Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xây dựng bài giảng điện tử các mô đun thực hành nghề cắt gọt kim loại tại trường cao đăng nghề yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------------------------

NGUYỄN THÀNH KIÊN

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CÁC MÔ ĐUN
THỰC HÀNH NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ YÊN BÁI
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ CHẾ TẠO

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Thái Thế Hùng

Hà Nội – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------------------------

NGUYỄN THÀNH KIÊN

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CÁC MÔ ĐUN
THỰC HÀNH NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ YÊN BÁI


LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ CHẾ TẠO

Hà Nội – 2012


Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 4
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 5
DANH MỤC CAC KÝ HIỆU.......................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................... 7
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 10
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 10
5. Giả thuyết khoa học. .............................................................................................. 11
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 11
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 12
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 17
1.2.1. E-Learning. .................................................................................................. 17
1.2.2. Công nghệ. ................................................................................................... 17
1.2.3. Công nghệ dạy học ...................................................................................... 18
1.3. Bài giảng điện tử ................................................................................................. 19

1.3.1. Một số khái niệm về bài giảng điện tử. ....................................................... 19
1.3.2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa giáo án điện tử và giáo án truyền
thống. ..................................................................................................................... 21
1.3.3. Bài tập điện tử.............................................................................................. 23
1.4. Khả năng dạy học bằng máy tính điện tử ........................................................... 24
1.4.1. Các khả năng cơ bản của máy vi tính .......................................................... 24
1.4.2. Các khả năng hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học .................................... 25
1.5. Đặc điểm tâm lý của sinh viên:........................................................................... 30
1.5.1. Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên. ........................................ 31
1.5.2 Sự phát triển động cơ học tập của sinh viên. ................................................ 32
1.5.3. Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên. ................................................. 33
1.5.4. Đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên. ...................... 34

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

1

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

CHƯƠNG 2: .................................................................................................................. 36
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CÁC MÔ ĐUN THỰC HÀNH
CẮT GỌT KIM LOẠI Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ YÊN BÁI .......................... 36
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Yên Bái .................................................... 36
2.2. Khái quát về Trường Cao đẳng nghề Yên Bái.................................................... 37
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ....... 37
2.2.2. Các phần thưởng cao quí ............................................................................. 38
2.2.3. Đội ngũ cán bộ nhà trường và cơ sở vật chất .............................................. 39

2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của nhà trường. ..................................... 42
2.2.5. Một số đặc điểm của Nhà trường ................................................................ 45
2.3. Tính khả thi của việc áp dụng CNTT vào dạy học nghề CGKL. ....................... 47
CHƯƠNG 3: .................................................................................................................. 49
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI CHO HỆ
TRUNG CẤP NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ YÊN BÁI ........................ 49
3.1. Quy trình soạn BGĐT. ........................................................................................ 49
3.1.1. Xác định mục tiêu của bài học. ................................................................... 49
3.1.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài......................................... 49
3.1. 3. Xác định logic hình thành kiến thức........................................................... 49
3.1.4. Xác định các hoạt động chủ yếu trong tiến trình dạy học. .......................... 50
3.2. Mô đun: Tiện cơ bản ........................................................................................... 50
3.2.1. Vị trí và tính chất của mơ đun. .................................................................... 50
3.2.2. Mục tiêu của mô đun. .................................................................................. 51
3.3 Điều kiện đầu vào của đối tượng. ........................................................................ 51
3.4. Hình thức học tập. ............................................................................................... 51
3.5. Nội dung mô đun. ............................................................................................... 53
3.6. Lựa chọn các chương trình cơng cụ để xây dựng BGĐT các mơ đun thực hành
CGKL. ........................................................................................................................ 55
3.7. Điều kiện để sử dụng hiệu quả BGĐT mô đun Thực hành tiện. ........................ 58
3.7.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị ..................................................... 58
3.7.2. Yêu cầu đối với giảng viên:......................................................................... 58
3.8. Xây dựng BGĐT ................................................................................................. 59
3.9. Xây dựng BGĐT đối với Mô đun TIỆN CƠ BẢN – Môdun: 16 ....................... 62
Bài 1: VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN VẠN NĂNG................................ 62
Bài 2: TIỆN TRỤ BẬC NGẮN GÁ TRÊN MÂM CẶP ........................................... 80

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

2


Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 87
1. Kết luận .................................................................................................................. 87
2. Một số kiến nghị .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 89

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

3

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

LỜI CẢM ƠN
Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc khẩn trương, được sự giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình của PGS. TS. Thái Thế Hùng, luận văn “Xây dựng Bài giảng điện tử
các modul nghề Cắt gọt kim loại tại trường Cao đẳng nghề Yên Bái” đã cơ bản
hồn thành.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Thái Thế Hùng, người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn; các Thầy/Cô trong Viện Sư phạm kỹ thuật;
Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Bách khoa Hà nội; Các đồng nghiệp trong
Khoa cơ khí – Trường Cao đẳng nghề Yên Bái; các học viên lớp CH SPKT 2010 –
2012; và gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ về chuyên môn, về tài liệu, về thời

gian, để tôi có thể hồn thành luận văn của mình.
Tuy đã rất cố gắng nhưng luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ngày 15 tháng 7 năm 2012
Người viết

Nguyễn Thành Kiên

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

4

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì mà tơi viết trong luận văn này, hồn tồn là do sự
tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của
các tác giả khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ Hội đồng bảo vệ luận
văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thơng tin nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì mà tơi đã cam đoan ở trên.

