Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Thực trạng và giải pháp công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh lai châu giai đoạn 2015 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 76 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Lai Châu, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Phan Tuấn Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc Tiến sỹ Nguyễn Thị Lợi đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo, Khoa Quản lý Tài nguyên – Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Tài


nguyên và Môi trường Lai Châu, Thanh tra tỉnh Lai Châu, Văn phịng UBND
tỉnh Lai Châu, Phịng Hành chính thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu, Văn
phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu Phịng
Tài ngun và Mơi trường các huyện, thành phố Lai Châu đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Trân trọng cảm ơn!
Lai Châu, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Phan Tuấn Anh


1

MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Lợi ích của nhân dân ln được đặt lên trên hết, bảo vệ quyền lợi của dân là
trách nhiệm của Đảng và Nhà nước và là trách nhiệm của mồi cán bộ, công
chức, viên chức được giao nhiệm vụ trong Nhà nước. Đất nước ta những năm
gần đây có sự chuyển mình phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội nhưng đó
cũng là bài tốn phức tạp trong quản lý, sử dụng đất đai; số vụ việc khiếu nại,

tố cáo và tranh chấp đất đai đang có xu hướng tăng dần theo thời gian. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai là một mảng quan trọng trong hệ
thống quản lý nhà nước và điều hành xã hội. Do vậy thực hiện tốt công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đát đai của nhân dân sẽ củng cố và
tăng cường niềm tin của nhân dân vào đường lối của Đảng và chính sách,
pháp luật của nhà nước đề ra, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân
với Đảng và Nhà nước.
Hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai đang diễn ra hết
sức phức tạp, nhất là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, có nhiều vụ việc
diễn ra rất phức tạp, có tính chất ngày càng gay gắt, hình thành nên các điểm
nóng gây bức xúc trong dư luận, trong nhân dân, đặc biệt là khu vực đất đai
có giá trị kinh tế cao như tại các thành phố lớn có tốc độ đơ thị hóa cao, các
điểm dân cư tập trung lâu đời đất, đai có giá trị lớn, các vị trí đất có lợi thế
thương mại; một số địa điểm đã và đang thực hiện thu hồi đất để phát triển cơ
sở hạ tầng, mở rộng đô thị và các khu công nghiệp, đường giao thơng và các
cơng trình cơng cộng khác ... Đã có nhiều đồn đơng người đi khiếu kiện với
thái độ cực đoan, căng khẩu hiệu, biểu ngữ có nội dung kích động, ảnh hưởng
khơng nhỏ đến hoạt động bình thường của chính quyền, thậm trí có một số
đồn cịn có hành vi gây rối hoặc diễu hành trên đường phố, kéo vào trụ sở
làm việc của cơ quan Nhà nước nhằm gây sức ép. Một số đồn đơng


2

người đi khiếu nại được tổ chức chặt chẽ, không chỉ liên kết trong cùng địa
phương mà liên kết nhiều địa phương với nhau. Thậm trí cịn có một số
trường hợp cịn lợi dụng, lơi kéo, xúi giục các đối tượng chính sách, người già
và trẻ em đi khiếu kiện đơng người.
Có nhiều ngun nhân của tình trạng trên, trong đó có những nhóm
ngun nhân về thể chế, chính sách như: cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo

chưa đảm bảo đầy đủ tính khách quan, cơng khai, dân chủ trong quá trình giải
quyết; một số quy định của Luật Khiếu nai, tố cáo, Luật Đất đai, Pháp lệnh,
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có một số điểm chưa thống nhất, cịn
có sự mâu thuẫn giữa các văn bản luật; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại,
tố cáo chưa cụ thể, rõ ràng, nhất là giải quyết khiếu nại, tố cáo lần đầu còn
phức tạp; chưa đề cao vai trị của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội và của luật sư trong quá trình giải quyết; thiếu chế tài cụ thể trong việc xử
lý trách nhiệm thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc khiếu nại
và giải quyết khiếu nại đơng người có những đặc thù riêng, cần có các cơ chế
điều chỉnh phù hợp, hiệu quả,…
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới, sau chia tách (tỉnh Lai Châu cũ
thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên) đang trong giai đoạn xây dựng và phát
triển, công tác thu hồi, bồi thường về đất; công tác quản lý, sử dụng đất có
nhiều biến động, thay đổi. Vì vậy, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất
đai có chiều hướng gia tăng. Từ thực trạng trên tôi chọn đề tài “Thực trạng
và giải pháp công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất
đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2015 - 2019” được thực hiện là
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá thực trạng và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh

chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2015 -2019;
Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện,


