TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN
KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài
PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
HONDA
Giáo viên hướng dẫn :
Nhóm thực hiện
: 05
Mã lớp học phần
: 2175ITOM1311
Hà Nội, 2021
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng tồn
cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh
tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia
ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng
gay gắt. Trước đây, các công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng
cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên
thương trường. Hiện nay, các cơng ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín,
phát triển thương hiệu thơng qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh
doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Các
doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng
tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR – Corporate
Social Responsibility).
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở
thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ở
Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm
đúng mức. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao
động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng
bức xúc và mất dần lịng tin vào các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam
nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh
nghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay. Doanh nghiệp thực hiện trách
nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp như nhận được nhiều
đơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó.
Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưa
CSR vào hoạt động kinh doanh của mình, điển hình như doanh nghiệp Honda. Qua các
năm phát triển doanh nghiệp Honda đã thể hiện được vị thế của mình và ln quan tâm
tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình không những tại Việt Nam mà
3
trên tồn thế giới. Do đó, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Phân tích trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp Honda” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, nội dung và cách thức triển khai Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Honda
trong thời gian qua, qua đó liên hệ thực tế cơng ty tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất giải
pháp để thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam để phát triển kinh tếxã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp. Tìm hiểu một số hoạt động về thực hiện trách nhiệm xã
hội của Cong ty Honda trên toàn cầu và tại Việt Nam
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua điển cứu của công ty Honda trên toàn cầu và
tại Việt Nam
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp ngiên cứu tại bàn: Quan sát và sử dụng dữ liệu thứ cấp
từ báo, tạp chí, Internet, các trang Website thành phần cơng ty Honda tồn cầu và tại
Việt Nam. Từ đó, tiến hành tổng hợp, phân tích và đề ra một số giải pháp thực hiện
trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận và thực tiễn về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
4
Thực trạng việc thực hiện CSR tại công ty Honda tồn cầu.
Thực trạng việc thực hiện CSR tại cơng ty Honda Việt Nam.
Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện CSR của doanh nghiệp.
I. PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm và bản chất
1.1.1. Khái niêm của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Social
Responsibility được viết tắt là CSR. Mỗi tổ chức, cơng ty, chính phủ nhìn nhận CSR
dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ
phát triển của mình.
Theo quan điểm của Keith Davis “TNXN là sự quan tâm và phản ứng của doanh
nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế,
công nghệ”
Theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm CSR được Nhóm phát triển kinh tế tư
nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra là đầy đủ và toàn diện. Theo đó, “CSR là sự cam
kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thơng qua những
việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia
đình họ; cho cộng đồng và tồn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như
phát triển chung của xã hội”.
1.1.2. Bản chất của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
5
Trên thực tế, chúng ta hay nhìn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ trên bề
nổi, tức là các hoạt động từ thiện, các chiến dịch mang tính thiện nguyện của doanh
nghiệp mà thường ít để ý đến những vấn đề khác trong nội hàm hoạt động trách nhiệm
xã hội như: chế độ đối với người lao động, môi trường, chất lượng, sự an toàn trong
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp…
Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt
một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử. Trách nhiệm xã hội là
nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã
hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tối thiểu các hậu quả tiêu cực
đối với xã hội, có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội
1.2. Những cách tiếp cận về trách nhiệm
1.2.1. Những cách tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
• Tiếp cận theo mơ hình kim tự tháp
Mơ hình kim tự tháp của Carroll (1979) là cách tiếp cận truyền thống và phổ
biến nhất trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội (CSR) (Brin và Nehme, 2019).
Theo đó, trách nhiệm xã hội (CSR) được thể hiện ở 4 khía cạnh (trách nhiệm
kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện) và được biểu trưng như một kim tự tháp từ đáy là
trách nhiệm kinh tế đến đỉnh là trách nhiệm từ thiện.
• Tiếp cận theo yếu tố tác động trách nhiệm xã hội.
Theo cách tiếp cận này, trách nhiệm xã hội đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
tổ chức hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với người lao động, có trách nhiệm
6
bảo vệ mơi trường, trách nhiệm đóng góp cho lợi ích cộng đồng, trách nhiệm đối với
khách hàng, nhà cung ứng.
1.2.2. Vai trò trách nhiệm xã hội doanh nhân đối với doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế
Như chúng ta đã biết Doanh Nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ khẳng
định thương hiệu của mình trong xã hội. Do đó, đồng hành vào sự phát triển chung của
đất nước không chỉ là trách nhiệm mà cịn là lợi ích cho Doanh Nghiệp, từ đó, tạo ra
giá trị nhân văn, văn hóa DN cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Khẳng định thương hiệu của mình trong xã hội:
Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của
doanh nghiệp, doanh nhân từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế.
Giúp tăng giá trị thương hiệu, uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng
doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động.
Giúp điều chỉnh hành vi chủ thể kinh doanh:
Trách nhiệm xã hội cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng
góp cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt
động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt
với chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất,…Bên cạnh đó nếu người lao động có điều
kiện mơi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình.
Góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp:
Trách nhiệm xã hội có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng
doanh thu. Tạo cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng. Giúp
giảm thiểu chi phí sản xuất thơng qua các phương pháp sản xuất an tồn, tiết kiệm.
Góp phần giảm chi phí và tăng năng suất.
Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt
các thiết bị mới. Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ
thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh
nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp
lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế
7
và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển
dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng
năng suất lao động.
Thu hút nguồn lao động giỏi:
Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm.
Việc thu hút và giữ được nhân viên có chun mơn tốt và có sự cam kết cao là thách
thức đối với các doanh nghiệp.
Góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia
Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính tồn cầu, đối với các doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế là điều hết sức quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh
quốc gia. Khơng hẳn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ mà hoạt
động địi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của Doanh nghiệp và lợi ích vủa
xã hội.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội
Kinh tế
Tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh và tăng
trường là những điều kiện tiên quyết.
Quy định pháp luật
Quy định của pháp luật là tiêu chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hướng
tới và phải thực hiện để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Các nhà kinh doanh, các doanh
nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì sẽ tạo được một mơi trường
pháp lý, trong đó các doanh nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên
môi trường kinh doanh cơng bằng, bình đẳng, thơng thống và tạo sự gần gũi giữa các
doanh nghiệp với nhau. Pháp luật thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành động
được coi là có trách nhiệm trong kinh doanh.
Đạo đức
Là những chuẩn mực, quy tắc, giá trị được xã hội cơng nhận nhưng chưa được
cụ thể hóa thành các văn bản luật. Là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp, phụ thuộc
8
vào mức độ cam kết của doanh nghiệp nhưng nó lại có vai trị trung tâm đối với trách
nhiệm xã hội.
