Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHẬN DIỆN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA CƠ CHẾ BA BÊN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.83 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Mã lớp:

ĐH17NL1

Số báo danh:

Họ và tên: Lê Thị Thúy An

004

1753404040603

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
GV: ThS. CHÂU HỒI BÃO
NHẬN DIỆN Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA CƠ CHẾ
BA BÊN Ở VIỆT NAM

ĐIỂM SỐ

Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)

ĐIỂM CHỮ

Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)

1
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2019




MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên tồn tại như một hiện tượng phổ biến và
có tính khách quan bên cạnh đó trong nền kinh tế thị trường, cơ chế ba bên được coi là
phương thức tổ chức quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ xã hội hướng tới mục
tiêu căn bản là xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định giữa nhà nước, người
sử dụng lao động và người lao động. Các bên tham gia vào mối quan hệ lao động đều
mang trong mình những lợi ích riêng. Người sử dụng lao động tìm mọi cách để mang
lại lợi ích tối đa cho mình, người lao động thì mong muốn được trả lương cao và
hưởng những lợi tích tăng thêm, được làm việc trong điều kiện lao động tốt, Nhà nước
thì quan tâm đến lợi ích quốc gia, ổn định xã hội và mong muốn các quy định mà mình
ban hành được thực hiện một cách nghiêm túc. Để dung hịa lợi ích giữa các bên cần
phải phối hợp cùng nhau để xây dựng và đưa ra những nguyên tắc chung làm cơ sở để
thực hiện. Mỗi chính sách, quy định về kinh tế - xã hội của chính phủ ban hành đều
ảnh hưởng đến lợi ích của mỗi bên sẽ làm thay đổi sự cân bằng về lợi ích trong xã hội
làm nảy sinh các mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên. Do đó, thơng qua cơ chế ba bên
góp phần hạn chế những mâu thuẫn, giảm thiểu căng thẳng hướng tới những lợi ích
chung, ổn định và phát triển của xã hội nói chung, lĩnh vực lao động nói riêng.
Ở Việt Nam, cơ chế ba bên là thực sự cần thiết khi Việt Nam đang trong quá
trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và sự tồn tại của nhiều thành
phần kinh tế, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động có xu hướng đối lập và xung
đột với nhau. Việc tham khảo ý kiến ba bên sẽ giúp cho việc cân bằng, dung hịa lợi
ích của Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động khi thực hiện chính sách
kinh tế, xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế như

Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), là
một thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) Việt Nam cũng đã tham gia nhiều
công ước của tổ chức này và đã vận dụng những khía cạnh hợp lý của cơ chế ba bên.
Tuy nhiên, cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, về lý luận chưa được
nghiên cứu nhiều, các quy định pháp luật về cơ chế hợp tác ba bên cịn ít, việc vận
hành trên thực tế cịn hình thức, hiệu quả cịn hạn chế. Hiểu được tầm quan trọng cũng
như còn nhiều bất cập của cơ chế ba bên vì vậy, tơi chọn đề tài “ Nhận diện quá trình
hình thành và vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam.”
2. Mục tiêu

31

Nhận diện được quá trình hình thành và vận hành của cơ chế ba bên ở Việt
Nam. Qua đó biết được những khó khăn trong việc thực hiện cơ chế ba bên và đưa ra
các giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam.


3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.
Ngồi ra các phương pháp nghiên cứu, phân tích, so sánh, chứng minh, thống
kê, tổng hợp được kết hợp hài hịa trong q trình viết luận văn
4. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam
+ Phạm vi nghiên cứu: Trong quan hệ lao động ở Việt Nam

4



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ VẬN
HÀNH CƠ CHẾ BA BÊN Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ chế ba bên, hợp tác phát triển.
1.1.1. Cơ chế quan hệ lao động
Cơ chế quan hệ lao động là cách thức dàn xếp những vấn đề cần quan tâm giữa
các chủ thể quan hệ lao động.
1.1.2 Cơ chế ba bên
Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của chính phủ, người sử dụng lao động
và người lao động( qua các tổ chức đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc
lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm. Một q trình
ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết hoặc cùng ra quyết định,
phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên (ILO,1992,45).
Ở Việt Nam nhiều nhà khoa học cũng đã bàn về vấn đề này. Cơ chế ba bên
được hiểu là cơ chế phối hợp hoạt động giữa Chính phủ, đại diện người lao động, đại
diện người sử dụng lao động với tư cách là các bên độc lập và bình đẳng khi họ cùng
tìm kiếm những giải pháp chung trong vấn đề lao động, xã hội mà cả ba bên cùng quan
tâm và nỗ lực giải quyết( Đào Thị Hằng,2005).
Quan điểm khác cho rằng việc kí kết các hợp đồng lao động cá nhân người lao
độnng và người sử dụng lao động hình thành quan hệ lao động cá nhân giữa người lao
động và người sử dụng lao động hình thành nên quan hệ lao động cá nhân- hạt nhân
của cơ chế hai bên truyền thống. Sau đó bằng việc thực hiện quyền tự do liên kết các
tổ chức của cả phía người lao động và người sử dụng lao động được hình thành. Ở tầm
quốc gia, đại diện của tổ chức này cùng với đại diện của chính phủ có mối quan hệ với
nhau để cùng bàn bạc và giải quyết những vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lao động
và xã hội. Trên cơ sở và khuôn khổ của mối quan hệ này hình thành một cơ chế mang
tính pháp lí quốc tế, đó là cơ chế ba bên ( Phạm Cơng Trứ,1997)
Từ những quan niệm nêu trên ta có thể hiểu cơ chế ba bên là sự tương tác tích
cực của chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động ( qua các tổ chức đại
diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp

cho các vấn đề cùng quan tâm.
1.1.3. Quan hệ lao động
Những mỗi quan hệ cá nhân và tập thể giữa những người lao động và những
người lao động tại nơi làm việc và nảy sinh từ công việc, cũng như những mối quan hệ
giữa các đại diện của những người lao động và người sử dụng lao động ở cấp ngành,
cấp quốc gia, và sự tương tác của những chủ thể này với nhà nước. Những mối quan
5


hệ như thế xoay quanh các khía cạnh về luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học,
bao gồm cả những vấn đề như: tuyển dụng, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ
luật, thăng chức, buộc thơi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngồi giờ, tiền thưởng, phân
chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, an toàn, giải trí, chổ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ
phép và các phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao, tàn tật( David
Macdonald and Caroline Vardenabeele,1996)
1.1.4. Đối thoại xã hội và cơ chế ba bên
Đối thoại xã hội khi bắt đầu được biết đến với tư cách là một khái niệm được sử
dụng để chỉ cách thức hoạt động của cơ chế ba bên. Gần đây, khái niệm này được sử
dụng với nghĩa rộng hơn. Theo quan điểm của ILO thuật ngữ đối thoại xã hội thường
được hiểu là đồng nghĩa với cơ chế ba bên, một thuật ngữ được dùng để miêu tả không
những cấu trúc ba bên đặc biệt là ngườ sử dụng lao động, người lao động và chính
phủ, mà cịn dùng để miêu tả sự tương tác giữa ba nhóm này, điều mà ILO muốm thúc
đẩy để trở thành một yếu tố cơ bản củng cố sự phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.5. Bản chất của cơ chế ba bên
Cơ chế ba bên thể hiện tính xã hội của Nhà nước. Cơ chế ba bên là một q
trình dân chủ hóa mối quan hệ lao động. Cơ chế ba bên là cơ chế hợp pháp, chia sẻ
quyền lực và trách nhiệm giữa Nhà nước, đại diện người lao động và đại diện người sử
dụng lao động.
1.1.6. Hình thức hoạt động của cơ chế ba bên
Cơ chế ba bên được thực hiện dưới các hình thức khá linh hoạt: Hình thức thấp

nhất là đối thoại xã hội. Thơng qua đối thoại chính phủ tham khảo ý kiến của các bên
trước khi đi đến những quyết định cần thiết. Hình thức cao hơn là việc Chính phủ tham
khảo ý kiến của các tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động về
các vấn đề liên quan để họ tham gia vào việc đóng góp ý kiến xây dựng chính sách. Ở
đây các đối tác khơng được coi là bình đẳng với Nhà nước. Hình thức cao nhất có thể
coi là việc cùng quyết định, đây là hình thức lý tưởng, ở hình thức này ba bên thơng
qua đại diện của mình tham khảo ý kiến của nhau, cùng nhau soạn thảo và thực thi các
chính sách về các vấn đề của lĩnh vực lao động.
1.1.7. Vai trò và ý nghĩa của cơ chế ba bên
Thứ nhất, cơ chế ba bên góp phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách
về lĩnh vực lao động một cách đúng đắn, sát thực tế và có tính khả thi cao.
Thứ hai, cơ chế ba bên là biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý lao động, đảm
bảo hiệu quả của các quy định về quản lý lao động thực hiện trên thực tế.
Thứ ba, cơ chế ba bên góp phần ổn định các quan hệ lao động, điều hịa lợi ích
các bên, thúc đẩy quan hệ lao động phát triển.
6


Thứ tư, cơ chế ba bên góp phần giảm bớt xung đột, mâu thuẫn.
1.1.8 Đặc điểm hoạt động của cơ chế ba bên
- Cơ chế ba bên chỉ vận hành ở cấp quốc tế, cấp quốc gia và cấp địa phương( gắn với
phạm vi lãnh thổ địa lý): Ở cấp quốc tế, cơ chế ba bên gắn liền với vai trò của liên hiệp
quốc (UN) mà cụ thể là Tổ chức lao động thế giới (ILO); ở cấp quốc gia gắn với vai
trị và trách nhiệm của chính phủ (Bộ lao động); ở cấp địa phương gắn với cơ quan
quản lý nhà nước ở địa phương. Các cơ quan này chịu trách nhiêm đất nước về mọi
vấn đề nảy sinh trên địa bàn của mình. Do đó, họ phải tham gia vào quan hệ lao động
trên địa bàn của mình với tư cách là người điều khiển và giám sát “cuộc chơi”
- Cơ chế ba bên rất ít hoạt động ở cấp ngành, cấp doanh nghiệp: Chính phủ khơng
tham gia vào việc xác định các tiêu chuẩn lao động đặc thù từng ngành từng doanh
nghiệp. Chính phủ chỉ tham gia vào việc xác định tiêu chuẩn lao động cho một số

