm Thế giới, Việt Nam cũng đang bắt đầu
chú trọng hơn vào việc phát triển xây dựng hệ thống để bắt kịp xu hƣớng 4.0.

Xuất phát từ quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp, nhận thấy
đƣợc nhu cầu cũng nhƣ các yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp về việc cần phải có
một phần mềm hỗ trợ quản lý dữ liệu Trang thiết bị y tế có thể giúp các kỹ thuật
viên.. có thể quản lý, kiểm sốt thơng tin hoạt động của thiết bị, em đã và đang
nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ hiệu chuẩn Trang thiết bị y tế. Giúp giảm thiểu nguồn nhân lực, giải quyết
đƣợc phần lớn vấn đề về việc quản lý Trang thiết bị y tế hiện nay.
Chƣơng 1: Yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng Trang thiết bị y tế
Chƣơng 2: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý dữ liệu chất lƣợng
Chƣơng 3: Phần mềm quản lý chất lƣợng Trang thiết bị y tế
Chƣơng 4: Quy trình hiệu chuẩn và quản lý dữ liệu hiệu chuẩn
Kết quả và nhận xét

1



CHƢƠNG 1. YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1.1. Hệ thống quản lý chất lƣợng
1.1.1. Giới thiệu chung
Hệ thống quản lý chất lƣợng TCVN 15189:2014 TCVN 15189:2014 đƣợc
xây dựng dựa trên hai tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 và TCVN ISO 9001.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về năng lực và chất lƣợng cụ thể đối với
phịng thí nghiệm y tế.
Mỗi quốc gia đều có thể có các quy định hoặc yêu cầu riêng áp dụng cho
một số hoặc tất cả nhân sự chuyên nghiệp cũng nhƣ các hoạt động và trách nhiệm
của họ trong lĩnh vực này.
Các dịch vụ của phịng thí nghiệm y tế là cần thiết trong hoạt động chăm
sóc bệnh nhân và do đó cần sẵn có để đáp ứng nhu cầu của tất cả các bệnh nhân

cũng nhƣ những nhân viên ngành y chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân.
Những dịch vụ này bao gồm việc sắp xếp các yêu cầu xét nghiệm, chuẩn bị bệnh
nhân, nhận biết bệnh nhân, lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản, xử lý và xét nghiệm
các mẫu bệnh phẩm, cùng với các diễn giải, báo cáo và tƣ vấn tiếp theo, bên cạnh
các xem xét về an tồn và nội quy trong cơng việc của phịng thí nghiệm y tế.
Trong trƣờng hợp các quy định, yêu cầu của quốc gia, khu vực hoặc địa
phƣơng cho phép, các dịch vụ thí nghiệm y tế cần bao gồm việc xét nghiệm bệnh
nhân trong các ca hội chẩn và những dịch vụ này phải tham gia tích cực vào việc
phịng bệnh bên cạnh việc chẩn đốn và quản lý bệnh nhân. Mỗi phịng thí
nghiệm cũng cần tạo cơ hội thích hợp về giáo dục và kỹ thuật cho các nhân viên
chuyên ngành làm việc cho mình.
Mặc dù tiêu chuẩn này nhằm sử dụng cho toàn bộ các lĩnh vực dịch vụ thí
nghiệm y tế đƣợc thừa nhận hiện nay, nhƣng cũng có thể hữu ích và phù hợp với
các tổ chức hoạt động trong các dịch vụ và lĩnh vực khác nhƣ sinh lý học lâm
sàng, chẩn đốn hình ảnh và vật lý y khoa. Ngồi ra, các tổ chức tham gia vào
việc thừa nhận năng lực của phịng thí nghiệm y tế cũng có thể sử dụng tiêu
chuẩn này làm cơ sở cho hoạt động của mình. Nếu phịng thí nghiệm muốn đƣợc
cơng nhận thì nên lựa chọn một tổ chức công nhận vận hành theo TCVN
ISO/IEC 17011 có tính đến các u cầu cụ thể đối với phịng thí nghiệm y tế. [1]
Tiêu chuẩn này khơng nhằm sử dụng cho các mục đích cơng nhận, tuy
nhiên việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này của phịng thí nghiệm y tế có
nghĩa là phịng thí nghiệm đáp ứng cả u cầu về năng lực kỹ thuật và yêu cầu về
hệ thống quản lý cần thiết cho việc cung cấp các kết quả có giá trị về mặt kỹ
thuật. Các yêu cầu về hệ thống quản lý ở điều 4 đƣợc viết bằng ngôn ngữ thích
1


