Học và tên : Nguyễn Quỳnh Chi – K70A - VNH
ĐẠO TIN LÀNH VÀ
ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM
Khái quát chung về đạo Tin Lành
Sự ra đời và quá trình phát triển Đạo Tin Lành ra đời ở châu
Âu vào đầu thế kỷ XVI , khởi nguồn trực tiếp từ Phong trào Cải
cách ( Reformation ) . Đến nay đạo Tin Lành đã có lịch sử 500
năm ( 1517-2017 ) .
- Bối cảnh xã hội châu Âu thế kỷ XVI . Sự khủng hoảng trầm
trọng về uy tín của Giáo hội Công giáo và sự bế tắc của thần học
kinh viện . Trong thời kỳ trung cổ , Công giáo phát triển cực
thịnh chi phối hầu hết các lĩnh vực xã hội ở châu Âu , nhưng từ
thế kỷ XIV trở đi , cùng với sự suy thoái của chế độ phong kiến
châu Âu , Giáo hội Công giáo bị suy sụp nặng nề về uy tín và
quyền lực .
Từ thế kỷ XV , giai cấp tư sản xuất hiện , tầng lớp tiểu tư sản ,
thị dân tăng nhanh . Vũ khí tư tưởng mà giai cấp tư sản sử dụng
chính là chủ nghĩa nhân văn . Văn hóa Phục hưng , với những
chủ trường tiến bộ của nó làm lay chuyển quyền uy của Giáo
hoàng và Giáo triều Roma , mang đến cho con người những tri
thức mới , cách nhìn mới về con người , tôn giáo , xã hội và thế
giới .
- Những nhà cải cách tiêu biểu . Martin Luther ( 1483-1546 ) .
Ông là người đề xướng và trở thành nhân vật nổi tiếng của
phong trào cải cách tôn giáo ở Đức . Luther sinh ra tại Saxon
nước Đức , là linh mục , tiến sĩ thần học và là giáo sư của trường
Đại học Tổng hợp Wittenberg . Ông được cử sang Roma giải
quyết các cơng việc của dịng tu , nhưng đến Roma , ông thất
vọng với thực trạng lối sống của các giáo sĩ thuộc Giáo triều .
Sau khi từ đất thánh trở về , ơng đã nhen nhóm trong đầu những
ý tưởng cải cách tôn giáo .
Năm 1514 , Giáo hoàng Léon X chủ trương ban “ an tồn xá ”
khơng phải vì ý nghĩa thiêng liêng mà vì mục tiêu tài chính .
Ngày 30-11-1517 , Luther đã cơng bố Chín mươi lăm luận đề
mở đầu cho phong trào cải cách tôn giáo .
Ulrich Zwingli ( 1484-1531 ) . Ông là một linh mục người
Thụy Sĩ , là người khởi xướng phong trào cải cách tơn giáo ơn
hịa ở Zurich . Năm 1523 , ông nêu lên Sáu mươi bảy luận để thể
hiện quan điểm cải cách của mình . Ơng đề cao Kinh Thánh ,
phản đối thần quyền của giáo sĩ ; chủ trương chống lại sự độc
thân của giáo sĩ , việc kiêng cữ , xưng tội và xá tội ; cho rằng
cầu nguyện dùng đèn , nến , đồ cúng đều là mê tín , ... Những
cải cách trên của Zwingli đã góp phần hình thành về giáo
thuyết , nhất là về luật lệ , lễ nghi của đạo Tin Lành .
Jean Calvin ( 1509-1564 ) . Ông là lãnh tụ tiêu biểu của cuộc
cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ và Pháp , sinh ra ở Pháp và là linh
mục . Do hưởng ứng phong trào cải cách tôn giáo của Luther ,
năm 1528 ông bị trục xuất khỏi Pháp và sang sống ở xứ Bale ,
Thụy Sĩ . Sau đó ơng trở thành lãnh đạo phong trào cải cách .
