TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản
của Việt Nam sang thị trường Liên minh
châu Âu
LÊ THỊ HẰNG
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thúc Hương Giang
Viện:
Quản lý kinh tế
HÀ NỘI, 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản
của Việt Nam sang thị trường Liên minh
châu Âu
LÊ THỊ HẰNG
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thúc Hương Giang
Viện:
Quản lý kinh tế
Chữ ký của GVHD
HÀ NỘI, 2020
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh
châu Âu
Học viên: Lê Thị Hằng
Mã số đề tài: 17AQLKT-CBCT04
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúc Hương Giang
Giáo viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Lê Thị Hằng
Đề tài luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
thị trường Liên minh châu Âu
Chuyên ngành: Quản lí kinh tế
Mã số SV: CA170045
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 12/05/2020
với các nội dung sau:
Viết lại mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu cho
phù hợp với nội dung
Sửa lại các biểu đồ, hình vẽ và tên nên đặt bên dưới hình, biểu đồ
Những vấn đề khác cân nhắc sửa theo góp ý của Hội đồng
Ngày
Giáo viên hướng dẫn
tháng 05 năm 2020
Tác giả luận văn
Lê Thị Hằng
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Lời cảm ơn
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cô trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tơi trong q trình học tập.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thúc Hương Giang đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tịi, nghiên cứu để hồn thiện luận
văn, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những
đóng góp tận tình của q thầy cơ và các bạn.
Trân trọng cảm ơn.
Tóm tắt nội dung luận văn
Luận văn trình bày cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang
thị trường Liên minh châu Âu (EU). Luận văn cũng phân tích thực trạng xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn
2013-2018 và vai trò của Bộ Cơng Thương từ đó đề xuất các giải pháp đối với Bộ
Công Thương thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên
minh châu Âu (EU) trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực
HỌC VIÊN
Ký và ghi rõ họ tên
Lê Thị Hằng
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) ......................................................................... 10
1.1. Một số vấn đề chung về xuất khẩu nông sản ............................................................... 10
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu........................................................................... 10
1.1.2. Nông sản và xuất khẩu nông sản ............................................................................... 14
1.2. Một số vấn đề lý luận về thúc đẩy xuất khẩu nông sản .............................................. 16
1.2.1. Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu nông sản ................................................................... 16
1.2.2. Vai trị của thúc đẩy xuất khẩu nơng sản .................................................................. 16
1.2.3. Chính sách của nhà nước thúc đẩy xuất khẩu nơng sản của một quốc gia sang một thị
trường mục tiêu ................................................................................................................... 17
1.2.4. Một số tiêu chí đánh giá kết quả thúc đẩy xuất khẩu nông sản ................................. 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang một thị trường ..... 19
1.3.1. Môi trường kinh doanh quốc tế, việc tham gia và thực thi cam kết trong các Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình là Hiệp định EVFTA.................................... 19
1.3.2. Chính sách nhập khẩu của thị trường nhập khẩu ...................................................... 20
1.3.3. Nhân tố từ phía cung nơng sản của nước xuất khẩu.................................................. 21
1.3.4. Nhân tố từ phía cầu nơng sản của nước nhập khẩu ................................................... 25
1.4. Bài học kinh nghiệm trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của một số nước
sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) ........................................................................... 26
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................................... 26
1.4.2. Kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ ................................................................................... 28
1.4.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Phi .............................................................. 29
1.4.4. Kinh nghiệm của Thái Lan ........................................................................................ 30
1.4.5. Bài học cho Việt Nam ............................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) GIAI ĐOẠN 2013-2018 VÀ VAI TRỊ CỦA
BỘ CƠNG THƯƠNG ................................................................................................................ 37
2.1. Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam - EU và vai trị của Bộ Cơng Thương
................................................................................................................................................. 37