ngành nghề đặc biệt ( Thường là những ngành mà người lao động rất dễ bị chèn ép hay
tổn thương. Ví dụ: phục vụ giải trí, y tế, khai thác khống sản,…) Chính phủ cũng quy
định những điều khoản đặc biệt đối với nền kinh tế xã hội hay an ninh quốc gia.
- Cơ chế ba bên có tính đặc định về chủ thể: nghĩa là chính phủ khơng thảo luận vấn đề
với từng cá nhân người lao động, người sử dụng lao động. Hầu hết các quốc gia đều
chọn lựa và quy định rõ về tổ chức đại diện chính thức của mỗi bên người lao động
hay người sử dụng lao động.
- Cơ chế ba bên chỉ dàn xếp những vấn đề chung nhất, đặc biệt là những quyết định
mang tính pháp lý từ phía Nhà nước: Chiến lược phát triển kinh tế, chính sách xã hội,
chính sách tiền lương, chỉnh sửa bổ sung các văn bản pháp luật,…
1.1.9. Điều kiện hoạt động hiệu quả của cơ chế ba bên
- Điều kiện cần:
+ Thị trường lao động phát triển ở một trình độ nhất định
+ Các tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động ở cấp địa phương,
quốc gia phải có tính đại diện cao
- Điều kiện đủ:
+ Có sự độc lập tương đối giữa chính phủ và các tổ chức đại diện người lao động,
người sử dụng lao động
+ Hệ thống luật pháp có những quy định rõ ràng và cụ thể về cơ chế ba bên

1.2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

7


Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản
Việt Nam đặt ra cho mơ hình kinh tế hiện tại của Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Nó được mơ tả là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường mà ở đó khu
vực nhà nước giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế, hướng tới mục tiêu phát triển xã
hội chủ nghĩa.

1.3. Đại diện của các bên trong cơ chế ba bên ở Việt Nam
1.3.1. Tổng liên Liên đoàn Lao động Việt Nam
Là cơ quan lãnh đạo của các cấp Cơng đồn, Tổng liên đồn Lao động Việt
Nam thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý
Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà
nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa
vụ của cơng nhân, viên chức và lao động.
1.3.2. Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam là tổ chức quốc gia tập hợp đại
diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chủ lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt
Nam.
1.4. Tổ chức chức lao động quốc tế (ILO)
Tổ chức lao động quốc tế là một cơ quan đặc biệc của Liên Hiệp quốc liên quan
đến các vấn đề về lao động.
Chức năng của ILO bao gồm tất cả các phương diện trong điều kiện xã hội và
kinh tế ảnh hưởng tới người lao động trên tồn thế giới, ILO khuyến khích các nước
đặt ra tiêu chuẩn về điều kiện lao động ở cấp quốc gia, nhưng chỉ đóng vai trị là cố
vấn, chứ khơng có quyền áp đặt quan điểm của mình cho họ. ILO cung cấp viện trợ kỹ
thuật trong việc đào tạo nguồn nhân lực, chính sách xã hội, quản lý và khuyến khích sự
hợp tác giữa các ngành nghề.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CƠ CHẾ BA BÊN Ở
VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành cơ chế ba bên ở Việt Nam.
Cơ chế ba bên là cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và
người lao động. Vì vậy, lẽ đương nhiên trong thời kỳ cơng xã ngun thủy khơng có
cơ chế này. Song, cũng khơng phải khi Nhà nước ra đời thì cơ chế ba bên cũng đồng
thời xuất hiện. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ với sự độc quyền của chủ nô đối với nơ lệ của
mình, thời kỳ phong kiến với sự ràng buộc suốt đời của người nông dân vào ruộng đất
của địa chủ phong kiến đều khơng có sự xuất hiện của cơ chế ba bên. Trong giai đoạn

đầu, các quốc gia tư bản chủ nghĩa không thừa nhận sự tồn tại của quan hệ lao động
8