Calvin đưa ra lý thuyết về “ tiền định tuyệt đối theo đó , sau khi
chết , ai xuống hỏa ngục , ai lên thiên đường đều do sự xếp đặt
trước của Thiên Chúa . Không một cố gắng nào của con người
khi cịn sống có thể thay đổi được điều đó . Từ năm 1541 đến
khi qua đời , ông giữ quyền cai trị tối cao 100 Giơnevơ , nơi đạo
Tin Lành phát triển mạnh , từ đây , nó được lan truyền đến các
nước khác , như Pháp , Đức , Hungary , Hà Lan , Scotland .
Thế kỷ XVII - XVIII , đạo Tin Lành lan rộng và xác lập được
vị trí chính thức ở Đức , Thuỵ Sĩ , Anh , Hà Lan , Scotland , sau
đó truyền sang Canada và Mỹ . Thế kỷ XIX , tại Anh xuất hiện
phong trào Thức tỉnh đức tin , sau đó lan sang Mỹ . Phong trào
Thức tỉnh đã tạo điều kiện liên kết một cách dễ dàng những tín
đồ đạo Tin Lành thuộc các giáo hội khác nhau . Vào thế kỷ
XIX , các tổ chức Tin Lành lớn ở châu Phi và châu Đại Dương
đã được thành lập .
Hiện nay , ở các nước phát triển thuộc Tây Âu , Bắc Âu , Bắc
Mỹ , đạo Tin Lành khơng chỉ có chỗ đứng vững chắc , được các
chính giới cầm quyền khuyến khích phát triển mà còn tận dụng
tốt các thành tựu của khoa học kỹ thuật và q trình cơng nghiệp
hóa để gia tăng ảnh hưởng . Ở các nước đang phát triển , đạo Tin
Lành đang mở rộng phát triển cùng với quá trình công nghiệp
hóa , hiện đại hóa . Năm 1949 , châu Á mới có 8,33 triệu tín đồ
thì năm 1995 là 88,80 triệu tín đồ ( tăng hơn 10 lần ) ; cùng 2
mốc thời gian trên , ở châu Phi từ 7,76 triệu tăng lên 122,73
triệu ( tăng hơn 15 lần ) ; ở khu vực Mỹ Latinh từ 2,25 triệu tăng
lên 18,82 triệu ( tăng hơn 8 lần ) . Hàn Quốc là trường hợp điển
hình , chỉ trong vài thập kỷ cơng nghiệp hóa , số lượng tín đồ
đạo Tin Lành ở đây đã tăng đột biến , vượt lên trên cả Phật giáo ,
Công giáo và trở thành quốc gia có đơng tín đồ đạo Tin Lành ở
khu vực châu Á . Đến nay , khoảng hơn 40 % dân số Hàn Quốc
là tín đồ đạo Tin Lành ” .
Đạo Tin Lành được xem là tôn giáo cải cách theo hướng giảm
bớt những ràng buộc về tổ chức , lễ nghi và tham gia nhiều hơn
vào các lĩnh vực kinh tế , xã hội . Số tín đồ đạo Tin Lành trên
thế giới hiện nay là trên 900 triệu người , ở tất cả các châu lục ,
với rất nhiều tổ chức , hệ phái .
Giáo lý , giáo luật , lễ nghi và tổ chức
* Giáo lý : nét khác biệt của đạo Tin Lành với các tôn giáo khác
thuộc Kitô giáo thể hiện ở một số nội dung thần học , đặc biệt
qua 5 nguyên tắc của Phong trào cải cách đạo Tin Lành , đó là :
chỉ bởi Kinh Thánh , chỉ bởi đức tin , chỉ có Chúa trời , chỉ có ân
huệ , chỉ tôn vinh Chúa Trời .
Kinh Thánh của Kitô giáo bao gồm : Cựu ước 46 cuốn và Tân
ước 27 cuốn . Trong đó , đạo Tin Lành thừa nhận phần Cựu ước
gồm 39 cuốn , và toàn bộ sách Tân ước 27 cuốn . Theo quan
điểm của đạo Tin Lành , Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa ,
nên nó hết sức thiêng liêng .
