Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

High Speed Downlink Packet Access

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 65 trang )

Đề tài Thông tin di động
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
-----o-o-----
BÁO CÁO MÔN HỌC THÔNG TIN DI ĐỘNG
Người hướng dẫn: Trương Tấn Quang
Nhóm thực hiện: Võ Hồng Anh Khoa 0620023
Nguyễn Đình Lãm 0620040
Lê Trung 0620081
Đinh Đức Trọng 0620090
Thành phố Hồ Chí Minh, 2009
1
Đề tài Thông tin di động
Phụ Lục:
CHƯƠNG 1: ...................................................................................................................................2
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG UMTS.......................................................................................2
1.1.1 Thế Hệ Đầu Tiên - 1G...................................................................................................3
1.2.3.3.1 Chuyển Giao Cùng Một Tần Số ( Intra-frequency handover )...................23
CHƯƠNG 2: .................................................................................................................................28
CÔNG NGHỆ HSDPA CHO MẠNG UMTS..............................................................................28
2.4.2.2 Mô Hình Lớp Vật Lý Đường Xuống HS-DSCH ...............................................35
2.4.2.2.2 Kiểu TDD......................................................................................................37
CHƯƠNG 3:..................................................................................................................................60
ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HSDPA TRÊN THẾ GIỚI............................................60
CHƯƠNG 1:
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG UMTS
1.1 Lịch Sử Phát Triển Của Mạng Thông Tin Di Động:
Thông tin di động bắt đầu từ những năm 1920, khi các cơ quan an ninh ở Mỹ bắt đầu
sử dụng điện thoại vô tuyến, dù chỉ là ở các căn cứ thí nghiệm. Công nghệ vào thời điểm đó đã
có những thành công nhất định trên các chuyến tàu hàng hải, nhưng nó vẫn chưa thực sự thích
hợp cho thông tin trên bộ. Các thiết bị còn khá cồng kềnh và công nghệ vô tuyến vẫn còn gặp


khó khăn trước những toà nhà lớn ở thành phố.
Vào năm 1930 đã có một bước tiến xa hơn với sự phát triển của điều chế FM, được sử
dụng ở chiến trường trong suốt thế chiến thứ hai. Sự phát triển này kéo dài đến cả thời bình, và
các dịch vụ di động bắt đầu xuất hiện vào những năm 1940 ở một số thành phố lớn. Tuy vậy,
dung lượng của các hệ thống đó rất hạn chế, và phải mất nhiều năm thông tin di động mới trở
thành một sản phẩm thương mại.
Hình 1 trình bày tóm tắt tiến trình phát triển các thế hệ thông tin di động từ 1G đến
3G. Để tiến tới thế hệ ba, thế hệ hai phải trải qua một giai đoạn trung gian, giai đoạn này được
gọi là 2,5G.
2
Đề tài Thông tin di động
Hình 1.Tiến Trình Phát Triển Của Thông Tin Di Động
1.1.1 Thế Hệ Đầu Tiên - 1G
Tháng 12-1971 hệ thống cellular kỹ thuật tương tự, FM, ở dải tần số 850Mhz ra đời.
Dựa trên công nghệ này đến năm 1983, mạng điện thoại di động AMPS (Advance Mobile
Phone Service) phục vụ thương mại đầu tiên tại Chicago, nước Mỹ. Sau đó hàng loạt các chuẩn
thông tin di động ra đời như : Nordic Mobile Telephone (NTM), Total Access Communication
System (TACS).
Giai đoạn này gọi là hệ thống di động tương tự thế hệ đầu tiên (1G) với dải tầng hẹp,
tất cả các hệ thống 1G sử dụng điều chế tần số FM cho đàm thoại, điều chế khoá dịch tần FSK
(Frequency Shift Keying) cho tín hiệu và kỹ thuật truy cập được sử dụng là FDMA (Frequency
Division Multiple Access).
1.1.2 Thế Hệ Thứ Hai - 2G :
3
Đề tài Thông tin di động
Hệ thống thông tin di động thứ hai được phổ biến trong suốt thập niên 90. Sự phát
triển công nghệ thông tin di động thế hệ thứ hai cùng các tiện ích của nó đã làm bùng nổ lượng
thuê bao di động trên toàn cầu. Đây là thời kỳ chuyển đổi từ các công nghệ analog sang digital.
Giai đoạn này có các hệ thống thông tin di động số như : GSM-900MHZ (Global
System for Mobile), DCS-1800MHZ (Digital Cordless System), PDC - 1900Mhz (Personal

Digital Cellular), IS-54 và IS-95 (Interior Standard). Trong đó GSM là tiền thân của hai hệ
thống DCS, PDC. Các hệ thống sử dụng kỹ thuật TDMA (Time Division Multiple Access)
ngoại trừ IS-95 sử dụng kỹ thuật CDMA (Code Division Multiple Access).
Thế hệ 2G có khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng, các tiện ích hỗ trợ cho công nghệ
thông tin, cho phép thuê bao thực hiện quá trình chuyển vùng quốc tế tạo khả năng giữ liên lạc
trong một diện rộng khi họ di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Năm 2001, nhằm tăng thông lượng truyền để phục vụ nhu cầu truyền thông tin (không
phải thoại- phi thoại) trên mạng di động, GPRS - General Packet Radio Service đã ra đời.
GPRS đôi khi được xem như là 2,5G. Tốc độ truyền dữ liệu (data rate) của GSM chỉ =9,6Kbps
trong khi đó GPRS đã cải tiến tốc độ truyền tăng lên gấp 3 lần so với GSM, tức là 20-30Kbps.
GPRS cho phép phát triển dịch vụ WAP và internet (email) tốc độ thấp.Tiếp theo sau 2003,
EDGE - Enhanced Data Rates for GSM Evolution đã ra đời với khả năng truyền dữ liệu tốc độ
lên được 250 Kbps (trên lý thuyết). EDGE còn được biết đến như là 2,75G trên đường tiến tới
3G.
1.1.3 Thế Hệ Thứ Ba - 3G :
Từ năm 1992 Hội nghị thế giới truyền thông dành cho truyền thông một số dải tần cho
hệ thống di động 3G : phổ rộng 230MHz trong dải tần 2GHz, trong đó 60MHz được dành cho
liên lạc vệ tinh. Sau đó Liên Hiệp Quốc Tế Truyền Thông (UIT) chủ trương một hệ thống di
động quốc tế toàn cầu với dự án IMT-2000 sử dụng trong các dải 1885-2025MHz và 2110-
2200MHz.
Thế hệ 3G gồm có các kỹ thuật : W-CDMA (Wide band CDMA) kiểu FDD và TD-
CDMA (Time Division CDMA) kiểu TDD. Mạng 3G bao gồm các mạng :
• UMTS sử dụng kỹ thuật W-CDMA được chuẩn hoá bởi 3GPP
• CDMA 2000 được chuẩn hoá bởi 3GPP2
• TD-SCDMA được phát triển ở Trung Quốc
4
Đề tài Thông tin di động
• FOMA đựoc phát triển ở Nhật Bản bởi NTT DoCoMo cũng dùng kỹ thuật W-
CDMA.
Mục tiêu của IMT- 2000 là giúp cho các thuê bao liên lạc với nhau và sử dụng các