Hà nội, ngày 15 tháng 7 năm 2012
Người viết


Nguyễn Thành Kiên

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

5

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC CAC KÝ HIỆU

-

HS

: Học sinh

-

HS – SV

: Học sinh sinh viên

-

GV

: Giáo viên


-

BGĐT

: Bài giảng điện tử

-

CGKL

: Cắt gọt kim loại

-

PMDH

: Phần mềm dạy học

-

GD&ĐT

: Giáo dục đào tạo

-

MTĐT

: Máy tính điện tử


-

CNTT&TT

: Cơng nghệ thông tin truyền thông

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

6

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 1: So sánh đặc điểm của giáo án điện tử và giáo án truyền thống
Bảng 2: Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Hình 1: Bộ máy hoạt động và ngành nghề đào tạo trong trường
Hình 2: Giao diện chương trình Microsoft Frontpage
Hình 3: Giao diện chương trình MS PowerPoint
Hình 4: Máy tiện vạn năng MASCUT MA - 1840
Hình 5: Thân máy
Hình 6: Đầu máy
Hình 7: Hộp bước tiến
Hình 8: Hộp xe dao
Hình 9: Ụ động
Hình 10: Điều chỉnh tốc độ trục chính

Hình 11: Hộp bước tiến - Bảng tra hộp bước tiến
Hình 12: Bản vẽ tháo lắp bảo dưỡng trục chính máy tiện
Hình 13: Sơ đồ các chi tiết cụm trục chính

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

7

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ “ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” Trong đó cuộc
cách mạng khoa học cơng nghệ ngày càng phát triển nhanh và đã bước sang một giai
đoạn mới. Yếu tố hàng đầu được quan tâm, nguồn tài nguyên có giá trị lớn nhất đó là
tri thức và thơng tin. Trong bối cảnh đó, giáo dục trở thành nhân tố quyết định đối với
sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục giúp mỗi người phát hiện và phát triển thêm tiềm
năng sáng tạo của bản thân, phát huy tính độc lập tự chủ trong mỗi người, điều đó sẽ
giúp mỗi người trở nên “giàu có” cả về tri thức lẫn đạo đức và quan trọng hơn đó là
q trình phát triển của mỗi con người và cũng là quá trình con người tự khẳng định
mình, tự thể hiện mình trong cộng đồng, trong xã hội nghĩa là giáo dục con người phát
triển toàn diện. Giáo dục không những cung cấp cho sinh viên tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
mà còn giúp sinh viên rèn luyện về nhân cách, thái độ để khi ra đời có thể học tập suốt
đời và tham gia một cách chủ động, sáng tạo vào thế giới. Hiện nay trên thế giới nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển đều coi giáo dục - đào tạo là nhân tố
quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. UNESCO đã đúc kết:
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”, đó là bốn mục

tiêu được coi là trụ cột của ngành giáo dục thế kỷ 21 (Báo cáo của Uỷ ban quốc tế về
giáo dục thế kỷ 21). Cùng với vấn đề đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học theo hướng
hiện đại hoá, cuộc cách mạng về phương pháp dạy học đang diễn ra theo 3 hướng
chính: tích cực hố, cá biệt hố và cơng nghệ hố nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học nói riêng, giáo dục và đào tạo nói chung.
Cơng nghệ hố ở đây một phần chính là việc phát triển và ứng dụng của công
nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), môi trường dạy học đa phương tiện vào
quá trình dạy học. Hội thảo Quốc tế về giảng dạy đại học được tổ chức tại Pari