3


nâng cao công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa
bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian tới.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
-

Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là tài liệu bổ sung thêm các vấn

đề liên quan đến cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện
hệ thống các quy định liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai.
-

Từ kết quả nghiên cứu của Luận văn cịn là cơ sở cho việc tiếp tục

nghiên cứu chính sách và thủ tục liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp đất đai tại Lai Châu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những giải pháp mà Luận văn đưa ra sẽ giúp các nhà lãnh đạo, những
người đang được giao trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai tại các địa phương nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng vận dụng để
nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai, góp
phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm khiếu nại
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Điều
74 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Cơng
dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân
nào” và được quy định tại Điều 30 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật
của cơ quan, tổ chức, cá”.
Theo khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2005) quy định: "Khiếu nại" là việc công dân, cơ quan, tổ chức
hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại năm 2011 quy định đề
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có
căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: khiếu nại là
việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật
Khiếu nại năm 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước


5

hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định

hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý
nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề này, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại,
tố cáo của mình và tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
1.1.1.2. Khái niệm tố cáo
Theo khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2005) quy định: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật
Khiếu nại năm 2011 quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Theo khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: Tố cáo là việc
công dân theo thủ tục do Luật Khiếu nại năm 2011 quy định báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ
cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.
Mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở bảo vệ và khôi phục quyền và
lợi ích của người tố cáo mà cao hơn thế là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, góp
phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước vững về chính trị, giỏi về
chun mơn để “trí cơng, vơ tư” trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ của
Nhà nước.
Từ năm 2019, chúng ta áp dụng Luật Tố cáo 2018
Về khái niệm tố cáo thì tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 có quy
định cụ thể như sau:



6

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật
của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân, bao gồm:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ;
vực.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh

1.1.1.2. Tranh chấp
Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân
sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ
tài sản được pháp luật bảo vệ.
Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…
1.1.2. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
đất đai *. Khái niệm khiếu nại về đất đai
“Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ hoặc khơi phục quyền, lợi ích của mình
do
những quyết định hành chính hoặc những hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai

gây ra”
Những quyết định hành chính về đất đai có thể bị khiếu nại đó là:

-

Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho

phép chuyển mục đích sử dụng đất;
cư.

Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định

-

Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


-

Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.


7

*. Khái niệm về tố cáo đất đai
Tố cáo về đất đai là việc công dân báo cho cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến
lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Những hành vi vi phạm pháp luật đất đai có thể bị tố cáo như:
-

Huỷ hoại đất bằng các chất thải độc hại


-

Sử dụng đất sai mục đích

-

Lấn chiếm đất đai

Chuyển quyền sử dụng đất sai nguyên tắc, giao đất không đúng thẩm
quyền.

-

Cản trở việc sử dụng đất của người liền kề

*. Khái niệm về tranh chấp đất đai
Từ thực tế cho chúng ta thấy các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật
đất đai, khơng phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong
quan hệ pháp luật đất đai. Vì vậy sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những
mâu thuẫn, bất đồng được nảy sinh ra bên ngoài và được thể hiện trên thực tế
bằng những hành động cụ thể. Do vậy chúng ta có thể khái niệm về tranh chấp
đất đai như sau:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình
quản lý và sử dụng đất đai.
Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các
chủ thể sử dụng mà cịn ảnh hưởng khơng tốt đến lợi ích của Nhà nước - xã
hội. Bởi vì khi xảy ra tranh chấp sẽ có một bên khơng được thực hiện quyền
của mình, từ đó khơng thực hiện được nghĩa vụ với Nhà nước.

Ngoài xã hội tranh chấp đất đai thường gặp các dạng sau;
-

Tranh chấp giữa chủ cũ và mới do; cho mượn, cho ở nhờ đòi lại

nhưng người mượn, ở nhờ không trả lại và xẩy ra tranh chấp với nhau.


8

Tranh chấp giữa nông, lâm trường, trạm trại với dân địa
phương.
Tranh chấp giữa các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang với dân địa
phương.

-

Tranh chấp đòi chia quyền thừa kế trong gia tộc, gia đình.

-

Tranh chấp giữa các hộ kinh tế mới với đồng bào địa phương.