dịch vụ đa truyền thông trên phạm vi thế giới, với lưu lượng bit đi từ 144Kbit/s trong vùng rộng
và lên đến 2Mbps trong vùng địa phương. Dịch vụ bắt đầu vào năm 2001- 2002. Cuối năm
2004, điện thoại di động 3G đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường.
Có 2 mạng chính được xây dựng trên nền tảng công nghệ 3G: UMTS (Universal
Mobile Telephone System) - hiện đang được triển khai trên mạng GSM sẵn có, và CDMA2000
dựa trên nền tảng của mạng CDMA IS95- mang đến khả năng truyền tải dữ liệu ở mức 3G cho
mạng CDMA. Cả UMTS và CDMA2000 đã được triển khai tại Mỹ từ cách đây nhiều năm. Tốc
độ của hai mạng này có thể sánh bằng với chất lượng của kết nối DSL.
UMTS(Universal Mobile Telephone System): dựa trên công nghệ W-CDMA, là giải
pháp tổng quát cho các nước sử dụng công nghệ di động GSM. UMTS do tổ chức 3GPP quản
lý. 3GPP cũng đồng thời chịu trách nhiệm về các chuẩn mạng di động như GSM, GPRS và
EDGE. UMTS đôi khi còn có tên là 3GSM, dùng để nhấn mạnh sự liên kết giữa 3G và chuẩn
GSM. UMTS hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu đến 1920 Kbps (chứ không phải là 2 Mbps như
một số tài liệu thường công bố), mặc dù trong thực tế hiệu suất đạt được chỉ vào khoảng 384
Kbps. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn còn nhanh hơn so với chuẩn GSM (14,4Kbps) và HSCSD
(14,4Kbps); và là lựa chọn hoàn hảo đầu tiên cho giải pháp truy cập Internet giá rẻ bằng thiết bị
di động.
Trong tương lai không xa, mạng UMTS có thể nâng cấp lên High Speed Downlink
Packet Access (HSDPA) - còn được gọi với tên 3,5G. HSDPA cho phép đẩy nhanh tốc độ tải
xuống tới 10 Mbps.
1.2 Tổng Quan Về Mạng Thông Tin Di Động UMTS:
1.2.1 Kiến Trúc Mạng:
Mạng thông tin di động 3G lúc đầu sẽ là mạng kết hợp giữa các vùng chuyển mạch
gói (PS) và chuyển mạch kênh (CS) để truyền số liệu gói và tiếng.
Các trung tâm chuyển mạch gói sẽ là các chuyển mạch sử dụng công nghệ ATM. Trên
đường phát triển đến mạng toàn IP, chuyển mạch kênh sẽ dần được thay thế bằng chuyển mạch
gói. Các dịch vụ kể cả số liệu lẫn thời gian thực (như tiếng và video) cuối cùng sẽ được truyền
5
Đề tài Thông tin di động
trên cùng một môi trường IP bằng các chuyển mạch gói. Hình 2.1 cho thấy ví dụ về một kiến

trúc tổng quát của thông tin di động 3G kết hợp cả CS và PS trong mạng lõi.

Hình 2.1: Kiến trúc tổng quát của một mạng di động kết hợp cả CS và PS
Hình
2.2: Kiến trúc mạng trong 3GPP phiên bản R’99
Hình 2.2 cho thấy ta thấy cấu trúc mạng 3G dựa trên cơ sở kỹ thuật W-CDMA của
3GPP phiên bản R’99 (Tập tiêu chuẩn đầu tiên cho UMTS ).
6
Đề tài Thông tin di động
Mạng UMTS gồm có hai phần: phần mạng truy nhập vô tuyến – UTRAN (UMTS
Terrestrial Radio Access Network), phần mạng lõi (Core network). Phần Core Network thì có
core cho data bao gồm SGSN, GGSN. Phần core cho voice thì có MCS và GMSC. Phần
UTRAN bao gồm Node B và RNC
1.2.1.1. Phần Core Network:
Mạng lõi có chức năng chính là cung cấp trường chuyển mạch, định tuyến và tìm
đương cho lưu lượng người sử dụng. Đồng thời mạng lõi cũng chứa cơ sở dữ liệu và chức năng
quản lý mạng. Kiến trúc cơ sở của mạng lõi cho mạng UMTS dựa trên cơ sở của mạng GSM
với GPRS. Tất cả các thiết bị được sửa đổi cho hoạt động và dịch vụ của UMTS. Chuyển mạch
trong mạng lõi được chia thành hai trường chuyển mạch là chuyển mạch kênh và chuyển mạch
gói. Các thiết bị của chuyển mạch kênh là MSC, VLR và Gateway MSC. Các thiết bị của
chuyển mạch gói là SGSN, GGSN. Các thiết bị mạng như: EIR, HLR, VLR và AUC được dùng
chung cho cả hai trường.
Mạng lõi sử dụng phương thức truyền tải không đồng bộ- ATM. Các thành phần của
mạng lõi có vai trò và chức năng:
1.2.1.1.1 SGSN - Serving GPRS Support Node: trong mạng lõi có rất nhiều
SGSN, mỗi SGSN lại được kết nối trực tiếp với một số các RNC. RNC lại quản lý một số các
Node B. Mỗi Node B lại có các UE kết nối với nó. Vì thế SGSN quản lý tất cả các UE đang kết
nối dịch vụ data trong vùng quản lý của nó. Cụ thể là:
- Xác nhận (Authenticate) các UE đang dùng dịch vụ data kết nối với nó.
- Quản lý việc đăng ký của một UE vào mạng