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

8

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

(10/1998) đã khẳng định ". . . Đặc biệt coi trọng trang bị, các thiết bị giảng dạy chun
ngành đối với các mơn học ở trình độ cao phù hợp với nhu cầu xã hội và giảng dạy nhờ
vào công nghệ mới về thông tin và truyền thông". Đây là thời cơ và thách thức của nền
giáo dục các nước chậm phát triển trong đó có Việt Nam. Trong "Chiến lược phát triển
giáo dục 2001 - 2010" của Chính phủ đã nhận định: "Sự đổi mới và phát triển giáo dục
đang diễn ra ở qui mơ tồn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp
cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội
dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển".
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 nêu rõ “CNTT là công
cụ đắc lực hỗ trợ phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục,
góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị (khố VIII) khẳng định: "ứng dụng và
phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là
phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước
đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đều phải
ứng dụng CNTT để phát triển".
Chỉ thị số 29/2000/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: "CNTT và đa phương tiện sẽ
tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung
chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học".
Từ nhiều năm nay Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đã triển khai đổi mới nội
dung, chương trình và phương pháp giảng dạy trong tất cả các Khoa, ngành đào tạo
trong trường bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội. Về phương pháp giảng dạy, với đặc
thù là trường đào tạo đa ngành, đa nghề, nhiều mơn học có mơ hình động phức tạp,
thường xuyên phải cập nhật kiến thức, công nghệ mới. Để hỗ trợ cho việc đổi mới
phương pháp dạy học, Nhà trường đã đầu tư kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học hiện

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

9

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

đại, khuyến khích ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng
đào tạo.
Bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học kỹ thuật nói chung và trong các mơn
học thực hành như Thực hành tiện nói riêng địi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn và kỹ
năng, kỹ xảo cùng với việc kết hợp sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên ngành như

Autodesk Inventor, SolidWorks, TopSolid …để xây dựng mơ hình vật thể, mô phỏng
chuyển động của cụm lắp,.. sẽ tiết kiệm chi phí cho việc chế tạo mơ hình học cụ và
giúp cho giờ học trực quan, sinh động, giúp sinh viên hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức, giảm
thời gian truyền đạt lý thuyết của giáo viên, tăng thời gian thực hành, nâng cao tay
nghề cho sinh viên.
Được sự đồng ý của PGS.TS Thái Thế Hùng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng
Bài giảng điện tử các mô đun thực hành nghề Cắt gọt kim loại tại trường Cao đẳng
nghề Yên Bái” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy nghề CGKL
tại trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bài giảng điện tử các mô đun thực hành nghề cắt gọt kim loại nhằm
đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, từ đó
nâng cao chất lượng dạy và học của nghề.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học nghề cắt gọt kim loại tại trường Cao đẳng nghề Yên Bái.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng bài giảng điện tử các mô đun thực hành nghề cắt gọt kim loại cho
sinh viên hệ trung cấp và cao đẳng nghề tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

10

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ


- Lý thuyết xây dựng và sử dụng Bài giảng điện tử
- Nội dung, phương pháp dạy học Nghề CGKL.
- Bài giảng điện tử và quá trình dạy học các mô đun thực hành CGKL với sự hỗ
trợ của bài giảng điện tử.
5. Giả thuyết khoa học.
Nếu xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử nghề CGKL theo quan điểm dạy học
hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tốt hoạt động dạy của giáo viên,
tích cực hóa q trình học của học sinh sinh viên. Góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học các mô đun thực hành nghề CGKL tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế nên bài giảng chỉ tập chung nghiên cứu xây dựng bài giảng
điên tử mô đun 16 “Tiện cơ bản” của nghề CGKL.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu, phân tích các tài liệu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc xây
dựng BGĐT tại Trường Cao đẳng nghề n Bái.
- Phân tích nội dung chương trình nghề CGKL của tổng cục dạy nghề.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
a. Phương pháp điều tra viết.
Tìm hiểu thực trạng xây dựng BGĐT tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái.
b. Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phương pháp giảng dạy bộ môn, về Tin
học, BGĐT và kinh nghiệm của họ về cách xây dựng BGĐT.

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

11

Lớp Cao học SPKT 2010-2012



Luận văn thạc sĩ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hiện nay sự phát triển nhanh chóng của CNTT-TT, Internet, cơng nghệ truyền
thông đa phương tiện (multimedia) đã mang lại nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội
như: trao đổi thư tín qua mạng Internet: e-mail; chính phủ điện tử: e-government; giáo
dục điện tử: e-education; dạy học qua mạng: e-learning; thư viện điện tử: e-libraly; văn
hoá số hay văn hoá điện tử: e-culture. Những thành tựu của CNTT-TT đã tạo ra một
cuộc cách mạng trong hầu hết các lĩnh vực xã hội, kinh tế... Sự thay đổi không chỉ thấy
trong các nền sản xuất công nghiệp, điện tử, viễn thông mà ngay trong các lĩnh vực
như: tài chính, ngân hàng, thương mại, quản lý nhà nước, giáo dục. CNTT-TT không
chỉ thay đổi căn bản phương thức điều hành và quản lý giáo dục (Education
Management Technology) mà còn tác động mạnh mẽ làm thay đổi nội dung và phương
pháp dạy học. CNTT-TT đã trở thành một bộ phận giáo dục về khoa học, công nghệ
cho mọi HS.
Tại Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỷ 21 "Tầm nhìn và hành động" tại
Paris diễn ra từ ngày 5 đến 9 tháng 10 năm 1998 do UNESCO tổ chức đã đưa ra ba mơ
hình giáo dục: là mơ hình truyền thống, mơ hình thơng tin và mơ hình tri thức.
Cả ba mơ hình dạy học này đều đã và đang có vai trò nhất định trong việc
truyền đạt tri thức của người dạy và lĩnh hội tri thức của người học. Việc áp dụng ba
mơ hình dạy học trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu vận
dụng sáng tạo, linh hoạt những mơ hình dạy học này, sẽ góp phần quan trọng cho qua
trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức của người dạy và học.
Trong ba mơ hình dạy học trên thì mơ hình dạy học truyền thống là mơ hình dạy
học ra đời sớm nhất, được áp dụng rất nhiều trong quá khứ và không ít ở hiện tại trong
các trường học, các giảng đường đại học. Mơ hình dạy học này lấy giáo viên làm trung
tâm. Nó có ưu điểm là giúp giáo viên chủ động trong quá trình truyền đạt tri thức. Giáo


