Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

SỬ DỤNG ỨNG DỤNGCÔNG NGHỆ ĐỂ GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI NƯỚC Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH
--------------

BÀI THẢO LUẬN
HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Tên đề tài: SỬ DỤNG ỨNG DỤNG/CÔNG NGHỆ ĐỂ
GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI NƯỚC Ý

Nhóm thực hiện: 01
Mã lớp học phần: 2173TMKT4111
Giảng viên: NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG
Hà Nội – 2021


MỤC LỤC


3

A. LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích
cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ
biến trên tồn thế giới, nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếu của con
người và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhận thức
được xu thế trên, ngành du lịch Ý ln được biết đến là rất phát triển hay cịn được
biết đến rộng rãi như là một đất nước xinh đẹp nổi tiếng thế giới với nhiều danh họa
nổi tiếng, những cơng trình kiến trúc độc đáo, là "kinh đơ" thời trang thế giới. Ý là một
trong những địa điểm du lịch đáng đến nhất nhì Châu Âu. Trong du lịch Ý du khách sẽ
được tham quan khu di tích Đấu trường La Mã Colosseum, Tháp nghiêng Pasi, và đắm
mình vào màn nước trong xanh tại bãi biển Amalfi,... Du lịch nước Ý luôn mang đến


cho du khách những trải nghiệm khám phá tuyệt vời, không những đến từ cảnh quan
thiên nhiên, các cơng trình kiến trúc cổ kính vĩ đại mà còn đến từ nét lãng mạn, nên
thơ của các thành phố như: Venice, Rome, Milan… Tuy nhiên, từ mùa hè năm 2020,
được nhắc tới là mùa hè đầu tiên tại nước Ý vắng khách du lịch nước ngoài, đây là
điều rất đáng buồn với ngành du lịch nói chung và với nước Ý nói riêng, chính vì vậy
việc nhanh chóng thay đổi tìm hướng giải quyết là điều vơ cùng cấp thiết.
Bên cạnh đó, trong thế kỷ XXI “thế kỷ của công nghệ thông tin”, thế giới đang
bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một cuộc cách mạng mới
gắn liền với những đột phá chưa từng có về cơng nghệ, liên quan đến kết nối Internet,
điện toán đám mây, thực tế ảo,... Cuộc cách mạng này đã và đang tác động mạnh mẽ
đến mọi quốc gia, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, làm thay đổi căn bản
cách chúng ta sống, học tập, làm việc, sản xuất và kinh doanh. Trong hoạt động kinh
doanh ngày nay, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cách
thức quảng bá và tiếp cận khách hàng. Lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng chịu sự tác
động của nhân tố ảnh hưởng đó, đặc biệt khi du lịch được coi là “con gà đẻ trứng
vàng” được mỗi quốc gia, mỗi địa phương tìm mọi cách khai thác triệt để, tìm kiếm
những lợi thế cho riêng mình.
Chính vì những lý do trên, nhóm 1 chúng em quyết định thảo luận với đề tài:"Sử
dụng ứng dụng - công nghệ để giới thiệu các điểm đến Du lịch tại nước Ý". Trong quá
trình làm bài thảo luận, chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của cơ và các bạn để chúng em có thể hồn thiện bài làm.

B. NỘI DUNG


4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Hướng dẫn viên du lịch là gì?


Hướng dẫn viên du lịch là những người có chun mơn làm việc cho các tổ chức
kinh doanh du lịch với nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình du lịch đã kí kết trên
thực tế nhằm đảm bảo đúng kế hoạch và đáp ứng các nhu cầu được thỏa thuận của du
khách. Chỉ dẫn và cung cấp lời thuyết minh về các điểm đến du lịch. Giải quyết những
vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch trong phạm vi quyền
hạn, khả năng của mình và tạo ra những ấn tượng tích cực cho khách du lịch
Đặc biệt theo du lịch, điều 73 chương VII quy định:
-

Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên du lịch và có
hợp đồng đối với doanh nghiệp du lịch

-

Người có đủ điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế
a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam
b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện

c) Có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt
nghiệp đại học chun ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du
lịch do cơ sở đào tạo thẩm quyền cấp;
d) Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ
Hướng dẫn viên du lịch được chia làm 3 đối tượng:

1.2.

-

HDV nội địa là người phục vụ khách du lịch nội địa là công dân Việt

Nam trong phạm vi toàn quốc.

-

Hướng dẫn viên quốc tế sẽ phục vụ khách du lịch nội địa, khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra
nước ngoài.

-

HDV tại điểm sẽ phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm
du lịch. Thuyết minh viên du lịch là một tên gọi khác của HDV tại điểm.

Điểm đến du lịch

Điểm du lịch là một trong những thuật ngữ mang ý nghĩa rất rộng và đa dạng. Nó
được sử dụng để chỉ một địa điểm mang tới sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch.


5
Sức hút này được thể hiện thơng qua tính đa dạng về nguồn tài nguyên thiên nhiên, các
chất lượng của dịch vụ hay một số tiện nghi và hoạt động được cung cấp cho du khách.
Bên cạnh đó điểm du lịch cũng tạo sức hút bởi cung cấp các yếu tố khác nhau: khách
sạn, giao thông, vận tải hay những khu vui chơi, giải trí và các hoạt động được quy
hoạch và được quản lý giống như một hệ thống mở.Điểm du lịch có thể bao gồm cơng
viên chủ đề, các khách sạn, câu lạc bộ hay những làng du lịch. Ngồi ra nơi đây cũng
có thể là điểm đến cho các chuyến đi du lịch của du khách trong một ngày hay một kỳ
nghỉ ngắn ngày hoặc một kỳ nghỉ dài. Bên cạnh đó thì các quốc gia hay những lục địa
cũng có thể được xem xét như một điểm du lịch.
Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch:

-

Điểm hấp dẫn du lich: Dù là đặc điểm nhân tạo hay những đặc điểm tự nhiên, sự kiện
thì điểm đến du lịch cũng phụ thuộc vào các điểm hấp dẫn. Điểm hấp dẫn du lịch sẽ
giúp tạo ra động lực ban đầu cho sự viếng thăm của du khách.

-

Giao thông đi lại: Hệ thống giao thông và vận chuyển du khách của các điểm đến du
lịch sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và sự thành công của các điểm đến.Để thu hút được
nhiều hơn du khách thì cần phải có sự sáng tạo trong việc tổ chức hệ thống giao thơng
du lịch. Từ đó sẽ giúp tạo điều kiện cho việc du khách di chuyển và tiếp cận tới điểm
đến một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

-

Nơi ăn nghỉ:Một vài địa điểm, dịch vụ lưu trú của điểm đến du lịch không chỉ giúp
cung cấp về nơi ăn uống và nghỉ ngơi cho du khách mà nó cịn giúp tạo ra một cảm
giác chung đối với sự tiếp đãi cuồng nhiệt. Đồng thời gây những ấn tượng khó phai
nhất trong lịng du khách về các món ăn hay đặc sản của địa phương.