- Quản lý quá trình di động của UE, ở đây là SGSN quản lý được các UE hiện
đang kết nối với Node B nào tại một thời điểm. Tùy theo UE đang ở chế độ hoạt động là đang
liên lạc (active) hay không liên lạc (idle) mà độ chính xác của thông tin liên quan đến vị trí của
UE sẽ khác nhau. SGSN sẽ quản lý và theo dõi sự thay đổi về vị trí của UE theo thời gian dựa
vào location area identity/ routing area identity.
- Thiết lập, duy trì và giải phóng các “ PDP Context ”( các thông tin liên quan đến
connection của UE mà nó cho phép hoặc quy định việc gửi và nhận thông tin của UE ).
- Nhận và chuyển thông tin từ ngoài mạng data (ví dụ: Internet ) chuyển tới UE và
ngược lại.
- Quản lý việc tính cước đối với UE.
7
Đề tài Thông tin di động
- Tìm và đánh thức UE rỗi khi có một cuộc gọi tìm đến UE (Paging)
1.2.1.1.2 GGSN – Gateway GPRS Support Node: là cổng kết nối mạng
GPRS/UMTS với các mạng bên ngoài ( External network: internet, các mạng GPRS khác). Nó
có vai trò:
- Nhận và chuyển thông tin từ UE gửi ra mạng External và ngược lại từ bên ngoài
đến UE. Gói thông tin từ SGSN gửi đến GGSN sẽ được “Decapsulate” trước khi gửi ra ngoài vì
thông tin truyền giữa SGSN và GGSN là truyền trên “ GTP tunnel”
- Nếu thông tin từ ngoài gửi đến GGSN để gửi tới một UE trong khi chưa tồn tại
“PDP Context” thì GGSN sẽ gửi thông tin yêu cầu SGSN thực hiện “Paging” và sau đó thực
hiện quá trình PDP Context để chuyển cuộc gọi tới UE.
- Trong suốt quá trình liên lạc trên mạng UMTS thì UE chỉ kết nối với một GGSN
duy nhất (GGSN kết nối dịch vụ mà UE đang dùng) dù có di chuyển bất kể nơi nào trong mạng.
Dĩ nhiên là SGSN, RNC và Node- B sẽ thay đổi. GGSN cũng tham gia quản lý quá trình di
động của UE.
1.2.1.1.3 GMSC ( Gateway MSC): là điểm chuyển mạch, nới mà mạng di động
mặt đất công cộng UMTS được kết nối tới các mạng chuyển mạch kênh bên ngoài. Tất cả các
kết nối chuyển mạch kênh tới và đi từ mạng chuyển mạch kênh sẽ đi qua GMSC.
1.2.1.1.4 HLR (Home Location Register): Là cơ sở dữ liệu lưu giữ lâu dài các

thông tin về thuê bao. HLR chứa các thông tin như định vị trí của thuê bao, chi tiết liên quan
đến hợp đồng thuê bao của người dùng như các dịch, nhận dạng của thuê bao, thông số K-I
dùng trong quá trình bảo mật và chứng thực. HLR còn là một trung tâm nhận thực AuC quản lý
an toàn số liệu của các thuê bao.
• MSC/VLR (Mobile Services Switching Centre/ Visitor Location Register):
1.2.1.2. Phần Radio Access:
Mạng truy nhập vô tuyến chứa các phần tử sau:
- RNC: Radio Network Controller, bộ điều khiển mạng vô tuyến đóng vai trò
như BSC ở các mạng thông tin di dộng.
- Node- B: đóng vai trò như các BTS ở các mạng thông tin di động.
- UE: User Equipment, thiết bị người sử dụng.
8
Đề tài Thông tin di động
Công nghệ CDMA băng rộng được sử dụng cho giao diện không gian UTRAN.
UMTS WCDMA là hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp mà ở đó dữ liệu người sử dụng được
ghép kênh với những bit giả ngẫu nhiên và được trải cùng với mã giả ngẫu nhiên băng rộng.
WCDMA hoạt động theo hai chế độ: FDD và TDD. UTRAN gồm có một hay nhiều mạng vô
tuyến con - RNS . Một RNS là một mạng con với UTRAN và bao gồm một RNC và một hay
nhiều Node-B. Các RNC có thể kết nối tới các RNC khác theo đường một giao diện Iur. Các
RNC và các Node-B được kết nối cùng với một giao diện Iub .
Từ hình 2.2 ta thấy rằng tất cả các giao diện ở UTRAN của 3GPPP phiên bản R’99
đều được xây dựng trên cơ sở ATM. ATM được chọn vì nó có khả năng hỗ trợ nhiều loại dịch
vụ khác nhau (như tốc độ bít khả biến cho các dịch vụ trên cơ sở gói và tốc độ bít không đổi
cho các dịch vụ chuyển mạch kênh). Mặt khác mạng lõi sử dụng cùng một kiến trúc cơ sở như
kiến trúc của GSM/GPRS, nhờ vậy công nghệ mạng lõi có thể hỗ trợ công nghệ truy nhập vô
tuyến mới. Chẳng hạn nâng cấp mạng lõi hiện có để hỗ trợ UTRAN sao cho một MSC có thể
nối đến cả UTRAN RNC và GSM BSC.
Trong phần UTRAN gồm có hai phần là Node –B và RNC.
Hình 2.3: Kiến Trúc Của UTRAN
1.2.1.2.1 Node - B:

Chức năng của Node - B là:
- Truyền/ nhận giao diện không gian
- Điều chế và giải điều chế
- Mã hóa kênh vật lý CDMA
- Bắt lỗi
9
Đề tài Thông tin di động
- Điều khiển công suất vòng lặp kín
Node –B chuyển đổi luồng dự liệu giữa giao diện Iub và Uu. Nó cũng tham gia vào
việc quản lý tài nguyên vô tuyến như điêu khiển công suất vòng trong…
1.2.1.2.2 RNC – Radio Network Controller:
RNC là điểm truy nhập dịch cho tất cả các dịch vu do UTRAN cung cấp từ mạng lõi,
ví dụ như quản lý tất cả các kết nối tới UE. RNC giao tiếp với mạng lõi (thông thường tới một
MSC và một SGSN) và đồng thời nó cũng là điểm cuối của giao thức RRC đó là định nghĩa
bản tin và thủ tục giữa trạm di động và UTRAN.
- Trong trường hợp Node-B chỉ có một kết nối với mạng thì RNC chịu trách nhiệm điều
khiển Node-B được gọi là CRNC – điều khiển RNC. Điều khiển RNC là chịu trách nhiệm cho
tải và điều khiển tác nghẽn của chính ô mà nó quản lý cùn như thực hiện điều khiển quản trị và
cung cấp mã cho một liên kết vô tuyến mới được xác định nằm trong các ô của nó.
- Trong trường hợp một kết nối giữa trạm di động và UTRAN sử dụng tài nguyên vô
tuyến từ nhiều hơn một RNC, thì các RNC phức tạp sẽ được tách thành hai loại theo chức năng
riêng biệt:
+ RNC phục vụ (Serving RNC): Đây là RNC kết nối cả liên kết Iu cho đường
truyền tải dự liệu của người sử dụng và báo hiệu RANAP với mạng lõi. SRNC cũng kết cuối
báo hiệu điều khiển tài nguyên vô tuyến, nó là giao thức báo hiệu giữa UE và UTRAN, xử lý
dữ liệu lớp 2 (L2) từ/tới giao diện vô tuyến. Hoạt động quản lý tài nguyên vô tuyến cơ sở như
là sắp xếp các thông số thông báo truy nhập vô tuyến vào bên trong thông số kênh truyền tải
của giao diện không gian, giải quyết chuyển giao, điều khiển công suất vòng ngoài, đó là các
nhiệm vụ của SRNC. SRNC của Node B này cũng có thể là CRNC của một vài Node B khác.
Một UE kết nối tới UTRAN có một và chỉ một SRNC.