Học viên: Nguyễn Thành Kiên

12

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

viên sẽ làm công việc giảng dạy của mình việc trên cơ sở giáo án, đề cương đã chuyển
bị sẵn từ trước. Khi đó giáo viên sẽ có thể giảng dạy, điều chỉnh cơng việc giảng dạy,
truyền đạt tri thức theo ý muốn chủ quan của mình mà hầu như không bị động do
những yếu tố khách quan mang lại. Từ đó bài giảng được hồn thành trọn vẹn theo ý
đồ đã định sẵn của giáo viên. Khi sử dụng mơ hình dạy học này, người giáo viên chính
là “diễn viên chính”, là trung tâm của bài giảng. Các phương pháp được sử dụng cho
mơ hình này đa số là thuyết trình, đàm thoại. Giáo viên phải nói và làm việc rất nhiều.
Từ đó nó dẫn đến những hạn chế nhất định là gây cho người học sự ức chế, thụ động,
nói sao nghe vậy mà khơng kích thích được tư duy, óc sáng tạo, phán đốn, xử lý tình
huống của học sinh.
Trong quá trình áp dụng mơ hình dạy học này, cơng nghệ sử dụng để giảng dạy
đa số là phấn, bảng đôi khi thêm radio, tivi, tranh, ảnh… Ngày nay trước sự phát triển
của thời đại, để mơ hình này hoạt động tốt địi hỏi người giáo viên phải phối kết hợp
với những mơ hình dạy học khác để có thể mang lại hiệu quả cao nhất.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trước sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của máy
tính điện tử, một mơ hình dạy học mới được ứng dụng và có giá trị thực tiễn rất lớn.
Đó là mơ hình dạy học thơng tin. Mơ hình daỵ học này được coi là mơ hình dạy học
tích cực khi lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện kích thích tư duy, trí tuệ và óc
tìm hiểu của người học. Người học chủ động thực sự trong suốt quá trình học, tìm tịi,
khám phá tri thức từ đó giúp cho quá trình dạy học thực sự thân thiện, tạo sự gần gũi,

hòa đồng giữa giáo viên và học sinh.
Tuy nhiên do người học là trung tâm, cho nên giáo viên phải là vệ tinh đối với
những học trò của mình. Vì vậy giáo viên rất dễ bị thụ động, bất ngờ trước những tình
huống có vấn đề có thể xảy ra, q trình dạy học có thể khơng theo ý muốn như ban
đầu của giáo viên. Vì vậy ở mơ hình này địi hỏi giáo viên phải khơng ngừng bồi
dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp để có thể đáp ứng được

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

13

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

yêu cầu dạy và học. Bằng chuyên mơn và tri thức của mình giáo viên phải làm sao giúp
người học có thể lĩnh hội được mục tiêu mà bài giảng đưa ra. Có như vậy mơ hình
thơng tin mới thực sự thành công, bởi như tên gọi là mơ hình thơng tin, thơng tin
thường rất nhiều và đa chiều… cho nên vai trò của giáo viên trong mơ hình dạy học
này khơng hề bị xem nhẹ mà thực sự đòi hỏi rất cao.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, của khoa học kỹ thuật,
lồi người ngày càng có những bước tiến mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội. Từ đó một mơ hình dạy học mới được ra đời, đó là mơ hình tri thức.
Mơ hình dạy học này có vai trị to lớn và ngày càng được ứng dụng nhiều trong các
trường học hiện nay bởi vì những ưu điểm tuyệt vời của nó là sử dụng những công
nghệ tiên tiến nhất hiện nay là máy tính điện tử và mạng internet.
Mơ hình dạy học này tạo ra sự thích nghi cao độ cho người học với những nhóm
học sinh cùng học tập, cùng tìm hiểu, cùng ứng dụng… Vai trị của làm việc nhóm,
làm việc tập thể được đề cao, kích thích mọi người cùng tìm tịi, cùng tư duy, khám