-

Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Khi đi du lịch, du khách ln địi hỏi về một loạt tiện
nghi cũng như các dịch vụ hỗ trợ tại các điểm du lịch. Khi điểm đến du lịch kết hợp
nhiều yếu tố cấu thành khác nhau theo nhiều cách khác nhau sẽ giúp cho du khách sử
dụng thời gian của mình được hiệu quả hơn. Từ đó sẽ giúp nâng cao về sự hấp dẫn du
khách.

-


Các hoạt động bổ sung: Một số hoạt động khác như vật chất, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật cũng chính là yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch. Những cơ sở vật
chất, hạ tầng sẽ được thể hiện thơng qua các cơng trình được xây dựng trên hay dưới
mặt đất, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sinh sống của một khu vực dân cư. Còn đối với
cơ sở kỹ thuật của điểm đến du lịch, chúng ta phải kể đến những cơ sở lưu trú và ăn
uống hay những địa điểm du lịch được xây dựng hấp dẫn, những khu vực dành cho
hoạt động vui chơi, giải trí hay những cơ sở thương mại, mua sắm và một số dịch vụ
khác.
Đặc điểm chung của điểm đến:


6
-

Được thẩm định về văn hóa

-

Tính khơng tách biệt

-

Tính đa dụng

-

Tính bổ sung
1.3. Kinh doanh du lịch
Xét về mặt bản chất thì kinh doanh du lịch là mối quan hệ giữa hiện tượng kinh tế

của các hoạt động liên quan đến du lịch. Các hoạt động này được hình thành dựa trên sự
phát triển của các sản phẩm và quá trình trao đổi mua bán du lịch trên thị trường.
Sự vận hành hoạt động kinh doanh du lịch là việc trao đổi sản phẩm liên quan đến
du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (người kinh doanh du lịch).
Đặc điểm của sản phẩm kinh doanh du lịch lữ hành:

-

Có tính chất tổng hợp (là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, …)

-

Chất lượng không đồng nhất (do cấu thành phụ thuộc vào tâm lý và cảm nhận của
khách hàng)

-

Có tính chất vơ hình (khơng bảo quản, lưu kho, lưu bãi và giá của sản phẩm lữ hành có
tính linh động cao)

-

Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm
khác nhau.
Dựa vào những đặc điểm riêng biệt mà có thể phân ra nhiều loại hình khác nhau:

-

Mục đích chuyến đi như: du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch xã hội, du lịch

văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, …

-

Đặc điểm địa lý của điểm đến: du lịch núi, du lịch biển, du lịch nông thôn (miệt vườn,
trang trại, …)

-

Theo thời gian: du lịch ngăn ngày và dài ngày

-

Hình thức tổ chức hoạt động: du lịch gia đình, du lịch lữ hành, …

-

Loại hợp đồng: du lịch từng phần, du lịch trọn gói.


7
1.4. Ứng dụng
Là một loại chương trình có khả năng làm cho thiết bị điện tử thực hiện trực tiếp
một cơng việc nào đó người dùng muốn thực hiện. Điều này khác với phần mềm hệ
thống tích hợp các chức năng của thiết bị, nhưng có thể khơng trực tiếp thực hiện một
tác vụ nào có ích cho người dùng. Phần mềm ứng dụng chia làm hai loại: Tiện ích và
Cơng cụ. Ví dụ tiêu biểu cho phần mềm ứng dụng là chương trình xử lý văn bản, bảng
tính, chương trình giải trí.Các phần mềm ứng dụng thường được gom lại thành bộ
phần mềm. Microsoft Office và OpenOffice.org là những bộ phần mềm gồm có
chương trình xử lý văn bản, bảng tính và các phần mềm khác. Các phần mềm riêng

biệt trong bộ phần mềm thường có giao diện và tính năng tương tự làm người dùng dễ
dàng học và sử dụng. Và các phần mềm thường tương tác được với nhau để đem lại lợi
ích cho người dùng. Ví dụ, phần mềm bảng tính có thể nhúng một phần văn bản
vào.Trong một số hệ thống nhúng, người dùng không biết được phần mềm ứng dụng
trong hệ thống, như các phần mềm điều khiển thiết bị cơ khí, y tế, DVD, VCD, máy
giặt hay lò vi ba.
Ngày nay, sự gia tăng nhanh chóng của dân số tại các vùng đơ thị đã gây ra
những thách thức phức tạp cho các thành phố trên khắp thế giới. Cơ sở hạ tầng của
thành phố đang phải đối mặt với áp lực lớn do kết quả của hơn một nửa dân số thế giới
cư trú tại các thành phố. Do đó, các thành phố cần định hướng cho tương lai về
phương thức kiểm sốt của những thách thức gây ra bởi tồn cầu hóa, đơ thị hóa, biến
đổi khí hậu, các thay đổi về mặt xã hội học, các giá trị mới và chuẩn mực trong xã hội.
Từ những áp lực về quản trị địa phương như trên thì khái niệm ứng dụng thơng minh
đã được hình thành và phát triển. Những thành phố thông minh này triển khai các ứng
dụng và công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường tính năng động
trong phát triển kinh tế bền vững. Kỷ nguyên mới của ICT đã mở ra một loạt các cơng
cụ mới cho du lịch. Hay nói cách khác, điểm đến du lịch thông minh được xây dựng
từ hệ thống vận hành đơ thị thơng minh mới có thể khai thác tối đa tính hiệu quả của
các cơng cụ thơng minh này.
Các ứng dụng được sử dụng chủ yếu:
- Ứng dụng di động (Mobile app): Ứng dụng di động được chia làm 3 loại: bao

gồm: ứng dụng gốc (Native App), ứng dụng web (Web App) và ứng dụng lai (Hybrid
App) như Google Play or Apple’s App Store hay gần đây nhất là Amazon. Thông qua
việc sử dụng các ứng dụng này, khách du lịch sẽ tiết giảm được chi phí cuộc gọi quốc
tế và có thể tiếp cận thơng tin mà khơng cần đến có kết nối Internet. Wi-Fi miễn phí
có thể khơng có sẵn nhưng thơng tin được lưu trữ trực tiếp trên thiết bị của họ cho
phép du khách trực tiếp tiếp cận thông tin khi đang ở trong mơi trường nước ngồi.
Các ứng dụng lai cùng hoạt động với ứng dụng web sẽ mang lại hiệu quả trong q
trình cung cấp thơng tin cho du khách. Ví dụ, một bảo tàng có ứng dụng được tải sẵn