+ RNC trôi ( Drift RNC): Đây là RNC bất kỳ khác với SRNC, để điều khiển các
ô được MS sử dụng. Khi cần, DRNC có thể thực hiện kết hợp và phân chia ở phân tập vĩ mô.
DRNC không thực hiện xử lý ở lớp 2 đối số liệu từ/tới giao diện vô tuyến mà chỉ định tuyến số
liệu một cách trong suốt giữa các giao diện Iub và Iur, ngoài trừ khi UE đang sử dụng một kênh
truyền tải chung hay được chia sẻ. Một UE có thể không có hoặc có một hay nhiều DRNC
Một RNC vật lý thông thường kết nối tất cả CRNC, SRNC và DRNC chức năng.
10
Đề tài Thông tin di động
Hình 2.4: Chức năng logic của RNC cho một kết nối UE với UTRAN. Bên trái là một UE liên
kết với RNC chuyển giao mềm, Bên phải là một UE sử dụng tài nguyên từ một và chỉ một
Node-B được điều khiển bởi DRNC.
1.1.1.1 UE -User Equipment:
Bao gồm thiết bị di động ME và modun nhận dạng thuê bao UMTS (USIM). USIM là
vi mạch chứa một số thông tin liên quan đến thuê bao cùng với khoá bảo an (giống SIM ở
GSM).
1.2.1.2.4 Các Giao Diện:
Giao diện giữa UE và mạng được gọi là Uu. Trong các quy định của 3 GPP, trạm gốc
được gọi là Node- B. Node- B được nối đến một bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC. RNC điều
khiển các tài nguyên vô tuyến của các Node -B được nối với nó. RNC đóng vai trò giống như
BSC ở GSM. RNC kết hợp với các Node -B nối với nó được gọi là hệ thống con mạng vô tuyến
RNS. Giao diện giữa Node -B và RNC gọi là giao diện Iub. Khác với giao diện Abis tương
đương ở GSM, giao diện Iub được tiêu chuẩn hoá hoàn toàn và để mở, vì thế có thể kết nối nút
B của một nhà sản xuất này với RNC của nhà sản xuất khác.
Khác với ở GSM, các BSC trong mạng GSM không nối với nhau, trong mạng truy
nhập vô tuyến của UMTS (UTRAN) có cả giao diện giữa các RNC. Giao diện này được gọi là
Iur có tác dụng hỗ trợ tính di động giữa các RNC và chuyển giao giữa các nút B nối đến các
RNC khác nhau. Báo hiệu Iur hỗ trợ chuyển giao.
UTRAN được nối đến mạng lõi qua giao diện Iu. Giao diện Iu có hai phần tử khác
nhau: Iu-CS và Iu-PS. Kết nối UTRAN đến phần chuyển mạch kênh được thực hiện qua giao
diện Iu-CS, giao diện này nối RNC đến một MSC/VLR. Kết nối UTRAN đến phần chuyển

mạch gói được thực hiện qua giao diện Iu-PS, giao diện nay nối RNC đến một SGSN.
11
Đề tài Thông tin di động
• Giao diện Iub: Giao diện Iub là một giao diện quan trọng nhất trong số các
giao diện của hệ thống mạng UMTS. Sở dĩ như vậy là do tất cả các lưu lượng
thoại và số liệu đều được truyền tải qua giao diện này, cho nên giao diện này
trở thành nhân tố ràng buộc bậc nhất đối với nhà cung cấp thiết bị đồng thời
việc định cỡ giao diện này mang ý nghĩa rất quan trọng. Giao diện Iub kết nối
một Node-B với một RNC
Đặc điểm của giao diện vật lý đối với BTS dẫn đến dung lượng Iub với BTS
có một giá trị quy định. Thông thường để kết nối với BTS ta có thể sử dụng
luồng E1, E3 hoặc STM1 nếu không có thể sử dụng luồng T1, DS-3 hoặc
OC-3. Như vậy, dung lượng của các đường truyền dẫn nối đến RNC có thể
cao hơn tổng tải của giao diện Iub tại RNC.Chẳng hạn nếu ta cần đấu nối 100
BTS với dung lượng Iub của mỗi BTS là 2,5 Mbps, biết rằng cấu hình cho mỗi
BTS hai luồng 2 Mbps và tổng dung lượng khả dụng của giao diện Iub sẽ là
100 x 2 x 2 = 400 Mbps. Tuy nhiên tổng tải của giao diện Iub tại RNC vẫn là
250 Mbps chứ không phải là 400 Mbps.
• Giao diện Iur: Giao diện Iur mang thông tin của các thuê bao thực hiện
chuyển giao mềm giữa hai Node B ở các RNC khác nhau. Tương tự như giao
diện Iub, độ rộng băng của giao diện Iur gần bằng hai lần lưu lượng do việc
chuyển giao mềm giữa hai RNC gây ra.
• Giao diện Iu: Giao diện Iu là giao diện kết nối giữa mạng lõi CN và mạng
truy nhập vô tuyến UTRAN. Giao diện này gồm hai thành phần chính là:
- Giao diện Iu-CS: Giao diện này chủ yếu là truyền tải lưu lượng thoại giữa
RNC và MSC/VLR. Việc định cỡ giao diện Iu-CS phụ thuộc vào lưu lượng dữ
liệu chuyển mạch kênh mà chủ yếu là lượng tiếng.
- Giao diện Iu-PS: Là giao diện giữa RNC và SGSN. Định cỡ giao diện này
phụ thuộc vào lưu lượng dữ liệu chuyển mạch gói. Việc định cỡ giao diện này
phức tạp hơn nhiều so với giao diện Iub vì có nhiều dịch vụ dữ liệu gói với tốc

độ khác nhau truyền trên giao diện này.
• Giao diện Uu: Đây là giao diện vô tuyến W-CDMA. Giao diện Uu là giao
diện từ đầu tới cuối, nó giúp UE truy nhập tới phần cố định của hệ thống. Bởi
vậy gần như chắc chắn nó là giao diện mở quan trọng nhất của UMTS.
• Giao diện Cu: Đây là một giao diện điện giữa thẻ thông minh USIM và ME.
12
Đề tài Thông tin di động