phá để có thể đạt được những khối tri thức khổng lồ, những công việc lớn. Mơ hình tri
thức địi hỏi trí tuệ, rất nhiều tâm sức của cả người dạy và những nhóm học tập.
Ở Việt Nam chúng ta khả năng làm việc nhóm của người lao động nói chung,
học sinh, sinh viên nói riêng là tương đối kém. Vì vậy ứng dụng mơ hình dạy học này
trong giảng dạy sẽ có giá trị rất to lớn trong hiện tại và tương lai. Nó tạo điều kiện để
khi ra trường, đi làm ở các doanh nghiệp, các mơ hình sản xuất, dây chuyền sản xuất
hiện đại người học sẽ không bị thụ động, bỡ ngỡ, bất ngờ mà có thể làm tốt những
nhiệm vụ của mình, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

14

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

MTĐT đã đóng vai trị quyết định trong việc chuyển từ mơ hình truyền thống
sang mơ hình thơng tin và sự xuất hiện của mạng máy tính là tác nhân chính để chuyển
từ mơ hình thơng tin sang mơ hình tri thức.
Cơng nghệ đa phương tiện cho phép tích hợp nhiều dạng dữ liệu như văn bản,
biểu đồ, đồ thị, âm thanh, hình ảnh, vi deo... vào bài giảng nhằm giúp HS có điều kiện
tiếp thu bài học qua nhiều kênh thơng tin. Vai trị của CNTT-TT trong việc tạo ra một
môi trường dạy học mới cũng đã được Đào Thái Lai [25], Nguyễn Huy Tú [27] . . .
khẳng định
- CNTT-TT góp phần đổi mới việc dạy học.
- CNTT-TT là cơng cụ đắc lực góp phần đổi mới việc chuẩn bị và lên lớp của
người thầy.

- Cung cấp cho GV nhiều phương tiện dạy học mới như MTĐT, máy chiếu đa
năng, bảng điện tử...
CNTT-TT còn tạo ra môi trường học tập mới, học trong môi trường tương tác
đa phương tiện và tạo ra nhiều cơ hội tìm hiểu tri thức cho người học, có thể học mọi
nơi, mọi lúc. CNTT-TT hay công nghệ đa phương tiện có ưu điểm là cho phép tích hợp
nhiều dạng thơng tin và dữ liệu như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa… vào
bài giảng nhằm kích thích hứng thú trong học tập của người học. Ngồi ra CNTT-TT
cịn có khả năng thay thế cơng việc của người thầy giáo như: góp phần tổ chức, điều
khiển q trình dạy học, hợp lý hóa cơng việc của thầy và trị, chấm bài, kiểm tra, đánh
giá, đóng vai trị là học sinh còn học sinh làm chức năng người dạy máy tính thơng qua
đó lĩnh hội được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… Các chuyên gia Đào Thái Lai [25],
Nguyễn Huy Tú [27], cũng đã khẳng định: CNTT-TT đã tạo ra một môi trường tương
tác để người học hoạt động và thích nghi trong mơi trường đó và như vậy CNTT-TT
tạo điều kiện cho người học độc lập với mức độ cao và hỗ trợ cho người học vươn lên
trong quá trình học tập.
CNTT-TT tạo ra các mơ hình dạy học mới:

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

15

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

1. Dạy học có sự trợ giúp của máy tính (Computer Based Training - CBT).
2. Dạy học trên nền website (Web Based Training -WBT).
3. Dạy học qua mạng (Online Learning Training- OLT).
4. Dạy học từ xa: GV và sinh viên khơng ở cùng một vị trí, khơng cùng thời gian

(Distance Learning).
5. Sử dụng CNTT-TT tạo ra một môi trường ảo để dạy học (E-leaming).
Việc ứng dụng CNTT-TT trong dạy học tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Sử dụng các thiết bị (phần cứng) với vai trò là phương tiện, công cụ dạy học
như: MTĐT (Pcs-personal Computers); Thiết bị hiển thị thông tin (display): Large
colour monitors, Data projectors, Interactive whiteboards, OHP displays, TV
interfaces...; Các thiết bị ngoại vi ghép nối với MTĐT: máy ảnh kỹ thuật số, máy qt,
graphic calculators...
- Sử dụng các ngơn ngữ lập trình như Pascal, Logo...; Các phần mềm thông
dụng: Excel, Winword, Frontpage; Các phần mềm đồ hoạ (Graph Plotting SoftwareGPS); Các phần mềm số học, hệ thống đại số máy tính (Computer Algebra SystemCAS); Các phần mềm hình học động (Dynamic Geometry Software-DGS); Các phần
mềm trình diễn (Data Handling Software-DHS) . . .
- Khai thác thông tin trên các CD-ROM và Intemet. . .
Như vậy, việc ứng dụng CNTT-TT trong dạy học ở Việt Nam trong thời gian
qua đã đạt được các kết quả chính sau:
1. Nghiên cứu và khai thác các PMDH trên thế giới.
2. Triển khai thiết kế và xây dựng các PMDH cho các nội dung cụ thể.
3. Tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của MTĐT.
4. Thử nghiệm khai thác mạng, Internet để dạy học từ xa.
Tuy nhiên, đứng trước những tiềm năng to lớn của CNTT-TT đối với GD&ĐT
thì các thành tựu trên cịn rất khiêm tốn. Ở đa số các trường, việc triển khai, ứng dụng
CNTT trong giảng dạy và học tập còn nhỏ lẻ. Việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