-

Tranh chấp địa giới hành chính các cấp….

1.1.3. Đặc điểm của khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
1.1.3.1. Đặc điểm của khiếu nại
-


Cơ sở của giải quyết khiếu nại là khiếu nại hành chính theo quy định

của pháp luật.
Khiếu nại hành chính là biểu hiện của tranh chấp hành chính giữa cá
nhân, tổ chức với cơ quan công quyền khi cá nhân, tổ chức cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định, hành vi hành chính. Giải
quyết khiếu nại hành chính chỉ được triển khai khi có khiếu nại hành chính.
Và giải quyết khiếu nại hành chính cũng là nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức. Mặt khác việc giải quyết khiếu nại hành chính cịn bảo
đảm cho cơng dân được tham gia vào giám sát hoạt động quản lý nhà nước,
đồng thời cũng giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa chữa
những bất hợp lý, sai sót trong q trình quản lý; từ đó ý thức trách nhiệm của
chủ thể quản lý cũng được nâng cao khi có sự giám sát của nhân dân.
-

Đối tượng xem xét khi giải quyết khiếu nại là quyết định hành chính,

hành vi hành chính bị khiếu nại.
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý thực
hiện quản lý hành chính nhà nước dựa trên trách nhiệm, quyền hạn mà pháp
luật quy định nhằm duy trì, bảo vệ và củng cố trật tự quản lý hành chính nhà
nước. Việc ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính hợp pháp là
một trong những hoạt động quản lý của chủ thể quản lý vừa là biểu hiện của
việc thiết lập trật tự quản lý vừa là biểu hiện duy trì trật tự quản lý hành chính


9


nhà nước. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bất hợp pháp khơng
những khơng thiết lập, duy trì trật tự quản lý, phá vỡ trật tự quản lý mà cịn
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vì thế khi giải
quyết khiếu nại hành chính, đối tượng xem xét chính là các quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Kết quả giải quyết khiếu nại chính là
việc khẳng định tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại.
-

Giải quyết khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính – thủ tục

giải quyết khiếu nại.
Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết về tính hợp pháp hay khơng hợp pháp của quyết định hành chính, hành
vi hành chính do cơ quan nhà nước ban hành khi thực hiện hoạt động quản lý
nhà nước. Đây là một quá trình phức tạp và địi hỏi khách quan trong q
trình giải quyết, vì vậy, cần phải được tiến hành theo thủ tục pháp luật quy
định – thủ tục giải quyết khiếu nại.
-

Kết quả giải quyết khiếu nại là một quyết định hành chính của chủ thể

giải quyết khiếu nại về việc xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành
chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức.
Quyết định hành chính của chủ thể giải quyết khiếu nại chính là kết quả
của việc đối chiếu, xem xét một cách toàn diện giữa yêu cầu của người khiếu
nại và kết quả thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan giải quyết
khiếu nại. Vì vậy, việc ra quyết định giải quyết khiếu nại là một hoạt động đặc
biệt quan trọng vì chính thơng qua hoạt động này mà các yêu cầu của người
khiếu nại được thỏa mãn toàn bộ hay từng phần hoặc bị bác bỏ, ngồi ra,

thơng qua việc giải quyết khiếu nại cơ quan nhà nước đảm bảo quyền khiếu
nại cho công dân, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý để kịp thời bổ
sung, sửa đổi, tạo niềm tin trong nhân dân.


10

1.1.3.2. Đặc điểm của tố cáo
Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, Nhà nước.
Người tố cáo phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo.
Nếu không trung thực, người tố cáo có thể phải chịu trách nhiệm về Tội vu
khống theo Bộ luật Hình sự.
Người tố cáo và người thân được áp dụng các biện pháp cần thiết để
bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, vị trí công tác, tài sản, danh dự, nhân phẩm…
Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ
cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị
uy hiếp, mua chuộc.
Tố cáo được giải quyết theo quy định của pháp luật, có việc thụ lý, xác
minh và ban hành quyết định giải quyết theo quy định.
1.1.4. Các căn cứ pháp lý về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
Liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, trong
những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết,
văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, trong đó có Luật Khiếu nại, tố cáo
năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm
2004 và năm 2005, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố
cáo năm 2018. Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã
tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện

việc khiếu nại, tố cáo; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc giải quyết khiếu tố.
Ngồi ra Nhà nước ta cịn ban hành một hệ thống pháp luật có liên quan
đến công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai như
Luật dân sự, Luật thuế, Luật Đất đai 2013, Pháp luật về toà án hành chính,


11

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; các nghị định về hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý sử dụng đất
đai...và hệ thống văn bản liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất như: Luật
Đất đai các năm 1993, 2003; các Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các
Nghị định của Chính phủ số: 88/CP, 90/CP, 60/CP, 64/CP, 02/CP, 87/CP, 22/CP
và các quyết định như Quyết định số 201, Chỉ thị 100, Nghị quyết 10...