1.2.2 Các Giao Thức Giao Diện Vô Tuyến :
Các giao thức giao diện vô tuyến là cần thiết cho việc thiết lập, cấu hình lại , giải
phóng dịch vụ liên lạc vô tuyến. Lớp giao thức ở trên lớp vật lý được gợi là lớp liên kết dữ liệu
(L2) và lớp mạng (L3). Trong kiểu UTRA FDD giao diện vô tuyến, lớp 2 được chia thành hai
lớp con. Trong mặt điều khiển, lớp 2 bao gồm với hai lớp con là giao thức điều khiển truy nhập
môi trường – MAC và giao thức điều khiển liên kết vô tuyến – RLC. Trong mặt người sử dụng,
cùng với hai giao thức MAC và RLC thì còn được thêm vào hai giao thức nữa tùy vào dịch vụ
cung cấp đó là : giao thức dữ liệu gói hội tụ (PDCP) và giao thức điều khiển quảng bá/đa
truyền thông (BMC). Lớp 3 gồm có một giao thức được gọi là điều khiển tài nguyên vô tuyến
(RRC), nó thuộc về mặt điều khiển. Các giao thức lớp mạng khác như là điều khiển cuộc gọi,
quản lý di động, dịch vụ bản tin ngắn…
1.2.2.1 Kiến Trúc Giao Thức:
Kiến Trúc Giao Thức Giao Diện Vô Tuyến với Chế Độ UTRA FDD
Lớp vật lý hỗ trợ dịch vụ tới lớp MAC theo đường kênh truyền tải đó là đặc tính bởi
dữ liệu được truyền tải theo đặc tính như thế nào và với cái gì.
13
Đề tài Thông tin di động
Lớp MAC hỗ trợ dịch vụ tới lớp RLC bởi các kênh logic có cùng chức năng. Các
kênh logic đó có tính năng là dữ liệu được truyền là loại gì.
Lớp RLC hỗ trợ dịch vụ tới lớp cao hơn theo đường các điểm truy nhập dịch vụ
(SAP). Lớp RLC xử lý dữ liệu gói, ví dụ như chức năng tự động yêu cầu lặp lại được sử dụng.
Về mặt điều khiển thì dịch vụ RLC được sủ dụng bởi lớp RRC cho truyền tải báo hiệu. Về mặt

người sủ dụng thì dịch vụ RLC được sử dụng bởi lớp giao thức dịch vụ đặc biệt PDCP hay
BMC hoặc bởi lớp cao hơn khác có chức năng phía người sử dụng (ví dụ mã hóa tiếng nói).
Giao thức RLC có thể hoạt động ở ba kiểu: trong suốt, không trả lời và kiểu có trả lời.
Giao thức dữ liệu gói hội tụ (PDCP) chỉ có cho miền dịch vụ chuyển mạch gói (PS).
Chức năng chính của nó là nén phần mào đầu. Dịc vụ được hỗ trợ bởi PDCP gọi là : thông báo
vô tuyến.
Giao thức điều khiển quảng bá/đa truyền thông (BMC) sử dụng để vận chuyển trên
giao diện vô tuyến bản tin trực giao từ ô trung tâm quảng bá. Trong phiên bản R’99 của 3GPP
đã chỉ rõ đặc tính kỹ thuật của dịch vụ quảng bá đó là dịch vụ bản tin ngắn ô quảng bá, nó xuất
phát từ GSM.
Lớp RRC hỗ trợ dịch vụ tới các lớp cao hơn (tầng không truy nhập) theo đường các
điểm dịch vụ truy nhập, nó sử dụng bởi các giao thức lớp cao hơn ở phía UE và bởi giao thức
Iu RANAP ở phía UTRAN. Tất cả các tín hiệu lớp cao ( quản lý di động, điều khiển cuộc gọi,
quản lý lớp phiên…) tập hợp bên trong bản tin RRC cho truyền tải trên giao diện vô tuyến.
Giao diện điều khiển giữa RRC và tất cả các giao thức lớp dưới đều được sử dụng bởi
lớp RRC tới cấu hình đặc tính của thực thể giao thức lớp dưới, bao gồm cả thông số cho lớp vật
lý, truyền tải và các kênh logic.
1.2.2.2 Giao Thức Điều Khiển Truy Nhập Môi Trường- MAC:
Tại lớp điều khiển truy nhập môi trường các kênh logic được sắp xếp tới các kênh
truyền tải. Lớp MAC đồng thời cũng đảm nhiệm cho việc lựa chọn định dạng truyền tải thích
hợp cho mỗi kênh truyền tải được quyết định trên trên độ tức thời của các kênh logic.
14
Đề tài Thông tin di động
Kiến Trúc Lớp MAC
Lớp MAC bao gồm ba thực thể :
• MAC-b: xử lý kênh quảng bá (BCH). Có một thực thể MAC-b trong mỗi UE và
một MAC-b trong UTRAN đặt tại Node-B cho một ô.
• MAC-c/sh: xử lý các kênh chung và các kênh chia sẻ gói kênh (PCH), kênh truy
nhập liên kết phía trước (FACH), kênh truy nhập ngẫu nhiên (RACH), kênh gói
đường lên chung (CPCH) và kênh chia sẻ đường xuống (DSCH). Có một thực

thể MAC-c/sh trong mỗi UE nó sử dụng kênh chia sẻ và một thực thể MAC-c/sh
ở phía UTRAN (đặt trong RNC điều khiển) cho mội ô. Kênh logic BCCH có thể
được sắp xếp tới kênh BCH hay kênh truyền tải FACH. Cho PCCH, thi không
có mào đầu MAC, như vậy chức năng của lớp MAC chỉ có gửi dữ liệu nhận
được từ PCCH tới PCH tại thời điểm được xác đinh bởi RRC.
• MAC-d: chịu trách nhiệm xử lý những kênh chuyên dụng (DCH) cấp phát tới
một UE trong chế độ kết nối. Có một thực thể MAC-d trong UE và một thực thể
MAC-d trong UTRAN (trong RNC dịch vụ) cho mỗi UE.
1.2.2.2.1 Chức Năng của MAC:
Sắp xếp giữa kênh logic và kênh truyền tải.
Lựa chọn một khuôn dang truyền tải thích hợp cho mỗi kênh truyền tải, phụ thuộc
và tốc độ tức thời của tài nguyên.
15
Đề tài Thông tin di động
Xử lý quyền ưu tiên giữa các luồng dữ liệu của một UE. Việc này đạt được bởi sự
lựa chọn ‘tốc độ bit cao’ và ‘tốc độ bit thấp’ từ những định dạng truyền tải cho các luồng dữ
liệu khác nhau.
Xử lý quyền ưu tiên giữa các UE bằng phương tiện lập lịch động. Một chức năng
lập lịch động có thể áp dụng cho kênh truyền tải đường xuống chung và chia sẻ FACH và
DSCH.
Nhận dạng của các UE trên các kênh truyền tải chung. Khi một kênh truyền tải
chung (RACH, FACH hay CPCH) mang dữ liệu từ những kênh logic chuyên dụng
(DCCH,DTCH), nhận dạng của UE (C-RNTI) hay nhận dạng tạm thời mạng vô tuyến UTRAN
(U-RNTI) được chứa trong phần mào đầu của MAC.
Ghép hay tách kênh của lớp cao PDU vào/ tới các block truyền tải được cung cấp
từ/ tới lớp vật lý trên các kênh truyền tải chung. MAC xử lý dịch vụ ghép kênh cho các kênh
truyền tải chung (RACH,FACH,CPCH). Việc này là cần thiết từ khi nó không làm được trong
lớp vật lý.
Ghép hay tách kênh của lớp cao PDU vào/ tới tập hợp block truyền tải được cung
cấp từ/ tới lớp vật lý trên các kênh truyền tải chuyên dụng. MAC cũng cung cấp dịch vụ ghép