hợp với hoạt động của phịng thí nghiệm y tế, theo các nguyên tắc của TCVN
ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lƣợng – Các yêu cầu, và đƣợc hài hịa với
các u cầu thích hợp của phịng thí nghiệm (Thông cáo chung của IAF-ILACISO ban hành năm 2009).

Mối tƣơng quan giữa các điều của tiêu chuẩn này với các điều của TCVN
ISO 9001:2008 và TCVN ISO/IEC 17025:2007 đƣợc nêu trong Phụ lục A của
tiêu chuẩn.
1.1.2. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với chất lƣợng và năng lực của
phịng thí nghiệm y tế.
Tiêu chuẩn này dùng cho phịng thí nghiệm y tế trong việc xây dựng hệ
thống quản lý chất lƣợng và đánh giá năng lực. Tiêu chuẩn này cũng có thể đƣợc
sử dụng cho khách hàng của phịng thí nghiệm, cơ quan quản lý nhà nƣớc và các
tổ chức công nhận trong việc xác nhận hoặc thừa nhận năng lực của phịng thí
nghiệm y tế.
CHÚ THÍCH: Các quy định hoặc yêu cầu quốc tế, quốc gia hay khu vực có
thể cũng áp dụng các nội dung cụ thể của tiêu chuẩn này.
1.1.3. Thiết bị phịng thí nghiệm
1.1.3.1. Khái qt
Phịng thí nghiệm phải có một thủ tục dạng văn bản cho việc lựa chọn, mua
sắm và quản lý thiết bị.
Phịng thí nghiệm phải đƣợc Trang bị tất cả các thiết bị cần thiết cho việc
cung cấp các dịch vụ (bao gồm lấy mẫu ban đầu, chuẩn bị mẫu, xử lý mẫu, xét
nghiệm và lƣu giữ). Trong những trƣờng hợp phịng thí nghiệm cần sử dụng thiết
bị khơng thuộc phạm vi kiểm sốt thƣờng xun của phịng thí nghiệm thì lãnh
đạo phịng thí nghiệm phải đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu của tiêu chuẩn
này.
Phịng thí nghiệm phải thay thế thiết bị khi cần thiết để đảm bảo chất lƣợng
của các kết quả xét nghiệm.
1.1.3.2. Thử nghiệm chấp nhận thiết bị
Phịng thí nghiệm phải kiểm tra xác nhận khi lắp đặt và trƣớc khi sử dụng
xem thiết bị có khả năng đạt đƣợc tính năng cần thiết và có phù hợp với các yêu
cầu liên quan đến các xét nghiệm đƣợc quan tâm hay không
1.1.3.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị

Thiết bị phải đƣợc vận hành ở mọi thời điểm bởi nhân viên đƣợc đào tạo và
đƣợc ủy quyền.
2