Từ thiện
Là những hoạt động của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự kỳ vọng, mong đợi của
xã hội, những hành vi này được thực hiện thông qua các chương trình xã hội như tài
trợ học bổng cho học sinh, sinh viên, chương trình giao lưu tặng quà cho những người
có hồn cảnh khó khăn, người nghèo, người khuyết tật, người già neo đơn hoặc trẻ em
mồ côi,…
II. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP HONDA
1. Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp Honda
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Honda toàn cầu
Thương hiệu Honda được sáng lập bởi Soichiro Honda. Ông sinh ngày
17/11/1906 tại Yamahigashi, làng Komyo (nay là Tenryu).
• Giai đoạn khởi nghiệp của Honda
Năm 1946, Soichiro Honda mua lại một nhà máy cũ đã bị tàn phá bởi chiến
tranh để đặt những viên gạch đầu tiên của đế chế Honda. Sau khi chiến tranh kết thúc,
Soichiro Honda nhận thấy thị trường đang có nhu cầu lớn về một phương tiện đi lại có
động cơ nhỏ, tiện lợi với giá thành rẻ. Chính vì thế ông đã bắt tay ngay vào việc sản
xuất động cơ nhỏ dành cho xe đạp.
Năm 1947, chiếc xe máy đầu tiên do Soichiro Honda chế tạo chính thức ra mắt khách
hàng Nhật Bản. Mẫu xe ngay lập tức trở thành cơn sốt và bán “đắt như tôm tươi” bởi
nhu cầu cực kỳ lớn.
Tháng 9/1948, Soichiro Honda chính thức thành lập công ty Honda Motor và
sản phẩm đầu tiên của cơng ty chính là chiếc Cub huyền thoại. Xe máy Club nhanh
chóng thu hút được các chị em phụ nữ, đây cũng chính là mẫu xe đầu tiên của Honda
được xuất khẩu sang Mỹ.
Năm 1959, Honda Motor chính thức có văn phịng tại Mỹ và sau đó là hàng loạt
các thị trường khác như Đức, Pháp, Bỉ, Anh, Australia và Canada. Trong thập niên 60,
Honda bỗng trở thành một hiện tượng trong ngành cơng nghiệp sản xuất xe máy.
• Honda lấn sân sang lĩnh vực sản xuất ô tô:
9
Năm 1960, Honda lấn sân sang sản xuất ô tô nhưng phải đến năm 1973, hãng
mới cho ra mắt sản phẩm đầu tiên mang tên Civic sử dụng động cơ CVCC.
Accord là sản phẩm thứ 2 ra mắt vào năm 1976 và cũng mang lại thành cơng vang dội
cho Honda
• Honda thành lập thương hiệu xe sang Acura
Năm 1984, Honda đã thành lập một thương hiệu hạng sang Acura và thị trường
đầu tiên mà Honda nhắm đến chính là Mỹ.
Tính đến tháng 6/1987, thương hiệu Acura giao đến tay khách hàng Mỹ hơn 100.000
xe. Vì thế Honda ln tự hào khi nhắc đến Acura thời điểm bấy giờ.
• Honda ở thời điểm hiện tại
Đến thời điểm hiện tại, Honda đã có mặt tại 33 quốc gia với hơn 129 cơ sở và
khả năng cung ứng ra thị trường 20 triệu xe bao gồm cả ô tô và xe máy. Riêng với
mảng xe máy, Honda đang dẫn đầu cả thế giới.
1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển Honda Việt Nam
Honda Việt Nam được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên
doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan)
và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản
phẩm chính: xe máy và xe ơ tơ. 25 năm có mặt tại Việt Nam. Honda Việt Nam đã
không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực
sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ơ tơ uy tín tại thị trường Việt Nam.
Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng
cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh. Với khẩu
hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng mọi
người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân
và xã hội.
Honda Việt Nam là công ty dẫn đầu ngành công nghiệp xe máy Việt Nam với
tổng vốn đầu tư lên hơn 400 triệu USD, sản lượng lên 1,5 triệu xe/ năm. Đây là dòng
sản phẩm xe máy được khách hàng yêu mến nhất với giải thưởng “tin và dùng” do độc
giả của Thời báo Kinh tế Việt Nam (2006), Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 9
năm, giải thưởng Rồng Vàng trong 6 năm liên tiếp, dẫn đầu xuất khẩu 2002-2007, vinh
dự trở thành nhà sản xuất xe máy duy nhất đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu
xuất sắc 2006” và đón nhận danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2007 do Bộ
10
Công Thương trao tặng. Đây là doanh nghiệp đi đầu trong các hoạt động An tồn giao
thơng và đóng góp xã hội. Honda Việt Nam đã 2 lần vinh dự được UBATGT quốc gia
trao tặng bằng khen vì đã có thành tích to lớn trong cơng tác an tồn giao thơng.
Tháng 3 năm 2015, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế
Hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam – đánh dấu cột mốc lịch
sử quan trọng trong sự phát triển của công ty.
Bắt đầu hoạt động kinh doanh ô tô từ năm 2006, chỉ sau hơn 1 năm, Honda Việt
Nam đã xây dựng thành công nhà máy, mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán
hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên là
Honda Civic vào tháng 8 năm 2006. Không ngừng nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm,
mẫu xe Honda CR-V tiếp tục được Honda Việt Nam giới thiệu vào tháng 12 năm 2018
và Honda City vào tháng 6 năm 2013. Ngoài những dòng xe sản xuất trong nước,
Honda Việt Nam còn nhập khẩu thêm các mẫu xe sedan và mẫu xe đa dụng cao cấp.
Tính đến nay, Honda Việt Nam đã cung cấp cho thị trường ơ tơ Việt Nam 3 dịng xe
phục vụ cho các nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng.
2. Trách nhiệm xã hội của Honda toàn cầu
2.1. Hoạt động giáo dục
Dựa trên sứ mệnh hỗ trợ thanh thiếu niên và giáo dục khoa học, Quỹ Honda
Hoa Kỳ (AHF) đã trao các khoản tài trợ với tổng trị giá hơn 1,5 triệu đô la cho 29 tổ
chức phi lợi nhuận trên khắp Hoa Kỳ vào năm 2020.Ngoài ra, là một phần của cam kết
5 năm trị giá 2,5 triệu đô la, Quỹ tiếp tục hỗ trợ Sáng kiến hợp tác dành cho thanh niên
da màu STEM / STEAM của mình tại California.
