Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.93 KB, 17 trang )

Mục lục
I ) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.................................................................3
1)Trách nhiệm xã hội là gì.................................................................................3
2) Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội...............................................3
3)Những tiêu chuẩn và công cụ quản lí trách nhiệm xã hội...............................5
4) Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội............................................................6
II) Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội............................................................8
1) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với bên ngoài...........................12

2)Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với bên trong..............................14
III) Giải pháp.........................................................................................................16
1) Thay đổi nhận thức của doanh nghiệp........................................................16
2) Một số giải pháp khác................................................................................17

IV) Kết luận........................................................................................................... 19

1


3)
Nước ta có Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường và những nghị định
hướng dẫn thi hành nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa thể hiện một cách rõ
ràng việc thực hành những văn bản pháp quy đó bằng những tiêu chuẩn kiểm
định và công bố hiệu quả thực hiện. Ở các nước khác, mối quan tâm của lãnh
đạo doanh nghiệp về lao động và môi trường được gom chung vào một khái niệm
gọi là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
I)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1) Trách nhiệm xã hội là gì?


Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là
phương pháp tiến hành tự nguyện có tầm
nhìn về phát triển bền vững, kết hợp xã
hội và khả năng cạnh tranh. Khái niệm
này bao gồm những tác động liên quan
đến xã hội, môi trường và kinh tế.
Thực ra những tổ chức quốc gia và
quốc tế cũng như những tổ chức phi chính
phủ chưa đồng thuận về nội dung của
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Các nước Anglo Saxon biểu hiện trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp với khái niệm PPP bao gồm ba lĩnh vực: con người (people), hành tinh (planet) và lợi
nhuận (profit). Một số tổ chức lại còn thêm lĩnh vực quản trị (governance). Nhưng ý kiến này
bị đả phá vì quản trị doanh nghiệp không có tính cách tự nguyện.
Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
năm 2009, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giới hạn trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp ở hai lĩnh vực lao động và môi trường nhưng cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động
kinh doanh có hiệu quả kinh tế”. Nói một cách khác, VCCI cũng dùng khái niệm PPP như đa
số các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế.
2) Lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang
lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng
khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai
trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong
cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được
thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần.
2


Khẳng định thương hiệu
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh

tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết. Đạo đức kinh doanh và
trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh. Điều này
đồng nghĩa với việc có được sự sâu đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với người tiêu dùng song
hành với sự "chiếm lĩnh thị phần"! Tình bạn, sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác với nhau
trên cơ sở cùng tôn trọng những giá trị đạo đức cao quý và tinh thần trách nhiệm, trung thực
với các nhà đầu tư và người tiêu dùng là cách tốt nhất để dánh bóng thương hiệu một cách
chuyên nghiệp và thực chất. Uy tín xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của
các công ty, lớn hơn cả quảng cáo và chính sách tài chính. Theo công tình nghiên cứu do
hãng tiếp thị Environics tiến hành tại 20 quốc gia trên thế giới, uy tín xã hội của công ty có
vai trò vô cùng to lớn đối với các nhà đầu tư. Ví dụ như ở Mỹ, hiện đang có khoảng 60% dân
số đang sở hữu cổ phiếu của các hãng tư nhân. 28% trong số này khi quyết đinh làm như vậy
đã dựa vào những thông tin thu thập được về hình ảnh của công ty trong con mắt xã hội.
Tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là những hành vi
đầu tư vào việc gia tăng lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Giữ được chữ
tín với khách hàng, bạn hàng, nhân viên, cộng đồng và nhà nước tạo nhiều cơ hội kinh doanh
cho doanh nghiệp, giữ được mối làm ăn bạn hàng, nhân viên và điều này lại tạo cho doanh
nghiệp cơ hội có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Trong một thị trường cạnh tranh, điểm
"cân bằng tối ưu" và lợi nhuận doanh nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở của sự liên kết
và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền tảng của sự lừa dối lẫn nhau. Trong
cạnh tranh kinh tế, nếu mỗi đối tác đều mù quáng chạy theo quyền lợi riêng tư của mình thì
rốt cuộc tất cả dều bị thua thiệt nặng nề. Công trình nghiên cứu của hai giáo sư John Kotter
và James Heskett ở trường đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard cho thấy, trong vòng 11
năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi
những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%).
Giá trị cổ phiếu của những công ty "đạo đức cao" trên thị trường chứng khoán tăng tới 901%
(còn ở các đối thủ "kém tắm" hơn, chỉ số này chỉ là 74%). Điều này cho thấy, các công ty có
đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn.
Đạo đức và trách nhiệm xã hội - gánh nặng hay cơ sở thành công của doanh nghiệp
Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các

doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó,
những vấn đề này không còn là môt gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của
những thành công. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo
đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho
nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và
phát triển của mọi doanh nghiệp. Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ
nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác này. Đây
chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Ngày nay, đề làm cho khách hàng và cộng đồng
3


thương yêu thương hiệu của công ty, các doanh nghiệp ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản
phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã
hội trong kinh doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác
tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường.