2.1.1. Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam - EU ................................................... 37
2.1.2. Giới thiệu về Bộ Công Thương Việt Nam và vai trị của Bộ trong thúc đẩy xuất khẩu
nơng sản .............................................................................................................................. 43
2.2. Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2013-2018 ............................................................................................................................... 46
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường EU
giai đoạn 2013-2018............................................................................................................ 46
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị
trường EU giai đoạn 2013-2018.......................................................................................... 58
2.3. Thực trạng một số nhân tố tác động đến công tác thúc đẩy xuất khẩu nông sản của
Việt Nam sang thị trường EU của Bộ Công Thương ......................................................... 62
2.3.1. Môi trường kinh doanh quốc tế, việc tham gia và thực thi cam kết trong các Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình là Hiệp định EVFTA.................................... 62
i
2.3.2. Chính sách thương mại, tiêu chuẩn của thị trường EU đối với nông sản nhập khẩu 62
2.3.3. Nhân tố từ phía cung nơng sản của Việt Nam - nước xuất khẩu ............................... 66
2.3.4. Nhân tố từ phía cầu nơng sản của EU (thị trường nhập khẩu) .................................. 83
2.4. Đánh giá chung về thúc đẩy xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang EU........................... 91
2.4.1. Những thành tựu, kết quả đạt được và nguyên nhân ................................................. 91
2.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 94
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHO BỘ CÔNG THƯƠNG NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA CÓ HIỆU LỰC .................................................. 102
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt
Nam sang EU ....................................................................................................................... 102
3.1.1. Bối cảnh quốc tế tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU ....................... 102
3.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................................ 108
3.2. Quan điểm, định hướng thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường
EU ......................................................................................................................................... 119
3.2.1. Quan điểm ............................................................................................................... 119
3.2.2. Định hướng ............................................................................................................. 120
3.3. Một số giải pháp đối với Bộ Công Thương nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của
Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu ................................................................. 121
3.3.1. Hồn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Liên
minh châu Âu .................................................................................................................... 121
3.3.2. Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông sản xuất khẩu với EU trong bối cảnh
thực thi hiệp định EVFTA ................................................................................................. 124
3.3.3. Tiếp tục rà sốt, hồn thiện các chính sách đối với kiểm nghiệm an tồn thực phẩm
........................................................................................................................................... 128
3.3.4. Giải pháp khác ......................................................................................................... 129
3.4. Một số đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ ngành và doanh nghiệp, hiệp hội
nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu
............................................................................................................................................... 131
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành ....................................................................... 131
3.4.2. Kiến nghị với doanh nghiệp và hiệp hội.................................................................. 137
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 145
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 149
Phụ lục 1. Những nội dung chính của Hiệp định EVFTA ............................................... 149
Phụ lục 2. Một số tiêu chuẩn bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tại thị trường EU .. 151
Phụ lục 3. Một số thông tin về xuất nhập khẩu nông sản tại thị trường EU năm 2018 152
Phụ lục 4. Quy định của Việt Nam về trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương155
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh
Viết tắt
Giải nghĩa tiếng Anh
ASEAN Association