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, Honda tổ chức chương trình giáo dục
cho trẻ em thông qua bài giảng video cho phép người học tự học bằng cách sử dụng
các thiết bị máy tính bảng và TV. Trong tương lai, Honda sẽ tiếp tục đẩy mạnh số hóa
các chương trình nhằm nâng cao giáo dục trực tuyến. Hàng năm, Honda chi tới hàng
chục triệu đơla cho hoạt động giáo dục trên tồn thế giới. Các hoạt động được tổ chức
tại khắp nơi trên thế giới nhằm giúp mọi người có được sự hiểu biết đúng đắn và cuộc
sống tốt đẹp hơn
2.2.
Hoạt động an tồn giao thơng
11
Nhằm củng cố một xã hội giao thơng an tồn và thuận tiện hơn, Honda đã thành
lập Trung tâm hỗ trợ lái xe an tồn vào năm 1970. Trong đó, Honda đặc biệt ưu tiên
phát triển các chương trình đào tạo lái xe. Với mục tiêu giảm thiểu các vụ tai nạn nói
chung và các vụ tai nạn có tỷ lệ tử vong cao nói riêng, trung tâm đã tạo ra bốn chương
trình mới nhằm nâng cao thói quen lái xe bằng cách tăng cường sự hiểu biết của người
lái xe. Honda đã không ngừng mở rộng các hoạt động giáo dục lái xe an toàn cho
khách hàng và dân cư địa phương ở các quốc gia. Hiện nay, Honda đã thiết lập được
33 trung tâm lái xe an toàn trên tồn thế giới, trong đó riêng ở Nhật Bản đã có tới 8
trung tâm. Con số này sẽ tiếp tục được tăng lên đáng kể trong thời gian tới.
Tập đoàn đa quốc gia Honda tiếp tục phát triển và ứng dụng những cơng nghệ
mới nhằm phịng tránh tai nạn, giảm thiểu thương tích khi xảy ra tai nạn. Từ các số
liệu thống kê về tình trạng tai nạn giao thông tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới,
Honda cho rằng để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông gia tăng, các nhà sản xuất ô tô
và các bên có liên quan trong đó có các chính quyền địa phương cần tăng cường phối
hợp để xây dựng, ban hành và thực thi các quy định về an toàn giao thông.Kết hợp với
tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về an tồn giao thơng, hàng năm
Honda đã chi khoản tài chính lớn cho tuyên truyền, cổ động lái xe an toàn,cáp phát mũ
bảo hiểm cho các đối tượng ưu tiên.
Honda tổ chức các lớp học về an tồn giao thơng cho các em nhỏ bởi một trong
những ưu tiên hàng đầu của Honda là bảo vệ trẻ em khỏi những tai nạn giao thơng.
Với mục đích tạo cho các em cơ hội có được những kiến thức cơ bản về an toàn trên
đường phố, Honda bắt đầu chiến dịch an tồn giao thơng dành cho trẻ em mẫu giáo.
Chương trình được tổ chức rộng rãi khắp Nhật Bản, bắt đầu ở Tokyo vào năm 1999
sau đó mở rộng ra các địa phương khác nơi Honda có nhà máy như Suzuka và
Hamamatsu (2003), Kumamoto và Tochigi (2004) và khơng ngừng mở rộng trong các
năm tiếp theo. Chỉ tính riêng năm 2008, chương trình đã đến thăm 641 trường mầm
non và các nhà trẻ ở Nhật Bản. Điều làm cho chương trình học trở nên hiệu quả đó là
sự tham gia của các nghệ sĩ. Họ luôn làm cho bài học trở nên thú vị và bổ ích để thúc
đẩy trí sáng tạo của trẻ thơng qua các câu chuyện, bộ phim về giao thông, những bài
trắc nghiệm hài hước và cơ hội được diễn thuyết trước các bạn. Với những bài học lý
thuyết và thực hành về an tồn giao thơng đường bộ thú vị trong chương trình An tồn
giao thơng đã đem lại cho các bạn nhỏ thật nhiều niềm vui
12
2.3.
Hoạt động bảo vệ môi trường
Thực hiện CSR là bảo vệ môi trường. Ngay từ những năm 1972, để đáp ứng các
•
quy định quốc tế quy định về việc giới hạn khí thải NOx, Honda đã phát minh ra động
cơ CVCC là động cơ đầu tiên thỏa mãn được yêu cầu. Chính điều này đã khẳng định
những nỗ lực của Honda khi tiến hành CSR trong công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm
với khí thải ít gây độc hại đổi mới môi trường. Không những vậy, một mục tiêu rất táo
bạo mà Honda đặt ra cho tới năm 2050 đó chính là phấn đầu khí thải CO2 xuống cịn
“0” để bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này cần có những nỗ lực rất lớn từ
Honda, đặc biệt nỗ lực trong việc thay đổi công nghệ sản xuất và thói quen tiêu dùng
của khách hàng.
Bằng việc thực hiện giám sát chặt chẽ việc đánh giá tác động của tồn bộ quy
•
trình sản xuất đến mơi trường và xây dựng các chính sách cụ thể đề làm giảm lượng
khí thải CO2 ra mơi trường. Nhờ những nỗ lực của toàn hệ thống, Honda đã được đánh
giá là một trong 500 công ty hàng đầu thế giới về chất lượng khí thải ra mơi trường từ
năm 2013.
2.4.
Hoạt động đóng góp cho cộng đờng
Kể từ khi Cơng ty được thành lập, Honda đã tìm cách đóng góp cho xã hội và
khách hàng bằng cách tạo ra các sản phẩm và cơng nghệ chất lượng đồng thời tồn tại
hài hịa với các cộng đồng nơi tổ chức hoạt động của mình.
Hiện tại, Honda đang thực hiện các hoạt động xã hội khác nhau tại sáu khu vực
hoạt động của Công ty trên tồn thế giới, nhằm mục đích chia sẻ niềm vui với mọi
người trên toàn thế giới và trở thành một công ty mà xã hội mong muốn tồn tại. Để có
thể chia sẻ niềm vui, Honda sẽ tiếp tục theo đuổi các hoạt động đóng góp xã hội khác
nhau đồng thời giao lưu với khách hàng và người dân địa phương.
Vào tháng 6 năm 2021, Honda một lần nữa tổ chức Lễ trao giải từ thiện Honda
C-card cùng với Hiệp hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và Ủy ban UNICEF Nhật Bản. Năm
tài chính 2021 đánh dấu năm thứ 26 Honda quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện,
với tổng số tiền quyên góp cho hai tổ chức hiện nay là khoảng 990 triệu yên.
