Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CÂU HỎI CÓ ĐÁP ÁN LUẬT dân sự 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.57 KB, 11 trang )

ÔN TẬP LUẬT DÂN SỰ 1
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI, GIẢI THÍCH, NÊU CƠ SỞ PHÁP LÝ.
1. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp
nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.
Nhận định sai vì
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: cá nhân, pháp nhân;
Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp
tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự thì
các thành viên (cá nhân) là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự; Trường hợp không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện
thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện với
tư cách cá nhân.
CSPL: Điều 1, Điều 101 Bộ luật Dân sự năm 2015;
2. Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nhận định này SAI, VÌ người thành niên sẽ bị Mất năng lực hành vi dân sự;
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự khi có quyết định của Tịa án dưới kết luận giám định của cơ quan
chuyên môn.
CSPL: Điều 22, 23, 24 Bộ luật Dân sự 2015.
3. Người bị nghiện ma túy là người bị hạn chế NLHVDS.
Nhận định này SAI, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tịa án có thể ra quyết định tuyên bố người
Người bị nghiện ma túy là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
CSPL: khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015.
4. Mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 15 tuổi phải do người
đại diện theo pháp luật của họ xác lập, thực hiện.
Nhận định này SAI, vì người chưa đủ 15 tuổi được giao dịch dân sự phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
CSPL: khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015.
5. Pháp nhân bị chấm dứt tồn tại trong các trường hợp chia, tách,


sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể và phá sản.
Nhận định sai vì
Trường hợp Tách pháp nhân thì Sau khi tách, pháp nhân cũ khơng mất
đi, có thêm pháp nhân mới; một phần quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũ chuyển
sang cho pháp nhân mới.
CSPL: Điều 91 BLDS 2015;
6. Khi vợ bị mất NLHVDS thì chồng là người giám hộ cho vợ, nếu
chồng đáp ứng các điều kiện làm người giám hộ do luật định.
Nhận định sai vì
Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người
giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân
được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.


2

CSPL: khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên của
người mất năng lực hành vi dân sự về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử
người giám hộ thì Tịa án chỉ định người giám hộ.
CSPL: khoản 1 Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015.
7. Người giám hộ cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật
của người được giám hộ.
Nhận định sai vì
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là
người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
CSPL: khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
8. Cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự thì khơng thể trở
thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Nhận định sai vì

Cá nhân bị mất NLHVDS vẫn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân
sự. Tuy nhiên, việc tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, đặc biệt là giao dịch
dân sự phải thông qua hành vi của người đại diện. Mọi cá nhân đều có NLPLDS như
nhau. Trong đó, nội dung của NLPLDS bao gồm quyền tham gia vào quan hệ pháp luật
dân sự.
CSPL: Điều 16, 17 Bộ luật Dân sự 2015
9. Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do
chưa có điều luật áp dụng.
Nhận định đúng vì
Trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng thì Tịa án Áp dụng tập quán;
Áp dụng tương tự pháp luật quy định tại Điều 5, điều 6 Bộ luật Dân sự 2015
CSPL: khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự 2015
10.Tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú được giao cho vợ,
chồng, cha, mẹ hoặc con đã thành niên của người này quản lý.
Nhận định sai vì
Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tịa án giao tài sản
của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý: Đối với tài sản đã
được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản
lý; Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý; Đối với tài sản
do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc
chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ
của người vắng mặt quản lý.
CSPL: khoản 1 Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015
11. Đối với thời hiệu hưởng quyền dân sự, việc hưởng quyền dân
sự của chủ thể bắt đầu phát sinh hiệu lực khi bắt đầu thời hiệu hưởng
quyền.
Nhận định sai vì



