Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

sang kiem kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.95 KB, 30 trang )

Mục lục
Tên mục

Trang

I.Những lợi ích của việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
trong giờ tập đọc.
1. Ích lợi trong luyện đọc thành tiếng

2-3

2. Ích lợi trong luyện đọc hiểu

3

3. Lợi ích về phát triển tư duy và phát triển ngơn ngữ

3-4

4. Lợi ích về việc phát triển kỹ năng sống,kỹ năng giao tiếp
cho học sinh

4-5

II.Các cách chia nhóm trong dạy học
1. Chia nhóm theo trình độ

5-6

2. Chia nhóm đan xen các trình độ


6-7

3. Chia nhóm ngẫu nhiên

7

4. Chia nhóm theo địa bàn cư trú

7-8

III.Vai trị của nhóm trưởng
1. Nhóm trưởng thực hiện những nhiệm vụ gì trong giờ tập đọc?

8-9

2. Vấn đề chọn bầu và bồi dưỡng nhóm trưởng

9

IV.Giáo án minh hoạ:
1.Thiết kế giáo án chi tiết cho bài: Kỳ diệu rừng xanh, thực hiện dạy
học theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ở mức tối đa

9-18

2.Thiết kế giáo án chi tiết cho bài: Trước cổng trời, thực hiện dạy học
theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ở mức tối đa

18-27


V.Kết luận
1.Những vấn đề mà hoạt động nhóm cịn gặp khó khăn

27-28

2.Những kiến nghị,đề xuất

28-29

Tài liệu tham khảo

30


I.Những lợi ích của việc tổ chức cho học sinh hoạt động

nhóm trong giờ tập đọc.
*Trong thời đại ngày nay, việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin trong
nhà trường ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết
hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì khơng ai giỏi hồn tồn, làm việc theo nhóm
có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho
nhau những điểm yếu. Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
*Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp
tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành
các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành
các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm
việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp.
*Dạy đọc có ý nghĩa to lớn trong dạy học ở tiểu học.Đọc giúp học sinh
chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập.Đọc là một

công cụ để học các môn học.Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập.Đọc tạo
điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời.Chính
vì vậy mà trong trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách
có kế hoạch và có hệ thống.Do vậy việc làm thế nào để học sinh hứng thú
trong việc học,cụ thể là có hứng thú trong việc đọc là điều quan trọng.
Sau đây,chúng ta sẽ tìm hiểu vài lợi ích của việc tổ chức cho học sinh hoạt
động nhóm trong giờ học tập đọc.

1.Ích lợi trong luyện đọc thành tiếng
- Học sinh nào cũng được luyện đọc,tránh được tình trạng học sinh khơng
được đọc.Kích thích lịng đam mê đọc của học sinh,tránh lối thụ động.Khi
trong nhóm có học sinh đọc tốt hơn được giáo viên khen,những học sinh đọc


chưa tốt sẽ phải nổ lực luyện đọc để tốt như bạn,để đạt kết quả tốt,không ảnh
hưởng đến kết quả học của nhóm(Học sinh dần dần tự giác hơn).
-Học sinh được hỗ trợ lẫn nhau,giúp nhau sửa lỗi phát âm của bạn và của
mình khi cùng nhau đọc trong một nhóm.Trong q trình luyện đọc theo
nhóm,các học sinh đọc tốt hơn sẽ giúp đỡ học sinh đọc chưa tốt qua việc
nghe,sửa lỗi phát âm cho bạn,học sinh yếu sẽ được luyện đọc nhiều hơn.
-Học sinh hoạt động nhóm khi đọc thành tiếng sẽ hạn chế rất nhiều những
thói quen xấu:nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn.. Vì nếu khơng tập
trung khi nhóm trưởng u cầu mình đọc sẽ khơng biết bạn đọc tới đâu để
đọc tiếp,không tập trung cũng không nhận xét được bạn đọc như thế nào?
- Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như
lời nói, ánh mắt cử chỉ…

2.Ích lợi trong luyện đọc hiểu
-Học sinh nào cũng được suy nghĩ tìm câu trả lời,học sinh nào cũng có cơ
hội nêu ý kiến.

-Các học sinh có cơ hội để trao đổi, hỏi nhau,giúp đỡ lẫn nhau để đi đến
lời giải đúng, đáp án đúng.
-Học sinh cũng có cơ hội đến nhóm khác, xem nhóm khác làm thế nào rồi
về giải quyết.
-Những kiến thức mà các em thu được từ các bạn trong nhóm và các nhóm
khác sẽ khắc sâu và dễ nhớ.