16

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ


dành cho các đợt thao giảng, hội giảng. Đội ngũ giáo viên sử dụng thành thạo và kết
hợp các phần mềm để xây dựng BGĐT là không nhiều, hoặc có thì chỉ mang tính chất
tự làm báo cáo, minh họa cho tiết giảng của riêng mình.
Đối với bộ mơn Thực hành cắt gọt thì đây là mơn học chuyên ngành Cơ khí của
các trường dạy nghề. Việc ứng dụng CNTT nhằm xây dựng BGĐT cho môn học cịn
gặp rất nhiều khó khăn do tính chất đặc trưng của môn học. Hiện nay, việc giảng dạy
môn học này tuy đã có sự đổi mới về nội dung và phương pháp nhưng vẫn chưa tạo
được sự hứng thú, kích thích được tính tích cực cho sinh viên trong quá trình học tập.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. E-Learning.
Trong thời điểm hiện nay có rất nhiều quan điểm về E – Learning, theo quan
điểm nghiên cứu của mình tơi lựa chọn như sau.
E-learning là một hình thức học tập hiện đại dựa trên công nghệ thông tin và
truyền thông. Phần quá trình dạy học được thực hiện khi thầy trị xa nhau về khơng
gian và thời gian. Khoa học E-Learning chủ yếu là q trình tự học có tổ chức, với sự
giúp đỡ của công nghệ thông tin. Học sinh có thể học khơng theo một đường hướng
cho trước mà tự xây dựng một chiến lược học cho riêng mình. Học sinh được phép tự
hoạch định thời gian học, nhịp điệu học, tự tìm cách giải quyết vấn đề và do đó sẽ có
nhiều cách học tùy thuộc vào kiến thức sẵn có của từng học sinh, cách tiếp cận với nội
dung học được tích hợp trên phần mềm cài đặt trên máy vi tính của họ và việc hướng
dẫn của người thầy.
1.2.2. Công nghệ.
Hiện nay khái niệm về công nghệ được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế
quan tâm. Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc, khái niệm công nghệ được định nghĩa như
sau:

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

17


Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

"Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận
dụng quy luật khách quan, tác động vào một đối tượng nào đó, đạt một hiệu quả xác
định cho con người" [6, tr.1] .
1.2.3. Cơng nghệ dạy học
Cơng nghệ dạy học nói riêng, cơng nghệ giáo dục và đào tạo nói chung có nhiều
định nghĩa khác nhau:
"Cơng nghệ đào tạo là q trình sử dụng vào giáo dục và dạy học các phương
tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học
sinh" [3, tr.133] .
"Công nghệ giáo dục là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lý
của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình đào tạo,
cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt được mục
đích đào tạo . . . " [ 1, tr. 110, 111] .
Theo nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Xuân Lạc, công nghệ dạy học được hiểu
theo hai nghĩa như sau:
Theo nghĩa hẹp “ Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng các phương tiện kỹ
thuật và các phương tiện hỗ trợ vào việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập”
Theo nghĩa rộng “ Công nghệ dạy học là hệ thống các phương pháp, phương
tiện và kỹ năng dạy học hỗ trợ quá trình dạy học” ( Bài giảng nhập môn công nghệ dạy
học hiện đại của Nguyễn Xuân Lạc) [7, tr2]
“Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng các thành tựu của khoa học, kỹ thuật,
cơng nghệ vào q trình dạy học nhằm thực hiện mục tiêu dạy học với hiệu quả kinh tế
cao” ( Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) Hà Thị Đức – Lý luận dạy học đại học) [5, tr149]
Vậy công nghệ dạy học có thể được xem như một q trình cơng nghệ đặc biệt,

một quá trình sản xuất những sản phẩm cao cấp, tinh vi nhất (con người). Học sinh
khơng cịn là đối tượng thụ động của quá trình tác động của giáo viên mà họ vừa là
khách thể, vừa là chủ thể của quá trình dạy học.