Nations
of
Southeast
BRC
British Retailer Consortium
CEPT
Common
Tariff
Effective
Giải nghĩa tiếng Việt
Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực
phẩm của Hiệp hội bán lẻ Anh
Preferential Chương trình ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung
C/O
Certificate of Origin
Chứng nhận xuất xứ
EU
European Union
Liên minh châu Âu
EVFTA EU - Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - Liên minh châu Âu
FAO
Food and Agriculture Organization Tổ chức Nông lương của Liên hợp
of the United Nations
quốc
FDI
Foreign direct investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
FSSC
22000
Food Safety System Certification
Chứng nhận hệ thống an toàn thực
phẩm
GAP
Good Agricultural Practices
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
GDP
Gross domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
Generalized System of Preferences
Hệ thống ưu đãi chung
HACCP Hazard Analysis and Critical Control Hệ thống phân tích mối nguy và
Points
điểm kiểm sốt tới hạn
IFS
International Food Standard
Hệ thống các tiêu chuẩn thực phẩm
quốc tế
IMF
International monetary Fund
Tổ chức tiền tệ quốc tế
ISO
International
Organization
ITC
International Trade Centre
Trung tâm thương mại quốc tế
MFN
Most Favoured Nation
Ưu đãi tối huệ quốc
RCA
Revealed Comparative Advantage
Chỉ số lợi thế cạnh tranh
RTAs
Regional Trading Arrangements
Thỏa thuận thương mại khu vực
SMEs
Small and
enterprises
SPS
Standardization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
medium
Sanitary and Phytosanitary
-
sized Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vệ sinh và Kiểm dịch Động thực
iii
vật
TBT
Technical barriers to trade
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
USD
United States dollar
Đồng đô la Mỹ
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
WTO
2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt
Giải nghĩa tiếng Việt
Viết tắt
ATTP
An toàn thực phẩm
BCT
Bộ Cơng Thương
BTC
Bộ Tài chính
DN
Doanh nghiệp
GTGT
Giá trị gia tăng
HTX
Hợp tác xã
KH&CN
Khoa học & Cơng nghệ
NĐ-CP
Nghị định Chính phủ
VND
Việt Nam đồng
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
XNK
Xuất nhập khẩu
XTTM
Xúc tiến thương mại
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Tên, thứ tự bảng, hình
Trang
Bảng 2.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2011 –
2018
31
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo châu lục, khối
nước và một số thị trường lớn năm 2018
32
Bảng 2.3. Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU
33
Bảng 2.4. Một số mốc lớn trong quan hệ Việt Nam – EU
34
Bảng 2.5. KNXK nông sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 20132018
40
Bảng 2.6. KNXK nông, thủy sản của Việt Nam sang 6 thị trường lớn năm
2018
41
Bảng 2.7. Xếp hạng đối tác thương mại lớn của EU trong nơng sản
43
Hình 2.1. Tỷ trọng các mặt hàng nơng sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU
năm 2018
44
Bảng 2.8. Top 20 mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU giai
đoạn 2013-2018
45
Bảng 2.9. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU phân theo mã HS 2 số giai đoạn 2014-2018
46
Bảng 2.10. Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang EU phân theo mã HS giai
đoạn 2013-2018
48
Bảng 2.11. Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang EU theo mã HS giai đoạn
2013-2018
52
Hình 2.2. Xuất nhập khẩu nơng sản của EU-28 phân theo nhóm hàng, năm
2018
80
Hình 2.3. Xuất nhập khẩu nơng sản của EU-28 theo đối tác chính, năm 2018
81
Bảng 3.1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
100
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên minh châu Âu (EU) với 28 nước thành viên có tổng dân số khoảng
516 triệu người là khu vực kinh tế thịnh vượng, GDP chiếm khoảng 23% GDP
danh nghĩa thế giới, thu nhập bình quân đầu người lên tới 40.890 USD/
người/năm. Với quy mô, dung lượng thị trường lớn, EU trở thành khu vực có nhu
cầu nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ khắp các nước trên thế giới, trong đó mặt
hàng nơng sản có tiềm năng tiêu thụ lớn tại khu vực này.
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) nông sản Việt Nam
tăng nhanh, đạt 40 tỷ USD năm 2018. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện
đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Nơng sản của Việt Nam đã
có mặt tại hơn 190 thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường đạt giá trị
cao như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trong đó, EU là một trong những thị
trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng đồng
châu Âu vào tháng 10/1990, và đặc biệt trong những năm gần đây quan hệ
thương mại Việt Nam - EU không ngừng phát triển. Theo thống kê của Bộ Công
Thương, EU hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và là đối tác thương mại
lớn thứ 4 của Việt Nam trên thế giới với tăng trưởng thương mại giai đoạn 20002015 đạt 20% và giai đoạn 2015-2018 đạt 10%.
Cơ cấu hàng hóa giữa Việt Nam và EU mang tính bổ sung. Việt Nam xuất
khẩu sang EU các sản phẩm hàng tiêu dùng gồm: máy tính, điện thoại và linh
kiện, dệt may, giày dép và nông thủy sản. Năm 2018, tổng kim ngạch XK của
Việt Nam sang thị trường EU đạt 41.986 triệu USD trong đó, nơng thủy sản
chiếm khoảng 9,59%.