8
trên thiết bị có thể liên kết với Wi-Fi miễn phí tại điểm đến, thì thơng tin có thể được
chuyển nhanh chóng và miễn phí đến du khách.Ngồi ra, các ứng dụng này có thể
được sử dụng tại các trung tâm vận chuyển khách du lịch để cung cấp các bản tin cập
nhật trực tiếp. Các ứng dụng được đề xuất trong phục vụ du lịch thông minh bao gồm:
sách hướng dẫn du lịch kỹ thuật số, các ứng dụng cho các di sản văn hóa để du khách
cập nhật thơng tin và tìm hiểu trước trong và sau chuyến hành trình….
- Ứng dụng tương tác thực tế (Augmented Reality-AR): Giúp du khách truy cập

và tìm kiếm địa điểm tham quan hoặc các nơi dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng,
khách sạn, khu vui chơi mua sắm, ẩm thực địa phương. Hiện tại AR cho phép truy cập
và tiếp nhận thông tin từ việc mô tả điểm đến, các dịch vụ du lịch, các thơng tin hữu
ích về dịch vụ bổ trợ như điểm phát sóng Wi-Fi, ATM, bãi đỗ xe, phương tiện giao
thông, các tin tức địa phương và thời tiết. Hơn nữa, một số ứng dụng cung cấp cho
người dùng mã hóa địa lý được tạo nội dung / phương tiện truyền thông xã hội, video
và hình ảnh về một địa điểm.
- Cơng nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (Near-Field

Communication – NFC): Ứng dụng này tạo ra một sự tương tác rất lớn giữa việc kinh
doanh du lịch và nghiên cứu du lịch, là một trong những bước đột phá về công nghệ
phục vụ trong lĩnh vực du lịch. Ngành khách sạn là một đối tượng để áp dụng công
nghệ NFC hiệu quả như hệ thống đăng ký khách sạn tự động cung cấp cho khách du
lịch thơng tin nhận đặt phịng, khóa kỹ thuật số thơng qua ứng dụng NFC. Do đó, khi
khách đến khách sạn, du khách khơng cần phải đợi trong đường nhận phịng và có thể
tiến hành trực tiếp đến phịng được phân bổ và mở nó bằng thiết bị của riêng mình,
hoặc du khách có thể dùng cơng nghệ này để điều khiển một số tính năng như điều
chỉnh ánh sáng, máy sưởi, tivi, thanh toán tiền khách sạn tại quầy có hỗ trợ dịch vụ
NFC được đặt tại sảnh lễ tân.

- Công cụ online PSA nối kết thông tin giữa người mua (buyers) và người bán

(sellers): Dùng để nối kết giữa người mua và người bán trên tồn cầu. Thơng qua giao
diện web hoăc web app trên mobile thì dữ liệu của họ sẽ được tương tác như một cuộc
2b2 meeting cho một giao dịch thương mại của ngành du lịch.
- Công cụ định vị iBeacons đã được ngành du lịch khai thác: Cho phép ứng dụng

nắm bắt vị trí của du khách và phân phối nội dung siêu ngữ cảnh đến họ. Giao tiếp này
được kích hoạt thơng qua Bluetooth Low Energy (BLE) mà là một giao tiếp công nghệ
được sử dụng để truyền dữ liệu qua khoảng cách ngắn. Các tương tác iBeacon khác
nhau dựa trên vị trí của từng khách truy cập để thông tin về các sự kiện sắp diễn ra, tin
tức và chương trình khuyến mãi có sẵn tại thời điểm du khách tham quan. Ngồi ra, sử
dụng cơng cụ này để các nhà quản lý du lịch có thể kiểm sốt được đám động khi có
các tình huống nguy hiểm xảy ra cho việc tìm kiếm du khách có thể bị kẹt trong các vụ
hỏa hoạn, vách núi hoặc chìm tàu….


9
1.5. Công nghệ
Là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các cơng cụ, máy
móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải
quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện
một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể
lên khả năng kiểm sốt và thích nghi của con người cũng như của những động vật
khác vào môi trường tự nhiên của mình. Nói một cách đơn giản, cơng nghệ là sự ứng
dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ
thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực cơng nghiệp hoặc thương mại.
Thuật ngữ cơng nghệ có thể được dùng theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ
thể, ví dụ như "cơng nghệ xây dựng", "cơng nghệ thông tin". Trong tiếng Việt, các từ
"khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau hay

được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ thuật", "khoa học công nghệ", và "kỹ
thuật công nghệ"). Tuy vậy, công nghệ khác với khoa học và kỹ thuật.
Ngày nay, việc áp dụng các công nghệ 4.0 đã xuất hiện nhiều hơn trong ngành du
lịch một số nước trên thế giới như: Singapore, Thái Lan, ... Đặc biệt, trong bối cảnh
đại dịch Covid 19, đây chính là cơ hội để các đơn vị tập trung phát triển mạnh. Trong
đó có thể nói đến DGL Media Việt Nam, một trong những đơn vị ấp ủ xây dựng dự án
VR Tour về Việt Nam góp phần phát triển ngành du lịch - dịch vụ Việt. VR là công
nghệ hiện đang được sử dụng chủ yếu với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, ứng
dụng cơng nghệ thực tế ảo này vào ngành du lịch - dịch vụ là một trong những dự án
đã được đơn vị ấp ủ từ lâu. Tuy nhiên, thời gian gần đây mới thực sự bùng nổ do
những tác động của đại dịch Covid-19. Mô hình du lịch ảo, tham quan dự án ảo được
tạo ra dựa trên nền tảng của công nghệ Digital Twin, giúp tạo bản sao kỹ thuật số của
thế giới thực tế. Một trong những đặc điểm nổi trội của công nghệ này chính là tái hiện
chính xác thực trạng của địa điểm, vật thể theo thời gian thực, cung cấp chính xác
thơng tin ngày giờ, địa hình, thời tiết, giao thơng…Chính vì những ưu điểm đó, cơng
nghệ VR được ứng dụng rộng rãi trong ngành du lịch, tham quan không gian ảo với
các sản phẩm cụ thể như: Map 4D, 3D Tour, 360 VR Tour. Bên cạnh đó, khách hàng
khi tham quan tour du lịch thực tế ảo tại DGL Media Việt Nam cịn được trải nghiệm
văn hóa ẩm thực và con người tại địa điểm đó. Đơn vị ln đầu tư tích hợp giới thiệu
thêm các đặc sản, địa danh du lịch nổi tiếng của từng khu vực một cách cụ thể, chi tiết.
Ngồi ra, các cơng nghệ nhiếp ảnh, máy móc hiện đại trên thế giới cũng được vị Ceo
này sử dụng trong dự án, cam kết tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu
của khách hàng. Ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ VR có thể thấy hiện nay chính
là phát triển thành dạng Map 360, phục vụ ngành xây dựng, bất động sản, giao
thơng… Tất cả đều có thể dễ dàng trải nghiệm khi đến với mơ hình cơng nghệ thực tế
ảo của Việt Nam hiện nay.