Những tín điều căn bản :
- Quan niệm về Đức Chúa Trời : chỉ có một Đức Chúa Trời
hằng sống , vơ hạn , tồn thiện , tồn mỹ , Ngài là Đấng tạo hóa .
Đức Chúa Trời là Đấng vinh hiển , thánh khiết , yêu thương ,
nhân từ , cơng chính , thành tín và quyền năng tuyệt đối , đáng
được mn lồi thờ phượng và tơn vinh . Chúa Trời sáng tạo ra
vũ trụ trong 6 ngày . Đức Chúa Trời Ba ngôi : Đức Chúa Cha ,
Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh . Ba ngôi hiệp một , bình
đẳng , cùng bản thể , và hiệp lại làm một Đức Chúa Trời trọn
vẹn dựng theo hình ảnh của Chúa Trời , một cách tốt đẹp và
hoàn thiện . Tuy nhiên , do cố ý phạm tội với Thiên Chúa nên
con người không những bị chết về thể xác mà còn chết về thuộc
linh , tức là bị phân cách với Chúa trời .
- Công cuộc cứu chuộc : Chúa Giêsu được Chúa Trời sai xuống
trần gian để cứu con người , qua sự hy sinh của Ngài trên Thập
tự giá . Chúa Giêsu được thai dựng bởi Đức Thánh Linh qua
trinh nữ Maria . Chúa Giêsu xuống thế giới này làm người thể
hiện cả hai bản tính , thần tính và nhân tính , rất gần gũi nhưng
cũng rất thiêng liêng . Sự cứu chuộc để giải thốt con người ra
khỏi tình trạng tội lỗi và đem con người trở về cùng Đức Chúa
trời . Con người muốn được cứu rỗi phải chân thành ăn năn và
hết lòng tin cậy Chúa Giêsu .
- Chúa Giêsu trở lại và sự phán xét cuối cùng đến một ngày ,
tất cả mọi người trên thế giới này phải đứng trước sự phán xét
cuối cùng của Chúa Trời , do những hành động của họ . Đến khi
đó , những người cơng chính sẽ được hưởng sự sống và phước
hạnh đời đời trong trời mới , đất mới ; còn những người khước
từ ơn cứu rỗi sẽ phải chịu khổ hình trong hồ lửa , đau khổ mãi
mãi .
* Giáo luật : những điều răn của Đức Chúa Trời : Chỉ thờ Đức
Chúa Trời , không được thờ các thần khác , không được dùng
tên Chúa Trời một cách thiếu tơn kính ; Phải nhớ ngày Sa bát và
giữ làm ngày thánh , đây là ngày dành cho Chúa Trời ; Phải hiếu
kính cha mẹ ; Không được giết người ; Không được tà dâm ;
Không được trộm cắp ; Không được làm chứng đối nghịch
người khác ; Khơng được tham muốn nhà cửa , bị lừa hay bất
cứ thứ gì của người khác ; Khơng được tham muốn vợ , tôi trai ,
tớ gái của người khác . Trong đời sống , tín đồ đạo Tin Lành
được khuyên thực hiện : không uống rượu , khơng hút thuốc ,
khơng ngoại tình , khơng lười biếng , khơng lãng phí ...
* Lễ nghi : Đạo Tin Lành thực hiện hai thánh lễ là Lễ Báp têm
và Lễ Tiệc thánh , đồng thời thực hiện nhiều lễ nghi khác . Các
lễ nghi quan trọng gồm có : Lễ Giáng sinh ( 25-12 hằng năm ) ,
Lễ Thương khó ( trước lễ Phục sinh 3 ngày ) , Lễ Phục sinh
( Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn của tháng sau xuân
phân ) , Lễ Thăng Thiên ( sau Lễ Phục sinh 40 ngày ) , Lễ Ngũ
tuần ( sau Lễ Thăng thiên 10 ngày ) . Các lễ nghi khác : Lễ
Thành hôn , Lễ Dâng con , Lễ tang , Lễ Xức dầu , Lễ Tấn phong
mục sư , Lễ Bổ nhiệm , Lễ Cung hiến nhà thờ , Lễ Cảm tạ ...