Với mức tăng trưởng KNXK binh quân khoảng 6%/năm giai đoạn 20132018, nông sản hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam
sang EU. KNXK nông thủy sản năm 2018 sang thị trường Liên minh châu Âu
(EU) ước tính đạt 3664 triệu Euro, tương đương khoản 3.919,3 triệu USD, tương
đương 12,8% tổng KNXK nông sản của Việt Nam. Kết quả này góp phần tạo kỷ
lục xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đã đưa Việt Nam đứng thứ 15 trên thế
giới. Điều đó đã một lần nữa khẳng định vị thế cường quốc về xuất khẩu nông
sản trên thế giới của Việt Nam, mặc dù trong bối cảnh thị trường thế giới năm
2018 có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng
và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn của Việt Nam
1
bao gồm Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đối với các sản phẩm
nông nghiệp nhập khẩu.
Nông sản Việt Nam là mặt hàng có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Châu
Âu. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh được chất lượng sản
phẩm đáp ứng được yêu cầu của EU, phù với thị hiếu của người dân EU, đã có
nhiều nơng sản Việt được ưa chuộng tại thị trường khó tính này như hạt điều, cà
phê, rau củ, thanh long, vải... 10 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 4,3 tỷ
USD nông sản vào EU, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2017. EU hiện là một
trong hai đối tác quan trọng nhất của Việt Nam về thương mại và đầu tư và cũng
là một trong những thị trường chính của nơng sản Việt Nam, đặc biệt là thủy sản
và cà phê. Đồng thời cũng ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp của EU được
nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Những mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu
chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này là thủy sản, cà phê và hạt điều. Bên
cạnh đó, rau quả (tươi và chế biến) cũng là mặt hàng có tiềm năng và đang tăng
về kim ngạch. 1
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết ngày
30/06/2019 được kỳ vọng giúp tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này
sang EU trong thời gian tới. Theo Bộ Công Thương, EVFTA là cơ hội lớn đối
với xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam do thuế suất được giảm
sâu ngay từ những năm đầu tiên. EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào
năm 2025 và 44,37% vào năm 2030. Hiệp định cũng mở ra cơ hội lớn cho các
doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng với 508 triệu
dân. Theo đó, trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, gần như tồn bộ 100% biểu
thuế và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập
khẩu sau một lộ trình ngắn (tối đa là 7 năm). Cho đến nay, đây là mức cam kết
cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký
kết. Riêng đối với các mặt hàng nông sản, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng,
các nước châu Âu sẽ cắt giảm thuế quan về 0% lần lượt năm đầu tiên và sau 10
năm là 74,6% và 97,3% số dịng thuế nơng nghiệp cam kết. Nhiều mặt hàng của
Việt Nam sẽ được giảm thuế về 0% như các sản phẩm từ hạt... Đối với mặt hàng
rau củ quả, EU cũng cam kết xóa bỏ thuế khi EVFTA có hiệu lực. Đối với thuỷ
sản, khoảng 50% số dịng thuế sẽ được xố bỏ, 50% dịng thuế cịn lại cũng sẽ
được xố bỏ trong lộ trình 5-7 năm.
/>1
2
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức khác nhau
từ giá cả đến nhu cầu, đặc biệt là nâng cao tiêu chuẩn khắt khe đối với nơng sản
nhập khẩu của các thị trường xuất khẩu chính, trong đó có EU. Đặc biệt là thị
trường Liên minh châu Âu vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác
nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời dự thảo các quy định mới về các chất sử dụng
trên sản phẩm giống cây trồng,… Ngoài yêu cầu cao về chất lượng hàng hố, EU
cịn áp dụng nhiều quy định về nhập khẩu hàng hoá trong khi xuất khẩu hàng
nơng sản của Việt Nam có giá trị gia tăng chưa cao, còn manh nhún trong sản
xuất, khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu thấp...
Giai đoạn vừa qua, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam
đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu và xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào
thị trường EU. Nhiều chính sách đã được áp dụng và mang lại kết quả khả quan.
Trong đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương (gồm xuất
nhập khẩu), Bộ Cơng Thương là cơ quan đóng vai trò chủ đạo trong các vấn đề
thương mại quốc tế, là cơ quan đầu mối giúp chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về ngoại thương, cùng với sự phối hợp tham gia của nhiều Bộ, ngành khác
trong giải quyết các vấn đề liên quan.
Trong thời gian tới, mục tiêu xuất khẩu nông sản vào thị trường EU tiếp
tục được kỳ vọng tăng lên.