10
Công nghệ làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện, thoải mái và dễ dàng hơn.

Chúng ta có thể nhận được bất cứ thứ gì chỉ bằng một cú nhấp chuột. Những thay đổi
này cũng xảy ra trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay, khách hàng không phải suy nghĩ
nhiều trước khi lựa chọn đi du lịch. Một số tiện ích từ cơng nghệ du lịch có thể được
kể đến như sau: Tiết kiệm và tạo thuận lợi khi đi du lịch: Với sự đổi mới, du lịch có thể
trở thành một người bạn đồng hành tích cực với mơi trường. Đăng ký di động, đặt chỗ
trực tuyến, check-in trực tuyến và vé điện tử có thể giúp tiết kiệm rất nhiều giấy tờ và
đảm bảo an toàn khi di chuyển khơng cịn phải chen chúc xếp hàng để nhận vé và nỗi
lo về mất giấy tờ. Ngày nay, sự đổi mới đang thay đổi những công việc cồng kềnh
trong một thiết bị nhỏ. Không cần một iPod để điều chỉnh âm nhạc, chỉ cần một tài
khoản iTunes hoặc Spotify và khách hàng có thể phát trực tuyến nhạc khi đang di
chuyển. Kobo (e-Reader) hoặc Amazon Kindle tiết kiệm một lượng lớn khơng gian
trong ba lơ là có thể tiếp cận với hàng loạt các loại sách yêu thích. Tạo thuận lợi trong
giao lưu văn hóa quốc tế: Trong thế giới công nghệ ngày nay, việc giao tiếp bằng các
ngôn ngữ cũng được hỗ trợ hết sức hiệu quả. Việc tích hợp tính năng như ứng dụng
dịch thuật với Google dịch có thể trợ giúp du khách trong thích ứng với ngơn ngữ bản
địa. Ngồi ra, các ứng dụng học ngoại ngữ như Duolingo cho phép người sử dụng làm
quen với một ngôn ngữ khác hoặc cải thiện một ngôn ngữ đã biết chắc chắn mà không
cần tốn tiền. Nhiều nhóm khách sạn và hãng hàng khơng cung cấp thơng tin tùy chọn
qua tin nhắn gửi cho khách hàng của họ trước thời hạn qua ứng dụng của riêng họ
hoặc thiết lập các kênh thông báo như WhatsApp, Messenger hoặc Facebook. Tuy
nhiên, chatbot là một cuộc cách mạng – chúng đang trở thành nguồn lực lớn cho ngành
công nghiệp du lịch. Ngồi ra, nó cịn giảm bớt gánh nặng mang theo tiền mặt khi đi
du lịch; ít rủi ro hơn – đặc biệt là khi đi du lịch nước ngoài hợp lệ, nơi mất tiền hoặc
trộm cắp có thể là nguyên nhân chính gây ra vấn đề nghiêm trọng. Sau khi được tích
hợp hồn tồn, các gian lận khơng cịn là nỗi lo lắng của người đi du lịch.
Có thể nói rằng các bên tham gia trong lĩnh vực du lịch đều đang nhận được lợi
ích từ cơng nghệ. Cơng nghệ đã hỗ trợ ngành công nghiệp du lịch tạo ra sự thân thiện
trong việc chuyển đổi công việc tốn kém của con người thành công việc đơn giản,
chuyên biệt. Nó giúp giảm chi phí, nhân cơng, nhưng bên cạnh đó, duy trì một khoảng
cách chiến lược với các vấn đề quản trị khách hàng. Việc sử dụng công nghệ trong

ngành du lịch và khách sạn đã đẩy nhanh hoạt động và làm cho quá trình du lịch trở
nên hiệu quả và thuận tiện hơn. Công nghệ được sử dụng để chạm vào hầu hết mọi
khía cạnh của ngành du lịch và lữ hành và khuyến khích sự đổi mới, độ chính xác, tốc
độ, sự tiện lợi, thân thiện với người dùng và tiết kiệm chi phí. Những tiến bộ công
nghệ đã thay đổi cách thức đi du lịch và những phát triển mới này hứa hẹn một trải
nghiệm thú vị và tương tác nhiều hơn nữa trong tương lai. Ngày nay, không ai nghi
ngờ rằng công nghệ và du lịch là sự kết hợp hoàn hảo. Sự kết hợp này cũng đóng một
vai trị quan trọng trong một bối cảnh mới, nơi mạng xã hội, ứng dụng, blog, v.v. trở
thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Cũng bằng cách đó, ngành cơng


11
nghiệp du lịch ngày càng nhận thức rõ ràng về xu hướng này, và thích ứng bằng cách
điều chỉnh mơ hình kinh doanh và cung cấp sản phẩm của mình để thực hiện mục tiêu
mong muốn này. Như Giám đốc Sở Đổi mới Du lịch Eurecat Salvador Anton Clavé
nhận xét trong sự kiện Diễn đàn TurisTIC de Barcelona rằng “Sự thay đổi khơng chỉ là
cải thiện quy trình hoặc trải nghiệm khách du lịch; nó kéo theo sự biến đổi của chính
hệ thống du lịch”. Cơng nghệ ngày nay cung cấp cho chúng ta thông tin chi tiết rõ ràng
và các công cụ dễ sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm. Hãy cùng
nhau tham gia và nắm lấy cơ hội vượt qua khoảng cách kỹ thuật số – và tạo ra nhiều
lợi ích nhất cho các bên tham gia.

CHƯƠNG 2. CÁC ỨNG DỤNG/CÔNG NGHỆ ĐƯỢC SỬ DỤNG
2.1.

Thực trạng sử dụng các ứng dụng, công nghệ trong ngành du lịch hiện nay

Hiện nay, cuộc cạnh tranh du lịch thông minh đang diễn ra nhộn nhịp trên quy
mơ tồn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới triển khai du lịch thơng minh dưới nhiều
hình thức khác nhau tạo nên những điểm nhấn và lợi thế cạnh tranh du lịch.

Có thể kể đến nhiều điểm đến Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore đã đầu tư mạnh cho du lịch thông minh qua việc áp dụng ví điện tử, mã QR
(quick response code), dùng dấu vân tay để thanh toán dịch vụ, làm thủ tục sân bay,
nhận phịng, trải nghiệm du lịch dựa trên cơng nghệ thực tế ảo… Hay một quốc gia
Trung Đông như Dubai phát triển du lịch thơng minh theo hướng tích hợp du lịch với
mơ hình thành phố thơng minh để kết nối du khách với hệ thống tài nguyên của thành
phố thơng minh; hồn thiện hệ thống hạ tầng du lịch thơng minh với việc cơng nghệ
hóa triệt để các dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, visa, hàng khơng…
Ngồi ra, trên thế giới hiện nay đã áp dụng nhiều ứng dụng trên smartphone để
du khách biết các hành vi của họ như ăn uống, đi lại, sử dụng các dịch vụ lưu trú, dịch
vụ du lịch… thì họ đã để lại "dấu chân carbon" và "dấu chân sinh thái" như thế nào;
hoặc ứng dụng sẽ hướng dẫn du khách cách để tăng thêm những trải nghiệm tốt cho
sức khỏe, cho mơi trường thay vì những hoạt động "thiếu bền vững". Trong đó, Châu
Âu được đánh giá là có lợi thế và dẫn đầu xu hướng phát triển mới.
2.2.

Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển của ngành du lịch

2.2.1. Đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch
Người tiêu dùng hiện nay “ít khi sẵn lịng chờ đợi hoặc chịu đựng những sự
chậm trễ, đến mức độ kiên nhẫn là một phẩm chất biến mất nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch và tồn tại lâu dài thì khơng có sự lựa chọn nào khác ngồi việc kết hợp công nghệ


12
và nâng cao tính tương tác với thị trường ngày càng phát triển. Du lịch để truy cập
thông tin đáng tin cậy và chính xác cũng như để thực hiện việc đặt chỗ trong một phần
thời gian, chi phí và sự bất tiện yêu cầu bởi các phương pháp thông thường. Các ứng
dụng công nghệ cải thiện dịch vụ chất lượng và góp phần nâng cao sự hài lịng của du
khách. Sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác và tồn diện

của thơng tin cụ thể về khả năng tiếp cận của điểm đến, cơ sở vật chất, thu hút du
khách và các hoạt động khác. Vì vậy, cơng nghệ tạo điều kiện cho các yếu tố thúc đẩy
sự hài lòng của người tiêu dùng như linh hoạt trong thời gian hoạt động, thông tin
chính xác, nhanh chóng.
2.2.2. Mở rộng thị trường du lịch
Việc phát triển cơng nghệ kết nối vạn vật làm xóa nhịa khơng gian và thời gian,
tạo nên một thế giới phẳng, mọi người trên khắp thế giới, chỉ cần có kết nối Internet là
có thể truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du lịch
nổi tiếng trên tồn thế giới. Đây chính là cú hích quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đi
du lịch ở mọi người dân, là cơ hội vàng để mở rộng thị trường du lịch, góp phần gia
tăng lợi nhuận kinh tế của ngành cơng nghiệp khơng khói.
2.2.3. Phát triển các sản phẩm du lịch mới.
Công nghiệp 4.0 tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm du lịch mới, phong phú, hấp
dẫn hơn, nhất là công nghệ ảo cho phép tái tạo lại những sự kiện lịch sử, không gian
văn hóa cổ xưa, những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ... để du khách có thể trải
nghiệm và đắm chìm vào nó, tạo nên những cảm giác như đang có mặt ở những điểm
du lịch.
2.2.4. Kích thích những thay đổi cơ bản trong hoạt động và phân phối của ngành
du lịch
+ Tiết kiệm và tạo thuận lợi: Với sự đổi mới, du lịch có thể trở thành một người
bạn đồng hành tích cực với mơi trường. Ví dụ rõ ràng nhất là ứng dụng cơng nghệ
trong q trình đặt chỗ cho phép cả người tiêu dùng và ngành công nghiệp tiết kiệm
thời gian đáng kể trong việc xác định, hợp nhất, đặt và mua các sản phẩm du lịch.
+ Thuận lợi trong giao lưu văn hoá quốc tế: Trong thế giới công nghệ ngày nay,
việc giao tiếp bằng các ngôn ngữ cũng được hỗ trợ hết sức hiệu quả. Việc tích hợp tính
năn như ứng dụng dịch thuật với Google dịch có thể trợ giúp du khách trong thích ứng
với ngôn ngữ bản địa.
2.3. Giới thiệu ứng dụng công nghệ
2.3.1. Ứng dụng QR CODE



13
QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”) hay
còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể
đượ đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thơng minh) có chức
năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.
2.3.1.1. Những tác động của QR CODE đối với ngành du lịch
a) Ưu điểm
-

-

Giúp du khách trải nghiệm thông tin, dịch vụ một cách nhanh chóng,
thuận tiện và dễ dàng nhất.

Cung cấp thơng tin giới thiệu về điểm đến chi tiết.
-

Định hướng, nhận thức điểm đến cũng như quảng bá địa điểm một cách
ngắn gọn và tối giản.

-

Các công ty, dịch vụ, sản phẩm du lịch có thể được thể hiện qua QR
CODE, thúc đẩy marketing du lịch.

b) Hạn chế
-

Du khách sẽ phải tìm xem đâu là chỗ để dán tờ in mã QR.

-

Liệu bản in mã QR có bị sờn rách, mờ nhạt do thời tiết, ngoại cảnh tác
động và những thông tin chứa trong QR code có thể tùy biến, thay đổi
cập nhật mới khơng?

-

Du khách khó khăn trong việc lưu lại thông tin đã mở khi họ muốn xem
lại

-

QR code phù hợp với điểm đến nhỏ và gặp bất lợi với không gian rộng
lớn, di chuyển bằng xe du lịch hoặc giữa rừng núi thiên nhiên.

2.3.1.2. Thực trạng sử dụng
Xu hướng sử dụng QR CODE trong du lịch : Dựa vào khả năng ghi hàng ngàn
ký tự, thêm vào đó là khả năng phải hồi nhanh, mã QR hiện đang được nhiều nước
trên thế giới ứng dụng vào du lịch, từ việc hướng dẫn lịch trình tour thơng qua mã
QR, thông tin điểm đến, thông tin khách sạn, hãng lữ hành… Việc sử dụng mã QR
đang trở thành một xu hướng giúp đơn giản hóa việc cung cấp thơng tin tới khách du
lịch dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin; đồng thời tiết kiệm được các ấn
phẩm chứa thông tin truyền thống sử dụng in ấn trước đây.


14
2.3.2. Công nghệ thực tế ảo
Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) một khái niệm khá mới mẻ, chỉ mới xuất
hiện vào những thập niên 90 trở lại đây. Thực tế ảo là thuật ngữ miêu tả một môi