3) Những tiêu chuẩn và công cụ quản lí trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và đối với môi trường
chẳng qua chỉ là những vấn đề chất lượng tương tự như chất lượng sản phẩm mà các
doanh nghiệp đã quen thuộc: chất lượng lao động và chất lượng đời sống.
Ở những nước châu Âu, người ta có khái niệm QSE (quality safety environment,
chất lượng – an toàn lao động – môi trường). Mục đích là mở rộng chính sách quản lý
doanh nghiệp vượt khỏi khái niệm chất lượng để bao hàm thêm trách nhiệm xã hội,
mở rộng sổ tay chất lượng (Quality Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và
chứng nhận doanh nghiệp cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao
động và môi trường. Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu
ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách.
Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lượng và môi trường thì ai cũng biết. ISO

(International Organization for Standardization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã
công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO 14000 về hệ
thống quản lý môi trường. Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu chuẩn này đã
thống nhất những phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết lập
một chính sách toàn bộ chung cho cả hai hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.
Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, vấn đề này phức tạp vì không phải là một vấn
đề kỹ thuật. Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: (a) an toàn lao động là trách
nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể, (b) quyền lợi tối thiểu của người lao động
về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo
quy định của nhà nước và thương lượng tập thể.
Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi
mọi đối tác. Chỉ riêng trong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nước và 26 tổ chức
quốc tế tham gia hội nghị của WC SR. Nếu không có gì thay đổi thì tiêu chuẩn hướng
dẫn ISO 26000 sẽ được công bố vào năm 2010. Điều cần chú ý là tiêu chuẩn ISO
26000 chỉ là một tiêu chuẩn hướng dẫn nên không thể dùng làm cơ sở để chứng nhận
một doanh nghiệp.
4


Dưới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh
nghiệp: Các tiêu chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao động
quốc tế), ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001 về hệ thống quản lý
môi trường, OHSAS 8001 về an toàn lao động, và SA 8000 về quản lý nhân sự.
Ngoài ra có một số tài liệu hướng dẫn cách trình bày một báo cáo về trách nhiệm
xã hội như là GRI (Global Reporting Initiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA
1000 Asurance Standard của ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability,
Viện Trách nhiệm xã hội và đạo đức).
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã dịch sang tiếng Việt các bộ tiêu
chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Để hoàn tất, tổng cục còn phải tiếp tục dịch và đưa
ngay vào thực hành những tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn khác vừa nêu trên.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tránh né trách nhiệm xã hội
của mình. Trong khi đó quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội là hai chính sách sẽ
mau chóng đưa nước ta sớm lên hàng một quốc gia công nghệ hiện đại. Hy vọng giải
thưởng “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009” của VCCI sẽ tạo được tiếng
vang và thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham dự.
4) Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội.

a.Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng
hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và
làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao
động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản
phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống
xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm
phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với
mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn,
hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền
riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và
dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an
5


toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh
tranh.

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt
động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế

hoá thành các nghĩa vụ pháp lý

b.Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải
thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những
điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường,
thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai
trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ
pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
(3) Bảo vệ môi trường
(4) An toàn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi
được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm
pháp lý của mình

c. Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và
hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống
luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua
cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên
của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không
được viết thành luật.
6


Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên

tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty.
Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối
hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
II)

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội.
Doanh nghiệp với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên và trong
quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên. Vì vậy, ngoài
việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng đồng,
người lao động, v.v.. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân
theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi
lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các
mặt, như:
Bên ngoài:
-

Bảo vệ môi trường

-

Đóng góp cho cộng đồng xã hội

-

Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp

-


Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng

Bên trong:
-

Quan hệ tốt với người lao động

-

Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp.

Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp, còn hai
yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của doanh nghiệp. Tất nhiên, sự phân chia
thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý nghĩa tương đối và không thể
nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào.
-

Bảo vệ môi trường:

Môi trường sống là ngôi nhà chung của con
người và tất cả các loài đông thực vật khác, bảo vệ
môi trường chính là bảo vệ nguồn sống của chính
7


chúng ta, có thể nói nếu loài người muốn sinh tồn và phát triển thì chỉ có cách duy nhất là bảo vệ
môi trường. Đó cũng chính là trách nhiệm xã hội hàng đầu được đặt ra hiện nay cho các doanh
nghiệp.
Nhãn hàng nước giải khát Vfresh thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk phối hợp giữa Tổng
cục Môi trường (VEA) xây dựng nên “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” bằng việctrích 50 đồng trên

mỗi sản phẩm Nước giải khát Vfresh của Vinamilk bán ra với tổng số tiền cam kết tối thiểu trích là 3
tỷ đồng. Ngày 30 tháng 09 năm 2012, chương trình đã tiến hành trồng khoảng 17,000

cây xanh tại đường tỉnh lộ 867 huyện Tân Phước và khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm
Chánh Giác, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Trước đó, chương
trình đã triển khai trồng cây tại xa lộ Hà Nội ở Tp.Hồ Chí Minh; trồng rừng ngập mặn
ở thành phố Hạ Long; trồng cây ở trường học Lương Thế Vinh, thành phố Hà Nội;
trồng cây tại khu vực Âu Thuyền và cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp. Đà
Nẵng. Tiếp sau tỉnh Tiền Giang, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam sẽ tiếp tục trồng
cây tại thêm nhiều thành phố khác trên toàn quốc, nhằm mục đích trồng thêm nhiều cây
xanh cho các thành phố, cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, rằng bảo vệ môi trường là tốn
kém, nâng cao giá thành sản phẩm khiến cho
doanh nghiệp khó cạnh tranh. Điển hình là sự
việc công ty Vedan Việt Nam “bức tử sông Thị

Vải” Vedan đã qua mặt các cơ quan chức
năng khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải 2
đường (lúc có kiểm tra thì chuyển qua hệ
thống xử lý, khi không ai kiểm tra thì chuyển
sang đường ống đổ thẳng ra sông). Tổng khối
lượng dịch thải sau lên men xả trực tiếp ra sông Thị Vải đươc xác định là 105.600
m³/tháng, làm có nhiều khúc sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, không còn sự sống và có
nguy cơ thành dòng sông chết, gây hôi thối cho khu vực, ảnh hưởng tới đời sống của
người dân nơi đây. Kết quả là không chỉ chịu trách nhiệm pháp lý, mà Vedan còn bị
“đồng loạt” tảy chay trên thị trường. Các nhà bán lẻ, hệ thống siêu thị, chợ đều dừng
bán sản phầm của công ty. Qua sự việc trên, không chỉ là việc “tẩy chay” sản phẩm Vedan
mà chúng ta cần rút ra bài học cho nhiều sản phẩm khác. Bởi theo đánh giá, hiện có đến 70 80% xí nghiệp, nhà máy tại Việt Nam chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế mà quên trách
nhiệm phải “ứng xử” phù hợp với môi trường.


-

Đóng góp cho cộng đồng xã hội:

Hiện nay, ở Việt Nam đã bắt đầu có khá nhiều tập đoàn ngoài chuyện đóng thuế
cho chính phủ, họ đã tổ chức xóa đói giảm nghèo bằng cách là trong những trường
hợp có lũ lụt thì họ đóng góp họ gây quĩ. Rồi họ đóng góp trong những chương trình
8


hỗ trợ những người có công với đất nước, hay là hỗ trợ những bản những thôn của
người dân tộc hay những chương trình về văn hóa về giáo dục, chương trình dành cho
sinh viên nghèo.
Tiêu biểu là tập đoàn Vinamilk, một trong những doanh nghiệp đã và đang chung
tay góp sức xây dựng một cộng đồng vững mạnh về thể chất lẫn tinh thần. Với các
chương trình như:
 Học bổng “Vinamilk–Ươm mầm tài năng trẻ

Việt Nam”
Tổng trị giá 1 tỷ đồng của 1000 suất học bổng
này đã đóng góp vào con số 18 tỷ đồng mà Quỹ
học bổng đã trao hơn 33 ngàn em học sinh tiểu
học tại 63 tỉnh thành cả nước trong suốt những
năm qua.
 Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” khởi nguồn từ

quỹ 1 triệu ly sữa, 3 triệu ly sữa và 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam do
Vinamilk kết hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện vào năm 2008 2009. Chương trình có mục đích chia sẻ những khó khăn của trẻ em nghèo, có
hoàn cảnh đặc biệt, bị suy dinh dưỡng. Đây là hoạt động mang tính chất xã hội của

Vinamilk nhằm góp phần giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong cả nước. Số sữa
đã phát trong năm 2012 là 1,652,316 hộp.
Tất cả những cái đó là những bước tiến để khẳng định rằng họ muốn trở thành một yếu tố
một thành tố của xã hội. Việc các doanh nghiệp VN tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội đã
mang lại những lợi ích thiết thực trong việc duy trì hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp, doanh
nhân trong cộng đồng. Chính vì thế họ được xã hội nhìn nhận bằng cách tiếp tục mua tiếp tục
ủng hộ.


Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp:

Tại Việt Nam, xảy ra nhiều trường hợp làm nông dân điêu đứng vì giá nông sản lên
xuống thất thường do các doanh nghiệp thu mua và nhà nước chưa đảm bảo đầu ra. Ví dụ
như cuối năm 2012, Hiện nay, hàng ngàn hộ dân trồng sắn ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Có nhiều nguyên nhân khiến sắn rớt giá và cũng phải kể đến vì
Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol miền Bắc (dùng sắn làm nguyên liệu) chậm
tiến độ. Người dân huyện miền núi Tân Sơn cho biết, vụ thu hoạch sắn năm ngoái, người của
nhà máy đã xuống tận xã hướng dẫn người dân mô hình trồng và thâm canh sắn cao sản
KM94, một giống sắn cho sản lượng cao. Thấy nhà máy đã xây dựng, ngày hoàn thành cũng
được ấn định rõ ràng nên nhiều gia đình hoàn toàn tin tưởng để mở rộng diện tích. Thậm chí,
nhiều hộ còn phá bỏ hết diện tích trồng các loại cây và hoa màu khác để chuyển sang trồng
9


sắn cho nhà máy. Cho đến giờ, công trường xây dựng nhà máy vẫn ngổn ngang vật liệu, một
số khu nhà xưởng mới hoàn thành phần khung, cả nhà máy chỉ lác đác vài công nhân đang
làm việc. Vụ việc thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp và là bài học
kinh nghiệm cho chính quyền địa phương.
Vì vậy, việc ổn định đầu ra cho nông sản là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà
nước, và cũng là trách nhiệm cùa doanh nghiệp để thúc đẩy việc tăng trưởng. Trong đó, tỉnh

Lâm Đồng đã và đang thực hiện một cách tốt đẹp. Theo số liệu thống kê của ngành nông
nghiệp tỉnh, hiện mỗi năm Lâm Đồng sản xuất được gần 43.600 ha rau, quả các loại với sản
lượng gần 1,3 triệu tấn. Tuy diện tích và sản lượng lớn, nhưng nhìn chung lượng rau sản xuất
ra vẫn chưa hội đủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trước tình hình thực tế, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi cục bảo
vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng – Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lâm
Đồng và TP HCM đã ký kết hợp tác về sản xuất và tiêu thụ rau, quả an toàn. Theo đó đến nay
nhiều đơn vị doanh nghiệp sản xuất rau trên địa bàn tỉnh như trang trại Phong Thúy, doanh
nghiệp tư nhân Phú Sỹ Nông, HTX Xuân Hương, HTX dịch vụ nông nghiệp Anh Đào đã tiến
hành ký kết tiêu thụ nông sản theo hướng ổn định và bền vững cho một số địa chỉ lớn như
siêu thị Coop Mart TP HCM, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, Chợ đầu mối nông
sản thực phẩm Hóc Môn .v.v…
Theo đại diện của các siêu thị, chợ đầu mối tại Tp HCM, Lâm Đồng là vùng sản xuất rau
quả lớn và đang được thị trường ưu chuộng. Trong tổng số gần 60 tấn rau, củ các loại được
hệ thống siêu thị Coop Mart Tp HCM nhập về hàng ngày để phục vụ người tiêu dùng thì đã
có đến gần 70% sản lượng được nhập từ tỉnh Lâm Đồng. Vì thế, thông qua ký kết hợp tác về
sản xuất và tiêu thụ rau quả an toàn sẽ là cơ hội để nông dân tại địa phương chú trọng nâng
cao chất lượng sản phẩm cùng doanh nghiệp đưa những sản phẩm sạch, an toàn đến người
tiêu dùng từ khâu sản xuất đến lưu thông hàng hóa, đảm bảo tiêu chí tham gia “chuỗi rau quả
an toàn”.
Tuy nhiên để thực hiện được những điều nói trên thì ngoài sự cộng hưởng của các đơn vị,
doanh nghiệp và người sản xuất rau thì các cơ quan quản lý nhà nước cũng đóng một vai trò
quan trọng trong khâu kiểm định chất lượng sản phẩm, giám sát việc sử dụng phân bón, kiểm
định dư lượng thuốc bảo vệ thật vật, trao đổi thông tin hai chiều về thị trường, nhu cầu tiêu
thụ trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Điều có thể khẳng định rằng, thông qua những ký kết hợp đồng mang tính ràng buộc của
các cơ quan quản lý nhà nước với đại diện những người trồng rau tại Lâm Đồng sẽ là điều
kiện thuận lợi cho ngành rau địa phương mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng
sản phẩm đáp ứng ngày càng cao của thị trường trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
1) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với bên ngoài



Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng:

Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, lợi ích người tiêu
dùng luôn được đặt lên hàng đầu như một tiêu chí cho sự phát triển bền vững của doanh
10


nghiệp. Cũng chính vì vậy, các sản phẩm đến với tay người tiêu dùng ngày một hoàn thiện
hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, chất lượng dịch vụ, đặc biệt là nhiều nhà sản xuất đã
chú trọng đầu tư công nghệ mới, không chỉ đem lại lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng, mà
còn cho toàn xã hội.