với tư cách là quan hệ độc lập. Cho đến cuối thế ký XVIII, quan hệ giữa người thuê
lao động và người đi làm thuê vẫn được xem là quan hệ dân sự thuần túy, Nhà nước
hầu như không can thiệp vào mối quan hệ này. Đến đầu thế kỷ XIX, với sự phát triển
vượt bậc của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc, quá trình cơng
nghiệp diễn ra với tốc độ cao, lúc này các ông chủ đầu tư tiền của thuê mướn lao động.
Trên con đường đó, các nhà tư bản khơng từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào, bốc lột lao động
một cách thậm tệ. Quan hệ chủ/thợ ngày càng phức tạp. Trong tình hình đó người lao
động đã liên kết lại thành lập nên các tổ chức (nghiệp đồn) của mình để đấy tranh địi
lại quyền lợi. Để đối phó với làn sóng đấu tranh đó, người sử dụng lao động cũng liên
kết thành lập nên các hiệp hội của mình. Trước tình hình đó, Nhà nước khơng thể tiếp
tục đối xử với quan hệ chủ thợ như quan hệ dân sự thuần túy nữa mà phải thừa nhận
đó là mối quan hệ có những đặc trưng riêng biệc và cần phải có một hệ thống Pháp
luật riêng. Các quy chế lần lượt ra đời ở các quốc gia, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức
lao động quốc tế ILO (1919), quan hệ lao động không chỉ thừa nhận ở cấp quốc gia mà
cịn ở quốc tế. ILO chính là tổ chức được thiết lập theo mơ hình cơ chế ba bên. Hoạt
động của ILO là sự tương tác giữa ba đối tác xã hội ở tầm quốc tế, từ đó khuyến khích
các quốc gia thành viên vận dụng tích cực cơ chế này trong việc điều chỉnh quan hệ
lao động. Cơ chế ba bên ở Việt Nam đã hình thành từ khi Việt Nam gia nhập ILO
chính thức vào năm 1992, cùng với sự đổi mới toàn diện cả cấu trúc và cơ chế vận
hành chuyển từ nề kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phát triển kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước từ năm 1986 đến nay, quan hệ giữa người sử dụng lao động
và người lao động luôn xảy ra mâu thuẫn, luôn tiềm ẩn các vấn đề mà hai bên khơng
thể đi đến sự nhất trí chung, sự phải kháng ấy sẽ tạo ra sự bất ổn trong xã hội, sự tương
tác của hai bên ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội vì vậy cần bàn tay của Chính phủ để hạn
chế các ảnh hưởng tiêu cực, khuyến khích các ảnh hưởng tích cực. Do vậy, nếu khơng
có cơ chế ba bên, không thể đảm bảo sự cân bằng về lợi ích cũng như phát triển bền

vững của xã hội Việt Nam. Đây được coi là tiền đề kinh tế khách quan tạo điều kiện
cho sự hình thành và phát triển của cơ chế ba bên ở Việt Nam.
2.2. Tình hình vận hành của cơ chế ba bên ở Việt Nam
Dựa vào cơ sở lý luận đặc điểm vận hành của cơ chế ba bên có thể thấy việc vận
hành cơ chế ba bên trong thời gian qua:
Cơ chế ba bên vận hành ở Việt Nam gắn với vai trò và trách nhiệm của Chính
phủ. Chính phủ có vai trị quan trọng trong cơ chế ba bên. Với tư cách là cơ quan cao
nhất đại diện cho lợi ích quốc gia, dân tộc, Chính phủ tham gia vào mối quan hệ với
đối tác khác của quan hệ lao động. ở đây Chính phủ đóng vai trị là đầu mối tập hợp
các bên, phối hợp hoạt động giữa các bên, là người tạo lập môi trường và điều kiện cần
thiết để cơ chế ba bên hoạt động có hiệu quả. Cơ chế ba bên ở Việt Nam hoạt động có
hiệu quả hay khơng phần quan trọng phụ thuộc vào vai trị của Chính phủ.
9


Sau nhiều năm vận hành cơ chế kinh tế thị trường và phát triển thị trường lao
động, Cơ chế ba bên đã được vận hành và đạt được những hiệu quả nhất định. Chính
phủ Việt Nam đã nổ lực điều chỉnh mơi trường pháp luật thơng thống để tạo điều kiện
phát triển thị trường lao động và thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế. Cơ chế ba
bên trong kinh tế thị trường ở Việt Nam bao gồm Nhà Nước( Chính Phủ), đại diện
người lao động( Tổng liên đồn lao động Việt Nam), đại diện của người sử dụng lao
động( Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam) với tư cách đại diện của các bên
do Nhà nước ghi nhận.Ở nước ta, Nhà nước trụ trì xây dựng các chính sách, pháp luật
lao động và lấy ý kiến các bên trước khi ban hành chính sách, thơng qua đó tổng liên
đồn lao động Việt Nam và Phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam được tham
gia ý kiến với cơ quan nhà nước về chủ trương, đường lối, chính sách về lao động theo
quy định của Bộ luật lao động, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý lao động, đề
xuất các biện pháp giải quyết các cuộc đình cơng liên quan đến nhiều người lao động,
báo cáo thực hiện các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế, những vấn đề khác
theo yêu cầu của Chính phủ và các bên theo quy định của pháp luật.

Cơ chế ba bên ở Việt Nam chủ yếu hoạt động theo hình thức nhà nước tham
khảo đại diện trước khi quyết định các vấn đề có liên quan đến lao động. Việc lấy ý
kiến này đạt được sự đồng thuận giữa các bên thì Chính phủ vẫn là người ra quyết
định cuối cùng. Hiện tại ở Việt Nam ý kiến ba bên chỉ có giá trị tham khảo, việc lấy ý
kiến ba bên hiện nay thông qua đối thoại xã hội và trao đổi ý kiến. Quá trình đối thoại
xã hội ( thông qua các cuộc họp lấy ý kiến của ba bên) tạo ra một diễn đàn để các đối
tác xã hội cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề lao động xã hội, từ đó giúp
cho Chính phủ có được cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách tồn diện. Nó cũng
là một phương thức để các đối tác xã hội trao đổi thông tin và quan điểm một các công
khai về nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề có mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên
trong quan hệ lao động. Mặc dù các đối tác đều có sự thống nhất ý chí về vấn đề tranh
cãi ( ví dụ như đưa ra giải pháp chung để giải quyết vấn đề tranh chấp lao động) nhưng
điều đó khơng phải lúc nào cũng đạt được. Trong trường hợp không đạt được sự thống
nhất ý kiến giữa các bên, Chính phủ sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Ngay
trong trường hợp đưa ra sự thống nhất chung, ý kiến đó cũng có giá trị tham khảo, các
ý kiến đó được Nhà nước coi trọng hơn và có ảnh hưởng nhiều hơn các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là các bên có tính chất quyết định
cuối cùng hay có giá trị bắt buộc. Qua đó, có thể thấy Nhà nước ta đã quan tâm đến vai
trò của cơ chế ba bên trong quan hệ lao động, việc tham khảo ý kiến đại diện ba để xây
dựng chính sách đã được thực hiện. Tuy nhiên để đưa ra quyết định cuối cùng thì Nhà
nước phải thực sự công tâm không phân biệt đối xử, tôn trọng và quan tâm đến đề xuất
của các bên.