3. Lợi ích về phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ
-Mọi học sinh đều được suy nghĩ, buộc phải suy nghĩ để khi nhóm trưởng
chỉ định có thể nêu được ý kiến của mình.
-Nếu các em đã suy nghĩ nhưng trả lời chưa đúng thì các bạn khác sẽ có ý


kiến;học sinh trả lời chưa đúng sẽ có cơ hội để hiểu đúng qua tranh luận với
bạn.
-Qua việc trình bày yù kiến và thống nhất học sinh được nói trước các bạn,từ
đó năng lực ngơn ngữ của các em sẽ phát triển,học sinh sẽ nói lưu lốt hơn,
mạnh dạn hơn,tự tin hơn.
-Trong hoạt động nhóm dưới sự giám sát của nhóm trưởng và các thành
viên nên học sinh khơng chỉ giám sát bạn mà cũng tự nổ lực làm việc,do đó
các em sẽ hiểu bài và có nhều cơ hội để luyện đọc,luyện nói xoay quanh bạn.
-Học sinh có thể diễn đạt bằng lời và chia sẻ các yù tưởng của mình với
những bạn khác trong việc phát triển các kỹ năng ngơn ngữ.

4.Lợi ích về việc phát triển kỹ năng sống,kỹ năng giao tiếp
cho học sinh
-Qua trao đổi, thảo luận, hợp tác trong nhóm học sinh gắn kết với nhau
hơn,hiểu nhau hơn,đồng thời học sinh cũng được hình thành và phát triển
năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ.
-Học sinh làm việc trong nhóm nhỏ sẽ dần dần tự tin hơn khi giao tiếp trước

lớp.
-Học sinh dần quen với vai trò và nhiệm vụ khác nhau như vai trị trưởng
nhóm,hướng dẫn và điều khiển trong nhóm, vai trị nhóm viên (thực hiện
một cơng việc cụ thể)
-Qua trao đổi nhóm, qua việc học hỏi bạn hoặc giải thích cho bạn,khả năng
giao tiếp của học sinh được phát triển,khi lên các lớp trên học sinh sẽ tự tin
hơn.
-Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện khả năng của mình,phát triển năng lực
làm việc hợp tác,tinh thần trách nhiệm,phát triển khả năng giao tiếp và sự tự
tin cho học sinh ngoài xã hội.


-Học tập theo hướng hoạt động nhóm giúp cho học sinh tham gia vào đời
sống xã hội một cách tích cực,được thể hiện quan điểm của mình,được làm
việc cùng nhau.
II.Các

cách chia nhóm trong dạy học

1.Chia nhóm theo trình độ
*Ưu điểm:
-Đối với học sinh đây là cách dễ chịu nhất để thành lập nhóm,đảm bảo cơng
việc thành cơng nhanh nhất.
-Đảm bảo phân hố đối tượng học sinh,giáo viên có cơ hội dạy theo sở
trường của từng đối tượng học sinh,từ đó giúp cho mỗi nhóm đều phát triển
năng lực theo khả năng.
-Đối với giáo viên chia cách này giúp giáo viên dễ quản lý hơn,giáo viên có
thời gian nhiều để quan tâm,hỗ trợ và giúp đỡ nhóm có trình độ kém hơn.
-Nhóm yếu cũng có cơ hội làm bài tập vừa sức hơn,các thành viên trong
nhóm yếu sẽ khơng tự ti khi thấy kết quả làm việc của nhóm mình với nhóm

khác, khi làm cùng bài tập, trong cùng thời gian.
*Nhược điểm:
-Dễ tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp,các nhóm có học sinh yếu sẽ
có cảm giác tự ti,mặc cảm vì bị “phân biệt đối xử”vì biết mình nằm trong
nhóm học sinh trung bình,yếu nếu giáo viên khơng khéo léo.
-Học sinh yếu khơng có cơ hội học hỏi các học sinh tiến bộ,khá, giỏi trong
lớp;cũng khơng có cơ hội phát triển khả năng ở các bài tập khó hơn,khơng
phát huy tính tích cực của học sinh,học sinh dễ ỷ lại vào nhóm trưởng,khơng
có chí cầu tiến.
-Khơng tạo được sự tự tin cho học sinh yếu khi gặp bài tập khó.