kênh cho các kênh truyền tải chuyên dụng. Trong khi ghép kênh lớp vật lý được làm cho mọi
loại ghép kênh dịch vụ , bao gồm những dịch vụ với chất lượng khác nhau của các thông số
dịch vụ, thì ghép kênh lớp MAC chỉ khả thi cho các dịch vụ với cùng các thông số QoS.
Giám sát khối lượng truyền tải. MAC nhận các RLC PDU cùng với trạng thái
thông tin trên số lượng dữ liệu trong bộ đệm truyền dẫn RLC. MAC so sánh số lượng của dữ
liệu tương ứng cảu kênh truyền tải với ngưỡng đặt bởi RRC. Nếu số lượng dữ liệu quá cao hay
quá thấp, MAC sẽ gửi một bản báo cáo đo lường trên trạng thái khối lượng truyền tải tới RRC.
RRC cũng có thể yêu cầu MAC gửi những phép đo này đinh kỳ. RRC sử dụng những bản báo
cáo này cho nhanh chóng cấu hình lại của đường vô tuyến hay kênh truyền tải.
Chuyển mạch kiểu kênh vận chuyển động. Thực hiện của chuyển mạch giữa các
kênh vận chuyển chung và chuyên dụng dựa trên quyết định chuyển mạch nhận được từ RRC.
Lựa chọn lớp truy nhập dịch vụ (ASC) cho truyền dẫn RACH. Tài nguyên
PRACH có thể được chia cắt giữa lớp dịch vụ truy nhập khác nhau trong các loại quyền ưu tiên
khác nhau cung cấp của RACH thông dụng. Số tối đa của ASC là 8. MAC chỉ ra ASC kết hợp
với một PDU tới lớp vật lý.
16
Đề tài Thông tin di động
1.2.2.2.2 Các Kênh Logic:
Các dịch vụ truyền số liệu của lớp MAC được cung cấp trên các kênh logic. Một
tập hợp các kênh logic được định nghĩa cho các cho các loại khác nhau của dịch vụ truyền số
liệu đề xuất bởi MAC. Một sự phân loại chung của các kênh logic trong hai nhóm: các kênh
điều khiển và các kênh lưu lượng. Các kênh điều khiển được sử dụng để thông tin phía điều
khiển truyền tải, còn các kênh lưu lượng thì cho thông tin phía người sử dụng.
Các kênh điều khiển: kênh điều khiển truyền thông(BCCH), kênh điều khiển gói
(PCCH), kênh điều khiển chuyên dụng (DCCH), kênh điều khiển chung (CCCH).
Các kênh lưu lượng : kênh lưu lượng chuyên dụng (DTCH), kênh lưu lượng
chung (CTCH).
Sắp Xếp Giữa Các Kênh Logic và Các Kênh Lưu Lượng, Hướng Lên Và Xuống
1.2.2.3 Giao Thức Điều Khiển Liên Kết Vô Tuyến – RLC:
RLC cung cấp dịch vụ phân chia đoạn và truyền lại giữa user và điều khiển dữ liệu.

Mỗi RLC được RRC cấu hình để hoạt động trong ba chế độ: chế độ trong suốt (TM), chế độ
báo nhận (AM), chế độ không báo nhận (UM). Dịch vụ của lớp RLC cung cấp về phía điều
khiển được gọi là người đưa báo hiệu vô tuyến (SRB). Còn phía người sử dụng, dịch vụ cung
cấp bởi RLC gọi là người đưa vo tuyến (RB).
1.2.2.3.1 Kiến Trúc Lớp RLC:
17
Đề tài Thông tin di động
Kiến Trúc Lớp RLC
1.2.2.3.2 Chức Năng:
Phân đoạn và tiền biên dịch: chức năng này thực hiện phân đoạn/ tiền biên dịch
của các lớp bậc cao chiều dài biến thiên PDU vào trong/ từ những khối tải RLC (PU). Một RLC
PDU mang một PU.
Xích chuỗi:
Lót thêm
Chuyển đổi dữ liệu người sử dụng.
Sửa lỗi
Phân phát lỗi của lớp bậc cao các PDU
Dò tìm bản sao
Điều khiển luồng.
Phát hiện và khôi phục lỗi giao thức.
1.2.2.4 Giao Thức Điều Khiển Tài Nguyên Vô Tuyến – RRC:
Phần chính của báo hiệu điều khiển giữa UE và UTRAN là bản tin điều khiển tài nguyên vô
tuyến. Những bản tin RRC mang tất cả các thông số yêu cầu thiết lập, điều chỉnh và giải phóng
những thực thể giao thức lớp 1 và lớp 2. Bản tin RRC cũng mang tải tin của chúng cùng tất cả
báo hiệu lớp cao (MM,SM,CM…). Tính di động của thiết bị người sử dụng trong chế độ kết
nối được điều khiển bởi tín hiệu RRC (đo lường, chuyển giao, cập nhật ô…).
1.2.2.4.1 Kiến Trúc Logic Lớp RRC:
18
Đề tài Thông tin di động
Kiến Trúc Lớp RRC

Lớp RRC được mô tả với bốn thực thể chức năng:
Thực thể chức năng điều khiển chuyên dụng (DEFC): xử lý tất cả chức năng và báo
hiệu riêng tới một UE. Trong SRNC có một thực thể DEFC cho mỗi UE có một RRC kết nối
với RNC này. DEFC phần lớn sử dụng chế độ báo nhận RLC, nhưng một vài bản tin gửi sử
dugnj chế độ không báo nhận SAP ( ví dụ RRC giải phóng kết nối) hay SAP trong suốt (ví dụ
cập nhật ô).
Thực thể chức năng điều khiển khai báo và phân trang (PNPE) xử lý phân trang của
UE chế độ rỗi.
Thực thể chức năng điều khiển truyền thông (BCFE) xử lý hệ thống thông tin truyền
thông. Có ít nhất một BCFE cho mỗi tế bào trong RNC. BCFE sử dụng các kênh logic BCCH
hay FACH , thông thường qua đường SAP trong suốt.
Thực thể thứ tu thông thường nằm ngoài giao thức RRC nhưng vẫn thuộc tâng truy
nhập và ‘logic’ của lớp RRC, từ thông tin yêu cầu của thực thể này là một phần của bản tin
RRC. Thực thể này được gọi là thực thể chức năng định tuyến (RFE) và nó là công cụ để định
tuyến của bản tin lớp cao tới thực thể khác MM/CM (phía UE) hay miền mạng lõi khác (phia
UTRAN).
1.2.2.4.2 Chức Năng Và Thủ Tục Báo Hiệu RRC:
Chức năng của giao thức RRC:
Phát thanh của hệ thống thông tin lên quan tới tầng truy nhập và tầng không truy
nhập.
Phân trang.
Lựa chọn tế bào ban đầu và chọn lại trong chế độ rỗi.
19
Đề tài Thông tin di động
Thiết lập, duy trì và giải phóng một liên kết RRC giữa UTRAN với UE.
Điều khiển của người vận chuyển vô tuyến, những kênh vận chuyển và những
kênh vật lý.
Điều khiển chức năng bảo mật.
Bảo vệ nguyên vẹn của bản tin báo hiệu.
Báo cáo phép đo UE và điều khiển báo cáo.