Hàng tuần hội thánh Tin Lành tổ chức nhóm họp cầu nguyện
và thờ phụng Thiên Chúa vào chủ nhật , nội dung gồm có nghe
hát Thánh ca , nghe giảng Kinh Thánh , cầu nguyện chung , sinh
hoạt ban , nhóm theo lứa tuổi , giới tính và những lễ nghi khác .
* Cơ cấu tổ chức : Với mong muốn cải cách quyền lực giáo
hội , đạo Tin Lành chủ trương tổ chức hội thánh theo hướng đơn
giản . Các hội thánh Tin Lành ở nước ta hiện nay thường được tổ
chức theo hai cấp , là cấp Cơ sở ( chi hội , điểm nhóm ) và cấp
Trung ương ( Tổng Liên hội , Tổng hội ) . Đồng thời cũng có
những hội thánh Tin Lành được tổ chức theo 3 cấp . Tương ứng
với tổ chức có các bộ phận lãnh đạo , như Ban Trị sự , Hội đồng
Quản trị , Ban Quản trị . Giáo phẩm của đạo Tin Lành , từ cao
xuống thấp , gồm có mục sư , mục sư nhiệm chức và truyền
đạo ; một số tổ chức đạo Tin Lành có chức vụ trưởng lão , chấp
sự . Các chức sắc của đạo Tin Lành không phải sống độc thân
như tu sĩ Công giáo .
Đạo Tin Lành ở Việt Nam
Quá trình du nhập , phát triển :
Năm 1911 , đạo Tin Lành được du nhập chính thức vào Việt
Nam , lúc đầu do các giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo Phúc Âm
Liên hiệp C & MA ' từ Bắc Mỹ truyền vào .
* Thời kỳ 1911-1954 : Nhiều giáo sĩ Hội Truyền giáo C & MA
đã vào Việt Nam . Với nghị định của Tồn quyền Đơng Dương
( năm 1915 ) , thực dân Pháp đã cấm các giáo sĩ C & MA hoạt
động truyền giáo , hạn chế sự phát triển của đạo . Tuy nhiên ,
các chi hội Tin Lành được thiết lập trong cả nước . Năm 1927
được ghi nhận là thời điểm đánh dấu việc hình thành về tổ chức
của Hội thánh Tin Lành Việt Nam với tên gọi là Hội Tin Lành
Việt Nam Đông Pháp . Đến năm 1941 , tổ chức Tin Lành Việt
Nam mới được chính quyền Pháp cơng nhận là một tổ chức tơn
giáo . Tên gọi Hội thánh Tin Lành Việt Nam được gọi từ năm
1945 đến nay .
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II , các giáo sĩ thuộc C & MA
lần lượt trở lại Việt Nam , nhưng Hội thánh Tin Lành Việt Nam
lại rơi vào tình trạng suy thối , nhiều hội thánh khơng cịn hoạt
động . Từ năm 1948 trở đi , các hoạt động của đạo Tin Lành ở cả
3 miền dần phục hồi .
* Thời kỳ 1954-1975 : ở miền Nam đạo Tin Lành phát triển
mạnh mẽ , trong khi đó ở miền Bắc số người theo đạo diễn biến
cầm chừng . Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 , đa số giáo sĩ ,
tín đồ đạo Tin Lành miền Bắc di cư vào Nam . Năm 1958 , số
giáo sĩ , tín đồ cịn lại đã lập ra tổ chức giáo hội riêng lấy tên là
Hội thánh Tin Lành Việt Nam ( miền Bắc ) tồn tại cho đến ngày
nay . Hội thánh Tin Lành Việt Nam ( miền Nam ) hoạt động ở
các tỉnh từ vĩ tuyến 17 trở vào . Thời kỳ Mỹ tăng cường can
thiệp và mở rộng quy mô chiến tranh ở Việt Nam , đạo Tin Lành
có điều kiện thuận lợi để phát triển . Các hoạt động truyền giáo
được thúc đẩy mạnh mẽ làm cho cho số tín đồ của Hội thánh Tin
Lành Việt Nam ( miền Nam ) tăng lên nhanh chóng .