-Giáo viên sẽ phải mất thời gian suy nghĩ để soạn ra bài tập cho nhóm có
trình độ khá và nhóm có trình độ chưa khá.
-Giáo viên sẽ mất thời gian để chia nhóm khi dạy trong thời gian chỉ trong
một tiết học vừa phải phân hoá học sinh vừa hướng dẫn học sinh tìm ra kiến
thức của bài học mới.
2.Chia nhóm đan xen các trình độ:Là cách chia nhóm trong đó có những
học sinh khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các học sinh yếu hơn và đảm
nhận trách nhiệm của người hướng dẫn.
*Ưu điểm:
-Tất cả đều có lợi, những học sinh giỏi đảm nhận trách nhiệm,những học
sinh yếu được giúp đỡ sẽ có cơ hội phát triển năng lực.
-Học sinh khá giỏi sẽ quen dần với vai trị và nhiệm vụ khác nhau như vai
trị trưởng nhóm,hướng dẫn và điều khiển trong nhóm,vai trị nhóm
viên(thực hiện một công việc cụ thể),sẽ mạnh dạn,tự tin hơn khi phát biểu
trước lớp,trước đám đơng.
-Học sinh yếu có cơ hội học hỏi cách làm,cách diễn đạt, tư duy của các học
sinh khá,giỏi.Từ đó mạnh dạn hơn khi giao tiếp.Học sinh khá giỏi thơng qua
việc sửa lỗi,góp ý cho học sinh yếu cũng rút kinh nghiệm cho bản thân và

hiểu sâu,hiểu rõ hơn về bài học,từ đó ghi nhớ bài học sâu hơn,lâu hơn.
*Nhược điểm:
-Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để chia nhóm,khó vận dụng cách chia
nhóm này trong một tiết học.
-Một số học sinh yếu sẽ dựa dẫm, ỷ lại vào học sinh khá,giỏi hơn trong
nhóm.Học sinh giỏi sẽ cảm thấy bị mất thời gian và khơng có lợi gì khi học
theo nhóm vì trong nhóm có học sinh khơng cùng trình độ.


-Đôi khi bài tập học sinh giỏi,khá hướng dẫn cho học sinh yếu theo cách
sai,làm học sinh yếu càng mơ hồ,yếu càng yếu hơn.Từ đó học sinh sẽ mất
niềm tin trong học tập,sẽ gây tâm trạng chán học,có thể bỏ học..
-Học sinh yếu khơng có cơ hội phát triển năng lực tư duy khi nhóm nhiều
học sinh giỏi phát biểu.
3.Chia nhóm ngẫu nhiên:Là cách chia nhóm bằng cách đếm số,phát
thẻ,rút thăm,sắp xếp theo màu sắc…
*Ưu điểm:
-Các nhóm ln ln mới sẽ đảm bảo mọi học sinh đều có thể hợp tác
chung nhóm với tất cả các học sinh khác.
-Thắc chặc tình đồn kết giữa các thành viên trong tập thể lớp học khi hợp
tác nhóm.
-Các nhóm khơng có sự tách biệt quá lớn do trình độ chênh lệch
-Học sinh yếu không tự ti khi không bị “phân biệt đối xử”.
-Các học sinh đều có cơ hội phát triển khả năng điều khiển nhóm như
nhau,khi tham gia vai trị nhóm trưởng.
*Nhược điểm:
-Khi thảo luận rất dễ xảy ra tranh luận giữa các trình độ khơng cân
xứng,khơng cùng sở thích với nhau.
-Vì chia nhóm ngẫu nhiên nên cũng có trường hợp nhóm tồn học sinh giỏi
hoặc nhóm tồn học sinh yếu,như vậy kết quả làm việc các nhóm tồn học

sinh yếu sẽ không cao nếu giáo viên ra cùng câu hỏi giữa các nhóm.
-Khó đánh giá năng lực của học sinh một cách chính xác,một số học sinh sẽ
có tính ỷ lại vào nhóm trưởng.