trường mô phỏng qua màn hình máy tính hoặc trên các thiết bị chun dụng khác.
Khơng chỉ có hình ảnh chân thực sắc nét, những âm thanh gần gũi như thật đem cả
không gian thực tế hiện hữu trước mắt bạn. Điểm nổi trội của công nghệ thực tế ảo
trong du lịch đó là sự biến đổi khơng gian nhạy bén đối với hành động và suy nghĩ
của người dùng thông qua bộ cảm ứng phản hồi theo thời gian và biến đổi mơi trường
3D phù hợp với hồn cảnh của người dùng đang diễn ra một cách tự nhiên như trong
thực tế. Virtual Reality kích thích đầy đủ các giác quan của khách du lịch một cách tối
đa như trong những chuyến du lịch thực tế. Khách hàng có thể tận hưởng khơng gian
du lịch ngay tại nhà mình mà chẳng cần cất công đi đâu xa.
2.3.2.1. Những tác động của côn nghệ thực tế ảo đối với du lịch
a) Ưu điểm
+ Đối với cộng đồng du khách đang có mong muốn du lịch tại nhà, việc số hóa khơng
gian, địa điểm tham quan sẽ cung cấp năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong
việc sớm tiếp cận những đối tượng này.
+ Ngược lại, đối với những du khách thích được trải nghiệm trực tiếp hơn, họ cũng sẽ
thích thú khi được tiếp xúc và trải nghiệm với không gian 3D của điểm đến trước khi
ra quyết định, chắc chắn không gian 3D sẽ thu hút họ hơn so với hình ảnh, video
thơng thường.
+ Du lịch thực tế ảo mang lại trải nghiệm du lịch an toàn hơn. Trong một chuyến du
lịch bình thường du khách sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro cũng như cơng sức để
tính tốn những vấn đề xung quanh. Có thể kể ra rất nhiều vấn đề như nơi chọn để du
lịch không đẹp như bạn nghĩ, phịng khách sạn khơng thực sự tốt, tai nạn, thời tiết xấu,
sức khỏe yếu, bị chặt chém khi mua hàng, ...Cịn đối với cơng nghệ thực tế ảo trong du
lịch thì du khách sẽ chẳng bao giờ lo lắng về những vấn đề rủi ro trên.
+ Sử dụng công nghệ thực tế ảo trong ngành du lịch giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Có
một vấn đề lớn mà đa số mọi người đều gặp phải khi có ý định đi du lịch đó chính là
chi phí. Một chuyến đi du lịch thơng thường bạn sẽ mất một khoản tiền lớn cho việc đi
lại, ăn uống, nghỉ ngơi, vé vào tham quan, ... Tuy nhiên, du lịch thực tế ảo giải quyết
nhanh chóng được bài tốn đó và đây cũng chính là một ưu điểm rất lớn của dịch
vụ này.

b) Nhược điểm


15
+ Du lịch ảo cũng không thể thay thế du lịch thực tế, bởi theo các chuyên gia du lịch,
những kỷ niệm, sự trải nghiệm văn hóa phát sinh trong quá trình khám phá trực tiếp
những địa danh, con người cụ thể khơng thể có từ những mơ hình mơ phỏng.
+ Có thể tác động đến sức khoẻ. Sự thực là, tác động lâu dài của VR vẫn là một ẩn số.
Nhiều tác dụng phụ được cho rằng chỉ là những vấn đề tạm thời, nhưng những nghiên
cứu về tác hại lâu dài vẫn cịn khan hiếm vì vậy chúng ta không thế biết rõ.
+ Vấn đề về giá cả khi xây dựng mơ hình. Các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư một
khoản tiền khá lớn vì VR là một ứng dụng cơng nghệ tiên tiến và địi hỏi nhiều.
2.3.2.2. Thực trạng sử dụng
Dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch trên toàn cầu, khiến mọi hoạt
động liên quan gần như tê liệt. Vì vậy, hình thức du lịch ảo được xem là xu hướng mở
ra nhiều cơ hội phát triển mới cho ngành du lịch. Nắm được thế mạnh này, thời gian
qua, nhiều quốc gia đã dành sự nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ cho du lịch ảo. Trong bối
cảnh dịch Covid-19 trên thế giới chưa có dấu hiệu dừng lại, xu hướng này càng được
quan tâm hơn. Công nghệ VR đã chắp cánh để nhiều công ty du lịch nổi tiếng xây
dựng những tua du lịch ảo hấp dẫn, kích thích cảm xúc du khách một cách mạnh mẽ
như lái trực thăng để tham quan đảo Ma-hát-tan từ trên cao, hay hành trình thăm Ugan-đa (châu Phi) trên khinh khí cầu… Tại Nhật Bản, kể từ khi hạn chế đi lại vì dịch
bệnh, lượng đặt các tua du lịch ảo đã tăng lên khoảng 50%. Mới đây, công ty First
Airlines ra mắt tua du lịch ảo trong mơ hình ca-bin máy bay. Theo đó, du khách được
tiếp đón trong khoang hạng nhất với đồ ăn, nước uống và thơng qua kính thực tế ảo, họ
được đặt chân tới những thành phố du lịch tuyệt vời tại I-ta-li-a, Mỹ, Pháp…, tận
hưởng trọn vẹn một chuyến du lịch sống động, chân thực. Cam-pu-chia cũng thu hút
với tua tham quan ảo quần thể di tích Ăng-co Vát, đưa du khách trở về q khứ để
ngắm nhìn những cơng trình kiến trúc cổ xưa… Có thể thấy, khả năng mang đến sự tự
do trong trải nghiệm với những hình ảnh đẹp mắt, kết hợp tính an tồn cao là những
ưu điểm vượt trội mở đường cho du lịch ảo phát triển.

2.3.3. Google Earth
Google Earth là một phần mềm mô phỏng địa cầu được phát triển bởi Google. Ứng
dụng cho phép người dùng xem bản đồ thế giới dựa vào những hình ảnh được chụp
từ vệ tinh, trên khơng trung và hệ thống GIS.
2.3.3.1. Những tác động đến với ngành du lịch
a) Ưu điểm
Google Earth có những điểm manh dựa trên 4 tính năng chính :


16
+ Bản đồ 3D các địa danh trên thế giới: Dễ dàng khám phá toàn bộ thế giới từ trên
cao với hình ảnh vệ tinh, địa hình 3D của tồn cầu và các tòa nhà ở hàng trăm thành
phố trên khắp thế giới.
+ Google Earth giúp bạn chia sẻ Podcast với bạn bè hay người thân của mình một
cách dễ dàng.
+ Khám phá các địa danh với thẻ thông tin: Du khách sẽ được trải nghiệm khám phá
những địa danh, vùng miền trên khắp thế giới với Google Earth. Chỉ cần nhập thẻ
thông tin địa danh, lập tức bạn sẽ được đưa đến tới đúng vị trí bạn muốn.
+ Tạo hành trình khám phá với Voyager: Quan sát thế giới từ một góc nhìn mới bằng
các chuyến tham quan có hướng dẫn Voyager của BBC Earth, NASA, National
Geographic và các cơ quan khác.
b) Hạn chế
Do bản chất của ứng dụng này được phát triển dựa trên mơ hình là một bản đồ 3D nên
còn khá giới hạn về địa điểm điểm nhỏ trong từng khu du lịch nếu như khách hàng
muốn tìm hiểu sâu hơn.
2.3.3.2. Thực trạng sử dụng
Google Earth hiện nay là một trong những ứng dụng phổ biến có thể sử dụng trên
nhiều phương tiện cơng nghệ như máy tính, điện thoại v.v…Sản phẩm đã được ứng
dụng rộng rãi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới


CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG ỨNG DỤNG/CÔNG NGHỆ ĐỂ GIỚI THIỆU
CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI Ý
3.1.
Khái quát chung về nước Ý
Nước Ý là một quốc gia nằm ở bán đảo Ý phía Nam Châu Âu, là một trong
những nước đông dân nhất ở châu Âu. Ý có vị trí địa lý rất đặc biệt, sở hữu các
địa hình đa dạng, từ những bãi biển trải dài đến các rặng núi nhấp nhô, từ những
ngôi làng nhỏ nguyên sơ đến vùng núi lửa còn hoạt động. Cộng đồng dân cư của
Ý cũng bao gồm nhiều dân tộc như người Ả Rập, Byzantine, Hy Lạp, Norman...
Ý có chung biên giới phía bắc là dãy Alpine với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia.
Ý từ lâu đã được xem là một kho tàng du lịch tập hợp đủ các yếu tố của một
hành trình khám phá hồn mỹ với cảnh quan đẹp, văn hóa lâu đời, kiến trúc cổ
kính, giàu nghệ thuật và đặc sắc về ẩm thực. Một số địa danh nổi tiếng ở Ý phải
kể đến đó là: Venice, Đấu trường La Mã, Tháp nghiêng Pisa, Pháo đài Valle
d’Aosta Bard, Florence…
3.2.
Venice – thành phố lãng mạn nhất thế giới.
a. Thành phố Venice
Cái tên Venice (hay Venezia theo tiếng địa phương) bắt nguồn từ người Veneti
cổ sống vào khoảng thế kỷ 10 TCN. Theo tiếng Latin, Venice có nghĩa là tình


17
u. Vì vậy, nó được mệnh danh là "Thành Phố Tình Yêu". Đây là một thành
phố tuyệt vời, nằm ở phía Đơng Bắc của Ý, khi đến đây, du khách có thể hình
dung một cách tổng quan Venice trơng giống như một mạng nhện khổng lồ được
tạo lên bởi 118 đảo và 175 kênh đào, các đảo nối với nhau bởi 444 cây cầu.
Venice luôn giữ được vẻ đẹp vừa lãng mạn, thơ mộng, vừa yên ả, êm đềm.

Nguồn: VOV.vn

Hình 1: Thành phố Venice
 Gondola
Gondola là phương tiện đặc trưng nhất của Venice. Đó là loại thuyền cổ của
Venice, nhỏ, dài, được sử dụng rất phổ biến cho khách du lịch, thậm chí trong lễ
cưới, lễ tang. Hình ảnh những chiếc gondola trôi lững lờ trên mặt nước tĩnh
lặng, len qua các ngõ ngách nhỏ, du dương trong tiếng hát của người chèo
thuyền luôn để lại dấu ấn không bao giờ phai mờ trong lòng du khách. Đi thuyền
dọc những dòng kênh, ta sẽ được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của
các cơng trình nằm hai bên bờ kênh. Làn nước trong xanh, cầu cảng tập nập
thuyền bè, những nhà hàng, khách sạn, quán rượu đông đúc là một nét đẹp riêng,
chỉ có ở Venice. Lấp ló sau vẻ đài các, tráng lệ của thành phố còn là một vẻ đẹp
giản dị, thanh bình của những khu phố cổ. Một điều đặc biệt Venice là khu đô thị
duy nhất ở châu Âu trong thế kỷ 21 tồn tại mà hồn tồn khơng có ơ tơ và xe tải.


18

Nguồn: Tin Travel
Hình 2: Thuyền Gondola là nét đặc trưng của thành phố
 Quảng trường San Marco
Quảng trường San Marco là một trong những "Piazza" lâu đời và nổi tiếng nhất
nước Ý. Được mệnh danh là “Đại sảnh lễ hội đẹp nhất châu Âu", xung quanh nó
là những cơng trình tuyệt đẹp như vương cung thánh đường St Mark, tháp
chuông Campanile... thu hút du khách đến tham quan mỗi ngày. Dạo quanh
quảng trường, du khách sẽ bất ngờ bởi những kiến trúc tuyệt vời xung quanh
được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước. Đầu tiên là cổng vào Dinh Tổng trấn Porta della Carta, hay còn được gọi với cái tên là Cổng Vàng, cánh cổng được
mạ rất nhiều vàng vô cùng nổi bật và tuyệt đẹp. Được xây dựng vào giữa những
năm 1438 và 1442 bức tượng do Francesco Foscari cho xây dựng và được đặt
bên cạnh cổng để miêu tả vị tổng trấn đang quỳ trước một con sư tử có cánh là
biểu tượng của Thánh Mark và tồn thành phố Venice. Tiếp theo đó là Toore

dell'Orologio - tháp đồng hồ được kiến tạo trong khoảng năm 1496-1499, tầng
thứ ba của tháp do kiến trúc sư Giorgio Massari xây thêm năm 1755. Tháp chính
là một đồng hồ thiên văn học để mô tả các chu kỳ của Mặt Trăng, mặt trời và
hoàng đạo. Hai tượng đồng khổng lồ gõ vào chuông đồng mỗi đầu giờ. Kiến trúc
mang những nét cổ điển nhưng lại vô cùng tráng lệ và thu hút du khách.
Ở đây lực lượng an ninh được tăng cường và siết chặt bởi vì nhà thờ thánh
Marco được coi là bảo vật của Venice. Nếu muốn vào bên trong, du khách sẽ
được chỉ dẫn ra chỗ gửi đồ cá nhân (miễn phí 1h đầu) và được tham quan tầng
một miễn phí. Quanh khu quảng trường có các quán café, kem, nhà hàng để ngồi


19
tận hưởng khơng khí nơi đây hoặc có thể vui đùa với chim bồ câu bằng việc cho
chúng ăn những vụn bánh mì.

Nguồn: Viet air
Hình 3: Quảng trường San Marco
 Đảo Burano
Tuy chỉ cách Venice 7km nhưng Venice tưng bừng, náo nhiệt bao nhiêu thì khi
lên tới Burano sẽ thấy thanh bình, yên ả bấy nhiêu. Burano được mệnh danh là
đảo ngọc, cách đảo Murano khoảng 90 phút đi bằng Water-bus. Theo lịch sử kể
lại thì đây là nơi người dân Altino (một thị trấn thuộc vùng Abruzzo ở miền
trung nước Ý) đã chạy trốn để thoát khỏi một cuộc xâm lược man rợ trong thế
kỷ thứ VI. Người Altinos định cư ở đây và qua nhiều thế kỷ đã thiết lập một
cộng đồng nhỏ trên đảo. Toàn bộ các nhà trên đảo Burano đều được khốc lên
mình những chiếc áo sặc sỡ và đứng bên bờ in bóng xuống mặt nước tuyệt đẹp.
Những ngư dân sống ở đây sẽ sơn nhà của họ những sắc thái rực rỡ vì hai lý do:
thứ nhất, để phân biệt nhà của họ với hàng xóm và thứ hai là để họ có thể nhìn
thấy ngơi nhà của mình từ ngồi khơi.