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

18

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

Ngày nay, q trình dạy học khơng chỉ được hiểu là một q trình cơng nghệ mà
nó đã phát triển lên một tầm cao mới, đó là công nghệ dạy học hiện đại. Công nghệ dạy
học hiện đại là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng mới tác động vào
con người, hình thành một nhân cách xác định.
1.3. Bài giảng điện tử
1.3.1. Một số khái niệm về bài giảng điện tử.
Trong các trường học hiện nay, việc xây dựng các bài giảng điện tử của các mơn
học trên máy vi tính đang phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, có rất ít tác giả đưa ra
khái niệm về bài giảng điện tử và các khái niệm đưa ra cũng chưa thống nhất.
Sau đây là một số khái niệm của các tác giả:
Theo Vương Đình Thắng, bài giảng điện tử được hiểu là toàn bộ kế hoạch hoạt
động dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh cùng các phương tiện
dạy và học (như tranh ảnh, biểu bảng, biểu đồ, các video - clip...) của một tiết học,
được số hoá và cài đặt vào máy vi tính dưới dạng một chương trình nhằm thực hiện
mục đích của q trình dạy học đã đặt ra [22, tr.103].
Theo tác giả Lê Công Triêm, bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức dạy học
mà ở đó tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh đều được

"chương trình hố" do giáo viên điều khiển thơng qua mơi trường Multimedia do máy
vi tính tạo ra [23, tr.44].
Từ các định nghĩa đã được trình bày ở trên, có thể nhận xét và đánh giá như sau:
- Các điểm chung: Các tác giả đều cho rằng, bài giảng điện tử là bài giảng đã
được chương trình hố và đưa vào máy vi tính.
- Các điểm chưa thống nhất:
Theo cách hiểu thứ nhất, bài giảng điện tử là bản kế hoạch hoạt động dạy - học
của giáo viên và học sinh. Đây là cách hiểu của giáo án điện tử; vì giáo án điện tử là
bản kế hoạch hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đối với một
bài học ở trên lớp theo một cấu trúc chặt chẽ, 1ogic và được cài đặt vào máy tính dưới

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

19

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

dạng một chương trình nhằm thực hiện mục đích của q trình dạy học. Do vậy, giáo
án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử.
Theo cách hiểu thứ hai, bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức dạy học.
Trong khi đó, hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học ở thời
gian và địa điểm nhất định, với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể nhằm
giải quyết các nhiệm vụ dạy học. Khi tổ chức hoạt động dạy học, bài giảng điện tử là
một chương trình dạy học được giáo viên điều khiển theo tiến trình dạy học, trong đó
giáo viên sử dụng phối hợp và linh hoạt với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ
thể, với hình thức tổ chức dạy học hợp lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Do
vậy, bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức dạy học.

Có thể đưa ra một số đặc trưng của bài giảng điện tử như sau:
- Bài giảng điện tử được thiết kế bao gồm toàn bộ hoạt động dạy của giáo viên
và hoạt động học của học sinh đối với một bài học ở trên lớp theo một cấu trúc chặt
chẽ, logic và hợp lý, được quy định bởi logic của môn học và logic nhận thức của học
sinh, được cài đặt vào máy vi tính dưới dạng một chương trình cụ thể nhằm thực hiện
tốt mục đích dạy học. Xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai
cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể, đó là: thực hiện dạy - học với sự hỗ trợ
của máy vi tính.
- Nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với bài giảng truyền
thống, đó là, các kiến thức trong bài giảng được trình bày dới dạng văn bản, sơ đồ,
tranh ảnh, video - clip ... và được đặt liên kết giữa các đối tượng trong bài giảng.
- Khi tổ chức hoạt động dạy học ở trên lớp, bài giảng điện tử được giáo viên
điều khiển theo tiến trình dạy học, từ đó, góp phần đạt được mục tiêu của bài học.
- Trong quá trình sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên phối hợp với các phương
pháp, phương tiện dạy học khác. Bài giảng điện tử có thể được sử dụng dưới hình thức
dạy học đồng loạt hoặc dưới hình thức học tập theo nhóm tại lớp, hình thức dạy học cá
nhân ...

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

20

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

Trên cơ sở định nghĩa của các tác giả và các đặc trưng cơ bản của bài giảng điện
tử, bài giảng điện tử được định nghĩa như sau:
Bài giảng điện tử là một chương trình dạy học được số hố và cài đặt vào máy

vi tính, ở đó thể hiện tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh,
được giáo viên điều khiển theo tiến trình dạy học, cùng với các phương pháp, phương
tiện dạy học cụ thể, với hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ dạy học.
1.3.2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa giáo án điện tử và giáo án truyền
thống.
- Sự giống nhau:
Giáo án điện tử và giáo án truyền thống là một bản kế hoạch lên lớp của giáo
viên. Giáo án là một phương tiện bắt buộc đối với giáo viên trong hoạt động dạy học
Khi thiết kế bài giảng (truyền thống hay điện tử) đều phải quán triệt các yêu cầu:
Quán triệt mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Nắm được các yêu cầu đổi mới trong việc thiết kế bài học.
Hiểu biết sâu sắc nội dung của bài học, trên cơ sở đó xác định đúng đắn
phần trọng tâm của bài.
Biết lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới.
Nắm chắc đặc điểm tâm lý của đối tượng học sinh để có những tác động
phù hợp.
Biết xây dựng và sử dụng khéo léo hệ thống câu hỏi cho từng đối tượng
học sinh.
Có kiến thức thực tiễn phong phú để minh họa cho bài học.
Bản thiết kế bài giảng (truyền thống hay điện tử) đều phải thể hiện rõ được hai
loại hoạt động chủ yếu: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Nội dung
của bài học được chia thành các đơn vị hoạt động: hoạt động 1, hoạt động 2 , hoạt động
3…