Các hƣớng dẫn sử dụng, an tồn và bảo trì thiết bị hiện hành, bao gồm các
hƣớng dẫn sử dụng có liên quan và các hƣớng dẫn sử dụng đƣợc nhà sản xuất
thiết bị cung cấp, phải sẵn có để sử dụng.
Phịng thí nghiệm phải có các thủ tục vận hành an toàn, vận chuyển, bảo
quản và sử dụng thiết bị để ngăn ngừa nhiễm bẩn hoặc hỏng thiết bị.
1.1.3.4. Hiệu chuẩn thiết bị và liên kết chuẩn đo lường (5.3.1.4 TCVN
15189:2014)
Phịng thí nghiệm phải có một thủ tục dạng văn bản cho việc hiệu chuẩn
thiết bị có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả xét nghiệm. Thủ tục
này bao gồm:
Các điều kiện sử dụng và hƣớng dẫn của nhà sản xuất;
Hồ sơ liên kết chuẩn đo lƣờng của các chuẩn dùng để hiệu chuẩn và việc
hiệu chuẩn có khả năng liên kết chuẩn các phần của thiết bị;
Kiểm tra độ chính xác đo cần thiết và chức năng của hệ thống đo lƣờng
theo thời gian đã xác định;
Ghi lại tình trạng hiệu chuẩn và ngày hiệu chuẩn lại;
Đảm bảo rằng nếu hiệu chuẩn làm tăng tập hợp các hệ số hiệu chỉnh thì các
hệ số hiệu chuẩn trƣớc đó phải đƣợc cập nhật chính xác;
Biện pháp an toàn để ngăn ngừa sự điều chỉnh hoặc giả mạo có thể làm mất
hiệu lực các kết quả xét nghiệm;
Liên kết chuẩn đo lƣờng phải là một vật liệu quy chiếu hoặc một thủ tục
quy chiếu của bậc đo lƣờng cao hơn sẵn có.
CHÚ THÍCH: Tài liệu về liên kết chuẩn của hiệu chuẩn tới vật liệu quy
chiếu hoặc thủ tục quy chiếu bậc cao hơn có thể đƣợc cung cấp bởi nhà sản xuất
hệ thống xét nghiệm. Những tài liệu nhƣ vậy đƣợc chấp nhận miễn là hệ thống

xét nghiệm và các thủ tục hiệu chuẩn của nhà sản xuất đƣợc sử dụng mà không
sửa đổi [3].
Ở những nơi khơng thể áp dụng hoặc có liên quan, có thể áp dụng các
phƣơng tiện khác để cung cấp độ tin cậy trong kết quả, bao gồm không giới hạn
những phƣơng tiện sau:
a. Sử dụng mẫu chuẩn đƣợc chứng nhận;
b. Xét nghiệm hoặc hiệu chuẩn bằng thủ tục khác;
c. Các tiêu chuẩn hoặc phƣơng pháp thỏa thuận lẫn nhau đƣợc thiết lập, xác
định, mô tả rõ ràng và đƣợc tất cả các bên liên quan thừa nhận
1.1.3.5. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị
Phịng thí nghiệm phải có chƣơng trình bằng văn bản cho việc bảo dƣỡng
thiết bị ở mức tối thiểu, theo các hƣớng dẫn của nhà sản xuất.
3


Các thiết bị phải đƣợc bảo quản trong điều kiện làm việc an tồn và theo
trình tự làm việc. Điều này phải bao gồm việc kiểm tra an toàn điện, bộ phận
dừng khẩn cấp và vận hành an toàn và việc thải hóa chất, vật liệu phóng xạ và
sinh học bởi ngƣời có thẩm quyền. Ở mức tối thiểu, phải sử dụng lịch trình hoặc
hƣớng dẫn của nhà sản xuất, hoặc cả hai.
Khi thiết bị bị lỗi, phải ngừng hoạt động và ghi nhãn rõ ràng. Phịng thí
nghiệm phải đảm bảo rằng thiết bị có lỗi khơng đƣợc sử dụng cho đến khi đƣợc
sửa chữa và đƣợc thể hiện bằng việc kiểm tra các tiêu chí chấp nhận đã quy định.
Phịng thí nghiệm phải kiểm tra ảnh hƣởng của các lỗi này trong các xét nghiệm
trƣớc đó và tiến hành hành động tức thời hoặc hành động khắc phục
Phịng thí nghiệm phải có biện pháp đo thử hợp lý để khử nhiễm thiết bị
trƣớc khi sử dụng, sửa chữa hoặc ngừng hoạt động, cung cấp khơng gian thích
hợp để sửa chữa và cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp.
Khi thiết bị bị đƣa ra khỏi sự kiểm sốt trực tiếp của phịng thí nghiệm thì
phịng thí nghiệm phải đảm bảo rằng tính năng của thiết bị đƣợc kiểm tra trƣớc