4.Chia nhóm theo địa bàn cư trú
*Ưu điểm:


-Học sinh có điều kiện hợp tác tốt vì các thành viên trong nhóm vì gần nhà
dễ trao đổi,có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau,học sinh mạnh
dạn hơn.
-Các thành viên dễ thông cảm với nhau,tinh thần hợp tác tích cực hơn các
cách chia nhóm khác,dễ hồn thành nhiệm vụ được giao.
-Tình cảm làng xóm càng thắt chặt hơn qua các thành viên
*Nhược điểm:
-Các học sinh trong địa phương này không hiểu phong tục,phương ngữ của
địa phương khác(học sinh khác chỗ ở, học cùng lớp),nên khó hợp tác với
nhóm khác để giúp lớp đi lên.
-Các học sinh của nhóm khơng học tập được các nhóm khác,khó có cơ hội
tiến bộ.Tinh thần đồn kết lớp sẽ khơng tốt.
III.Vai trị của nhóm trưởng

1.Nhóm trưởng thực hiện những nhiệm vụ gì trong giờ tập
đọc?
-Nắm bắt nhanh các nhiệm vụ phải thực hiện và có khả năng giải quyết tốt
các nhiệm vụ được giao.
-Điều hành các bạn trong nhóm thực hiện tuần tự,từng thao tác đê hoàn
thành nhiệm vụ.
-Điều hành và giám sát các bạn làm việc cá nhân,trình bày ý kiến riêng,thảo
luận thống nhất ý kiến.

-Nhắc nhở các bạn chưa tích cực học tập,khơng chú ý thực hiện nhiệm vụ
nhóm.
-Động viên những bạn tiến bộ,tích cực.
-Khi giải quyết nhiệm vụ khó khăn hoặc khó thống nhất,nhóm trưởng có thể
cử các bạn sang nhóm khác học hỏi hoặc đề nghị giáo viên can thiệp.


-Nhóm trưởng là người trợ giúp đắc lực cho giáo viên không không chỉ điều
hành và giám sát hoạt động nhóm mà cịn giúp đỡ những bạn học yếu
hơn,nhưng khơng được làm thay.
-Nhóm trưởng cũng phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập.
-Nhắc nhở thời gian để các thành viên hoạt động tích cực để hồn thành
nhiệm vụ của nhóm trong thời gian cho phép.
-Nhóm trưởng dẫn dắt buổi thảo luận,khuyến khích mọi thành viên trong
nhóm cùng tham gia;tránh các cuộc cãi vã tay đôi giữa các thành viên làm
hoạt động nhóm đi trệch hướng.

2.Vấn đề chọn bầu và bồi dưỡng nhóm trưởng
-Các học sinh trong nhóm phải thay nhau làm nhóm trưởng bắt đầu từ học
sinh giỏi nhất của nhóm.
-Em đầu tiên làm nhóm trưởng phải là học sinh vững vàng nhất trong
nhóm,giáo viên phải hướng dẫn để các nhóm trưởng biết nhiệm vụ của mình
trong giờ học.
-Giáo viên cũng phải quan tâm,nêu yêu cầu cao hơn cho nhóm trưởng,các
thành viên trong nhóm khi các em đã hồn thành nhiệm vụ.
-Giáo viên cũng cần cơng bố cho lớp biết ai tiến bộ,có cố gắng trong học tập
cũng sẽ được làm nhóm trưởng.
-Nhóm trưởng cũ sẽ giúp đỡ,hướng dẫn cho nhóm trưởng mới hồn thành
nhiệm vụ..Cứ như vậy cho đến khi tất cả các thành viên trong nhóm đều
được làm nhóm trưởng.

IV.Giáo án minh hoạ:
1.Thiết kế giáo án chi tiết cho bài: Kỳ diệu rừng xanh, thực
hiện dạy học theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
ở mức tối đa.


Thứ

ngày

tháng

năm

Mơn : Tập đọc
Bài :Kì

diệu rừng xanh

I.Mục tiêu
1.Đọc diễn cảm cả bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
-Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn do ảnh hưởng của
phương ngữ:loanh quanh,khổng lồ,miếu mạo,mang vàng,giẫm…
-Đọc trơi chảy tồn bài,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm
từ,nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
2.Hiểu được các từ khó trong bài:lúp xúp,ấm tích,tân kì,vượn bạc má,khộp,
con mang.
-Hiểu nội dung bài:Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng;tình cảm yêu
mến,ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(Trả lời được các câu
hỏi 1,2,4)

II.Đồ dùng dạy_học
-Ảnh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
-Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng;ảnh những cây nấm rừng;những mng thú
có tên trong bài:vượn bạc má,chồn sóc,hoẵng(mang)
-Phiếu học tập cho học sinh đọc nối tiếp nhóm 4
-8 thăm theo thứ tự từ 1-8 cử nhóm lên đọc bài trước lớp
-Phiếu học tập 6 tờ giấy A4 cho học sinh thảo luận nhóm theo kỹ thuật
“khăn trải bàn”.
-Bảng phụ viết sẵn Đ 1 cho HS luyện đọc diễn cảm.
III.Tiến trình dạy_học
A. Kiểm tra bài cũ
GV:Tiết tập đọc tuần rồi lớp ta học bài gì?