1.1.4.1. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
-

Nghiên cứu đơn của người khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai

xem họ khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi của ai, của cơ quan, tổ chức nào;
họ có địi quyền lợi khơng và là quyền lợi gì; nghiên cứu đặc điểm đối tượng
tranh chấp, những ảnh hưởng, tác động có liên quan...
-

Tổ chức tiếp và làm việc người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai

để làm rõ nội dung khiếu nại, tố cáo, tranh chấp có đủ điều kiện để thụ lý
không, đồng thời làm rõ các vấn đề nêu trong đơn của họ.

-

Làm việc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để thu thập

hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cần thiết làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp về đất đai.
-

Đối chiếu các quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại, tố cáo,

tranh chấp đất đai. Trên cơ sở các thông tin, tài liệu đã thu thập được, cơ quan có
thẩm quyền đối chiếu với các quy định của pháp luật để quyết định nội dung
khiếu nại là đúng hay sai, tố cáo, tranh chấp có cơ sở hay khơng có cơ sở.

1.1.4.2. Hình thức giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
*. Hình thức giải quyết khiếu nại về đất đai
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
+

Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã và Thủ trưởng cơ quan

thuộc UBND cấp huyện: có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách
nhiệm do mình quản lý trực tiếp.


12

+


Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện: Giải quyết khiếu nại lần

đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ
tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết
lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng
chưa được giải quyết.
+

Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương: có

thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.

+

Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương: Giải quyết khiếu

nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của
cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Giải quyết khiếu nại lần hai đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc
sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu
nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
+

Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Giải quyết khiếu nại lần

đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ
tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu

nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được
giải quyết. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các
cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
+

Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang

bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ: có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng
chức do mình quản lý trực tiếp.
+

Thẩm quyền của Bộ trưởng: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với

quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức


13

do mình quản lý trực tiếp. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải
quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn
nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội
dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu
nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được
giải quyết. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các
cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
+


Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ: Lãnh đạo cơng tác giải quyết

khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp. Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định
tại khoản 2 Điều 24 của Luật Khiếu nại 2011. Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về
thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
*. Hình thức giải quyết tố cáo
Đối với tố cáo thì trên thực tế hành vi tố cáo rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh
vực nên giải quyết thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau, do vậy cần
phải có những nguyên tắc chung nhất để xác định thẩm quyền của các cơ quan
trong việc giải quyết tố cáo. Trên tinh thần đó, Điều 12 Luật tố cáo năm 2011
(sau này là Luật tố cáo năm 2018) đưa ra nguyên tắc sau: “Tố cáo hành vi

vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan,
tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.” cụ thể
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ


14

quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ
quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ,
công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan

giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng
vụ của cán bộ, cơng chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
*. Hình thức giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai có nhiều dạng, nhiều tình huống, nhiều đối tượng
nhưng trong vấn đề tranh chấp đất đai được giải quyết theo quy định tại Điều
202
-

và Điều 203 của Luật đất đai năm 2013. Cụ thể:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hịa giải hoặc

giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở.
-

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì gửi

đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải.
-

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải

tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành
viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể
từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
-


Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và

có xác nhận hịa giải thành hoặc hịa giải khơng thành của Ủy ban nhân dân
cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân


15

cấp xã mà khơng thành thì được giải quyết như sau:
-

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một

trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài
sản gắn liền với đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết;
-

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc

khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì
đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất
đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, Điều 203 Luật đất đai năm 2013;
+ Khởi kiện tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.
1.1.4.3. Phương pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai


*. Phương pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Để làm rõ nội dung khiếu nại là đúng hay sai, nội dung tố cáo có cơ sở
hay khơng có cơ sở. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải tiến hành thụ lý,
xác minh, xem xét, thẩm tra đối với các quyết định, hành vi bị khiếu nại, tố
cáo. Cụ thể: làm việc với người khiếu nại, tố cáo; thu thập hồ sơ, tài liệu; làm
việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra hiện trường; đối
thoại với người khiếu nại, tố cáo; cần thiết thì tổ chức đối thoại giữa các bên
hoặc trưng cầu giám định.
*. Phương pháp giải quyết tranh chấp về đất đai
Để giải quyết tình huống, vụ việc tranh chấp đất đai, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giải quyết phải tiến hành thụ lý, xác minh, xem xét, thẩm tra
đối với hồ sơ địa chính đang lưu trữ; kiểm tra thực địa khu đất, thửa đất đang
xảy ra tranh chấp; thu thập, tìm hiểu các yếu tố, thông tin liên quan, phát sinh
tranh chấp.... Cụ thể: làm việc với các bên tranh chấp; thu thập hồ sơ, tài liệu;
làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra hiện trường; đối


16

thoại với đối tượng tranh chấp (lưu ý cách tiếp cận, hồn cảnh tiếp cận).
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về
khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có những quy định phương
thức khiếu nại, thẩm quyền giải quyết KNHC, thủ tục và đối tượng KNHC
nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Đại đa số
các quốc gia vẫn ghi nhận thẩm quyền giải quyết KNHC của các cơ quan
QLHCNN. Một số nước trên thành lập cơ quan tài phán hành chính từ rất lâu

và việc xét xử các khiếu kiện hành chính đã đi vào nề nếp nhưng việc giải
quyết khiếu nại theo cấp hành chính vẫn được coi trọng.
-

Tại Trung Quốc: “Grant Mediation in China” (Đại hòa giải ở Trung

Quốc) 51(6) Asian; Survey 1065-1089 của Hu, Jieren [127], tác giả viết về
vấn đề đại hòa giải ở Trung Quốc trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất
đai, Tòa án yếu kém khiến vai trò của các quy tắc chính thức trong giải quyết
khiếu nại, tranh chấp trở nên mờ nhạt và tạo điều kiện cho việc thực thi chính
sách tùy tiện và quá nhiều quyền tùy nghi cho các QLHC. Để giải quyết các
khiếu nại, tranh chấp đất đai và những mâu thuẫn tập thể hoặc nhạy cảm khác,
Nhà nước dựa vào thiết chế hòa giải với sự phối hợp và hợp tác của nhiều cơ
quan, đoàn thể - thường được gọi là đại hòa giải. Đây là một thiết chế nhà
nước, tính chất nhà nước này thể hiện ở chỗ hoạt động hòa giải được tổ chức
và thực hiện bởi các cơ quan nhà nước để đạt được về cơ bản các mục tiêu ưu
tiên của Nhà nước.
Tại In-đô-nê-xia và Cam-pu-chia: “Land - Taking Disputes in
East
Asia: A Compartive Analysia and Implications for Vietnam” (Tranh chấp thu
hồi đất ở Đơng Á: Phân tích so sách và khuyến nghị với Việt Nam) của John
Gillespie, Fu Hualing và Phạm Duy Nghĩa 26[129]. Báo cáo đã đưa ra một


17

bức tranh phân tích so sánh về những khiếu nại, tranh chấp thu hồi đất ở ba
quốc gia Đông Á, gồm Trung Quốc, In-đơ-nê-xia và Cam-pu-chia, nơi có
những nét tương đồng với tình hình ở Việt Nam. Mỗi nghiên cứu điển hình sẽ
phân tích những đặc điểm về bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật, kinh tế

chính trị ảnh hưởng đến tranh chấp thu hồi đất tại mỗi quốc gia. Sau đó, các
khiếu nại, tranh chấp này sẽ được phân tích tập trung ở ba nội dung: (1) Thẩm
vấn giữa cộng đồng dân và nhà nước và/hoặc nhà đầu tư thực hiện trước và
trong thời gian thực hiện dự án có thu hồi đất. (2) Hịa giải giữa cộng đồng,
Nhà nước và/hoặc nhà đầu tư để giải quyết các vấn đề do những dự án thu hồi
đất gây ra. (3) Giải quyết khiếu nại, tranh chấp tại tòa án giữa cộng đồng, nhà
nước và/hoặc nhà đầu tư về những vấn đề do các dự án thu hồi đất gây ra.
-

Tại Mỹ: “Who owns America - Land use Planning for Sustainability”

