Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Khao sat dau nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.26 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO VIEN

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
Năm học : 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài 90 phút

Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như
con nít. Lão hu hu khóc...”
a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung
chính của đoạn văn.
b/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và
nêu tác dụng.
Câu 2: (3điểm)Viết đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 câu nêu ý nghĩa của việc bảo vệ
môi trường đối với đời sống của con người. Trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu
ghép. Hãy chỉ và phân tích cấu tạo và cho biết mối quan hệ giữa các vế trong câu
ghép đó?
Câu 3 (5 Điểm)
Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận
và tính cách người nơng dân Việt Nam trong xã hội cũ ?


HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI
Năm học : 2016- 2017
Môn: Ngữ văn lớp 8
Câu 1: (2 điểm)
a ) Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
(0.5điểm)


- Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc
khi bán cậu vàng. (0.5đ)
b) Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0.5đ)
- Từ tượng hình: móm mém
- Từ tượng thanh: hu hu
Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của
lão Hạc - một lão nơng già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ
bạc với cậu vàng. (0.5đ)
Câu 2 ( 3điểm)
- Viết đoạn văn nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với đời
sống con người: (2.5đ)
+ Môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng bởi chính con người.
+ Bảo vệ mơi trường là bảo vệ: nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí, tác động
xấu của thiên nhiên [ bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta: khơng bệnh tật,
khơng khí trong lành...
+ Bảo vệ nơi trường có ý nghĩa với con người khơng chỉ trong hiện tại mà
cả tương lai. Là hs mỗi chúng ta càn làm gì để bảo vệ mơi trường ở gia đình
và nhà trường.
- Chỉ ra được câu ghép, phân tích cấu tạo ngữ pháp và nêu được mối quan
hệ giữa các vế của câu ghép:
- Đoạn văn diễn đạt trôi chảy, khơng sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp:
0,5đ
Tuỳ theo mức độ kết quả của bài làm GV cho điểm phù hợp.
Câu 3 (5 Điểm)
* Học sinh nêu được các ý sau
- Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ”


của ngơ Tất Tố đó làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của
người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến ( 0,5)

- Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống
của họ vô cùng nghèo khổ.( 2 đ )
+ Lão Hạc một nơng dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày.
Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt …
lão đã tìm đến cái chết để giải thốt cho số kiếp của mình.
+ Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hồn
cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán
con bán chó …để nộp sưu cho chồng . Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và
tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị
tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực….
- Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi
người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác....( 1,5 đ )
+ Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm,
bảo vệ sự trong sạch , bảo vệ tình yêu , đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một
người cha nghèo…
+ Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình , chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị
sẵn sàng đứng lên để bảo vệ….
Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn ,
khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngơ Tất Tố đẵ làm nổi bật vẻ đẹp
và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách
sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất cơng , áp bức bóc lột nặng nề ,
đồng thời nói lên lịng cảm thơng sâu sắc của các nhà văn đối với những người
cùng khổ ..( 1 đ )



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×