Đầu tư công nghệ - tăng chất lượng, hạ giá thành

Song song với sự tăng giá của xăng, điện, nước…, giá nhiều sản phẩm, dịch vụ khác cũng
đồng loạt “leo thang”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng, cũng như
sức mua trên thị trường. Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách đầu tư đổi
mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, không chỉ giúp tăng hiệu suất, giảm chi phí, mà còn
giảm giá thành sản phẩm. Trong đó, đặc biệt quan trọng là, việc đầu tư đổi mới công nghệ
còn giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra một thị trường sản phẩm tiêu
dùng cạnh tranh hơn và nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Đây được đánh giá là một
cuộc đua cho các doanh nghiệp Việt, để giữ vững uy tín trên thị trường.


Nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt Nam đã trở thành sứ mệnh và

mục tiêu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Với định hướng phát triển tập trung nhằm tối đa
hóa lợi ích khách hàng, các doanh nghiệp đã nắm bắt nhu cầu thực sự của người tiêu dùng, từ
đó nghiên cứu và phát triển sản phẩm một cách đúng đắn. Kết quả là, thị trường hàng tiêu
dùng Việt Nam đang ngày càng phát triển phong phú, các sản phẩm sở hữu nhiều tính năng
hiện đại, góp phần nâng cao giá trị cho cuộc sống.
Vd: Kế hoạch sản xuất “ chuỗi sản phẩm sạch” của Tổng công ty công nghiệp thực phẩm
(Dofico) triển khai thực hiện chuỗi liên kết mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn”. Đây là mô
hình hoàn toàn phù hợp với xu thế quản lý hiện đại về an toàn thực phẩm và tương lai ngành
sản xuất thực phẩm nói chung cũng phải phát triển theo hướng này. Qua đó có thể kiểm soát
được chất lượng từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là việc truy xuất nguồn gốc.
Tuy nhiên, thời gian qua mô hình này chưa phát triển mạnh cũng bởi các khâu trong chuỗi đó
chưa thực sự có liên kết chặt với nhau mà ở đó tính lợi ích của các thành viên còn quá chú
trọng. Qua sự việc vừa rồi các thành viên đã thấy rõ, bất kể một khâu nào trong chuỗi bị trục
trặc cũng sẽ gây ảnh hưởng cho toàn chuỗi ngay, mà mắt xích cuối cùng là người tiêu dùng.
Theo tôi, lợi ích của người tiêu dùng phải được đặt lên trước. Điều đó cũng đã được chứng
minh vừa qua khi người tiêu dùng “ngoảnh mặt” với thịt heo không chỉ khâu chăn nuôi bị
khó khăn mà nhà sản xuất cám cũng ảnh hưởng ngay lập tức. Mô hình mà Dofico đang triển
khai sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và ngày càng hoàn thiện, góp phần mang lại những sản
phẩm an toàn, dinh dưỡng và truy xuất được nguồn gốc để người tiêu dùng an tâm lựa chọn.
Hiện nay, ngoài những doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng thương hiệu, góp phần vì lợi
ích của người tiêu dùng, an toàn cho người sử dụng thì cũng có những doanh nghiệp vì lợi
nhuận bất chấp gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng như việc xúc xích có giòi của công ty
Jupiter Foods, sữa và sản phẩm chế biến từ sữa như bột ngũ cốc, bánh sữa các loại, sô-cô-la,
bột kem làm bánh... có chứa melamine dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp do tăng amoniac cấp
tính và suy thận cấp và làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
11


Đặc biệt là vụ hàng loạt hãng nước tương có chứa lượng 3-MCPD gây ung thư vượt mức
cho phép, có loại đến hơn 2.000 lần. Trong đó có các nhãn hiệu Chin-su, Nam Dương... Đầu