(Ai sở hữu nước Mỹ - Kế hoạch sử dụng đất vì sự phát triển bền vững”) của
John Ikerd [128], đã đề cập đến vấn đề quyền sở hữu tư nhân về đất đai trong
pháp luật nước Mỹ, có ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai của nhà nước và
người sở hữu đất có phải là người “sở hữu nước Mỹ” trên phương diện lãnh
thổ, địa chất hay không? Trong bài viết này, tác giả bày tỏ sự quan ngại các
quy định pháp luật dân sự hiện nay rõ ràng được thiết kế theo hướng bảo vệ
quyền sở hữu hơn là bảo vệ con người. Những trường hợp khiếu nại, tranh
chấp liên quan đến “quyền cho các thế hệ tương lai” hầu như khơng có ý
nghĩa gì so với việc bảo vệ các quyền sở hữu tư nhân được quy định hợp pháp
và cụ thể trong luật. Việc sử dụng đất đai cần được gắn vào những mục tiêu
dài hạn thay vì việc tận thu giá trị của đất theo các kế hoạch sử dụng đất.
-

Tại Xinhgapo, Hàn Quốc, Thái lan và Malaysia: “Kinh nghiệm của

một số nước trong phòng ngừa và giải quyết xung đột về đất đai” của Trần
Phúc Thăng, Phạm Thị Thắng [77]. Bài viết dựa trên kết quả của đề tài nghiên
cứu khoa học do NAFOSTE tài trợ. Các tác giả đã cho thấy trên thế giới và
một số quốc gia trong khu vực như: Xinhgapo, Hàn Quốc, Thái lan và



18

Malaysia dù có các hình thức sở hữu về đất đai rất đa dạng, song đều phải đặt
dưới sự quản lý và điều phối thống nhất của nhà nước, nhà nước phải là người
chịu trách nhiệm trước toàn xã hội trong việc quản lý đất đai để đáp ứng yêu
cầu phát triển của đất nước và đảm bảo cuộc sống của người dân. Các quốc
gia trên đây đã xử lý tốt vấn đề xung đột khiếu nại về đất đai, không chỉ hạn
chế được những xung đột xã hội về đất đai mà cịn góp phần tích cực vào sự
ổn định xã hội, tập trung sức người, sức của cho việc đẩy nhanh phát triển KTXH. Kinh nghiệm của các nước sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những ưu
điểm và hạn chế của mình và trên cơ sở đó, gợi mở những giải pháp để hạn
chế và giải tỏa các xung đột, KNHC một cách hiệu quả hơn, nhất là các hình
thức KNHC về đất đai.
-

“Kinh nghiệm của một số nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi

đất” của Nguyễn Quang Tuyến [93], bài viết đã giới thiệu một số kinh nghiệm
của Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc về chính sách, pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất; Nguyên tắc bồi thường, vấn đề tái định cư
cho người bị thu hồi đất ở. Về bồi thường đất và tài sản trên đất bị thu hồi.
Đặc biệt về Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về bồi thường khi thu hồi đất ở
Xinhgapo. Trường hợp người bị thu hồi đất khơng nhất trí với mức giá bồi
thường họ có quyền khiếu nại về giá trị bồi thường. Hội đồng bồi thường là
người có thẩm quyền quyết định về giá trị bồi thường và đưa ra câu trả lời đối
với người khiếu nại. Nếu người bị thu hồi đất không đồng ý với câu trả lời của
Hội đồng bồi thường thì có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa Thượng thẩm.
-


“Courts and Political Stability: Mediating Rural Land Disputes” (Tịa

án và ổn định chính trị: hịa giải các khiếu nại, tranh chấp đất đai nông thôn)
của Whiting, Susan H. and Shao Hua, (Cambridge: Cambridge University
Press) [131], tác giả chỉ rõ tính chất nhà nước và định hướng chính trị của
thiết chế hịa giải, hoạt động hịa giải có tính chất chủ động và các hịa giải
viên can thiệp sâu để ngăn ngừa xung đột xã hội một cách có hệ thống và bài