HS:Thưa cô,tiết tập đọc tuần rồi lớp ta học bài:Tiếng đàn Ba-la-lai-ca
trên sơng Đà.
GV mời:
HS1:Đọc thuộc lịng bài thơ: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà,cho
biết:Những chi nào trong bài thơ cho thấy cảnh trên công trường sông Đà
vừa tĩnh mịch vừa sinh động ?
(HS đọc thuộc lòng và trả lời:Đêm trăng tĩnh mịch nhưng lại sinh động
vì có tiếng đàn của cơ gái Nga,có dịng sơng lấp lống dưới ánh trăng và có
những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hố:cơng trường
say ngủ,tháp khoan ngẫm nghĩ,xe ủi,xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.)
GV:Gọi học sinh nhận xét,GV nhận xét đánh giá điểm.
HS2: Đọc thuộc lòng bài thơ: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sơng Đà,cho
biết em thích hình ảnh nào?Vì sao?
(HS đọc thuộc lịng và trả lời..ví dụ:Em thích hình ảnh “Chỉ cịn tiếng
đàn ngân nga-với một dịng sơng lấp lống sơng Đà” gợi lên sự gắn bó,hồ
quyện giữa học sinh con người với thiên nhiên,giữa ánh trăng với dịng

sơng)
GV:Gọi nhận xét, GV nhận xét đánh giá điểm.
GV:Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.
B. Dạy_học bài mới

1.Giới thiệu bài
GV hỏi:
-Các em đã đi rừng bao giờ chưa?(3,4 HS nối tiếp trả lời)
-Em cảm nhận được điều gì khi lên rừng?(3,4 HS nối tiếp trả lời,Ví
dụ :Rừng có rất nhiều cảnh đẹp;rừng có nhiều động vật…)
GV:Treo tranh minh hoạ:Hãy quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
(Tranh vẽ cảnh rừng xanh,nhiều cây tươi tốt..)


GV giới thiệu:Vẻ đẹp của rừng thật kì thú.Nếu một lần đi tham quan
hay có dịp lên rừng chúng ta mới thấy hết vẻ đẹp thanh bình nơi đây.Bài
học hơm nay sẽ đưa các em đến thăm khu rừng khộp rất kì thú.
GV:Ghi tựa bài lên bảng,gọi một vài học sinh nêu lại tên tựa bài.

2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
-GV:Yêu cầu một học sinh khá,giỏi đọc toàn bài.
-GV:Chia đoạn:
Đ 1:Từ đầu tới lúp xúp dưới chân
Đ 2:Từ Nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo
Đ 3:Phần cịn lại
*Đọc nối tiếp nhóm 4:
GV:Phát phiếu học tập cho nhóm 4 đọc nối tiếp mỗi học sinh một câu :
Nội dung phiếu học tập:
Đọc nối tiếp,mỗi học sinh một câu theo nhóm 4 đến hết bài.(Mỗi học

sinh đọc 1 lần)
(2học sinh bàn trước quay xuống bàn sau)
HS:Các nhóm 4 đọc nối tiếp theo yêu cầu trong phiếu,nhóm nào đọc
xong nhóm trưởng giơ tay báo hiệu.
GV:Theo dõi các nhóm đọc,hướng dẫn đọc theo lệnh trong phiếu.
*Đọc trước lớp:
-Đọc nối tiếp từng câu trong Đ 1:
GV:Bốc thăm cử một nhóm lên đọc trước lớp Đ 1 nối tiếp mỗi học sinh
một câu đến hết Đ 1.
HS:Nhận xét nhóm vừa đọc
GV:Yêu cầu nhóm khác cử 2 học sinh lên:học sinh1tìm từ chú giải có
trong Đ 1:”lúp xúp,ấm tích,tân kì”,học sinh 2 lần lượt đọc lời chú giải.


- Đọc nối tiếp từng câu trong Đ 2
GV:Bốc thăm cử một nhóm lên đọc trước lớp Đ 2 nối tiếp mỗi học sinh
một câu đến hết Đ 2.
HS:Nhận xét nhóm vừa đọc
GV:Yêu cầu nhóm khác cử 2 học sinh lên:học sinh1 tìm từ chú giải có
trong Đ 2:”vượn bạc má”,học sinh 2 đọc lời chú giải.
-Đọc nối tiếp từng câu trong Đ 3:
GV:Bốc thăm cử một nhóm lên đọc trước lớp Đ 3 nối tiếp mỗi học sinh
một câu đến hết Đ 3.
HS:Nhận xét nhóm vừa đọc
GV:Yêu cầu nhóm khác cử 2 học sinh lên:học sinh1 tìm từ chú giải có
trong Đ 3:”khộp,con mang”,học sinh 2 lần lượt đọc lời chú giải.
GV:Yêu cầu học sinh nhận xét cả nhóm đọc.
HS:Nhận xét 3 nhóm đọc
*Đọc theo đoạn:
GV:Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp mỗi bạn một đoạn.