Kể từ năm 1991, Honda là nhà tài trợ quốc gia cho Ride for Kids, hoạt động lâu
đời nhất, sự kiện từ thiện mô tô thành công nhất cả nước. Trong hơn 35 năm, PBTF đã
13
thúc đẩy các chương trình nghiên cứu cứu sống và hỗ trợ gia đình cho trẻ em và thanh
thiếu niên bị u não, căn bệnh nguy hiểm nhất mà trẻ em phải đối mặt ở Hoa Kỳ, với tư
cách là công ty dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống u não ở trẻ em.
Cuộc thi Ride for Kids ảo cũng tiếp tục duy trì truyền thống của những người
tham gia kiếm cơ hội giành được một chiếc xe máy Honda mới, với việc Honda Mỹ đã
tặng tám chiếc xe máy để hỗ trợ trong năm nay. Ride for Kids đóng một vai trị quan
trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh u não ở trẻ em, và Honda và các tay đua sẽ
không để một đại dịch ngăn cản họ hỗ trợ những đứa trẻ này.
Honda đã thực hiện một nỗ lực tồn cơng ty để giúp cung cấp giải pháp cho
nhiều thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, kết hợp các yếu tố về khả năng sản
xuất, thiết kế và kỹ thuật của mình trong các sáng kiến khác nhau nhằm giúp đỡ xã hội
và giải quyết tình trạng thiếu thiết bị y tế. Trong phản ứng ban đầu, các công ty Honda
đã kiểm kê thiết bị bảo vệ cá nhân của họ (PPE) và tặng thiết bị cho các bệnh viện, cơ
sở y tế địa phương và những người phản ứng đầu tiên. Các cơ sở của Honda ở Bắc Mỹ
đã tặng hơn 200.000 vật phẩm cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
những người phản ứng đầu tiên, bao gồm găng tay, tấm che mặt, khẩu trang bảo hộ
N95, khăn lau cồn, khẩu trang che nửa mặt và các loại đồ bảo hộ khác.
Ngoài ra, Honda đã chuyển đổi các cơ sở của mình để hỗ trợ sản xuất PPE quan
trọng và sử dụng các khái niệm thiết kế để giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt và nhu
cầu chăm sóc sức khỏe phải đối mặt với đại dịch. Trang bị thêm 10 xe tải nhỏ Odyssey
cho Thành phố Detroit sử dụng để vận chuyển an tồn những người có khả năng bị
nhiễm COVID-19, cũng như nhân viên y tế. Để bảo vệ sức khỏe của người lái xe khỏi
sự lây nhiễm giọt nước trong quá trình vận chuyển, Honda Odysseys đã được trang bị
thêm một thanh chắn bằng nhựa phía sau khu vực ghế ngồi phía trước, cũng như sửa
đổi hệ thống thơng gió để duy trì chênh lệch áp suất khơng khí giữa khu vực ghế ngồi
phía trước và phía sau.
Quỹ Honda đã hợp tác với Quỹ Tuổi thơ Úc trong chiến dịch quyên góp đầu
tiên vào cuối năm. Với sự giúp đỡ của các chủ sở hữu Honda, nó đã quyên góp được
32.655 AUD để hỗ trợ và mua “Bộ dụng cụ chữa bệnh cho những trái tim nhỏ” cho trẻ
em cần những cơng cụ cá nhân hóa đặc biệt để giúp chữa lành trái tim bé bỏng của
những người từng trải qua tổn thương thời thơ ấu. Tổ chức Tuổi thơ Úc bảo vệ, hỗ trợ
và chữa lành những trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực và lạm dụng.
14
KẾT LUẬN
Còn rất nhiều các hoạt động khác, và Honda sẽ nhận được sự chấp nhận của xã
hội bằng cách tạo ra sự đồng cảm và tin tưởng thông qua sự tham gia tích cực của cộng
đồng và bằng cách trở thành một công dân doanh nghiệp tốt.
Honda sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện tối đa cho sự tham gia và đam mê của các
cộng tác viên vào các hoạt động đóng góp xã hội. Honda mong muốn trở thành “một
công ty mà xã hội muốn tồn tại” và sẽ đóng góp vào việc thực hiện một xã hội bền
vững, bằng cách phục vụ mọi người trên toàn thế giới với niềm vui mở rộng tiềm năng
cuộc sống của họ thơng qua các hoạt động đóng góp xã hội của mình.
3. Trách nhiệm xã hội của Honda tại Việt Nam
Trách nhiệm xã hội đối với cổ đông
3.1.
Các thành viên góp vốn sẽ tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến
nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Doanh nghiệp
chia lợi nhuận tương ứng với phần góp vốn của từng cá nhân sau khi cơng ty đã nộp
đủ thuế và hồn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.
Các thành viên góp vốn sẽ được ưu tiên góp thêm vốn vào cơng ty khi cơng ty
tăng vốn điều lệ. Các nhà cổ đông được định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp
luật và Điều lệ công ty.
3.2.
Trách nhiệm xã hội đối với nhà cung ứng
Mặc dù luôn đánh giá gắt gao về chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý
nhưng Honda luôn tạo cơ hội cho các nhà cung ứng làm việc một cách hiệu quả nhất,
tổ chức các hội nghị nhà cung cấp.
Ngày 17/4/2014, PINACO vinh dự được nhận giải thưởng “90 Ki Best Kaizen
Cost Supplier Award” trong hội nghị nhà cung cấp diễn ra thường niên của Honda tại
Vĩnh Phúc. Giải thưởng này khẳng định PINACO là một trong những nhà cung cấp ắc
quy được Honda tín nhiệm. Mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng
được thắt chặt hơn.
15
Bên cạnh đó đến nay, trải qua 20 năm, Honda vẫn là một trong các đối tác lớn
nhất của công ty cổ phần nhựa Hà Nội (HPC). Và đến đầu năm 2019, HPC - đơn vị
thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings chính thức được Honda lựa chọn trở thành
nhà cung ứng cho mảng sản xuất ô tô của hãng. Sau khi chính thức hợp tác với nhau cả
hai bên tuân thủ quy định hợp đồng, luôn trung thực và và thanh toán đầy đủ và đúng
hạn với những đơn hàng giao dịch giữa hai bên.
3.3.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi
trường
Nhận thức rõ bảo vệ môi trường là trách nhiệm lâu dài và cấp bách đối với xã
hội, bên cạnh nỗ lực giảm thiểu tác động từ hoạt động sản xuất và các sản phẩm của
mình tới mơi trường, Honda Việt Nam cịn chú trọng tới việc góp phần gìn giữ môi
trường Việt Nam cho thế hệ tương lai.