20

Nguồn: VOV.vn
Hình 4: Những góc nhà trên đảo Burano
b. Ẩm thực
 Sarde in Saor
Nhắc đến ẩm thực Venice người ta sẽ nghĩ ngay đến món Sarde in Saor. Đây là
một trong những món ăn truyền thống vơ cùng ấn tượng ở Venice với nguyên
liệu từ cá mòi cùng giấm làm nền tảng hương vị. Để có món ăn hấp dẫn này,
người ta thường chọn những con cá mịi có độ lớn vừa phải. Thịt cá sau khi sơ
chế sẽ được tẩm ướp cùng giấm, hành tây, hạt thông, nho khô… sau đó mang đi
chiên giịn.
Sarde in Saor có độ nồng mạnh lại chua chua ngọt ngọt rất kích thích vị giác.
Đặc biệt, với cách sử dụng thêm các loại hạt, món ăn này cũng mang một hương
thơm cuốn hút khó diễn tả, khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi. Ở
thành phố tình yêu này, Sarde in Saor thường được sử dụng như một món khai
vị trong các bữa cơm gia đình hay trong các dịp đám tiệc truyền thống của người
dân địa phương.


21

Nguồn: Lê Anh
Hình 5: Món khai vị Sarde in Saor
 Baccala ‘Mantecata
Món ăn là sự kết hợp của kem và cá, đây là món ăn tạo được ấn tượng sâu sắc
cho thực khách. Để làm nên món ăn này, người ta dùng cá tuyết Baltic ướp tẩm
cùng dầu ô liu, tỏi, mùi tây và gia vị… Sau đó xay nhuyễn chúng cùng kem để
tạo thành một hỗn hợp mịn và dày dặn như mousse. Baccala ‘Mantecata được ăn

cùng với những lát bánh mì giịn như một phần khai vị mang đậm cái tươi mới
từ biển khơi.

Nguồn: Lê Anh
Hình 6: Món ăn Baccala ‘Mantecata


22

 Scartossi
Cá chiên và hoặc hải sản chiên trộn được phục vụ trên giấy, còn được gọi là
Scartossi ở Venice rất phổ biến với cả khách du lịch và người dân địa phương.
Món ăn chủ yếu của ẩm thực Venice này được bán với số lượng lớn ở nhiều góc
phố được đóng gói trong túi giấy hoặc được phục vụ như một nón hải sản.

Nguồn: Linh Phan
Hình 7: Món ăn Scartossi
c. Lễ hội
Venice được mệnh danh là thành phố của những cặp tình nhân, cũng là nơi diễn
ra nhiều sự kiện lễ hội quan trọng. Lễ hội hoá trang ở Venice (Venice Carnival)
là một lễ hội nổi tiếng diễn ra hằng năm vào tháng hai, trước đây thường kéo dài
đến tận tháng sáu nhưng ngày nay lễ hội hoá trang chỉ kéo dài đến hai tuần. Khi
tham gia lễ hội. Đeo mặt nạ là một trong những cách Venice khiến cho các đẳng
cấp xã hội biến mất, xoá bỏ đi khoảng cách tuổi tác, ranh giới giàu nghèo, giới
tính... Mọi người bình đẳng sau khn mặt bị che giấu. Venice trở thành một
trong những thành phố sôi động, náo nhiệt hơn khi có sự góp mặt của nhiều du
khách tham quan vào đúng dịp này.
Lễ hội hóa trang Venice lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1296. Sau một thời
gian khá dài gián đoạn, lễ hội được khôi phục vào năm 1980 và được tổ chức
đều đặn hàng năm cho đến nay. Từ đó, có hơn 3 triệu lượt khách đến Venice

hàng năm để tham dự lễ hội này. Mỗi năm lễ hội mang một chủ đề khác nhau
nhưng đều nhằm tơn vinh văn hóa và tạo nên những ngày hội vui vẻ cho người


23
dân đầu năm mới. Trong suốt thời gian hai tuần, quảng trường Santo Marco, các
rạp hát, đường phố và tòa nhà công sở trở thành sàn diễn của các diễn viên,
người làm xiếc, vũ công, nhạc sĩ… khiến người ta có cảm giác như đang sống ở
thế kỷ XVII.

Nguồn: Du lịch
Italia
Hình 8: Lễ hội hóa trang ở Venice (Venice Carnival)
Xun suốt lễ hội cịn có các hoạt động diễu hành hồnh tráng cả trên đường
phố lẫn trên sơng. Để có thể xem được những màn diễu hành đặc biệt này, du
khách phải đến từ rất sớm để giữ chỗ tốt cho mình vì lượng khách tham dự lễ
hội rất đơng. Ngoài diễu hành, khắp đường phố Venice sẽ diễn ra những tiết mục
đặc sắc được tuyển chọn và chuẩn bị gắt gao để tơ điểm khơng khí cho Venice
Carnival. Du khách sẽ được chứng kiến những người đi cà kheo, các nghệ sĩ
diễn xiếc trổ tài hết mình trong các bộ trang phục sặc sỡ.


24

Nguồn: Lê Anh
Hình 9: Người đi cà kheo ở lễ hội Carnival
3.3. Đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã tại Italia là một cơng trình kiến trúc nặng ký thực sự, thường được
coi là một trong bảy kỳ quan "hiện đại" của thế giới. Cho đến tận ngày nay, nó vẫn
luôn mang đến một cảm giác ngưỡng mộ đến sửng sốt cho bất cứ ai đã một lần được

chiêm ngưỡng cơng trình kiến trúc tuyệt vời này của thời Đế Chế La Mã.
Đấu trường La Mã – một kiệt tác kiến trúc trường tồn cùng thời gian. Được biết đến
đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio
tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố
Roma.
a) Lịch sử của đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là
đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả.
Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là
biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời
gian.
Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng
cho các võ sỹ giác đấu và nơ lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước
tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử
đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian cơng trình
này hoạt động.


25

Đấu trường La Mã đã tồn tại đến nay hơn 2000 năm
Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được
xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một
nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở
hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm
1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía
nam.
Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã
được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng
đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.

b) Đặc điểm kiến trúc
Địa điểm được lựa chọn để xây dựng là một khu đất bằng phẳng trên một sàn của thung
lũng giữa Đồi Caeli và Đồi Esquiline và đồi Palatine. Đấu trường La Mã với chiều cao
48m, dài 189m và rộng 156m. Ước tính tường bên ngồi có chu vi 545 m và cần phải
dùng 100.000 m3 đá hoa cương được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt.
Tại trung tâm của Colosseum là Hypogeum, một phần của mạng lưới ngầm, bên trên là
sàn của đấu trường. Thiết kế bên trong hoàn hảo tới mức người dân có thể nhanh
chóng thốt khỏi tịa nhà chỉ trong vài phút. Điều này là nhờ 4 hàng cửa vịm cuốn
bằng những trụ đá vng và có chiều cao 48m được chia làm 3 tầng. Mỗi hàng cửa
vòm có tất cả 80 cửa để khán giả ra vào trong đấu trường.


×