1
0


Cơ chế ba bên ở Việt Nam được thực hiện trong việc dàn xếp các vấn đề chung
nhất, đặc biệt là những quyết định mang tính pháp lý từ phía Nhà nước như: Chiến
lược phát triển kinh tế, chính sách xã hội, chính sách tiền lương, chỉnh sửa bổ sung các

văn bản pháp luật,… ví dụ về thực tiễn, hội đồng tiền lương quốc gia được thành lập
năm 2013 đánh dấu một bước quan trọng trong việc xác định mức lương tối thiểu,
chuyển từ cơ chế xác định hoàn toàn từ Chính phủ sang cơ chế ba bên: Chính phủ, đại
diện người sử dụng lao động, đại diện người lao động, ghi nhận tiếng nói của đại diện
người lao động và người sử dụng lao động Việc đưa ra mức lương tối thiểu sẽ dựa trên
cơ sở ba bên cùng đưa ra quyết định và mức tiền lương tối thiểu sẽ được thỏa thuận
dựa trên cơ sở thương lượng, đàm phán. Đây là quá trình xây dựng và đi đến đồng
thuận, một yếu tố quan trọng giữ cho quan hệ lao động hài hòa, giúp thúc đẩy đầu tư,
tăng trưởng và phát triển.
Trong thời gian qua, việc thực hiện cơ chế ba bên ở Việt Nam đã đạt được kết quả
nhất định, về cơ sở pháp lý đã được xây dựng trong việc thực hiện cơ chế ba bên ở
nước ta. Các quy định liên quan đến cơ chế ba bên được thực hiện rải rác ở khá nhiều
văn bản pháp luật, bao gồm các văn bản như: Hiến pháp 1992, Bộ luật lao động, Lt
Cơng đồn, Luật Tổ chức chính phủ, các nghị định của chính phủ và các Thông tư
hướng dẫn của các Bộ luật Lao động và văn bản gần đây nhất là nghị định
145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004 của Chính phủ. Trong Bộ luật lao động có 9 điều
quy định về việc tham khảo cơ chế ba bên trong việc ban hành, tổ chức thực hiện các
chính sách pháp luật về lao động- xã hội cũng như trong việc giải quyết những vấn đề
phát sinh trong quá trình thực hiện những chính sách pháp luật đó. Các quy định của
Bộ luật lao độnhg về cơ chế ba bên thể hiện nguyên tắc: trước khi Nhà nước, Chính
phủ ban hành các chế độ, chính sách về lao động, phải tham khảo ý kiến của hai đối
tác đại diện người lao động( Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) và đại diện người sử
dụng lao động ( Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam), một số vấn đề phát sinh
trong q trình thực hiện các chính sách pháp luật lao động cũng được giải quyết thông
qua cơ chế ba bên. Cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật lao
động về cơ chế ba bên, nghị định 145/CP đã đề cập những vấn đề cơ bản như sau:
nguyên tắc tham khảo cơ chế ba bên, các vấn đề được tham khảo cơ chế ba bên, các
hình thức tham gia ý kiến và trách nhiệm của ba bên. Việc tham khảo ý kiến ba bên
được thực hiện theo hai hình thức là tham khảo ý kiến bằng văn bản và tổ chức hội
nghị các bên. Việc tham gia ý kiến bằng văn bản được thực hiện như sau Chính phủ

chủ trì xây dựng và ban hành văn bản pháp luật phải lấy ý kiến của tổng Liên đoàn lao