Đầu tiên phải kể đến dự án Trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM)
tại tỉnh Hịa Bình (2008- 2025). Đây là dự án AR- CDM đầu tiên tại Việt Nam được
Liên Hợp quốc công nhận vào tháng 4 năm 2009. Tổng diện tích rừng được tái tạo
trong khn khổ dự án là 319 ha tại hai xã Xuân Phong và Bắc Phong Hịa Bình.
Trong khn khổ dự án, Honda Việt Nam hỗ trợ tài chính 3,5 tỷ đồng. Dự kiến dự án
sẽ hấp thụ khoảng 41.000 tấn khí Cacbon dioxin trong vòng 16 năm.
Dự án Trồng rừng sản xuất tại tỉnh Bắc Kạn do Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bắc Kạn xây dựng. Honda Việt Nam là nhà tài trợ duy nhất cho dự án. Tổng
giá trị tài trợ là 4,9 tỷ đồng cho 8 năm (từ 2013 đến 2020). Sau 8 năm, ước tính dự án
sẽ thu được 73.500 m3 gỗ mang lại lợi nhuận khoảng 50 tỷ đồng. Các hộ dân tham gia
dự án sẽ được hưởng lợi 100% từ việc bán sản phẩm gỗ sau khi thu hoạch. Như vậy,
dự án khơng chỉ có ý nghĩa về việc bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc,
giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra khơng khí mà cịn có giá trị kinh tế cao cho người
dân địa phương.
Bên cạnh đó, phải kể đến cuộc thi “Lái xe sinh thái – Tiết kiệm nhiên liệu
Honda”. Cuộc thi được xem là một sân chơi ý nghĩa nhằm gia tăng nhận thức của các
bạn trẻ về tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường
Ngồi việc hoạt động sản xuất và kinh doanh, Honda Việt Nam còn chú trọng
tới việc giảm thiểu lượng khí thải cũng như chuyển đổi phương thức vận tải. Nhờ đó
mà trong các năm qua chúng ta đã giảm được 1% khí thải CO2 trong nhà và 1% khí
16
ngồi trời nhờ vào hệ thống quản lí vịng đời CO2 chặt chẽ tại công ty và ở các nhà
cung cấp của Honda Việt Nam.
Cuối cùng, trong suốt hơn 20 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Honda ln cho
thấy sự có mặt kịp thời và tích cực của mình trong đời sống mỗi người dân.
3.4.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
Với hơn 10 nghìn lao động, Cơng đồn Honda VN ln nhận được sự quan tâm
chỉ đạo sát sao, kịp thời của công đoàn cấp trên cơ ở trong việc chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Cơng đồn Cơng ty đã tăng cường
sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của các cấp chính quyền và các ngành
chức năng trong việc lãnh đạo, tạo điều kiện cho cơng đồn cơ sở được thành lập và
hoạt động có hiệu quả; đẩy mạnh công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra trong thực hiện
các chế độ, chính sách đối với người lao động.
Bên cạnh đó, Cơng đồn Cơng ty tun truyền, vận động nâng cao nhận thức
cho người lao động và người sử dụng lao động về những quy định của pháp luật lao
động và cơng đồn, vai trị của cơng đồn trong doanh nghiệp; tổ chức các phong trào
đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động, đồng thời góp phần phát triển doanh
nghiệp bền vững; chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cơng đồn cơ sở có chất lượng; đổi
mới nội dung và hình thức hoạt động theo hướng hiệu quả, thiết thực. Cơng đồn Cơng
ty thường xun phối hợp với chuyên môn tạo môi trường lao động hài hịa, ổn định,
-
đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Cơng đồn Cơng ty đã tiến hành thương lượng, ký kết những điều khoản có lợi
cho người lao động, như: Mỗi năm giảm một ngày làm việc, trợ cấp nhà, chính sách
phát triển nguồn nhân lực, xây dựng ký túc xá, trung tâm văn hóa Thể thao, mua bảo
hiểm rủi ro cho người lao động, chế độ bán xe máy, ô tô trả dài hạn, chế độ bảo lãnh
tiền vay ngân hàng, quỹ tiết kiệm gửi góp, các loại phụ cấp (phụ cấp chuyên cần, phụ
cấp sức khỏe, trợ cấp nuôi con nhỏ…); ban hành quy chế trao đổi thông tin định kỳ…
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động.
3.5.
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng
Ngay từ khi thành lập vào năm 1969, Honda Việt Nam đã hoạt động theo
nguyên tắc sự phát triển của cơng ty ln gắn liền với việc đóng góp xây dựng cộng
đồng. Honda Việt Nam phấn đấu để trở thành một cơng dân tích cực của đất nước
17
thơng qua việc mang lại niềm tin và an tồn cho người dân Việt Nam. Honda Việt Nam
nỗ lực cung cấp các sản phẩm chất lượng toàn cầu với giá cả hợp lí, sự hài lịng cao
nhất của khách hàng Việt Nam. Công ty đã mở rộng sản xuất à nhiều hoạt động khác
để có thể vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng, đóng góp cho sự phát triển của
-
nền cơng nghiệp đất nước.
Bên cạnh đó, cơng ty cịn tham gia tích cực vào rất nhiều các hoạt động xã hội,
như hỗ trợ học sinh, sinh viên, tổ chức các chương trình văn hóa và đào tạo lái xe an
tồn. Đó chính là những cố gắng của Honda Việt nam trong việc góp phần xây dựng
một mơi trường lành mạnh cho xã hội và sẽ tiếp tục phấn đấu để trở thành một công ty
được xã hội mong đợi.
Các hoạt động xã hội nhằm thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng của Honda
Việt Nam rất phong phú, tập trung vào nhiều mặt của đời sống xã hội. Cơng ty ln nỗ
lực vì một xã hội Việt Nam giao thơng an tồn, phát triển mạnh mẽ và bền vững với
một mơi trường trong sạch.
Hoạt động an tồn giao thơng
Đối với Honda Việt Nam, An tồn giao thơng ln là vấn đề quan tâm hàng
đầu. Vì vậy, Honda luôn nỗ lực thúc đẩy các hoạt động hướng dẫn lái xe cũng như
tuyên truyền kiến thức giao thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nhằm góp phần
nâng cao ý thức tham gia giao thông giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông (TNGT) và
xây dựng một xã hội giao thơng an tồn, văn minh, Honda Việt Nam ln nỗ lực triển
khai các hoạt động đào tạo kiến thức ATGT và kỹ năng lái xe an toàn cho người dân
toàn quốc.