HS:3 học sinh đọc theo yêu cầu.
HS:HS khác nhận xét 3 bạn đọc.
GV:Nhận xét học sinh đọc.
GV:Yêu cầu một học sinh đọc toàn bài.
HS:Một HS đọc toàn bài.
HS:Nhận xét bạn đọc.
GV:Nhận xét
GV:Hướng dẫn giọng đọc:Cần đọc bài này với giọng nhẹ nhàng,vừa đủ
nghe thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ với cảnh đẹp của khu rừng.GV đọc
mẫu toàn bài.


GV:Chia lớp thành 3 tổ theo 3 dãy,mỗi tổ chia thành 2 nhóm(GV phân
nhóm trưởng cho các nhóm,em đọc khá nhất làm nhóm trưởng).
HS:Ngồi theo nhóm
GV:Giao phiếu học tập cho từng nhóm,u cầu các nhóm trưởng điều
khiển nhóm mình theo yêu cầu trong phiếu:
Đọc nối tiếp đoạn theo hướng dẫn:trong 5 phút
-Mỗi học sinh đọc một đoạn,nối tiếp đến hết bài.
-Đổi lượt để đọc lại bài
(Đọc mỗi học sinh 2 lần)
HS:Đọc theo yêu cầu trong phiếu.
GV:Theo dõi các nhóm đọc nối tiếp.Hết thời gian,GV ra hiệu dừng đọc
cho các nhóm biết.Bốc thăm cử nhóm lên đọc nối tiếp mỗi HS một đoạn
đến hết.
GV:Yêu cầu một học sinh nhận xét nhóm vừa đọc.
HS:Một học sinh nhận xét nhóm vừa đọc.
GV:Nhận xét,yêu cầu một nhóm khác đọc lần 2.
HS:Nhận xét
b)Tìm hiểu bài:

GV:Chia lớp thành 3 tổ theo 3 dãy,mỗi tổ chia thành 2 nhóm(GV phân
nhóm trưởng cho các nhóm,em đọc khá nhất làm nhóm trưởng)
GV:Phát giấy A4,bút lơng,phiếu học tập cho các nhóm.
Nội dung phiếu học tập của 2 nhóm Tổ 1:
Đọc thầm đoạn 1:
Suy nghĩ cá nhân và ghi câu trả lời cho câu hỏi:Những cây nấm rừng
đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?Nhờ những liên tưởng
ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?vào phần “khăn” của mình.
Nội dung phiếu học tập của 2 nhóm Tổ 2:


Đọc thầm đoạn 2:
Suy nghĩ cá nhân và ghi câu trả lời cho câu hỏi:Những muông thú
trong rừng được miêu tả như thế nào?Sự có mặt của chúng
mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?vào phần “khăn” của mình.
Nội dung phiếu học tập của 2 nhóm Tổ 3:
Đọc thầm đoạn 3:
Suy nghĩ cá nhân và ghi câu trả lời cho câu hỏi:Hãy nói cảm nghĩ
của em khi đọc bài văn này?vào phần “khăn” của mình.
HS:Mỗi học sinh của mỗi nhóm ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung
quanh,cá nhân học sinh tập trung vào câu hỏi ghi câu trả lời vào phần khăn
của mình
-Các nhóm thảo luận,thống nhất câu trả lời ghi vào phần chính giữa của
“khăn”.
*Trả lời câu 1:
GV:Mời :
-Đại diện nhóm của Tổ 1 trả lời:
+Tác giả thấy vạt nấm rừng như thành phố nấm;mỗi chiếc nấm như một
lâu đài kiến trúc tân kì;bản thân tác giả như một người khổng lồ đi lạc
vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài,miếu

mạo,cung điện lúp xúp đưới chân.
+Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn,thần bí
như trong truyện cổ tích.
-Đại diện nhóm cịn lại của Tổ 1 nhận xét.
GV:Nhận xét
GV:Dựa vào nội dung câu 1 hãy cho biết tác giả muốn nói gì qua Đ 1 ?
HS:Học sinh suy nghĩ trả lời:Những sự vật trong rừng rất kì dị và thú vị.