khi đƣợc đƣa trở lại sử dụng trong phịng thí nghiệm.
1.1.3.6. Hồ sơ thiết bị
Phải lƣu giữ hồ sơ cho từng hạng mục thiết bị tham gia vào việc thực hiện
các xét nghiệm. Các hồ sơ thiết bị này phải bao gồm, nhƣng không giới hạn, các
mục sau:
a. Nhận dạng thiết bị;
b. Tên nhà sản xuất, kiểu máy, số sêri hoặc nhận dạng duy nhất khác;
c. Thông tin liên hệ với ngƣời cung cấp hoặc nhà sản xuất;
d. Ngày nhận và ngày đƣa vào sử dụng;
e. Vị trí;
f. Điều kiện khi nhận đƣợc (ví dụ: mới, đã sử dụng hoặc sửa lại);
g. Các hƣớng dẫn của nhà sản xuất;
h. Hồ sơ xác nhận sự nghiệm thu ban đầu của thiết bị để sử dụng khi thiết bị
đƣợc nhập vào phịng thí nghiệm;
i. Thực hiện bảo dƣỡng và kế hoạch bảo dƣỡng phịng ngừa;
j. Hồ sơ về tính năng của thiết bị nhằm xác nhận sự thích hợp để sử dụng của
thiết bị;
k. Hỏng hóc hoặc sự cố, thay đổi hoặc sửa chữa thiết bị.
Hồ sơ tính năng đƣợc đề cập ở điểm j) cần bao gồm bản sao của các báo
cáo/giấy chứng nhận của tất cả các lần hiệu chuẩn và/hoặc kiểm định bao gồm
ngày tháng, thời gian và kết quả, các hiệu chỉnh, tiêu chí chấp nhận và thời hạn
cho lần hiệu chỉnh và/hoặc kiểm định tiếp theo, để đáp ứng một phần hoặc toàn
bộ yêu cầu này.
4


Phải lƣu các hồ sơ này và phải có sẵn trong suốt vòng đời của thiết bị hoặc
lâu hơn theo yêu cầu của thủ tục kiểm soát hồ sơ của phịng thí nghiệm
1.2. Quy trình quản lý Trang thiết bị y tế
Trang thiết bị phòng xét nghiệm bao gồm tất cả các thiết bị tham gia vào