* Thời kỳ từ năm 1975 đến nay : Hội thánh Tin Lành Việt Nam (
miền Bắc ) lúc đầu nhìn chung phát triển cầm chừng , thậm chí
khủng hoảng người lãnh đạo giáo hội . Chỉ đến hai thập kỷ gần
đây tình hình Hội thánh mới có nhiều thay đổi , với sự tham gia
của tín đồ người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc . Từ năm
2001 đến nay , Hội thánh Tin Lành Việt Nam ( miền Nam ) và
nhiều tổ chức hệ phái khác của đạo Tin Lành đã được Nhà nước
công nhận về mặt tổ chức .
Những năm gần đây , đạo Tin Lành phát triển mạnh trong các
vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc và
khu vực Tây Ngun .
Tình hình đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo của Ban Tơn giáo Chính phủ ( tính đến tháng 32015 ) , trên phạm vi toàn quốc đạo Tin Lành có 975.330 tín đồ ,
373 nhà thờ , 2.600 mục sư , truyền đạo . Phân bố tại các khu
vực như sau : khu vực đồng bằng sông Hồng có 16.978 tín đồ ;
12 nhà thờ ; có 267 mục sư , truyền đạo . Khu vực miền núi phía
Bắc có 182,697 tín đồ ; 02 nhà thờ và 278 mục sư , truyền đạo .
Khu vực miền Trung có 87.400 tín đồ ; 88 nhà thờ , 415 mục
sư , truyền đạo . Khu vực Tây Nguyên có 499.141 tín đồ ; 98
nhà thờ , 822 mục sư , truyền đạo . Khu vực Đơng Nam Bộ có
102.685 tín đồ ; 73 nhà thờ , 583 mục sư , truyền đạo . Khu vực
Tây Nam Bộ có 86.429 tín đồ : 53 nhà thờ , 235 mục sư , truyền
đạo .
Cùng với Hội thánh Tin Lành Việt Nam ( miền Bắc ) và Hội
thánh Tin Lành Việt Nam ( miền Nam ) , 8 tổ chức , hệ phái đạo
Tin Lành khác đã được công nhận và cấp đăng ký hoạt động là :
Hội Truyền giáo Cơ Đốc Việt Nam , Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm
Việt Nam , Tổng hội Báp tít Việt Nam ( Ân Điển - Nam
Phương ) , Hội thánh Báp tít Việt Nam ( Nam Phương ) , Hội
thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam , Hội thánh Tin Lành
Mennonite Việt Nam , Hội thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam ,
Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam . Đồng thời có khoảng
70 tổ chức , hệ phái hay nhóm Tin Lành chưa được cơng nhận
trong cả nước , như hệ phái Giám lý , Báp tít hay Ngũ tuần , ...
với số lượng tín đồ khoảng 200 nghìn người .
Đạo Tin Lành ở Việt Nam có một số đặc điểm là : là tơn giáo
có nhiều tổ chức , hệ phái ; tín đồ chủ yếu là thị dân và người
dân tộc thiểu số ; rất chú trọng đến hoạt động truyền giáo ; là tôn
giáo có mối quan hệ quốc tế rộng rãi , và thường bị các thế lực
chính trị lợi dụng .
Những vấn đề đặt ra từ hoạt động của đạo Tin Lành ở Việt
Nam hiện nay
- Tiếp tục quán triệt nhận thức , quan điểm của Đảng , Nhà
nước về đạo Tin Lành . Quan điểm , chính sách của Đảng , Nhà
nước về đạo Tin Lành đã thay đổi rất nhiều từ năm 2004 , khi
Thông báo số 160 của Ban Bí thư khóa IX ( về chủ trương cơng
tác đối với đạo Tin Lành ) , đặc biệt là Chỉ thị số 01 / 2005 / CT
- TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành . Theo đó ,
chúng ta từng bước tiến tới cơng nhận các tổ chức , hệ phái đạo
Tin Lành , đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên và
miền núi phía Bắc , để đáp ứng nhu cầu tơn giáo , tín ngưỡng
của người dân . Tuy nhiên , quan điểm đó cịn chưa được một số
địa phương thực hiện nghiêm túc , dẫn tới những khó khăn cho
hoạt động của đạo Tin Lành , đặc biệt là những tổ chức , hệ phái
chưa được công nhận .