GV Nhận xét,yêu cầu một học sinh lặp lại.GV ghi nội dung Đ 1 lên bảng.
*Trả lời câu 2:
GV :Mời:
-Đại diện nhóm của Tổ 2 trả lời:
+Những mng thú trong rừng được tác giả miêu tả:Những con vượn bạc
má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chóp.Những con chồn sóc với
chùm lơng đi to đẹp vút qua khơng kịp đưa mắt nhìn theo.Những con
mang vàng đang ăn cỏ non.
+Sự xuất hiện thoắt ẩn,thoắt hiện của chúng làm cho cảnh rừng trở nên
sống động,đầy những điều bất ngờ và kì thú.
-Đại diện nhóm cịn lại của Tổ 2 nhận xét.
GV:Nhận xét
GV:Dựa vào nội dung câu 2 hãy cho biết tác giả muốn nói gì qua Đ 2?
HS:Học sinh suy nghĩ trả lời: Sự xuất hiện của muông thú trong rừng làm
cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
GV:Nhận xét,cho một học sinh lặp lại.GV ghi nội dung Đ 2 lên bảng lớp.
* GV :Mời:
-Đại diện nhóm của Tổ 3trả lời:
+Một vài học sinh đại diện trả lời:Em thấy cảnh rừng tác giả miêu tả thật
đẹp,thú vị,em rất muốn một lần đi tới rừng..
GV:Hãy suy nghĩ và cho biết tác giả muốn nhắn gửi tới chúng ta điều gì qua

Đ 3?
HS:Trả lời:Một khu rừng đẹp với nền vàng đặc trưng.
GV:Nhận xét,kết luận,cho một học sinh lặp lại.GV ghi nội dung Đ 3 lên
bảng.
GV:Hãy dựa vào nội dung chính của 3 đoạn nêu lên điều mà tác giả muốn
gửi tới chúng ta?


HS:Suy nghĩ trả lời:Tác giả ngưỡng mộ trước cảnh đẹp của khu rừng.
GV:Nhận xét,kết luận:Qua bài này ta cảm nhận được tình cảm và sự
ngưỡng mộ của tác giả trước cảnh đẹp của khu rừng.
HS:Lặp lại nội dung bài.
c)Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm Đ 1:
GV:Yêu cầu một học sinh đọc lại toàn bài
(Một học sinh đọc,một vài học sinh nhận xét)
GV:Nhận xét,,hướng dẫn đọc diễn cảm Đ 1
GV:Treo bảng phụ viết sẵn Đ 1,hướng dẫn học sinh gạch chân những từ ngữ
chỉ sự vật làm cho khu rừng thêm kì thú trong SGK:loanh quanh,nấm dại,lúp
xúp,ấm tích,màu sặc sỡ,rực lên,lâu đài,kiến trúc,kinh đơ của vương quốc
những người tí hon,lúp xúp.
(HS gạch theo yêu cầu)
GV:Đọc mẫu,nhấn giọng những từ ngữ đã gạch chân(yêu cầu học sinh nhìn
lên bảng)
GV:Yêu cầu 2 HS nhìn lên bảng đọc diễn cảm lại (2HS đọc,2 HS khác nhận
xét)
HS:Nhìn lên bảng đọc diễn cảm nhóm 2,một bạn đọc một bạn theo dõi,nhận
xét.Đổi lượt đọc lại.
GV:Yêu cầu một nhóm đứng lên đọc diễn cảm trước lớp(2 HS đọc,2 HS
nhận xét)
GV:Nhận xét

GV chia lớp thành 2 đội:Mỗi dãy cử một bạn ra thi đọc.(2 HS thi đọc diễn
cảm,2 học sinh 2 đội nhận xét chéo nhau)
GV:Nhận xét,khen thưởng(lớp tuyên dương)