Trong năm tài chính 2020, đã có 14,7 triệu người, trong đó chiếm đa số là trẻ em
và thanh thiếu niên được đào tạo thơng qua các chương trình đào tạo trực tiếp tại
Trung tâm lái xe an toàn, các chương trình giáo dục như ATGT cho nụ cười trẻ thơ,
ATGT cho nụ cười ngày mai. Dự kiến sẽ có thêm 18,8 triệu người tiếp tục được đào
tạo trong năm tài chính 2021.
Song song đó thì Honda Việt Nam cịn phối hợp tăng cường tổ chức hiệu quả
các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng lái xe mô tô phân khối lớn và ô tô
dành cho các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an tồn giao thơng thuộc
Cục CSGT và Cơng an các tỉnh, thành phố, đồng thời phối hợp đẩy mạnh và nâng cao
18
hiệu quả các hoạt động tuyên truyền và giao thông dành cho học sinh, sinh viên, đoàn
viên, người dân các địa phương trên phạm vi toàn quốc.
Hoạt động từ thiện
Trong hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda ln cho thấy sự có mặt kịp thời
và tích cực của mình trong đời sống mỗi người dân khi tiến hành nhiều hoạt động cộng
đồng như trao tặng xe cho lực lượng cảnh sát giao thông hay hỗ trợ các gia đình chính
sách có hồn cảnh khó khăn, và đặc biệt là hoạt động từ thiện như ủng hộ đồng bào lũ
lụt được triển khai liên tục từ 2015 đến nay nhằm mục đích chia sẻ bớt những khó
khăn, mất mát mà các gia đình phải gánh chịu do thiên tai.
Ngày 12 năm 2017, đồn cơng tác đã gặp gỡ và trao tận tay số tiền hỗ trợ cho
từng hộ gia đình. Theo đó, mỗi gia đình có người tử vong nhận hỗ trợ 3 triệu đồng/ 1
người; gia đình có người bị thương nhận hỗ trợ 2 triệu đồng và mỗi hộ bị cuốn trơi
hồn tồn hoặc thiệt hại nặng nề cũng nhận hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ. Tổng số tiền hỗ trợ
tại Sơn La là hơn 600 triệu đồng. Trước đó, ngày 12 tháng 8, đồng hành cùng đồn
cơng tác của Bộ Giao thơng vận tải, dẫn đầu là bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, cùng
với Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia, HVN cũng đã đến thăm và chia sẻ khó khăn
với đồng bào huyện Mường La, tỉnh Sơn la. Tại đây HVN đã trao tặng tượng trưng số
tiền 1 tỷ đồng hỗ trợ người dân các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Yên Bái. Sau đó, số tiền
trao tặng được điều chỉnh dựa theo báo cáo thiệt hại thực tế tại từng địa phương. Tiếp
đó ngày 17 tháng 8, HVN đã cùng đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia đến với nhân dân
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái và trao tặng tận tay số tiền hỗ trợ là gần 400 triệu
đồng tới các gia đình chịu thiệt hại sau lũ.
Đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân dân các tỉnh gánh chịu hậu
quả do thiên tai, trong nhiều năm qua, Honda Việt Nam vẫn luôn cho thấy sự xuất hiện
kịp thời trong các chuyến thiện nguyện tới các địa bàn có thiên tai. Điều này một lần
nữa thể hiện tinh thần, trách nhiệm của một doanh đối với xã hội, và cũng là cam kết
của Honda về một sự phát triển lâu dài tại Việt Nam.
Hoạt động tài trợ
Thực hiện mục tiêu trở thành một công ty được xã hội mong đợi, cơng ty Honda
Việt Nam rất tích cực tham gia xây dựng một đất nước Việt Nam tươi đẹp hơn. Ngoài
các hoạt động hỗ trợ giáo dục và làm từ thiện, Cơng ty cịn nhiệt tình tài trợ cho các
hoạt động thể thao, văn hoá.
19
Honda Việt Nam góp phần chắp cánh cho những ước mơ trẻ qua việc tài trợ cho
giải Vietnam Collection Grand Prix trong nhiều năm liền. Vietnam Collection Grand
Prix đã thực sự trở thành một sân chơi bổ ích và chuyên nghiệp giúp cho những bạn trẻ
với niềm đam mê và năng khiếu thời trang biến khát vọng, ước mơ trên con đường sự
nghiệp trở thành hiện thực.
Công ty cũng rất quan tâm đến sự phát triển của bóng đá nước nhà với mong
muốn tạo ra cơ hội thi đấu và một sân chơi lành mạnh cho các cầu thủ trẻ, đồng thời
cũng đáp ứng lịng say mê bóng đá của hàng triệu triệu người dân Việt Nam. Honda
Việt Nam đã trao tặng giải thưởng cho giải bóng đá U21 với tổng trị giá hàng trăm
triệu đồng cùng những chiếc xe Honda mang đậm phong cách thể thao.
Mục tiêu “Trở thành một công ty được xã hội mong đợi” của Honda Việt Nam
cịn được thể hiện thơng qua các hoạt động đóng góp cho sự phát triển văn hố nghệ
thuật của đất nước với việc tài trợ cho chương trình “Sao Mai điểm hẹn” năm 2006.
Đây là cơ hội để các bạn trẻ được toả sáng và là bước khởi đầu thuận lợi chắp cánh
cho ước mơ trở thành ca sỹ.
Hỗ trợ giáo dục
Có thể nói hỗ trợ giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động xã hôi của
Công ty Honda Việt Nam. Ngay từ đầu thành lập, Cơng ty đã triển khai rất nhiều
chương trình hỗ trợ cho giáo dục như: tài trợ động cơ, xe máy dùng làm giáo cụ đào
tạo cho các trường kỹ thuật và dạy nghề trên tồn quốc…Những nỗ lực khơng ngừng
nghỉ của Honda Việt nam để đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của nền giáo
dục nước nhà.
Tháng 3/2006, Công ty Honda Việt Nam khởi xướng giải thưởng Honda dành
cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ Việt Nam- Honda YES Award nằm trong khuôn khổ của
Quỹ hoạt động xã hội trị giá 10 triệu USD do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với
quỹ Honda Foundation, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KHCN (Bộ
KHCN) tổ chức. Hàng năm, Honda sẽ chọn ra 10 sinh viên xuất sắc nhất để trao tặng
giải thưởng trị giá 3000 USD/ người và một xe máy do Công ty Honda Việt Nam trao
tặng thêm.