quá trình xét nghiệm thuộc giai đoạn trƣớc, trong và sau xét nghiệm.
Thiết bị xét nghiệm: Các thiết bị đóng vai trị quyết định trong giai đoạn
phân tích của một xét nghiệm. Ví dụ: máy xét nghiệm sinh hóa, máy đọc Elisa…
Thiết bị hỗ trợ: các thiết bị tham gia một phần trong quá trình xét nghiệm.
Ví dụ: Máy ủ, máy lắc, máy ly tâm…
Bảo dƣỡng định kỳ: Bảo dƣỡng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, theo thời
gian sử dụng và mức độ sử dụng thiết bị.
Hiệu chuẩn: hành động nhằm xem xét mối tƣơng quan giữa những giá trị đo
đƣợc từ một thiết bị với những giá trị chuẩn tƣơng ứng đã đƣợc biết trƣớc.
Sửa chữa đột xuất: Máy móc, thiết bị đang vận hành phải dừng để sửa chữa
do sự cố.
1.2.1. Mục đích
Quy định này thống nhất về phƣơng pháp quản lý, sửa chữa, bảo dƣỡng
máy móc, thiết bị đang đƣợc sử dụng tại khoa xét nghiệm, đảm bảo toàn bộ máy
móc, thiết bị trong khoa hoạt động tốt
1.2.2. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với mọi thiết bị, máy móc đang đƣợc sử dụng tại
khoa xét nghiệm
1.2.3. Trách nghiệm
Trƣởng khoa xét nghiệm có trách nhiệm tạo điều kiện làm việc thuận lợi
cho việc quản lý Trang thiết bị. Hƣớng dẫn nhà cung cấp dịch vụ thực hiện đúng
quy định về an toàn vệ sinh y tế của Bệnh viện, đồng thời cử nhân viên tham gia
vào quy trình hiệu chuẩn và bảo dƣỡng Trang thiết bị
Nhân viên quản lý chất lƣợng và nhân viên quản lý Trang thiết bị có trách
nhiệm đảm bảo tất cả các thiết bị sử dụng trong khoa xét nghiệm đều đƣợc quản
lý và bảo dƣỡng tốt.
Nhân viên đƣợc phân công tham gia hiệu chuẩn, bảo dƣỡng Trang thiết bị
thực hiện đúng quy trình này.
Ngƣời vận hành, sử dụng thiết bị có trách nhiệm thực hiện đúng nội quy
vận hành, bảo quản thiết bị của Bệnh viện và thông báo đầy đủ, kịp thời cho

trƣởng khoa và nhân viên quản lý Trang thiết bị mọi sự cố bất thƣờng xảy ra đối
với thiết bị.
5


1.2.4. Nội dung
1.2.4.1. Yêu cầu lắp đặt các Trang thiết bị y tế
Trƣớc khi lắp đặt Trang thiết bị, khoa xét nghiệm cần phải xác định yêu cầu
cho việc lắp đặt Trang thiết bị bao gồm:
a. Vị trí lắp đặt: phù hợp với luồng công việc, không ảnh hƣởng tới hoạt
động của các thiết bị gần bên
b. Điều kiện môi trƣờng (nhiệt độ, độ ẩm) theo quy định của nhà sản xuất.
c. Nguồn điện phù hợp.
d. Kết nối với hệ thống thơng tin phịng xét nghiệm (khi phù hợp).
e. Nhân viên quản lý Trang thiết bị hoặc ngƣời đƣợc phân công cần lƣu lại
hồ sơ của việc lắp đặt Trang thiết bị, trong đó thể hiện đủ các tiêu chí sau.
f. Bàn giao Trang thiết bị, bao gồm máy chính, phụ kiện rời kèm theo, tài
liệu hƣớng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
g. Xác nhận các thông số cố định của Trang thiết bị khi phù hợp.
h. Lắp đặt Trang thiết bị hoặc các thành phần rời của Trang thiết bị tại vị trí
xác định trƣớc.
i. Kết nối Trang thiết bị với hệ thống điện, mạng máy tính (nếu có).
j. Tiến hành các thử nghiệm xác nhận hoạt động của Trang thiết bị thực
hiện và điền vào Bảng kiểm lắp đặt Trang thiết bị.
k. Thiết bị mới sau khi hoàn thiện việc lắp đặt cần đƣợc đánh giá năng lực
thông qua việc xác nhận phƣơng pháp xét nghiệm thực hiện theo quy trình thẩm
định và xác nhận phƣơng pháp.
Khi đƣa thiết bị vào hoạt động, nhân viên quản lý Trang thiết bị cần lập lý
lịch máy (lý lịch máy phải đƣợc lƣu giữ và cập nhật từ khi bắt đầu sử dụng tới
khi thanh lý Trang thiết bị).