3

Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự
theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự mới
có hiệu lực.
CSPL: Điều 152 Bộ luật Dân sự 2015
12. Giao dịch do người khơng có quyền đại diện xác lập thì vơ hiệu.
Nhận định sai vì
Giao dịch do người khơng có quyền đại diện xác lập thì vẫn có hiệu lực
trong các trường hợp sau:
- Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
- Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết
hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với
mình khơng có quyền đại diện.
CSPL: khoản 1 Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015
13. Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 10 năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế.
Nhận định sai vì
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động
sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
CSPL: khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015
14. Chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn của luật dân
sự.
Nhận định này SAI, bởi ngoài văn bản quy phạm pháp luật dân sự cịn có thể
áp dụng tập qn hoặc tương tự pháp luật, văn bản pháp luật, tập quán, án lệ, lẽ công
bằng.
CSPL: Điều 5, Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015.
15.Thời hạn do luật định là thời hiệu.
Nhận định SAI,

Thời hạn để được xem là thời hiệu thì phải thỏa mãn 02 điều kiện: Do luật
định + Sau khi kết thúc thời hạn thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể
theo điều kiện do luật định.
CSPL: khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015.
16. Cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên cịn lại khơng được
thừa kế tài sản của nhau theo pháp luật vì khơng có quan hệ huyết thống.
Nhận định sai vì
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau
như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được Thừa kế thế
vị, thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của BLDS
2015.
CSPL: Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015
17.Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được chuyển giao cho
người thừa kế của họ.
Nhận định sai vì


4

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản
lý tài sản của người đó khi người đó bị Tịa án tun bố mất tích cụ thể: Đối với
tài sản đã được uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý; Đối
với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý; Đối với tài sản do vợ
hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng
chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ
quản lý.
CSPL: Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015
18. Người chưa thành niên không thể trở thành người đại diện theo
ủy quyền.

Nhận định sai vì
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người
đại diện theo uỷ quyền.
CSPL: khoản 3 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015
19.Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do
không tuân thủ quy định về hình thức là khơng bị hạn chế.
Nhận định sai vì
Thời hiệu u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức là 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác
lập.
CSPL: khoản1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015
20.Cá nhân có NLHVDS đầy đủ có quyền lập di chúc bằng văn
bản dưới mọi hình thức.
Nhận định sai vì
Cá nhân có NLHVDS đầy đủ nhưng nếu là người khơng biết chữ thì phải
được người làm chứng lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực
CSPL: khoản 3 Điều 630
BÀI 1.
A và B là vợ chồng, có 03 người con chung là C, D và E.
Năm 1984, ông A chung sống như vợ chồng với bà H và có 02 con chung là M
(sinh 1986) và N (sinh 2002)
Tháng 03/2006, bà H chết không để lại di chúc.
Tháng 12/2007, tai nạn giao thông làm A chết và M bị thương nặng dẫn tới bị
liệt toàn thân. Lúc cịn sống, A có lập di chúc để lại 1/2 tài sản của mình cho C,
D và E. Sau khi A chết phát sinh tranh chấp về thừa kế giữa C, E và người đại
diện hợp pháp của M và N về di sản thừa kế của H và A. Hãy chia di sản thừa kế
(kèm theo giải thích) di sản của A và H, biết rằng: (4 điểm)
 D có đơn hợp lệ từ chối nhận di sản của A
 Tài sản chung của A và H là 600.000.000 đồng.
 Tài sản chung của A và B là 1.200.000.000 đồng.

 Cha mẹ A đều chết trước A.
1.1. CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA BÀ H:


5

Di sản thừa kế của bà H: 600/2 = 300 triệu. (Quan hệ sống chung
như vợ chồng giữa bà H và ông A chấm dứt, tài sản chung trong thời gian
chung sống được chia đơi). Bà H có 300 triệu. Riêng ông A vẫn đang
trong thời gian hôn nhân hợp pháp với bà B nên trong 300 triệu của ông A
thì bà B được hưởng ½. Vậy, ơng A = bà B = 300/2 = 150 triệu.
Bà H chết không để lại di chúc nên ta chia di sản bà H để lại theo
pháp luật.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS
Hàng thừa kế thứ nhất của bà H bao gồm: M, N.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS
Mỗi người ở cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau,
vậy: M = N = 300/2 = 150 triệu.
CSPL: Khoản 2 Điều 651 BLDS
1.2. CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA ÔNG A:
Xác định di sản thừa kế của ông A:
+ Tài sản chung của ông A với bà B: 1.200 triệu. (Quan hệ hôn nhân chấm
dứt, tài sản chung của A và B chia đôi). Vậy, ông A = bà B = 1.200/2 =
600 triệu.
+ Tài sản chung của ông A với bà H: 600 triệu. (Quan hệ sống chung như
vợ chồng giữa bà H và ông A chấm dứt, tài sản chung trong thời gian
chung sống được chia đơi). Bà H có 300 triệu. Riêng ơng A vẫn đang
trong thời gian hôn nhân hợp pháp với bà B nên trong 300 triệu của ơng A
thì bà B được hưởng ½. Vậy, ơng A = bà B = 300/2 = 150 triệu.
Vậy, tổng di sản thừa kế của ông A là:600 + 150 = 750 triệu.

Chia di sản thừa kế của A:
+ Ông A lập di chúc hợp pháp để lại ½ tài sản của mình cho C, D, E. Do
đó, ½ tài sản này được chia theo di chúc cho C, D, E mỗi người 1 phần
bằng nhau.
Vậy, C = D = E = (½ * 750)/3 = 125 triệu
Tuy nhiên, D là người được chỉ định hưởng di sản thừa kế theo di
chúc nhưng từ chối nhận di sản nên phần di sản liên quan đến D bị xem là
mất hiệu lực (di chúc thất hiệu). Phần di sản này được chia lại theo pháp
luật là: 125 triệu đồng.
CSPL: Điểm d khoản 1 Điều 650 BLDS.
+ ½ di sản còn lại của A và phần từ chối nhận di sản của D chia theo pháp
luật cho hàng thừa kế của A = 375 + 125 = 500 triệu đồng.
CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 650 BLDS
Hàng thừa kế thứ nhất của A bao gồm: B, C, D, E, M, N. Mỗi người được
hưởng 1 phần bằng nhau. Do D từ chối nhận di sản nên không chia cho D.
CSPL: Khoản 1, 2 Điều 651 BLDS
Vậy, B = C = E = M = N =500/5 = 100 triệu đồng.


6

Theo quy định của pháp luật tại Điều 644 BLDS về người thừa kế
không phụ thuộc nội dung di chúc, ta thấy có 03 đối tượng được hưởng di
sản khơng phụ thuộc nội dung di chúc của A, gồm: B (vợ), M (thành niên,
mất khả năng lao động), N (con chưa thành niên). Do đó, phải trích từ
phần di sản của các người thừa kế để cho 03 đối tượng này được hưởng
đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật.
2/3 một suất thừa kế theo pháp luật được tính như sau:
+ Giả sử, A không để lại di chúc, ta đem toàn bộ di sản của A chia theo
pháp luật cho B, C, D, E, M, N = 750/6 = 125 triệu.

+ 2/3 một suất = 2/3*125 triệu = 83,3 triệu.
B và M, N mỗi người đã hưởng 100 triệu > 2/3 suất thừa kế theo pháp
luật.
Kết luận:
Phần di sản mà B, M, N được hưởng: B=M=N=100 triệu
Phần di sản mà C, E được hưởng C = E = 125 +100=225 triệu.
Kết luận
Di sản mà các người thừa kế được hưởng:

M = N = 150 triệu (thừa kế từ H).
B=M=N=100 triệu (thừa kế từ A).
C = E = 225 triệu (thừa kế từ A).
BÀI 2.
Năm 1955, A kết hôn với B và có ba con chung là C, D và E. Ngồi ra, A cịn
sống chung như vợ chồng với T từ năm 1958 có hai con chung là P và Q. C có
vợ là H và có con là M và N.
Năm 2009, T chết không để lại di chúc.
Năm 2012, A và C chết trong cùng một vụ tai nạn giao thơng. Trước khi chết A
có để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài sản cho Q. Anh C chết không để
lại di chúc.
Hãy chia di sản trong trường hợp trên. (4 điểm)
Biết rằng:
 Di sản của T là 300.000.000 đồng.
 Tài sản chung của A và B là: 1.240.000.000 đồng.
 Tài sản chung của C với H là: 800.000.000 đồng.
 Các con ông A đều đã thành niên và có khả năng lao động.
CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA T:
T chết không để lại di chúc nên ta chia di sản T để lại theo pháp
luật.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS

Hàng thừa kế thứ nhất của T bao gồm: A, P, Q.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS


7

Mỗi người ở cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau,
vậy: A=P = Q = 300/3 = 100 triệu.
CSPL: Khoản 2 Điều 651 BLDS
Do A vẫn đang trong thời gian hôn nhân hợp pháp với B nên trong
100 triệu của A thì B được hưởng ½. Vậy, A = B = 100/2 = 50 triệu.
CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA A:
Di sản thừa kế của A: 1.240/2 = 620 triệu. (Quan hệ vợ chồng giữa
A và B chấm dứt, tài sản chung trong thời gian chung sống được chia đôi).
A=B = 1.240/2 = 620 triệu.
Do A vẫn đang trong thời gian hôn nhân hợp pháp với B nên trong
100 triệu của A được thừa kế từ T thì B được hưởng ½. Vậy, A = B =
100/2 = 50 triệu.
Vậy, tổng di sản thừa kế của ông A là:620 + 50 = 670 triệu.
Trước khi chết A có để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài
sản cho Q. Theo quy định của pháp luật tại Điều 644 BLDS về người thừa
kế không phụ thuộc nội dung di chúc, ta thấy có 01 đối tượng được hưởng
di sản không phụ thuộc nội dung di chúc của A là B. Do đó, phải trích từ
phần di sản của Q để cho B được hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo
pháp luật.
2/3 một suất thừa kế theo pháp luật được tính như sau:
+ Giả sử, A khơng để lại di chúc, ta đem tồn bộ di sản của A chia theo
pháp luật cho B, MN (thế vị cho C), D, E, P, Q = 670/6 = 111,7 triệu.
+ 2/3 một suất = 2/3*111,7 triệu = 74,5 triệu.
Như vậy B hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật = 74,5 triệu.

Q được hưởng thừa kế theo di chúc = 670 - 74,5 = 595,5 triệu
Kết luận:
- Phần di sản mà bà B được hưởng là 74,5 triệu.
- Phần di sản mà Q được hưởng là 595,5 triệu.
CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA C:
Di sản thừa kế của C: 800/2 = 400 triệu. (Quan hệ vợ chồng giữa C
và H chấm dứt, tài sản chung trong thời gian chung sống được chia đôi).
C=H = 800/2 = 400 triệu.
C chết không để lại di chúc nên ta chia di sản C để lại theo pháp
luật.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS
Hàng thừa kế thứ nhất của C bao gồm: B (mẹ) , H (vợ), M, N (con)
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS
Mỗi người ở cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau,
vậy: B=H = M = N= 400/4 = 100triệu.
CSPL: Khoản 2 Điều 651 BLDS
Kết luận


8

Di sản mà các người thừa kế được hưởng:

B=H = M = N = 100 triệu.
BÀI 3.
Ơng An kết hơn hợp pháp với bà Bình có 02 người con là Thịnh và Vượng. Anh
Thịnh có vợ là chị Hồng, có 02 người con là Xuân và Thu. Anh Vượng có vợ là
chị Khánh, có 02 người con là Phong và Phú.
Năm 2014, ơng An lập di chúc để lại tồn bộ tài sản của minh cho 02 người con
là Thịnh và Vượng.