Bên cạnh đó, Honda Việt Nam cũng đã trao tặng các Quỹ học bổng khuyến học
của các địa phương. Mở đầu tại tỉnh Thái Bình từ tháng 4/2006, sau hơn 7 tháng, Ngày
hội Honda đã đến với 12 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nơi nào đi qua cũng ghi lại
20
những dấu ấn và những kỷ niệm, những tình cảm gắn bó, khó qn đối với những
người làm chương trình cũng như người dân địa phương. Trong năm 2006, Honda Việt
Nam trao tặng Quỹ khuyến học Honda Vĩnh Phúc trị giá 220 triệu đồng cho các em
học sinh giỏi và học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Vĩnh Phúc.
Để khởi đầu cho những hoạt động xã hội của Honda Việt Nam trong năm 2007,
Công ty đã trao tặng 225 triệu đồng cho Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình tại chương
trình Duyên dáng Việt Nam 17 do Báo Thanh niên và Honda phối hợp tổ chức và được
truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình VTV3. Đây cũng là một trong những hoạt
động mà Honda Việt Nam duy trì trong những năm qua với mong muốn được góp
phần chắp cánh cho những ước mơ của những học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.
Ngồi việc hỗ trợ Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình, Honda Việt Nam cũng đã có
những hoạt động tích cực trong việc phát triển nền giáo dục Việt Nam và địa phương.
Trong năm 2008, Công ty Honda Việt Nam phối hơp với Vụ giáo dục Tiểu học,
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc thi “Ý tưởng Trẻ thơ”- cuộc thi dành cho các
em trong lứa tuổi nhi đồng trên toàn quốc. Tổ chức cuộc thi này, Honda mong muốn sẽ
khơi dậy trong các em nhỏ niềm say mê khám phá, khuyến khích các em mơ ước và nỗ
lực thực hiện ước mơ của mình; qua đó, các em sẽ phát huy được phẩm chất cá nhân,
tự chứng minh khả năng tư duy và sự khéo léo của bản thân để hướng tới một sự phát
triển toàn diện và vượt trội. Đây là một cuộc thi mang tính giáo dục và tính xã hội rất
cao, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cộng đồng đến các em thiếu nhi- thế hệ tương
lai của Đất nước. Đó cũng chính là nỗ lực tiếp theo của Honda Việt Nam để trở thành
“Công ty được xã hội mong đợi”, một thành viên tích cực của đất nước Việt Nam.
Chung tay đẩy lùi dịch bệnh
Nhằm chia sẻ những khó khăn mà người dân cả nước đang gặp phải do COVID19 gây ra, Cơng ty Honda Việt Nam đã có những hoạt động thiết thực và kịp thời: ủng
hộ 10 tỉ đồng cho người dân trên toàn quốc cùng nhiều hiện vật thiết thực…
Bên cạnh đó, cơng ty áp dụng nhiều phương pháp phòng ngừa dịch bệnh cho
nhân viên như:
- Thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh
- Phát khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn miễn phí
- Xây dựng các quy định nhằm hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm
- Tăng cường kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt…
21
Trước đó, nhằm hỗ trợ người dân phịng chống dịch COVID-19 tại một số địa
phương, vào ngày 21-2-2020, công ty đã ủng hộ các thiết bị y tế bao gồm nước rửa tay
sát khuẩn và máy đo thân nhiệt hồng ngoại cho người dân tỉnh Vĩnh Phúc với tổng giá
trị ủng hộ lên tới 1 tỉ đồng. Trong tháng 3-2020, cơng ty cũng đang triển khai các
chương trình khác như: trao tặng 196.000 phần quà (khẩu trang và nước rửa tay) ở 10
tỉnh bao gồm: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Bình, Thừa
Thiên Huế, Phú Yên, Quảng Trị, Lâm Đồng và Vũng Tàu trong chuỗi chương trình
"Honda ln vì bạn - Cùng Honda đẩy lùi Corona".
Ngồi ra, Honda Việt Nam cũng kết hợp với các câu lạc bộ Winner trong chuỗi
chương trình "Hành trình Winner - Cùng Honda đẩy lùi corona" để phát khẩu trang
kháng khuẩn đến hơn 320.000 công nhân tại 16 KCN tại 8 tỉnh. Thơng qua chương
trình này, Cơng ty Honda Việt Nam thể hiện nỗ lực chung tay cùng Chính phủ trong
những hoạt động đóng góp xã hội thiết thực và hiệu quả; để từ đó góp phần tạo nên
"Cuộc sống tự do, an toàn và thoải mái" nhằm nhân rộng niềm vui cho tất cả mọi
người.
3.6.
-
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người tiêu dùng
Tạo ra những sản phẩm giá tốt nhất, giá thành hợp lí: Hiện tại Honda đang bán hớn 16
mẫu xe máy tại Việt Nam, với dải phân khúc đa dạng tự 18 triệu- 270 triệu đồng. Với
giá thành hợp lí phù hợp với túi tiền của người Việt Nam nên Honda thu hút rất nhiều
-
khách hàng.
Mẫu mã đa dạng: Hơn 16 mẫu xe máy và hãng ô tô Honda trên thị trường Việt Nam
cũng rất phổ biến với 7 dịng xe khác nhau giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Với
ba nhà máy sản xuất quy mô lớn mỗi năm doanh nghiệp bán được 3 triệu xe máy/ năm
và 10 nghìn ơ tơ /năm.
Điều này cho thấy Honda có chỗ đứng rất chắc chắn trên thị trường Việt nam
-
và khách hàng.
Luôn rõ ràng trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm: Thông tin của sản phẩm được
đăng tải đầy đủ trên trang web cũng như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
-
chúng như báo đài ti vi và các trang mạng xã hội.
Honda luôn làm tốt dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo dưỡng chăm sóc khách
hàng hay những ưu đãi. Sau khi mua xe, khách hàng sẽ được bảo hành với thời gian
nhất định đồng thời được bảo dưỡng miễn phí theo quy định của bảo hành. Giải quyết
22
kịp thời những vấn đề liên quan đến an toàn, điển hình Honda đã bồi thường100%
thiệt hại cho những sự cố như cháy nổ đối với những sản phẩm của doanh nghiệp.
3.7.
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiếp đối với nhà nước
Đóng thuế đầy đủ theo quy định: Khi vào thị trường Việt Nam, Honda luôn tuân thủ
những quy định về thuế do nhà nước quy định; đóng thuế đúng hạn và đầy đủ. Đặc
biệt năm 2016, Honda đã vượt mặt tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN) leo lên vị trí thứ
-
hai- những doanh nghiệp nộp thuế thu nhập cao nhất.
Góp phần tăng trưởng GDP và Tạo ra việc làm cho xã hội: Honda đã xác định rõ
TNXH của mình đối với xã hội và đã cam kết đóng góp trở lại cho xã hội như là một
-
nội dung giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của Tập đoàn.