1
1


động Việt Nam, phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam theo quy định của luật
ban hành. Hội nghị các bên được tổ chức theo hai hình thức là hội nghị định kỳ và hội
nghị đột xuất với thành phần tham gia là đại diện của các bên trong cơ chế ba bên. Hội
nghị định kỳ được quy đinh theo Nghị định 245/CP được tổ chức 6 tháng một lần
nhằm xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp hàng năm giữa các bên, kiểm điểm
việc thực hiện chương trình phối hợp ba bên và đưa ra những đề xuất. Hội nghị đột
xuất được tổ chức theo đề nghị của một trong đại diện ba bên hoặc giải quyết quyền và
lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Qua đó, cho thấy hệ thống pháp luật Việt
Nam đã phần nào có những quy định về cơ chế ba bên. Bảo vệ quyền lợi cho các bên
khi tham gia quan hệ lao động.
Thực tiễn áp dụng cơ chế ba bên cũng đã đạt được một số thành công nhất định.
Mặc dù một số công ước chưa được thông qua nhưng do hiểu được tầm quan trọng của
việc tham khảo ý kiến ba bên nên Việt Nam đã vận dụng cơ chế này dưới một số hình
thức khác nhau trong lĩnh vực lao động xã hội. Cụ thể, trước khi ra quyết định các
chính sách, pháp luật về lao động ( như việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ
lao động,..) các cơ quan nhà nước có thẩm quyền soạn thảo văn bản đều tổ chức lấy ý
kiến chính thức của Tổng liên đồn lao động Việt Nam, Phịng thương mại và cơng
nghiệp Việt Nam. Ngồi ra, hai tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao
động còn được mời tham dự các phiên họp định kỳ của Chính phủ bàn về các vấn đề
có liên quan đến lĩnh vực lao động- xã hội, hoặc tham gia quá trình xây dựng dự án
Luật, pháp lệnh, Nghị định. Ví dụ thực tiễn về hội nghị định kỳ về việc tuyên bố chung
ba bên đầu tiên về quan hệ lao động vào ngày 19/4/2016, diễn đàn Quan hệ lao động
đã diễn ra với chủ đề “ Đổi mới Quan hệ lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập
quốc tế” đã được tổ chức bởi các đối tác ba bên của Việt Nam gồm Bộ Lao độngThương binh và xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phịng thương mại và

Cơng nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong những vấn
đề về quan hệ lao động. Các đối tác ghi nhận những bước tiến đáng kể trong việc sửa
đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tổ chức cơng đồn cũng như tổ
chức đại diện người sử dụng lao động; các quy định về đối thoại xã hội và thương
lượng thỏa ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng; xác định
lương tối thiểu. Đặc biệt, năng lực quan hệ lao động của các chủ thể trong cơ chế ba
bên ở các cấp cũng được nâng lên từng bước. Việc áp dụng cơ chế ba bên vào thực tiễn
đã cho thấy được tính đặc định về chủ thể của các bên tham gia. Bên cạnh đó vẫn cịn
một số chính sách chưa được thơng qua gây khó khăn trong việc thực hiện cơ chế ba
bên, bên cạnh đó cũng cho thấy được tính đặc định về chủ thể của các bên tham gia.
Nhìn chung, cơ chế ba bên ở Việt Nam đã được vận hành thường xuyên dưới nhiều
hình thức và đã có tác dụng thiết thực. Tính đặc định của các chủ thể cũng được xác
lập, các đối tác xã hội do nhận thức được vị trí, vai trị của mình nên đã tích cực
10


tham gia đối thoại và hợp tác ba bên trong lĩnh vực lao động xã hội. Tuy nhiên, chúng
ta vẫn còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi, am hiểu về lĩnh vực lao động, tập quán lao
động quốc tế và các công ước của ILO. Điều này đã hạn chế đáng kể hiệu quả áp dụng
của cơ chế ba bên ở Việt Nam.
2.2.1. Những thành tựu đạt được
Một là, hoạt động cơ chế ba bên mà chủ yếu là ở quốc gia bước đầu đã đáp ứng
được yêu cầu kế hoạch đề ra, hướng vào những vấn đề trọng tâm, đồng thời tập trung
vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất trong thực tiễn về quan hệ lao động; coi
trọng nâng cao nhận thức của các bên và toàn xã hội, phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị vào việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa và giải quyết tranh chấp
lao động, đình cơng có kết quả hơn.
Hai là, đã hình thành được hệ thống pháp luật điều chỉnh về lao động và quan hệ
lao động tương đối đồng bộ, gồm Bộ luật Lao động, Luật cơng đồn,…
Ba là, hình thành được các cơ chế, thiết chế ba bên để tư vấn cho Nhà nước trong

việc hoạch định chính sách về quan hệ lao động nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích các bên.
Bốn là, thơng qua các chính sách mà cơ chế ba bên thực hiện góp phần giảm
thiểu tranh chấp, mâu thuẫn trong quan hệ lao động, giải quyết các vấn đề tiền lương
cho người lao động góp phần nâng cao năng suất lao động.
2.2.2. Những hạn chế của cơ chế ba bên tại Việt Nam
Một là, Việt Nam là nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
tồn tại khá lâu trước đây, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa. Do tính phức tạp, mới mẻ của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mới mẻ
từ lĩnh vực tư tưởng, tư duy, thói quen đối với đội ngũ cán bộ quản lý, các tầng lớp dân
cư trong xã hội. Những quan niệm trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã
ăn sâu vào tư duy, nhận thức không dễ gì thay đổi do đó con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội phải là một quá trình. Vì lý do đó cho nên nhận thức của các chủ thể về quan hệ
lao động còn ở mức độ khác nhau, thiếu nhiều chuyên gia giỏi, am hiểu về lĩnh vựa lao
động. Điều này hạn chế đáng kể việc áp dụng cơ chế ba bên vào Việt Nam.
Hai là, Pháp luật hiện hành còn một số bất cập, gây ảnh hưởng đến việc xác lập
và vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam. Cụ thể là các quy định về quan hệ lao động ở
nước ta hiện nay chủ yếu hướng về cơ chế hai bên tại doanh nghiệp, ít quan tâm đến
quan hệ ba bên ở cấp quốc gia. Điều này làm hạn chế sự tham gia của đại diện lao
động và người sử dụng lao động vào việc xây dựng chính sách, pháp luật về quan hệ
lao động, từ đó hạn chế chất lượng về việc bảo vệ lợi ích chính đáng của họ khi tham
gia quan hệ lao động.
11