Những chức năng kết nối di động RRC.
Hỗ trợ tái định vị SRNS.
Hỗ trợ cho điều khiển công suất vòng ngoài đường xuống trong UE.
Điều khiển công suất vòng lặp mở.
Chức năng liên quan tới dịch vụ truyền thông tế bào.
Hỗ trợ cho chức năng định vị UE.
1.2.3 Quản Lý Tài Nguyên Vô Tuyến:
1.2.3.1 Nhiễu - Cơ Sở Của Quản Lý Tài Nguyên Vô Tuyến:
Thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến – RRM (Radio Resource Management) là
trách nhiệm làm cho hiệu suất sử dụng tài nguyên giao diện vô tuyến đạt hiệu quả. Quản lý tài
nguyên vô tuyến cần đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS, giữ kế hoạch vùng phủ sóng, và đưa
dung lượng hệ thống lên cao. Họ của thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến có thể được chia
thành: điều khiển chuyển giao, điều khiển công suất, điều khiển quản trị, điều khiển tải, và
chức năng lập lịch gói. Điều khiển công suất cần cho việc giữ ảnh hưởng của nhiễu ở mức tối
thiểu trong giao diện không gian và cung cấp chất lượng yêu cầu của dịch vụ. Chuyển giao cần
cho hệ thống tế bào để xử lý tính di động của các UE khi đi xuyên qua danh giới các ô. Điều
khiển quản trị, điều khiển tải, và lập lịch gói để đảm bảo yêu cầu chất lượng của dịch vụ và tối
đa lưu lượng hệ thống với sự trộn của tốc độ bit khác nhau, dịch vụ và yêu cầu chất lượng.
Thuật toán quản lý tài nguyên có thể dựa trên số lượng phần cứng trong mạng hay các
mức độ nhiễu trong giao diện không gian. Khóa cứng được định nghĩa như là trường hợp phía
phần cứng bị giới hạn dung lượng trước khi giao diện không gian bị quá tải. Khóa mềm được
định nghĩa như là trường hợp phía giao diện không gian tải được ước lượng trên giới hạn kế
hoạch. RRM dựa trên khóa mềm sẽ cung cấp dung lượng cao hơn so với RRM dựa trên khóa
cứng.
20
Đề tài Thông tin di động
1.2.3.2 Điều Khiển Công Suất:
1.2.3.2.1 Điều Khiển Công Suất Nhanh:
Trong W-CDMA , điều khiên công suất nhanh với tần số 1,5KHz được hỗ trợ trong
cả đường lên và đường xuống. Trong GSM, chỉ có điều khiển công suất chậm được dùng với

tần số xấp xỉ 2Hz. Còn trong IS-95, điều khiển công suất nhanh với tần số 800 Hz chỉ hỗ trợ
trong đường lên.
Giá Trị E
b
/N
0
Yêu Cầu Khi Có và không Có Điều Khiển Công Suất Nhanh
Công Suất Truyền Yêu Cầu Tương Đương Khi Có Và Không Có Điều Khiển Công
Suất Nhanh.
Khi UE di chuyển với tốc độ thấp thì điều khiển công suất có thể bù cho fading của
kênh và giữ cho mức công suất nhận được gần ổn định. Những nguồn lỗi chính tại công suất
thu xuất hiện từ sự ước lượng không đúng SIR, lỗi báo hiệu và trễ trong vòng lặp điều khiển
công suất. Ta định nghĩa sự nâng lên của công suất là tỷ số giữa công suất truyền dẫn trung
bình trên một kênh có fading với nó trên một kênh không có fading khi mức công suất bên nhận
là cùng trong cả các kênh có và không có fading với điều khiển công suất nhanh.
Sự Nâng Lên Của Công Suất Trong Kênh Fading với Điều Khiển Công Suất
21
Đề tài Thông tin di động
Tại đường xuống, dung lượng của giao diện không gian được xác định trực tiếp từ
công suất truyền yêu cầu từ đó xác định nhiễu truyền dẫn. Như vậy để làm dung lượng công
suất truyền đường xuống tối đa chỉ cần một liên kết nên nó được tối thiểu. Tại đường xuống,
mức công suất nhận trong UE không ảnh hưởng tới dung lượng.
Tại đường lên, công suất truyền được xác định từ số lượng nhiễu tới các ô bên cạnh,
và công suất nhận xác định từ số lượng nhiễu từ các UE trong cùng một ô. Khi ta thiết kế sơ đồ
da dạng đường lên cần tính đến cả hai công suất truyền và nhận.
1.2.3.2.2 Điều Khiển Công Suất Vòng Ngoài:
Điều khiển công suất vòng ngoài là cần thiết để giữ chất lượng của thông tin tại mức
yêu cầu được thiết lập tại đích cho điều khiển công suất nhanh. Điều khiển công suất vòng
ngoài tập trung cung cấp chất lượng theo yêu cầu: không quá tồi và không quá tốt. Chất lượng
quá cao có thể làm lãng phí dung lượng. Điều khiển công suất vòng ngoài cần cho cả đường lên

và đường xuống bởi vì nó là điều khiển công suất nhanh trong cả đường lên và đường xuống.
Điều khiển công suất vòng ngoài đường lên được đặt trong RNC và điều khiển công suất vòng
ngoài đường xuống được đặt trong UE. Tần số của điều khiển công suất vòng lặp ngoài điển
hình 10- 100 Hz.
Điều Khiển Công Suất Vòng Ngoài Đường Lên Trong RNC
22
Đề tài Thông tin di động
Thuật Toán Điều Khiển Công Suất Vòng Ngoài Chung.
1.2.3.3 Chuyển Giao –HandOver:
Trong thực tế các tiêu chuẩn UMTS cho phép hỗ trợ chuyển giao cứng từ UMTS đến
GSM và ngược lại. Đây là một yêu cầu rất quan trọng vì cần có thời gian để triển khai rộng
khắp UMTS nên sẽ có khoảng trống trong vùng phủ của GSM. Nếu UTRAN và GSM BSS
được nối đến các MSC khác nhau, chuyển giao giữa các hệ thống đạt được bằng cách chuyển
giao giữa các MSC. Nếu giả thiết rằng nhiều chức năng của MSC/VLR giống nhau đối với
UMTS và GSM, MSC cần phải có khẳ năng hỗ trợ đồng thời cả hai kiểu dịch vụ. Tương tự
hoàn toàn hợp lý khi giả thiết rằng SGSN phải có khả năng hỗ trợ đồng thời kết nối Iu-PS đến
RNC và Gb đến GPRS BSC.
Hệ thống UMTS hỗ trợ sử dụng chuyển giao cứng, mềm, và mềm hơn giữa các ô.
Mục tiêu của sử dụng chuyển giao trong hệ thống thông tin di động tế bào để đạt được một điều
kiện tốt nhất của điều khiển công suất vòng lặp kín. Ô mạnh nhất là ô có điều kiện liên kết vô
tuyến tốt nhất cho truyền tải dữ liệu tới một người sử dụng riêng biệt.
1.2.3.3.1 Chuyển Giao Cùng Một Tần Số ( Intra-frequency handover )
 Chuyển giao mềm: Khi ở trạng thái đang đàm thoại, MS liên tục đo mức tín
hiệu của các trạm gốc lân cận và so sánh tín hiệu này với một tập hợp các
mức ngưỡng và gửi kết quả so sánh lên trạm gốc hiện thời. Dựa trên thông
tin này, trạm gốc ra lệnh cho MS thêm vào hoặc loại bỏ các trạm gốc khỏi
tập tích cực ( active set ). Tập tích cực là tập hợp các trạm gốc cùng gửi dữ
liệu đến MS. MS nhận các tín hiệu này và kết hợp chúng như kết hợp các tín
hiệu đa đường. Trong quá trình dò tín hiệu, MS sẽ xác định được độ lệch
khung (frame offset) của kênh CCPCH của các ứng cử viên chuyển giao so