năm 2007, Sở Y tế tiếp tục lấy mẫu nước tương của gần 30 cơ sở sản xuất để kiểm nghiệm,
sản phẩm của 20 cơ sở chứa lượng 3-MCPD gây ung thư vượt mức cho phép. 20 cơ sở đó là:
Công ty liên doanh Chế biến thực phẩm Vitecfood (nơi sản xuất nước tương Chin-su), Nam
Dương, Hương Nam Phương (cao nhất), Thái Phát, Lợi Ký, Trung Nam, Hoàng Hải, Đông
Phương, Vĩnh Phước, Kim Thành, Vị trai Lá bồ đề, Phú Tấn, Thanh Huy, Thiên Hương,
Thanh Phát, Bông Mai, Đông Nam, Hạnh Phúc, Bách Hảo và Trường Thành. Thanh tra Sở Y
tế đã ra quyết định xử phạt các các cơ sở này với tổng số tiền hơn 110 triệu đồng.
Hay vụ việc quảng cáo sai sự thật về mức tiêu thụ nhiên liệu của hầu hết các mẫu xe,
Hyundai và Kia buộc phải hoàn chênh lệch tiền xăng cho khách hàng. Tổng thiệt hại của
Hyundai có thể lên tới 150 triệu USD. Mức tiêu thụ nhiên liệu trên hầu hết các mẫu xe
Hyundai và Kia đã bị giảm khoảng từ 1đến 2 dặm/gallon (tương đương tăng thêm 0,15 đến
0,3 lit nhiên liệu cho 100km) và mức giảm lớn nhất là 6 dặm/gallon (tăng thêm 0,9 lit cho
100km) của chiếc Kia Soul. Trước đó Hyundai đã quảng cáo rộng rãi tại Mỹ rằng hãng có
đến 4mẫu xe đạt mức tiêu thụ 40 dặm/gallon (tương đương 5,88 lit/100km) trên cao tốc và
điều này đã khiến nhiều người Mỹ bị thuyết phục và mua xe Hyundai. Nhưng nay công ty
phải điều chỉnh xuống còn 37 hoặc 38 dặm/gallon (6,35 hoặc 5,92 lit/100km) đối với Accent,
Veloster và Elantra. Mức tiêu thụ nhiên liệu kết hợp (trong thành phố và cao tốc) của các mẫu
xe Hyundai và Kia năm 2012 sau khi được điều chỉnh chỉ còn 26 và 27 dặm/gallon (tương
đương 9,04 và 8,7 lit/100km).Và Hyundai sẽ chẳng có model nào vượt qua mức 40
dặm/gallon như quảng cáo trước đây nữa. Phương án đền bù cũng đã được Hyundai đề xuất.
Theo đó Hyundai và Kia đã yêu cầu các đại lý kiểm tra đồng hồ công-tơ-mét để xác định
xem tổng số km mà chiếc xe đã đi và từ đó xác định số tiền mà hãng này phải bồi hoàn lại
cho khách. Tính trung bình, Hyundai sẽ bù thêm 15% tổng số tiền mà khách hàng đã đổ xăng
cho xe. Ước tính tổng thiệt hại của Hyundai trong đợt này có thể lên đến 150 triệu USD. Dù
vô tình hay hữu ý thì hình phạt cho việc quảng cáo sai sự thật, ảnh hưởng tới lợi ích người
tiêu dùng là cái giá mà Hyundai phải trả sau một thời gian dài phát triển quá nóng tại các thị
trường quốc tế.
2) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với bên trong:

Quan hệ tốt với người lao động và đảm bảo lợi ích cho cổ đông, người lao động

trong doanh nghiệp:
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và động cơ của người lao động cũng có sự
thay đổi tương ứng. Nhiều người lao động không còn đặt mục tiêu kiếm tiền lên hàng đầu khi
lựa chọn chỗ làm việc. Đối với họ, cảm giác được ghi nhận và sống có ích, có động lực cao
hơn nhiều so với việc đếm tiền lương vào cuối tháng. Hoạt động trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp cho họ suy nghĩ rằng họ không phải vất vả để làm giàu cho ông chủ mà công
việc của họ đang tạo ra giá trị và ý nghĩa cho xã hội.
CEO Larry Page của Google khẳng định: “Khi bạn đối xử tốt với nhân viên bạn sẽ nhận
được năng xuất cao hơn. Thay vì quan tâm họ làm việc bao nhiêu giờ hãy chú ý tới năng
suất. Chúng ta nên tiếp tục đổi mới mối quan hệ với nhân viên và tìm ra những điều tốt nhất
12


có thể làm cho họ…”.Suốt 6 năm qua Google luôn đứng trong Top 5 “Doanh nghiệp đáng để
đầu quân nhất”. Để giữ được danh hiệu này Goolge đã không tiếc tiền chi cho các chế độ đãi
ngộ, phúc lợi. Bất kỳ lúc nào các nhân viên của công ty này cũng có thể ra sân chơi bóng
mềm, chơi bowling hay xuống căng-tin thưởng thức vô số loại đồ ăn.
Thành công của các doanh nghiệp thường được đúc kết thành những bài học kinh nghiệm
khác nhau và có một vấn đề mà tất cả đều phải công nhận là một doanh nghiệp không thể
thành công nếu không có một đội ngũ nhân sự giỏi và toàn tâm toàn ý với công việc. Trong
tình huống khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, việc tạo dựng và giữ chân đội ngũ nhân
viên là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể giữ vững vị trí và phát triển bền vững.

"Xây" đã khó, "giữ” còn khó hơn!