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

21

Lớp Cao học SPKT 2010-2012



Luận văn thạc sĩ

- Sự khác nhau.
Giáo án truyền thống

Giáo án điện tử

Thời gian giảng lý thuyết nhiều, ít thời Giảm được thời gian lý thuyết, tăng thời
gian dành cho bài tập hay thực hành

gian làm bài tập và thực hành

Nội dung dạy học bao gồm toàn bộ tri Nội dung dạy học bao gồm toàn bộ tri
thức trong giáo trình, sách giáo khoa hiện thức cơ đọng, chủ yếu của chương trình
hành, được diễn đạt dưới dạng văn bản là đại trà và những tri thức mở rộng, được
chủ yếu, đơi khi có sử dụng mơ hình, sơ diễn đạt dưới dạng văn bản, bảng biểu, sơ
đồ, hình vẽ.

đồ, hình vẽ, âm thanh, video-clip….
Kế hoạch hoạt động của thầy và trò được

Kế hoạch hoạt động của thầy và trò được đưa vào máy vi tính dưới dạng một
giáo viên ghi ra giấy.

chương trình, trong đó có sử dụng các siêu
liên kết nhằm kết nối giữa các mục với
nhau, giữa bài mới và bài cũ có liên quan,
giữa lý thuyết với bài tập, giữa nội dung

kiến thức cơ bản và mở rộng, giữa các
mục và trợ giúp.
Bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách

Phần kiểm tra, đánh giá sau khi kết thúc quan, được số hóa và đưa vào máy vi tính,
bài học có thể là các câu hỏi vấn đáp, hoặc cho biết kết quả tức thời về kết quả học
viết, khó có thể kiểm tra được tồn lớp và tập, những sai sót, ưu – nhược điểm, để
cho biết kết quả tức thời.

kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy và
học.

Bảng 1: So sánh đặc điểm của giáo án điện tử và giáo án truyền thống

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

22

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


Luận văn thạc sĩ

1.3.3. Bài tập điện tử.
Trước tiên ta đi tìm hiểu một số khái niệm có liên quan về bài tập điện tử.
"Bài tập", theo nghĩa chung nhất, dùng để chỉ một phương tiện hoạt động nhằm
rèn luyện thể chất và tinh thần (trí tuệ). Trong dạy học, bài tập là một phương tiện dạy
học.
Theo từ điển tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên (HN,1994), thuật ngữ “bài tập"
có nghĩa là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học". Có thể hiểu bài

tập là một hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa
ra trong quá trình dạy học, địi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về
toàn bộ hoặc từng phần khơng ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài
tập được đặt ra.
"Câu hỏi" là thuật ngữ dùng để chỉ việc nêu vấn đề trong nói hoặc viết, địi hỏi
phải có cách giải quyết. Trong dạy học, câu hỏi mà giáo viên đưa ra là những vấn đề
mà giáo viên đã biết và học sinh đã học, hoặc trên cơ sở những kiến thức đã học mà trả
lời một cách thông minh, sáng tạo. Bởi vậy, câu hỏi trong dạy học thường mang yếu tố
khám phá hoặc khám phá lại dưới dạng một thông tin khác bằng cách yêu cầu học sinh
tìm ra mối quan hệ, liên hệ, quy tắc con đường tạo ra cách giải quyết mới.
Câu hỏi và bài tập ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau song cũng có điểm
khác nhau:
- Về mặt chức năng dạy học, câu hỏi và bài tập đều là nhiệm vụ được đặt ra cho
học sinh, là phương tiện để thầy giáo tổ chức hoạt động nhận thức, hoạt động thực
hành cho học sinh. Đồng thời, chúng cũng là phương tiện để kiểm tra đánh giá và tự
kiểm tra, tự đánh giá kết quả nhận thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
- Về hình thức, câu hỏi chỉ nêu yêu cầu, nhiệm vụ mà học sinh cần trả lời, còn
bài tập, vừa có dữ liệu, điều kiện vừa có yêu cầu nhiệm vụ học sinh cần giải quyết. Câu
hỏi trở thành bài tập hoặc mang tính chất bài tập khi nó mang yếu tố "vấn đề" - nêu và
giải quyết vấn đề.

Học viên: Nguyễn Thành Kiên

23

Lớp Cao học SPKT 2010-2012


×