Sau 23 năm đầu tư, phát triển tại tỉnh, Honda Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất xe máy
và 1 nhà máy sản xuất ô tô với 18 mẫu xe máy các loại, chiếm gần 80% thị phần xe
máy Việt Nam. Đặc biệt, Công ty luôn đứng đầu về tỷ lệ nội địa hóa và là một trong 2
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đóng góp cho ngân sách Nhà nước cao nhất từ trước
đến nay, với trên 16.000 tỷ đồng trong năm 2019; tạo việc làm ổn định cho hơn 10000
lao động.
4. Tính hiệu quả các hoạt động về trách nhiệm xã hội của Honda.
4.1.
Góp phần phát triển kinh tế
Khi vào thị trường Việt Nam, Honda ln tn thủ đóng thuế đầy đủ theo đúng
quy định và là một trong những doanh nghiệp nộp thuế cao nhất cả nước, góp phần
tăng Ngân sách nhà nước. Honda luôn thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh ô tô,
xe máy góp phần tăng trưởng GDP.
Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động với môi trường làm việc an
toàn, đảm bảo quyền riêng tư cá nhân, được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, máy
móc, thiết bị, được trả lương đầy đủ và hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp
luật. Có cơ hội thăng tiến cao. Do đó, trình độ người lao động của người dân được
nâng cao, mức thu nhập cũng tăng đã góp phần vào việc tăng bình qn thu nhập cá
nhân.
23
4.2. Góp phần phát triển xã hội
- Y tế: Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ô tô xe
máy tại Việt Nam, bên cạnh việc cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, HVN
cũng ln nỗ lực hết mình vì lợi ích cộng đồng. Ngày 25/6 tại Trụ sở Bộ Tài Chính,
Honda Việt Nam ủng hộ 12 tỷ đồng vào “Quỹ vắc xin phịng COVID-19”. Thơng qua
việc ủng hộ “Quỹ vắc xin phịng COVID-19”, HVN đã có hành động tích cực chung
tay cùng Chính phủ và người dân Việt Nam trong cơng tác phịng chống dịch COVID19 và góp phần đưa vắc xin đến gần hơn với người dân Việt Nam”.
- Môi trường: Honda đã giám sát chặt chẽ việc đánh giá tác động của hoạt động
sản xuất đến môi trường và xây dựng các chính sách cụ thể để làm giảm lượng khí thải
CO2 ra mơi trường
- An tồn: Honda tiếp tục phát triển và ứng dụng những cơng nghệ mới nhằm
phịng tránh tai nạn, giảm thiểu thương tích khi xảy ra tai nạn, đồng thời, khuyến khích
các sáng kiến lái xe an toàn ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
- Xã hội: Ngay từ khi mới thành lập, Honda đã xác định rõ trách nhiệm doanh
nghiệp của mình đối với xã hội và đã cam kết đóng góp trở lại cho xã hội như là một
phần trong triết lý kinh doanh của Tập đồn. Cơng ty cũng duy trì khn khổ quản lý
và các biện pháp khuyến khích cần thiết để thực hiện chiến lược phát triển bền vững
trên phạm vi tồn cầu.
Tóm lại: Qua đây cho thấy Honda luôn tuân thủ kinh doanh đi đôi với trách
nhiệm xã hội. Suốt từ khi thành lập, HVN cũng đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ
trợ cộng đồng khác như ủng hộ đồng bào lũ lụt, trao tặng xe lăn cho trẻ em
khuyết tật, ủng hộ quỹ từ thiện dành cho hoạt động lọc máu, trao tặng bộ dụng
cụ và máy phẫu thuật tim dành cho trẻ em, hay hỗ trợ các gia đình chính sách
và có hồn cảnh khó khăn,… Ngồi việc hỗ bảo vệ mơi trường, tạo cơng ăn
việc làm cho hàng nghìn cơng nhân. tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội cả về mặt
kinh tế lẫn đời sống Việt Nam. Doanh nghiệp cũng không ngừng phát triển kĩ
thuật để cải tiến sản phẩm của mình ngày càng an tồn và tốt hơn.
III. HẠN CHẾ CỊN TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CƠNG TY HONDA
1. Hạn chế cịn tồn tại trong trách nhiệm xã hội của công ty Honda
24
Bên cạnh những khía cạnh đáng biểu dương thì doanh nghiệp vẫn có những hạn
chế.
- Việc sản xuất của cơng ty vẫn ít nhiều làm ảnh hưởng đến mơi trường đặc biệt
-
là mơi trường khơng khí.
Mỗi năm cơng ty vẫn thải ra một lượng khí thải khơng hề nhỏ tuy cơng ty cũng
-
đã có những hệ thống xử lí chất thải.
Việc quản lí các đại lí và các nhà bán lẻ chưa được chặt chẽ dẫn đến ảnh hưởng
đến quyền lợi của khách hàng chính vì thế vẫn có nhiều ý kiến khơng tốt về
-
doanh nghiệp.
Một phần nào đó cơng ty cũng làm cho một lượng công nhân bị thất nghiệp. Vì
-
một năm cơng ty cũng sa thải khá nhiều nhân viên.
Ngồi ra cơng ty cũng chưa thực hiện trách nhiệm của mình đối với khách hàng
một cách triệt để.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trách nhiệm xã hội của cơng ty Honda
2.1.
Về phía chính phủ nhà nước Việt Nam
•
Nhà nước cần ban hành những quy định pháp lí cụ thể về việc thực hiện trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp. Tăng cường tuyên truyền đối với các doanh nghiệp về
nghĩa vụ và lợi ích của việc thực hiện CSR. Hơn nữa, việc tuyên truyền này cần được
mở rộng đến cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách vĩ mơ...
•
Phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể
liên quan trong việc hoạch định chính sách, thơng tin, tun truyền, kiểm tra, xử lý sai
phạm của các doanh nghiệp đối với các vấn đề liên quan đến CSR nói chung, trách
nhiệm đối với thị trường, người tiêu dùng và việc bảo vệ mơi trường nói riêng.
•
Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách
nhiệm xã hội.
•
Cần có các biện pháp đủ mạnh để xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trong
việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Đồng thời, cần tăng cường các hình thức khuyến
khích, động viên, khen thưởng đối với các doanh nghiệp tự giác và thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội, như giải thưởng trách nhiệm xã hội, thương hiệu"xanh", cấp chứng chỉ
cho các doanh nghiệp bảo đảm các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn trách nhiệm
xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử được áp dụng...
2.2.
Về phía doanh nghiệp
25