1.2.4.2. Đào tạo nhân viên sử dụng Trang thiết bị
Nhân viên có liên quan cần đƣợc đào tạo về việc sử dụng Trang thiết bị,
thực hiện theo quy trình đào tạo, quản lý nhân viên
Với thiết bị xét nghiệm phức tạp, việc đào tạo cần đƣợc thực hiện bởi kỹ sƣ
nhà cung ứng hoặc công ty sản xuất thiết bị và nên bao gồm những nội dung sau
nếu phù hợp:
a. Cách thức vận hành Trang thiết bị
b. Quy trình bảo dƣỡng dự phòng
c. Các yêu cầu về hiệu chuẩn
d. Sao lƣu dữ liệu
e. Các lỗi thƣờng và cách khắc phục
Khi sử dụng thiết bị, nhân viên vận hành thiết bị cần điền đầy đủ thông tin
vào Nhật ký vận hành máy
6


1.2.4.3. Đặt mã nhận dạng cho từng thiết bị
Những thiết bị đủ điều kiện đƣa vào sử dụng cần đƣợc xác định mã nhận
dạng duy nhất nhƣ sau:

Hình 1.1.Phân loại và số thứ tự thiết bị
Loại thiết bị:
a. XN: thiết bị xét nghiệm
b. HT: các thiết bị hỗ trợ (máy ly tâm, pipet ...)
c. BQ: các thiết bị bảo quản (tủ lạnh, tủ âm sâu)
d. LT: các thiết bị thuộc hệ thống quản lý thơng tin (máy tính, máy đọc
barcode…)
Số thứ tự: 2 chữ số, bắt đầu từ 01 đến 99.
Các thiết bị trong khoa cần đƣợc dán nhãn nhận biết nhƣ sau:


Hình 1.2. Nhãn dán nhận biết thiết bị.
Cập nhật mã thiết bị và tổng hợp trong Danh sách thiết bị.
Các thiết bị không sử dụng cần đƣợc dán nhãn nhận biết nhƣ sau:

Hình 1.3. Nhãn dán thiết bị không sử dụng
1.2.5. Hiệu chuẩn các Trang thiết bị y tế
Nhân viên quản lý Trang thiết bị lập kế hoạch bảo dƣỡng và hiệu chuẩn của
tất cả Trang thiết bị có trong khoa dựa vào các tài liệu tham khảo sau:
a. Yêu cầu về tần suất hiệu chuẩn của văn phịng chơng chứng chất lƣợng
b. Tài liệu hƣớng dẫn đào tạo và vận hành của nhà sản xuất
c. Các nguồn khác
Đơn vị thực hiện hiệu chuẩn có thể là nhà sản xuất Trang thiết bị hoặc
công ty cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn. Trƣởng khoa xem xét và đề xuất kế hoạch
7


hiệu chuẩn Trang thiết bị với lãnh đạo bệnh viện để xin phê duyệt. đơn vị thực
hiện hiệu chuẩn phải đƣợc công nhận về lĩnh vực hiệu chuẩn Trang thiết bị
Nhân viên quản lý Trang thiết bị làm việc với đơn vị hiệu chuẩn để xác
định thời điểm và các yêu cầu cần chuẩn bị khi hiệu chuẩn Trang thiết bị
Thiết bị sau khi đƣợc hiệu chuẩn bởi đơn vị cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn
cần đƣợc dán tem hiệu chuẩn trên thiết bị và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn
1.2.6. Xem xét kết quả hiệu chuẩn
Sau khi nhận kết quả hiệu chuẩn thiết bị, nhân viên quản lý Trang thiết bị
cần xem xét, kiểm tra các thông tin trong báo cáo và ghi chép lại theo biểu mẫu
xem xét kết quả hiệu chuẩn
Việc thực hiện xem xét kết quả hiệu chuẩn dựa vào các tiêu chí sau:
a. Xem xét độ chính xác đƣợc cơng bố đối với thiết bị dựa trên hƣớng dẫn
sử dụng của nhà sản xuất
b. Xem xét hệ số hiệu chỉnh