Ba là, Có nhiều vướng mắc trong việc xác định đại diện giới sử dụng lao động.
Pháp luật hiện không có quy định về ngun tắc,vai trị, tiêu chí, điều kiện, cũng như
cách thức xác định một tổ chức đại diện của người sử dụng lao động. Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam được coi là tổ chức đại diện của người sử dụng lao
động, song tính đại diện cịn chưa cao, năng lực chun mơn của các tổ chức đó trong
lĩnh vực lao động cịn hạn chế. Chưa có sự thống nhất trong việc xác định thành phần

của bên tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia vào cơ chế ba bên để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng lao động. Trong tổ chức đại diện người
sử dụng lao động, sự kết nối giữa các thành viên chưa cao, chưa chặt chẽ, chưa phản
ánh đầy đủ nguyện vọng của các thành viên, dẫn đến một số nội dung tham gia trong
cơ chế ba bên chưa thực sự nhận được sự đồng thuận cao.
Năm là, ý kiến ba bên chỉ có giá trị tham khảo chứ khơng có giá trị bắt buộc,
việc thực hiện cơ chế ba bên cịn mang tính chủ quan chưa thực sự công tâm của Nhà
nước
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VẬN HÀNH CƠ CHẾ BA BÊN CÓ
HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM
3.1. Củng cố thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa góp phần hồn thiện cơ
chế ba bên.
Khơng ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, tầm trí tuệ của Đảng và Nhà nước.
Khơng ngừng đổi mới tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ hơn lý luận về
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế của nền kinh tế đó,
tìm kiếm những hình thức, phương thức, biện pháp quản lý, định hướng và điều tiết có
hiệu quả sự phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Phải kiên trì thự hiện đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế.
Trong thự tiễn cần tiếp tục đổi mới thiết chế, cơ chế và sự can thiệt( quản lý, điều tiết)
của Nhà nước cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Không ngừng nâng
cao, đổi mới tư duy, tư tưởng, đối với đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo, các tầng lớp
dân cư trong xã hội về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
3.2. Hồn thiệp chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
cơ chế ba bên.
Nâng cao hiểu biết, nhận thức về tác dụng, ý nghĩa và sự cần thiết của cơ chế ba
bên ở Việt Nam. Cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyển về sự cần
thiết khách quan cũng như những giá trị và hiệu quả có được từ sự tham khảo ý kiến
ba bên nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của các thành viên trong xã hội, từ đó tạo
mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của cơ chế ba bên ở Việt Nam.

12


Phải nhận thức được rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, vận hành có hiệu quả cơ chế ba bên là một lợi thế chiến lược tăng cường sức cạnh
tranh để phát triển bền vững. Nâng cao hợp tác ba bên để đáp ứng những thay đổi lớn
hơn trong thế kỷ 21 và trong quá trình hội nhập quốc tế. Tăng cường quan hệ lao động
hài hịa- tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị xã hội có mối quan hệ khơng tách rời
với cơ chế ba bên.
Ban hành các quy định nhằm cụ thể hóa việc tham khảo ý kiến của đại diện cơ
chế ba bên khi quyết định một số chính sách quan trọng như: xác định tiền lương tối
thiểu, xây dựng thang, bảng lương, thực hiện công tác bảo hộ lao động, ngăn ngừa,
giải quyết các tranh chấp lao động. Bổ sung những quy định cụ thể hơn về việc tham
khảo ý kiến ba bên.
3.3. Xây dựng tổ chức đại diện thống nhất của người sử dụng lao động, tăng
cường khả năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho giới chủ sử dụng lao
động.
Đổi mới nhận thức về tổ chức đại diện người sử dụng lao động và vai trò trong
lĩnh vực lao động và đời sống xã hội. Bên cạnh đó, cần xây dựng quy chế chung về
mối quan hệ ba bên và thể thức hoạt động trong mối quan hệ giữa đại diện người sử
dụng lao động , đại diện người lao động và Nhà nước nhằm khẳng định tư cách, vị trí,
vai trị của các bên trong tổng thể các vấn đề về lao động. Là một trong những chủ thể
của quan hệ ba bên đòi hỏi người đại diện sử dụng lao động cần phải là một cơ cấu
thống nhát, tối thiểu là một bộ máy thực hiện quyền đại diện do những người sử dụng
lao động trong cả nước, được bầu theo thể thức bỏ phiếu công nhận.
Cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc, tiêu chí và cách thức xác
địch tổ chức của người sử dụng lao động ở từng cấp, đồng thời giao cho các cơ quan
có thẩm quyền dựa vào các tiêu chí đã được quy định một cách công khai, chỉ định ra
tổ chức đại diện thống nhất cho giới chủ sử dụng lao động.
Tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giới chủ sự