19

bản. Các hòa giải viên phải giải quyết triệt để những khiếu nại, tranh chấp
phát sinh trong phạm vi thẩm quyền của mình để ngăn ngừa tình trạng khiếu
kiện lên cấp chính quyền cao hơn. Khi một vụ việc bị khiếu kiện vượt cấp,
điều đó bị nhìn nhận như một sự thất bại của cơ quan có thẩm quyền ở địa
phương. Cơ chế khuyến khích bằng vật chất cũng như khuyến khích khác cả
khen thưởng lẫn chế tài được áp dụng nhằm 28 đảm bảo các hòa giải viên sẽ
nỗ lực hết mình để tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp đối với các tranh chấp
trong địa bàn họ phụ trách.
-“Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai” Ấn phẩm
của Bộ Tài nguyên và Môi trường [10], đã khái quát đầy đủ nội dung trong
pháp luật đất đai của một số nước như: Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các
nước phát triển (nhóm G7); các quốc gia thuộc khối XHCN (Liên Xô và Đông
Âu); Chế độ sở hữu đất đai của các nước đang phát triển; Chế độ sở hữu đất
đai của một số nước ASEAN. Trong đó có nội dung luận về “Giải quyết khiếu
nại về giá đất khi nhà nước thu hồi”. Việc khiếu nại về giá đất là quyền của
các chủ sở hữu bất động sản, được thực hiện qua các bước: Bước 1. Khiếu nại
đối với kết quả định giá. Nếu một tổ chức, cá nhân cho rằng một giá trị định
giá của nhà nước là khơng chính xác thì tổ chức, cá nhân cần gửi một đơn
khiếu nại (bằng văn bản) tới Văn phòng định giá; Bước 2. Giải quyết khiếu

nại. Tổng định giá chỉ đạo Văn phòng định giá xem xét, giải quyết khiếu nại
của tổ chức, cá nhân về giá đất trong thời gian 45 ngày. Kết quả giải quyết do
Tổng định giá ký gửi cho tổ chức, cá nhân. Nếu không đồng ý với kết quả giải
quyết của Tổng định giá, tổ chức, cá nhân có thể thuê tổ chức tư vấn giá đất
để tiến hành định giá độc lập; Bước 3. Định giá đất độc lập. Nếu không đồng
ý với kết quả giải quyết, trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được văn bản
giải quyết của Tổng định giá, tổ chức, cá nhân có thể thuê chuyên gia định giá
độc lập để xem xét lại kết quả định giá. Khi nộp đơn xem xét định giá, tổ
chức, cá nhân cần nộp một khoản phí theo quy định; Bước 4.


20

Lựa chọn khiếu kiện. Nếu vẫn khơng hài lịng với kết quả xem xét lại giá trị
định giá của chuyên gia độc lập, tổ chức, cá nhân đó có thể khởi kiện lên Tòa
án về đất đai và định giá theo quy định của Tòa án tối cao.
1.2.1.2. Về tranh chấp đất đai
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi trực tiếp về đề tài hầu như
không đáng kể do sự khác biệt về chế độ sở hữu về đất đai cũng như cơ chế
giải quyết tranh chấp về đất đai. Chỉ có một số bài viết đề cập riêng lẻ những
vấn đề, khía cạnh khác nhau có liên quan đến đề tài nghiên cứu mà tác giả
tham khảo đó là: Báo cáo của Đồn cơng tác "Nghiên cứu khảo sát về chính
sách, pháp luật đất đai của Trung Quốc" (2002), Báo cáo của Đồn cơng tác
của Ban Kinh tế trung ương "Nghiên cứu, khảo sát chính sách, pháp luật đất
đai của Đài Loan" (2002), Bài viết của TS Nguyễn Ngọc Điện về "Cấu trúc kỹ
thuật của hệ thống pháp luật sở hữu bất động sản Việt Nam - một góc nhìn
Pháp", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 6/2007, Bài viết "So sánh các yếu tố
luật pháp của thị trường bất động sản" của GS. Ulf JENSEN, Trường Đại học
Tổng hợp Lund (Thụy Điển). Các bài viết và báo cáo nói trên cho ta thấy
những tương đồng trong chính sách và pháp luật giữa Việt Nam và một số

nước có chung chế độ cơng hữu đất đai như Trung Quốc, những khác biệt
trong chính sách của các nước về hình thức sử dụng đất; Dự án Stra-Vietnam:
Cam kết WTO/BTA và vấn đề tranh chấp đất đai, nêu ra cơ chế giải quyết
tranh chấp đất đai ở Singapore, nhiệm vụ mục tiêu của việc giải quyết tranh
chấp đất đai, quy trình thu hồi đất, quy trình khiếu nại, cơ quan giải quyết
tranh chấp đất đai ở Singapore và phiên xét xử cũng như kinh nghiệm của
Quốc tế về giải pháp giảm thiểu tranh chấp đất đai.
1.2.2. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở Việt Nam
1.2.3.1. Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
*. Về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại
Từ năm 2015 đến năm 2019, các cơ quan hành chính đã tiếp nhận