với giá trị của trạm gốc hiện thời. Khi cần thực hiện chuyển giao mềm, độ
lệch khung cùng với độ lệch khung giữa kênh DPDCH/DPCCH và kênh
23
Đề tài Thông tin di động
CCPCH sơ cấp của trạm gốc hiện thời sẽ được sử dụng để tính toán giá trị
bù khung yêu cầu giữa kênh DPDCH/DPCCH và kênh CCPCH thứ cấp của
trạm gốc sẽ nhận chuyển giao. Độ lệch khung này được chọn sao cho độ
lệch khung giữa các kênh DPDCH/DPCCH của trạm gốc hiện thời và trạm
gốc nhận chuyển giao tại đầu thu của MS là nhỏ nhất. Chú ý rằng độ lệch
khung giữa kênh DPDCH/DPCCH và kênh CCPCH sơ cấp chỉ có thể được
điều chỉnh theo từng bước của một symbol kênh DPDCH/DPCCH nhằm duy
trì tính trực giao của đường xuống.
 Chuyển giao mềm hơn: Chuyển giao mềm hơn là chuyển giao mềm giữa
các sector trong cùng một trạm gốc. Chuyển giao mềm hơn về nguyên tắc
cũng được thực hiện giống như chuyển giao mềm. Tuy nhiên điểm khác biệt
giữa hai loại chuyển giao này là tín hiệu các sector thu được từ MS trong
chuyển giao mềm hơn sẽ được kết hợp lại ở trạm gốc, còn tín hiệu các trạm
gốc thu được từ MS trong chuyển giao mềm sẽ được kết hợp ở BSC.
1.2.3.3.2 Chuyển Giao Giữa Hai Tần Số :
Việc chuyển giao giữa hai tần số có thể thực hiện trong các trường hợp sau:
♦ Chuyển giao giữa các cell lân cận sử dụng các tần số khác nhau
♦ Chuyển giao trong nội bộ các lớp của một cell xếp chồng sử dụng nhiều tần
số
♦ Chuyển giao giữa hai hệ thống/hai nhà khai thác sử dụng các tần số khác
nhau, bao gồm cả chuyển giao sang các hệ thông GSM.
Chuyển giao giữa hai tần số có thể được thực hiện theo hai phương thức:
♦ Phương thức thu hai tần số (Dual – receiver): Đối với các MS có tính năng
phân tập thu, có thể sử dụng tạm thời một nhánh để dò tìm tín hiệu ở các tần
số khác phục vụ cho việc chuyển giao.
♦ Phương thức nén khe thời gian: Đối với các MS chỉ có một bộ thu, có thể sử

dụng phương thức này để dò tìm tín hiệu ở các tần số khác phục vụ cho
chuyển giao mà không làm ảnh hưởng đến dòng thông tin. Khi ở chế độ nén
khe thời gian, lượng thông tin thông thường của một khung có độ dài 10ms
sẽ được nén lại về thời gian bằng cách bỏ bớt một số bit hoặc giảm hệ số trải
24
Đề tài Thông tin di động
phổ để tiết kiệm được thời gian truyền tin của khung xuống còn 5ms.
Khoảng thời gian tiết kiệm được sẽ được dùng để đo tín hiệu của các tần số
khác. Tần số thực hiện nén khe thời gian là 10 Hz, tức là 100ms/khe thời
gian nén. Đối với các dịch vụ chấp nhận độ trễ truyền tin lớn, có thể thực
hiện việc nén nhiều khung lại với nhau để tạo ra một khe thời gian đo.
Phương pháp này được sử dụng đối với các dịch vụ tốc độ cao, khó thực
hiện việc giảm 1/2 tăng ích xử lý. Ví dụ: đối với một dịch vụ 2Mbps với
mức ghép xen 5 khung (50 ms), có thể tạo ra một khung rỗi 5ms bằng cách
giảm tăng ích xử lý đi 10% trong khoảng thời gian 5 khung.
1.2.3.4 Điều Khiển Quản Trị:
Nếu tải giao diện không gian được cho phép tăng quá mức thì vùng phủ của ô sẽ bị
làm giảm dưới mức giá trị đã được lập kế hoạch và chất lượng của dịch vụ của kết nối hiện
không thể chấp nhận được. Trước khi chấp nhận một UE mới, điều khiển quản trị cần kiểm tra
xem sự chấp nhận đó sẽ không làm mất hoạch định vùng phủ hay chất lượng của kết nối hiện
tại. Điều khiển quản trị chấp nhận hay từ chối một yêu cầu thiết lập một thông báo truy nhập vô
tuyến trong mạng truy nhập vô tuyến. Chức năng điều khiển quản trị được đặt tại RNC nơi mà
thông tin về tải của vài ô có thể đang tồn tại.
1.2.3.5 Điều Khiển Tải (Điều Khiển Tắc Nghẽn):
Một nhiệm vụ quan trọng của chức năng RRM là đảm bảo hệ thống không quá tải và
vẫn như cũ. Nếu hệ thống được lập kế hoạch đúng mức, điều khiển quản trị và lập lịch gói làm
việc tốt đúng mức thì tình trạng quá tải là hiếm có. Nếu hệ thống gặp quá tải thì chức năng điều
khiển tải được thực hiện và nhanh chóng đưa hệ thống quay trở lại bình thường và quay trở lại
kiểm soát tải, nó được chỉ rõ bởi lập kế hoạch mạng vô tuyến.
Những hoạt động điều khiển tải được thực hiện nhằm giảm bớt tải:

• Điều khiển tải nhanh đường xuống: từ chối quyền tăng công suất đường
xuống nhận được từ UE.
• Điều khiển tải nhanh đường lên: giảm chỉ số E
b
/N
0
đường lên sử dụng bởi
điều khiển công suất nhanh đường lên.
• Giảm lưu lượng của gói dữ liệu lưu thông.
• Chuyển giao tới một sóng mang W-CDMA khác.
25

×