3.Củng cố,dặn dò


-Tác giả thể hiện tình cảm gì qua bài này?(Tình cảm yêu mến,ngưỡng mộ
trước cảnh đẹp của rừng)
-Một học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
GV:Về đọc lại bài,trả lời lại các câu hỏi đã học,chuẩn bị bài sau:Trước cổng
trời.
2. Thiết kế giáo án chi tiết cho bài: Trước cổng trời, thực hiện
dạy học theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ở mức
tối đa.
Thứ

ngày

tháng

năm

Mơn : Tập đọc
Bài :Trước

cổng trời

I.Mục tiêu
1.Biết đọc diễn cảm cả bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của

thiên nhiên vùng cao nước ta.
-Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương
ngữ:giữa,khoảng trời,gió thoảng,ngút ngát,cỏ hoa,ngân nga,ngút ngàn,ráng
chiều…
-Đọc trơi chảy tồn bài,ngắt nghỉ hơi đúng sau giữa các cụm từ,khổ thơ,nhấn
giọng ở những từ ngữ gợi tả.
-Đọc diễn cảm toàn bài thơ.
2.Hiểu được các từ khó trong bài:nguyên sơ,vạt nương,tuồn,sương giá,áo
chàm,nhạc ngựa,thung…
-Hiểu nội dung bài:Ca ngợi vẻ đẹp thơ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng
núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
(Trả lời được các câu hỏi 1,3,4;học thuộc lòng những câu thơ em thích)
II.Đồ dùng dạy_học


-Ảnh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa trang 80(phóng to nếu có điều
kiện).
-Tranh ảnh về thiên nhiên,cuộc sống của người dân vùng cao(nếu có)
-Phiếu học tập cho học sinh đọc nối tiếp nhóm 4
-8 thăm theo thứ tự từ 1-8 cử nhóm lên đọc bài trước lớp
-Phiếu học tập 6 tờ giấy A4 cho học sinh thảo luận nhóm theo kỹ thuật
“khăn trải bàn”.
-Bảng phụ viết sẵn Đ 2 cho học sinh luyện đọc diễn cảm.
III.Tiến trình dạy_học
A.Kiểm tra bài cũ
GV:Tiết tập đọc vừa rồi lớp ta học bài gì?
HS:Thưa cơ,tiết tập đọc vừa rồi lớp ta học bài:Kì diệu rừng xanh.
GV :Trước khi vào bài mới,để xem các em về nhà có đọc bài lại,trả lời
lại các câu hỏi đã học không,cô mời:
HS1:Đọc Đ 1 và cho biết: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có

những liên tưởng thú vị gì?Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp
thêm như thế nào?
(HS đọc Đ 1 và trả lời:
+Tác giả thấy vạt nấm rừng như thành phố nấm;mỗi chiếc nấm như một
lâu đài kiến trúc tân kì;bản thân tác giả như một người khổng lồ đi lạc
vào kinh đơ của vương quốc những người tí hon với những đền đài,miếu
mạo,cung điện lúp xúp đưới chân.
+Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn,thần bí
như trong truyện cổ tích.)
GV:Gọi học sinh nhận xét,GV nhận xét đánh giá điểm.
HS 2: Đọc Đ 2 và cho biết: Những muông thú trong rừng được miêu
tả như thế nào?Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?


(HS đọc Đ 2 và trả lời:
+Những muông thú trong rừng được tác giả miêu tả:Những con vượn bạc
má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chóp.Những con chồn sóc với
chùm lơng đi to đẹp vút qua khơng kịp đưa mắt nhìn theo.Những con
mang vàng đang ăn cỏ non.
+Sự xuất hiện thoắt ẩn,thoắt hiện của chúng làm cho cảnh rừng trở nên
sống động,đầy những điều bất ngờ và kì thú.)
GV:Gọi nhận xét, GV nhận xét đánh giá điểm.
GV:Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.
B.Dạy_học bài mới

1.Giới thiệu bài
GV:Treo tranh minh hoạ:Hãy quan sát tranh và cho biết tranh vẽ khung
cảnh ở đâu?Em thấy cảnh nơi đây như thế nào?(HS quan sát tranh và trả
lời:Tranh vẽ cảnh những thửa ruộng bậc thang,rừng núi ở vùng
cao.Cảnh nơi đây rất đẹp,trong lành và yên tĩnh.)

GV giới thiệu:Nước Việt Nam ta ở đâu cũng có cảnh đẹp,mỗi miền quê
đều có mỗi cảnh sắc,vẻ đẹp riêng.Bài thơ “Trước cổng trời”sẽ đưa
chúng ta đi tham quan con người và cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của
một vùng núi cao.
GV:Ghi tựa bài lên bảng,gọi một vài học sinh nêu lại tên tựa bài.

2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
-GV:Yêu cầu một học sinh khá,giỏi đọc toàn bài.
-GV:Chia đoạn:
Đ 1:Từ đầu tới trên mặt đất?
Đ 2:Từ Nhìn ra xa đến như hơi khói..



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×