Công nhận , hướng dẫn hoạt động của các tổ chức , hệ phái
đạo Tin Lành . Thực hiện Chỉ thị số 01 / 2005 / CT - TTg của
Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành ,
từ năm 2005 đến nay Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký
hoạt động cho một số tổ chức , hệ phái đạo Tin Lành và công
nhận rất nhiều chi hội . Chính quyền các địa phương đã cấp
đăng ký sinh hoạt tơn . giáo cho hàng nghìn điểm nhóm đạo Tin
Lành . Tuy nhiên , cịn một số lượng lớn các tổ chức , hệ phái ,
điểm nhóm đạo Tin Lành chưa được cơng nhận , vì thế đã gây
rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt tơn giáo của đơng đảo cộng
đồng tín đồ và cũng bất cập cho hoạt động quản lý nhà nước .
Như thế , nhu cầu công nhận các tổ chức , hệ phái , chi hội , cấp
đăng ký sinh hoạt cho các điểm nhóm đạo Tin Lành hiện tại và
sắp tới là rất lớn . Thêm nữa , tính cấp thiết của việc hướng dẫn
hoạt động đạo Tin Lành là do mối quan hệ quốc tế rộng rãi của
nó , yếu tố dễ tạo ra những điểm nhạy cảm , phức tạp cho xã
hội , bởi vì việc nắm bắt hoạt động của các tổ chức đạo Tin Lành
ở nước ngoài rõ ràng là rất khó khăn .
- Việc xây dựng nhà thờ , nhà nguyện và hoạt động tơn giáo
ngồi cơ sở thờ tự . Các tổ chức đạo Tin Lành hiện tại rất thiếu
nhà thờ , nhà nguyện để sinh hoạt tôn giáo , đặc biệt là ở vùng
dân tộc thiểu số . Với hơn 1 triệu tín đồ , 605 chi hội , hơn 4.700
điểm nhóm , nhưng chỉ có 373 nhà thờ ( năm 2015 ) . So với
năm 1975 số lượng cơ sở tôn giáo của đạo Tin Lành đã giảm đi
12 , trong khi đó số người theo đạo đã tăng gấp 6 lần . Trong
tổng số 80 tổ chức , hệ phái , nhóm Tin Lành , chỉ có 5 tổ chức
có cơ sở thờ tự , 4/8 tổ chức đã được cơng nhận chưa có trụ sở
trung ương giáo hội và nhà thờ . Ở miền núi phía Bắc có đến
1.350 điểm nhóm 108 Tin Lành nhưng lại chưa có nhà nguyện
nào được cấp phép xây dựng . Do thiếu cơ sở sinh hoạt tôn
giáo , nên nhiều tổ chức , hệ phái đạo Tin Lành phải tổ chức sinh
hoạt tại những địa điểm ngoài cơ sở thờ tự , như khách sạn , khu
chung cư , thậm chí là nhà riêng , gây khó khăn cho chính quyền
các địa phương trong cơng tác quản lý .
Đạo Tin Lành là một tôn giáo lớn trên thế giới , có ảnh hưởng
hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ , đặc biệt là những nước
phát triển . Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam muộn hơn so
với Phật giáo hay Công giáo , và cũng gặp phải những khó khăn
trong q trình phát triển . Tuy nhiên , cùng với thời gian nó đã
có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng tín đồ và ảnh
hưởng trong xã hội , đặc biệt là sự phát triển của nó trong vùng
dân tộc thiểu số nước ta hiện nay