21

857.332 đơn khiếu nại, 514.123 vụ việc, với 412.395 vụ việc khiếu nại thuộc
thẩm quyền. Trong đó:
Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 75.255 đơn khiếu nại với 33.352 vụ
việc, trong đó có 255 vụ việc thuộc thẩm quyền.
Các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận 140.351 đơn khiếu nại, có 83.172
vụ việc khiếu nại, trong đó có 59.153 vụ việc thuộc thẩm quyền.
Các địa phương tiếp nhận 641.726 đơn khiếu nại, với 397.599 vụ việc,
trong đó có 98.242 vụ việc thuộc thẩm quyền.
Nội dung các vụ việc khiếu nại hành chính chủ yếu liên quan đến đất
đai: khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng
(đòi nâng giá bồi thường đất đai bị thu hồi, bồi hoàn thành quả lao động trên
đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, cấp đất sản xuất khi Nhà
nước thu hồi đất); khiếu nại đòi lại đất cũ trước đây đưa vào tập đoàn sản
xuất, nơng lâm trường; khiếu nại địi lại đất trước đây cho mượn, cho thuê;
khiếu nại tranh chấp đất đai trong nhân dân; khiếu nại liên quan việc cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngồi ra có khơng ít khiếu nại đòi nhà cho
thuê, cho mượn, cho ở nhờ; đòi lại nhà thuộc diện cải tạo; đòi lại tài sản bị
chiếm đoạt; khiếu nại của các tổ chức, tín đồ tơn giáo địi lại đất đai, cơ sở thờ
tự, tài sản của tơn giáo; khiếu nại về chính sách xã hội; khiếu nại về kỷ luật
đảng và kỷ luật hành chính đối với cán bộ, cơng chức; khiếu nại về xử phạt vi
phạm hành chính.
+ Về tiếp nhận và xử lý đơn thư tố cáo:
Từ năm 2015 đến năm 2019, các cơ quan hành chính đã tiếp nhận
120.201 đơn tố cáo, 67.153 vụ việc, với 54.286 vụ việc thuộc tố cáo thẩm
quyền. Trong đó:
Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 4.565 đơn thư tố cáo với 4.565 vụ việc,
trong đó có 6 vụ việc thuộc thẩm quyền.
Các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận 37.163 đơn tố cáo, trong đó có
21.814 vụ việc thuộc thẩm quyền.


22

Các địa phương tiếp nhận 78.473 đơn tố cáo, với 47.984 vụ việc, trong
đó có 32.466 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền.
Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chủ yếu là tố cáo cán bộ,
cơng chức lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất
đai, tài chính ngân sách, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, thực
hiện chính sách xã hội. Bên cạnh đó, có một số tố cáo cán bộ, công chức bao
che cán bộ vi phạm; không giải quyết hoặc giải quyết chậm trễ, thiếu khách
quan các khiếu nại, tố cáo của công dân; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật
trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đơn vị và trong nhân dân.
*
Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành
chính


+ Về giải quyết khiếu nại:
Từ năm 2015 đến năm 2019, các cơ quan hành chính đã giải quyết
346.160/378.224 vụ việc thuộc khiếu nại thẩm quyền, đạt tỷ lệ 91,52%. Trong đó:

Thanh tra Chính phủ đã thẩm tra, xác minh, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo
giải quyết 353/398 vụ việc (chủ yếu là do Thủ tướng Chính phủ giao), đạt tỷ
lệ 88,69%.
Các Bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 57.156/65.908 vụ việc khiếu
nại thuộc thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 86,72%.
Các địa phương đã giải quyết 288.651/311.918 vụ việc khiếu nại thuộc
thẩm quyền, đạt tỷ lệ 92,54%.
Phân tích từ kết quả giải quyết 235.750 vụ việc khiếu nại cho thấy: có
47.657 khiếu nại đúng (20,2%); 138.091 khiếu nại sai (58,6%); 52.172 khiếu
nại có đúng, có sai (21,2%).
Qua giải quyết khiếu nại đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 1.096 tỷ
đồng, 988 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 896 tỷ đồng, 832 ha đất; bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho 14.801 người; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính


×