Huỳnh tấn L là thủ quỹ một cơ quan đầu năm 2014. Tháng 5/2015, cơ
quan tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện nhiều khoản chi tiêu không minh
bạch và kết luận L tham ô 30 triệu đồng. Thủ trưởng cơ quan quyết định thay
thủ quỹ mới là K . ngày 12/6/2015, việc bàn giao giũa L và K được thực hiện
xong. Trong số tài liệu mà L bàn giao cho K có 1 số sổ tiết kiệm của đơn vị
nhưng do L đứng tên. Ngày 16/6/2015, L đến gặp K hỏi mượn lại hai sổ tiết
kiệm để so sánh, làm rỏ số tiền mà L bị kết luận là tham ô. Ngày 20/6/2015, L
mang một sổ đến ngân hàng mà đơn vị đã gửi tiền thế chấp vay 20 triệu đồng,
L bỏ trốn lên huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng sinh sống. Đến năm 2019, L
mới viết thư và chuyển 60 triệu đồng về nhờ anh trai là Ph đến ngân hàng trả
toàn bộ tiền gốc và lãi. Khi Ph đến ngân hàng thì biết là cơ quan của L đã
thanh lý hợp đồng . Vì sợ bị nghi ngờ đồng phạm với em trong việc chiếm đoạt
số tiền tiết kiệm của đơn vị nên Ph đã không nộp lại số tiền cho cơ quan mà
mang về để sử dụng.
Trước đó, ngày 15/8/2015, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị
can đối với L về hai tội là tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa và tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, đồng thời ra lệnh truy nã bị can L. Đến
ngày 10/7/2019, L trở về địa phương và ra đầu thú.
Hãy định tội danh và khung hình phạt cho tình huống trên.
Trả lời:
1. Tóm tắt vụ án:
* Đối với L:
Tháng 5/2015, L tham ô 30 triệu đồng.
Ngày 16/6/2015, L đến gặp K hỏi mượn lại hai sổ tiết kiệm mang tên L để
đối chiếu.
Ngày 20/6/2015, L mang một sổ đến ngân hàng mà đơn vị đã gửi tiền thế
chấp vay 20 triệu đồng, L bỏ trốn lên huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng sinh sống.
Ngày 15/8/2015, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với L
về hai tội là tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã
hội chủ nghĩa, đồng thời ra lệnh truy nã bị can L.
Năm 2019, L viết thư và chuyển 60 triệu đồng về nhờ anh trai là Ph đến ngân
hàng trả toàn bộ tiền gốc và lãi. Đến ngày 10/7/2019, L trở về địa phương và ra đầu
thú.
* Đối với K
K cho L mượn 2 sổ tiết kiệm của cơ quan do L đứng tên.
* Đối với Ph
2
Chiếm đoạt số tiền 60 triệu đồng của L.
2. Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra:
* Đối với L:
Hành vi của L xâm phạm sở hữu là tài sản xã hội chủ nghĩa: tham ô và lừa
đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định tại Điều 353, Điều 174 Bộ
luật hình sự năm 2015 đối với hành vi tham ô 30 triệu đồng của cơ quan và lừa đảo
chiếm đoạt 20 triệu đồng của ngân hàng.
* Đối với K
Hành vi của K thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan nhưng
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Đối với Ph
Hành vi của Ph lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được
quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015.
3. Kiểm tra CTTP đã lựa chọn trong mối liên hệ với hành vi của bị can:
* Đối với hành vi của L:
Hành vi thứ nhất: xâm phạm sở hữu là tài sản xã hội chủ nghĩa được quy
định tại Điều 353, Bộ luật hình sự năm 2015 đối với hành vi tham ô 30 triệu đồng
của cơ quan.
Các yếu tố cấu thành của Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS 2015)
- Khách thể của tội phạm:: tội phạm này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản
của cơ quan. Hành vi của L đã xâm phạm đến khách thể này.
- Mặt khách quan của tội phạm:: Hành vi khách quan: lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá 30 triệu đồng.
- Mặt chủ quan của tội phạm:: L thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể đặc biệt: L là người có chức vụ, quyền hạn,
đồng thời có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt. L là người có chức vụ
là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có
hưởng lương, có trách nhiệm quản lý tài sản.
Từ những phân tích nêu trên, so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội
tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, đủ cơ sở kết luận L phạm tội tham ô tài sản xã hội
chủ nghĩa (Điều 353, Bộ luật hình sự năm 2015).
Khung hình phạt mà L phải chịu là khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự năm
2015: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Hành vi thứ 2: xâm phạm sở hữu là tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại
Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015: lừa đảo chiếm đoạt 20 triệu đồng của ngân
hàng.
3
Các yếu tố cấu thành của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS
2015)
- Khách thể của tội phạm: quyền sở hữu tài sản tổ chức. Hành vi của L đã
xâm phạm đến khách thể này.
- Mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan: L lợi dụng danh nghĩa
cơ quan, dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng mà ngay lúc
đó, ngân hàng khơng biết được L có hành vi gian dối. Hành vi mượn sổ tiết kiệm
đem thế chấp vay 20 triệu đồng và bỏ trốn.
- Mặt chủ quan của tội phạm : L thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể của tội phạm: là chủ thể đặc biệt (L lợi dụng danh nghĩa cơ quan mà
ngân hàng không biết L đã bị sa thải).
Từ những phân tích nêu trên, so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, đủ cơ sở kết luận L phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 174, Bộ luật hình sự năm 2015).
Khung hình phạt mà L phải chịu tại điểm đ khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình
sự năm 2015: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Kết luận: L phải chịu trách nhiệm hình sự về 02 tội:
- Tội tham ô tài sản quy định tại khoản 1 Điều 353, Bộ luật hình sự năm
2015.
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại đ khoản 2
Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015.
* Đối với K
Hành vi của K thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan nhưng
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Đối với Ph
Hành vi của Ph: xâm phạm sở hữu là tài sản: lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015.
Các yếu tố cấu thành của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều
175 BLHS 2015)
- Khách thể của tội phạm: quyền sở hữu tài sản của cá nhân. Hành vi của Ph
đã xâm phạm đến khách thể này.
- Mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan: Ph sau khi có tiền của
L, Ph định trả tiền ngân hàng cho L nhưng khơng thành, thay vì trả lại cho L nhưng
Ph mang về nhà sử dụng.
- Mặt chủ quan của tội phạm : Ph thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể của tội phạm: là chủ thể thường: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm
hình sự. Ph đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Đồng thời, khơng có bằng chứng
về việc Ph mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
4
mất khả năng điều khiển hành vi; Như vậy, Ph có năng lực trách nhiệm hình sự khi
phạm tội.
Từ những phân tích nêu trên, so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đủ cơ sở kết luận Ph phạm tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175, Bộ luật hình sự năm 2015).
Khung hình phạt mà Ph phải chịu tại điểm c khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình
sự năm 2015: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Kết luận: Ph phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản quy định tại tại điểm c khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015.