- Nếu giá trị hiệu chỉnh nhỏ hơn giá trị của độ chính xác thì thiết bị đó có
thể sử dụng tiếp tục mà khơng cần giá trị hiệu chỉnh
- Nếu giá trị hiệu chỉnh lớn hơn giá trị của độ chính xác hoặc chuẩn xác
định một cách đáng kể, cần báo cáo tới lãnh đạo Khoa xét nghiệm để xem xét
việc sử dụng giá trị hiệu chỉnh với Trang thiết bị
Ghi lại giá trị hiệu chỉnh cần áp dụng và thông báo giá trị hiệu chỉnh đối
với thiết bị cho bộ phận nhân viên liên quan
1.2.7. Bảo dƣỡng thiết bị
1.2.7.1. Qui định bảo dưỡng
Lịch bảo dƣỡng định kỳ đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
a. Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất.
b. Thời gian sử dụng thiết bị.
c. Tần xuất sử dụng thiết bị.
d. Theo tình trạng thực tế của máy móc và thiết bị.
e. Theo yêu cầu của đơn vị sử dụng thiết bị.
f. Lịch bảo dƣỡng định kỳ đƣợc lập vào đầu quý 2 hàng năm
Căn cứ vào kế hoạch hàng năm của khoa, nhân viên quản lý Trang thiết bị
lập kế hoạch bảo trì, bảo dƣỡng Trang thiết bị, báo cáo trƣởng khoa xét nghiệm,
trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt, phối hợp với phòng Vật tƣ của bệnh viện để
thực hiện.

8


1.2.7.2. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ
Việc bảo dƣỡng định kỳ Trang thiết bị đƣợc thực hiện bởi nhà cung cấp
dịch vụ.
Nhà cung cấp dịch vụ phải thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết trong hợp
đồng đã ký dƣới sự giám sát của nhân viên quản lý Trang thiết bị.
Thiết bị sau khi bảo dƣỡng phải đƣợc kiểm tra, chạy thử đảm bảo các thông

số kỹ thuật cần thiết.
Mọi phụ tùng cần thay thế (nếu có) trong quá trình bảo dƣỡng, nhà cung
cấp dịch vụ phải thơng báo cho Khoa xét nghiệm và đƣợc ghi đầy đủ trong biên
bản bàn giao thiết bị và lý lịch, nhật ký vận hành máy.
1.2.7.3. Thực hiện bảo dưỡng dự phòng
Việc bảo dƣỡng dự phòng Trang thiết bị cần đƣợc thực hiện bởi nhân viên
xét nghiệm.
Hàng ngày, nhân viên đƣợc phân công có trách nhiệm theo dõi nhiệt độ, độ
ẩm phịng xét nghiệm để đảm bảo thiết bị đang hoạt động trong điều kiện cho
phép
Hàng ngày, nhân viên đƣợc phân cơng có trách nhiệm theo dõi vệ sinh
Trang thiết bị phòng xét nghiệm
1.2.7.4. Sửa chữa định kỳ và đột xuất
Máy móc, thiết bị bị sự cố không thể tiếp tục vận hành đƣợc, công tác sửa
chữa thiết bị phải thực hiện đúng quy trình sau:
- Đối với nhân viên sử dụng thiết bị:
+ Dừng máy, cắt nguồn điện cấp cho thiết bị.
+ Giữ nguyên hiện trạng
+ Thông báo ngay với Trƣởng khoa và nhân viên quản lý Trang thiết bị
Nhân viên quản lý Trang thiết bị cùng với cán bộ kỹ thuật kiểm tra, xử lý sự
cố tại chỗ. Trƣờng hợp không xử lý đƣợc tại chỗ, nhân viên quản lý Trang thiết
bị dán thơng báo ngừng hoạt động lên thiết bị.

Hình 1.4. Nhãn dán thiết bị không sử dụng
Nhân viên quản lý Trang thiết bị báo cáo trƣởng khoa xét nghiệm để xem
xét khắc phục sự cố hoặc trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt (nếu cần).
9



×