So với nguồn vốn hữu hình là tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực của doanh
nghiệp có đặc điểm là tạo dựng đã khó, giữ được và phát huy hết hiệu quả lại càng khó hơn.
Nếu không khéo xây dựng và gìn giữ, nguồn vốn này rất dễ không cánh mà bay - qua hiện
tượng “nhảy việc”.
Theo các cuộc khảo sát về nhân sự do một số công ty tiến hành trong năm 2008, ngoài

thu nhập thoả đáng thì môi trường văn hóa doanh nghiệp tốt, có cơ hội phát triển nghề nghiệp
và sự tôn trọng, quan tâm chăm sóc đến nhân viên, đem đến cho họ các quyền lợi thiết thực
là những điều khiến nhân viên hài lòng nhất, giúp họ yên tâm làm việc.
Mỗi nhân viên khi tham gia một doanh nghiệp thường muốn được thỏa mãn những yêu
cầu vật chất tương xứng với vị trí của họ trên thị trường lao động, cũng như với tình hình mặt
bằng thu nhập chung của xã hội. Chính vì thế, yếu tố lương bổng luôn là điều không thế coi
nhẹ, nhất là trong tình hình hiện nay. Trong năm 2008, khi tình hình giá cả biến động, rất
nhiều doanh nghiệp đã nâng lương cho nhân viên, nhằm ứng phó tình hình lạm phát. Sự
nhanh nhạy này được người lao động đánh giá cao, bởi qua đó doanh nghiệp đã chứng tỏ họ
quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân viên, trấn an và giữ chân họ trong thời kỳ giá ca leo
thang. Nếu tiền lương không đổi mà giá cả sinh hoạt cứ tăng cao thì không ít người sẽ nghĩ
đến chuyện tìm một nơi làm việc khác có thu nhập cao hơn.
Song không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể liên tục điều chỉnh quỹ lương của
mình, mà phải cân đối với kết quả kinh doanh hàng năm. Vậy thì làm sao để giải bài toán
nhân sự này một cách tinh tế và hiệu quả
Chăm sóc ngoài lương - nhỏ mà không nhỏ!
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã bổ sung các phúc lợi ngoài lương như trợ cấp tiền
xăng, tiền ăn trưa, tiền thuê bao điện thoại, tiền trang phục. . . và nhiều chăm sóc đặc biệt
khác. Những chăm sóc này có thể không lớn, nhưng lại được người lao động đánh giá cao,
13


bởi đã chứng tỏ chủ doanh nghiệp thực sự quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân
viên, là những “cái neo” có thể giữ được lòng trung thành của đội ngũ nhân viên. Sự thể hiện
quan tâm chăm sóc qua các hình thức đó làm gia tăng sự hài lòng của nhân viên về chính
sách đãi ngộ của công ty, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín, nhất là “cái tình" của
doanh nghiệp.
III)

Giải pháp

1)

Thay đổi nhận thức của doanh nghiệp

Thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp Việt Nam là sự cần thiết khách
quan trong quá trình hội nhập; tuy nhiên trên
thực tế nhiều khi sự nhận thức và vận dụng rất
khác nhau. Bởi vậy, để các doanh nghiệp Việt
Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình
cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các
điểm sau:
Một là, cần khẳng định rằng các bộ quy tắc
ứng xử không thể thay thế và đứng trên luật
quốc gia. Phần lớn các nội dung của bộ quy tắc ứng xử dựa trên các công ước là thông lệ
quốc tế và luật quốc gia. Do vậy việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử ở bất cứ quốc gia nào
phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện luật quốc gia, vấn đề quan trọng là
đưa ra cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy định này.
Hai là, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt
buộc. Khi có một công ty bạn hàng nước ngoài quy định việc thực hiện một bộ quy tắc ứng
xử nào đó là bắt buộc để có thể ký kết hợp đồng thương mại thì đó là quan hệ giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp, chứ không phải là sự bắt buộc từ phía chính phủ sở tại cũng như
chính phủ nước nhập khẩu.
Ba là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các bộ quy tắc ứng xử
được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của
mình.
Bốn là, việc thực hiện các quy định thể hiện trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng
xử là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước và
trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của doanh nghiệp mang tính chất
nhân đạo, từ thiện.

Năm là, nếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử được hiểu đúng
và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội
chính là một việc làm mà các bên đều có lợi: đó là uy tín và tính cạnh tranh của doanh nghiệp
được tăng lên; quyền lợi và nhân phẩm của người lao động được bảo đảm tốt hơn; và việc

14


thực hiện luật pháp quốc gia cũng được tốt hơn, tính cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng cao
hơn, môi trường đầu tư tốt hơn.
2)

Một số giải pháp khác đưa ra.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ
qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho
doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn
Luật pháp Lao động tại Việt Nam, cũng là nội
dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh
nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Để định
hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, cần phải
thực hiện một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, cần tăng cường thông tin, tuyên
truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn
đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng
xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô.