dụng lao động. Phải nhận thức rằng, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, vận hành có hiệu quả cơ chế ba bên.
Phối hợp tập trung vào việc phổ biến, hướng dẫn đến người sử dụng lao động,
có sự đầu tư thỏa đáng về mặt thời gian, phương diện, nội dung, đa dạng về hình thức.
3.4. Định hướng hồn thiện mơ hình thiết chế ba bên trong quan hệ lao động.
- Hồn thiện mơ hình quan hệ lao động cần phải hoàn thiện những đặc trưng cơ
bản nhất của quan hệ ba bên đó là:
+ Có sự tương đối độc lập giữa các bên ( Chính phủ, đại diện người lao động, và
người sử dụng lao động). Một xã hội dân chủ và một môi trường dân chủ luôn luôn
được coi là cơ sở cho sự tương tác, hợp tác hiệu quả giữa các bên về quan hệ lao động.
+ Chính phủ phải thực hiện ngun tắc khơng tuẩn ngun tắc không phân biệt
đối xử với đại diện người người lao động và người sử dụng lao động, sẵn sàng tham
khảo, tôn trọng và quan tâm đến những đề xuất của các bên, giải quyết công bằng
14


trong những trường hợp đối thoại, thỏa thuận không đạt đến sự nhất trí giữa hai bên
( đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
+ Quan hệ ba bên thông qua cơ chế ba bên chủ yếu tồn tại và vận hành ở cấp
quốc gia, không tồn tại ở cấp doanh nghiệp vì vấn đề các bên cùng quan tâm và giải
quyết trong cơ chế ba bên là định hướng chính sách chứ khơng phải là các vấn đề cụ
thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên Chính phủ thơng qua chính sách, luật pháp để điều
chỉnh quan hệ hai bên và thực thi giám sát quan hệ hai bên về quan hệ lao động tại
doanh nghiệp.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động hình thành và tồn tại một cách khách

quan khi quan hệ lao động phát triển đến một giai đoạn cao. Sự tồn tại của cơ chế ba
bên được thừa nhận rộng rãi trên thế giới và đã mang lại nhiều kết quả thiết thực cũng
chính vì vậy mà ILO đã ra đời và hoạt động trên cơ sở cơ chế ba bên với mục đích cơ
chế ba bên trở thành hiện thực và phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi quốc gia. Ở
Việt Nam cơ chế ba bên đã từng bước được hình thành và phát triển. Đặc biệt, từ khi
Bộ luật lao động được ban hành đã tạo tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển ở
Việt Nam trên nhiều mặt, từ việc xây dựng chương trình, chính sách pháp luật đến việc
xây dựng các văn bản pháp luật, đến việc thực hiện các quy định của luật lao động trên
thực tế giải quyết các vấn đề chính sách tiền lương, vấn đề việc làm, tranh chấp lao
động,...Việc vận hành của cơ chế ba bên đã phần nào đáp ứng được các điều kiện cần
và đủ của một cơ chế ba bên vận hành hiệu quả. Tuy nhiên việc vận dụng cịn có
những vấn đề chưa được hiệu quả. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả vận hành cơ chế ba
bên ở Việt Nam cần được tiếp tục nghiên cứu và vận dụng một cách khoa học để các
quan hệ lao động phát triển hài hịa mang lại lợi ích cho tất cả các bên, tạo môi trường
lao động lành mạnh và phát triển đúng hướng. Góp phần vào sự ổn định và phát triển
chung của xã hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

-

-

-


-

-

Đào Thị Hằng, 2005. Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao
động Việt Nam[pdf]:
< />5044.pdf?
fbclid=IwAR01bH4VgyKek4db1PhP4dJalN1Ye9jcyyplx_diGsV50jy_WQ23K
wcbEMA> [8/12/2019]
Vũ Mạnh Chiến,2011. Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh
vực lao động ở Việt Nam[pdf]:<
/>fbclid=IwAR1BjkP033XlGOx09OK2tMvmXn2zmJItkdFDC1mUO3hSihEI8Q
FIYGEmqlA> [8/12/2019]
Bùi Thị Hoàn, 2013. Vai trò và chức năng của thiết chế ba bên trong quan hệ
lao động ở Việt nam hiện nay.[8/12/2019]
2016. Hoàn thiện cơ chế “3 bên” góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài
hòa < />fbclid=IwAR3kmhGML9prp0Whom8zck30GujQa0DWWrHzvZ3rSPjAcBogctyjFADWHQ>[11/12/2019]
Gia Khánh, 2009. Cơ chế “3 bên”: Cách hạn chế tranh chấp lao động
< [11/12/2019]
Hồng Loan, 2013. Ra mắt Hội đồng Tiền lương Quốc gia: Xác lập cơ chế “ba
bên” xây dựng chính sách tiền lương
< />fbclid=IwAR1pgE7fIyNxh7Xu6JOesZ66_TNSB8Z9iFYpBkQaxd7zsofVQcTB
g02ifIw >[13/12/2019]
Lương và thể chế ba bên < />Trần thành, 2014. Một số mâu thuẫn trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số
10,83.

16




×