Ngày 15/01/2017, ông An và anh Vượng bị tai nạn giao thơng chết cùng thời
điểm. Sau đó, bà Bình cũng bị bệnh và chết ngày ngày 18/3/2017.
Hãy chia thừa kế trong tình huống trên. (4 điểm)
Biết rằng:
Tài sản chung của vợ chồng ơng An và bà bình là 180.000.000 đồng.
Cha mẹ của ơng An và bà Bình đều chết trước ơng An, bà Bình.
Tài sản chung của anh Vượng và chị Khánh là 240.000.000 đồng.
CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA ƠNG AN

-

-

-

Di sản thừa kế của ơng An: 180/2 = 90 triệu. (Quan hệ vợ chồng
giữa ông An và bà Bình chấm dứt, tài sản chung trong thời gian chung
sống được chia đơi). Ơng An = bà Bình = 180/2 = 90 triệu
Do ơng An có để lại di chúc, di chúc hợp pháp nên ta chia di sản thừa kế
của ông An theo di chúc. Di chúc để lại tồn bộ tài sản của mình (Ơ An)
cho Thịnh và Vượng.
Thịnh = Vượng = 90/2=45 triệu.
Tuy nhiên Anh Vượng là người được chỉ định hưởng di sản thừa kế theo
di chúc lại chết cùng thời điểm với Ô An, nên phần di sản liên quan đến
Anh Vượng bị xem là mất hiệu lực( di chúc thất hiệu). Phần di sản này
được chia lại theo pháp luật là : 45 triệu.
CSPL điểm c K1 Đ 650 BLDS.
- Chia di sản thừa kế của Ô An theo pháp luật :
+ Di sản thừa kế của Ô An đem chia theo pháp luật gồm di sản không
được định đoạt trong di chúc + di sản có định đoạt trong di chúc nhưng bị

thất hiệu là 45 triệu.
+ Hàng thừa kế theo pháp luật của Ơ An gồm: vợ bà Bình, 02 con Thịnh
và Vượng. Tuy nhiên do Vượng chết cùng thời điểm Ô An, nên phần di
sản Vượng được hưởng được thế vị bởi Phong và Phú (con Vượng).
CSPL : điểm a K1 Đ 651 và đ 652 BLDS.
+ Do đó mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản = nhau, Vậy
Bình = Thịnh = Vượng ( thế vị bởi Phong, Phú) = 45/3 = 15 triệu.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 644 BLDS về người thừa kế
không phụ thuộc nội dung di chúc, ta thấy có 01 đối tượng được hưởng di
sản không phụ thuộc nội dung di chúc của ơng An là bà Bình (vợ ơng An).


9

Do đó, phải trích từ phần di sản của Thịnh và Phong+Phú để cho bà Bình
được hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật.
2/3 một suất thừa kế theo pháp luật được tính như sau:
+ Giả sử, ơng An khơng để lại di chúc, ta đem tồn bộ di sản của ơng An
chia theo pháp luật cho Bình, Thịnh, Phong+Phú (thế vị cho Vượng) =
90/3 = 30 triệu.
+ 2/3 một suất = 2/3*30 triệu = 20 triệu.
+ Vậy bà Bình cịn thiếu 5 triệu mới đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
+ Vậy phần còn thiếu được trích ra từ các người thừa kế khác đã được hưởng lợi từ di
sản thừa kế của ông An là Thịnh và Phong+Phú (thế vị cho Vượng) . Theo đó tỷ lệ
di sản mỗi người phải trích là:
Trích của Thịnh= (60 * 5)/75 = 4 triệu
Trích của Phong+Phú (thế vị cho Vượng) = (15 * 5)/75 = 1 triệu
Kết luận
Di sản mà các người thừa kế được hưởng từ ông An:


Bình = 20 triệu.
Thịnh= (45+15)-4= 56 triệu
Phong+Phú (thế vị cho Vượng) =15-1=14 triệu
CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA VƯỢNG
Di sản thừa kế của Vượng: 240/2 = 120 triệu. (Quan hệ vợ chồng
giữa Vượng và Khánh chấm dứt, tài sản chung trong thời gian chung sống
được chia đôi). Vượng=Khánh = 240/2 = 120 triệu.
Vượng chết không để lại di chúc nên ta chia di sản Vượng để lại
theo pháp luật.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS
Hàng thừa kế thứ nhất của Vượng bao gồm: Bà Bình (mẹ) Khánh
(vợ), Phong, Phú (con).
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS
Mỗi người ở cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau,
vậy: Bình = Khánh= Phong=Phú= 120/4 = 30 triệu.
CSPL: Khoản 2 Điều 651 BLDS
Kết luận
Di sản mà các người thừa kế được hưởng Từ Vượng:

Bình = Khánh= Phong=Phú = 30 triệu.
CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA BÀ BÌNH
Khi bà Bình chết, di sản của bà Bình gồm tài sản của bà (90 triệu), di sản thừa
kế của ông An (20 triệu) và kế của Vượng (30 triệu) vì vậy di sản của bà Bình =
90+20+30=140 triệu đồng.


10

Do cha mẹ của bà Bình, ơng An, đều chết trước và bà Bình cũng khơng để lại di


chúc nên di sản của bà Bình được chia theo pháp luật.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS
Hàng thừa kế thứ nhất của bà Bình bao gồm: Thịnh và Vượng
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS
Tuy nhiên, anh Vượng là người được hưởng di sản thừa kế lại chết
trước bà Bình nên con của Vượng là Phong và Phú được thừa kế thế vị
đối với phần di sản mà đáng lẽ Vượng còn sống được hưởng.
CSPL: Khoản 1 Điều 652 BLDS.

Mỗi người ở cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau,
vậy: Thịnh=Phong + Phú = 140/2 = 70 triệu.
CSPL: Khoản 2 Điều 651 BLDS
Kết luận
Di sản mà các người thừa kế được hưởng từ Bà Bình:

Thịnh=70 triệu
Phong+phú= 70 triệu.
BÀI 4.
Ơng A và bà B kết hơn năm 1985 và có hai con chung là C (sinh năm
1985) và D (sinh năm 1987) và E (sinh năm 1990). C bị tâm thần từ nhỏ. D có
vợ là E, có con là F, G, H. Vợ chồng D khơng có tài sản gì. Năm 2017, bà B lập
di chúc để lại cho D 1/3 tài sản của bà. Tháng 10/2017, bà B và D cùng chết
trong một vụ tai nạn giao thông.
Hãy chia di sản của bà B, biết rằng tài sản chung của A và B là căn nhà trị
giá 2 tỷ đồng. Mẹ của B là bà Y vẫn còn sống.
- Bước 1: Xác định di sản thừa kế của B.
- Quan hệ hôn nhân chấm dứt, tài sản chung của vợ chồng A – B được chia
đôi. A = B = 2 tỷ/2 = 1 tỷ .
- Vậy, di sản thừa kế B để lại là 1 tỷ.
- Bước 2: Chia di sản thừa kế của B.

- Ý 1: Chia di sản thừa kế của B theo di chúc:
- B để lại 1/3 tài sản cho D. Nhưng D lại chết cùng thời điểm mở di chúc,
nên di chúc bị thất hiệu đối với phần di sản chỉ định cho D.
- CSPL: điểm c khoản 1 Điều 650 BLDS 2015.
- Phần di sản này được chia lại theo pháp luật.
- Ý 2: Chia di sản thừa kế của B theo pháp luật
- - Di sản thừa kế của B đem chia theo pháp luật gồm: Di sản không được
định đoạt trong di chúc + Di sản có định đoạt trong di chúc nhưng bị thất
hiệu là 1 tỷ đồng.
- - Hàng thừa kế theo pháp luật của B gồm: Y, A, C, D. Tuy nhiên, do D
chết cùng thời điểm mở thừa kế, nên phần di sản D được hưởng được thế
vị bởi F, G, H.
- CSPL: khoản 1 Điều 651; Điều 652 BLDS.


11

- - Mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, vậy:
- Y = A = C = D (thế vị bởi F, G, H) = 1 tỷ/4 = 250 triệu.
- Kết luận:
- Di sản mà các người thừa kế được hưởng: Y = A = C = D = 250 triệu./.



×