Thứ hai, cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện
và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản,
khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới.
Có thể thấy, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử, các doanh
nghiệp phải chi phí khá lớn cho đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi
trường. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không thể trang trải nổi những khoản
chi này, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến
thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi.
Thứ ba, hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là
cung cấp các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong
quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử…
Ngoài ra cần có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm
xã hội tại Việt Nam.
Để khuyến khích, thúc đẩy TNXH tại Việt Nam lớn mạnh cả về số lượng và quy mô, một
số giải pháp chính sách sau đây có thể được xem xét thực hiện:
i. Đẩy mạnh truyền thông dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các phương tiện đại chúng
cho đến những người ủng hộ, để truyền tải, phổ biến và giải thích khái niệm và các vấn đề
liên quan đến TNXH;

15


ii. Trao giải thưởng, vinh danh các doanh nghiệp nỗ lực phát triển ở quy mô lớn về
TNXH;
iii. Tổ chức các Cuộc thi tìm kiếm sáng kiến để tìm ra những dự án tiềm năng, được tài
trợ vốn;
iv. Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các DN để mở rộng quy mô tác động xã hội, thông qua
một quá trình tuyển chọn, phân loại, theo dõi và đánh giá sát sao.
v. Để phát triển nguồn tài chính bền vững hỗ trợ DN, cần phải thành lập Quỹ phát triển.
Quỹ còn cần mở rộng khả năng hợp tác, nhận tài trợ từ các tổ chức thiện nguyện và nhà đầu

tư xã hội trong và ngoàinước.
vi. Miễn, giảm thuế cho các DN trong một số lĩnh vực Nhà nước cần khuyến khích. Có ý
kiến cho rằng vì DN đã giúp hoặc thực hiện thay vai trò của Nhà nước trong một số lĩnh vực
phúc lợi xã hội, vốn lẽ ra Nhà nước phải sử dụng nguồn thu từ thuế để thực hiện trách nhiệm
của mình, cho nên sẽ hợp lý hơn nếu Nhà nước giảm thuế của các DN này.
vii. Cần thực hiện việc chuẩn hóa, xếp loại, đánh giá TNXH của doanh nghiệp theo một
hệ tiêu chí nhất quán, cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch. Đây là khâu quan trọng, nhưng
cũng là khó nhất đối với cơ quan Nhà nước, bởi vì không có tiêu chí thống nhất sẽ dẫn đến
bất bình đẳng, lách luật, xung đột lợi ích; nhưng tác động xã hội và động cơ không vì lợi
nhuận sẽ rất khó để có thể đo lường. Đáng lưu ý, các tiêu chí cần được thiết kế một cách sát
với thực tiễn của DN. Một hệ thống tiêu chí quá cao sẽ có thể làm mất đi động lực đối với
DN và do đó sẽ cản trở việc khuyến khích, thu hút các DN mới. Nên xây dựng các công thức
lượng hóa được cho một số loại tác động xã hội mà DNXH tạo ra, so sánh giữa chi phí đầu
tư, chi phí cơ hội và hiệu quả thu được. Việc áp dụng kiểm toán tài chính và kiểm toán xã hội
cũng nên được áp dụng rộng rãi hơn.
viii. Hỗ trợ về nâng cao năng lực, đào tạo các kỹ năng về trách nhiệm xã hội cho doanh
nghiệp
ix. Cần phát triển và chú trọng vai trò của các tổ chức trung gian, khuyến khích nhà đầu
tư xã hội; có thể thành lập Hiệp hội các DN làm trách nhiệm xã hội tại Việt Nam; tham vấn
sâu sắc các tổ chức này trong quá trình làm chính sách liên quan đến DN;
x. Cần thực hiện đấu thầu công khai, cạnh tranh để các DNXH có thể tham gia cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ công ích, như xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, giáo dục, y tế cộng
đồng, sinh kế bền vững...
xi. Có thể ban hành các chính sách quy định các cơ quan nhà nước, tổ chức thuộc khu
vực công phải ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ của DN khi thực hiện mua sắm công hoặc thuê
ngoài;
xii. Thực hiện các chương trình nhà ở xã hội theo mô hình DN;

16



xiii. Phát triển mạng lưới, tạo điều kiện kết nối giữa các DN, giữa DN và các tổ chức
trung gian, nhà đầu tư xã hội trong và ngoài nước.
IV)

Kết luận
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt Nam. Song,
trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội
do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. Ở Việt
Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu
của chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt
Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang pháp lý
để thực hiện nó là việc làm cấp thiết.

17



×