Như vậy, thời gian tới, hiệp định EVFTA có hiệu lực mang lại nhiều cơ
hội đồng thời đặt ra những thách thức đối với xuất khẩu nói chung và xuất khẩu
nơng sản nói riêng vào thị trường EU, một thị trường có dung lượng lớn và cịn
nhiều dư địa để xuất khẩu. Bên cạnh đó là bối cảnh kinh tế - xã hội khu vực và
thế giới có nhiều biến động khó lường, tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến
nhanh và tiêu cực, ,... có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu nông sản. Tình
hình thực tế và bối cảnh trong thời gian tới đặt ra địi hỏi phải có những chính
sách, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả hơn nữa để có thể đạt được mục tiêu
đề ra.
Do đó, tác giả lựa chọn đề tài Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của
Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn sâu sắc nhằm phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt
Nam vào EU trong thời gian qua và đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp,
kiến nghị nhằm thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu nông sản vào thị trường này trong
bối cảnh hiệp định EVFTA có hiệu lực trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
3
Trong nước và trên thế giới thời gian qua đã có một số nghiên cứu về xuất
khẩu và xuất khẩu nơng sản sang thị trường EU. Trong đó có một số nghiên cứu
tiêu biểu.
- Một số nghiên cứu về xuất khẩu và xuất khẩu nơng sản, chính sách
xuất khẩu nơng sản
+ Luận án Tiến sỹ “Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ở Việt
Nam trong hội nhập quốc tế” (2017) của tác giả Nguyễn Thị Phong Lan, Học
viện CTQG Hồ Chí Minh, đã khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn của Quản lý
nhà nước đối với xuất khẩu nông sản trong hội nhập quốc tế; Phân tích thực trạng
quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế
và đưa ra Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xuất
khẩu nông sản ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế
+ Trong luận án Tiến sỹ “Chính sách tiêu thụ nơng sản Việt Nam trong
quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới” (2013) của tác
giả Vũ Văn Hùng, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã (1) xây dựng khung lý
thuyết về chính sách tiêu thụ nơng sản trong quá trình thực hiện các cam kết với
WTO (2) Phân tích thực trạng tiêu thụ nơng sản và đánh giá chính sách tiêu thụ
nơng sản Việt Nam trước và sau gia nhập WTO, chỉ ra thành tựu và hạn chế,
nguyên nhân của hạn chế; (3) Phân tích những xu hướng mới của thị trường nông
sản thế giới để từ đó đưa ra một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm hồn
thiện chính sách tiêu thụ nơng sản VNtrong quá trình thực hiện các cam kết với
WTO.
+ Trong Luận án Tiến sỹ “Lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản
sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” (2011) của Trần Hoa
Phượng đã khảo sát, đánh giá thực trạng phát huy những lợi thế của nông sản
xuất khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO, chỉ ra nguyên nhân của việc chưa
phát huy được những lợi thế đó; đề xuất quan điểm và giải pháp để hạn chế
nhược điểm và phát huy hiệu quả những lợi thế trong thời gian tới.
+ Trong công trình “Chính sách xuất khẩu nơng sản Việt Nam: Lý luận và
thực tiễn” (2007), NXB Chính trị Quốc gia của tác giả Trịnh Thị Ái Hoa đã đề
cập đến những cơ sở lý luận của chính sách xuất khẩu nơng sản, thực trạng tác
động của chính sách xuất khẩu nơng sản Việt Nam từ năm 1989 đến 2007; các
giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong chính sách xuất khẩu
nông sản hiện hành, bao gồm những vấn đề liên quan đến các cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam.
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp về tổ chức
và hoạt động của các hiệp hội ngành hàng “nông sản xuất khẩu” Việt Nam”
4
(2007) của Bộ NN&PTNT do TS. Nguyễn Đình Long làm chủ nhiệm. Đề tài đã
đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và các hình thức hoạt động
của các hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu; phân tích bản chất, vai trị và tổ
chức của hiệp hội trong cơ chế thị trường; đề xuất các giải pháp, nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành hàng “nông sản xuất khẩu” trong thời
gian tới trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế.
- Một số nghiên cứu về thị trường nông sản EU, xuất khẩu và thúc đẩy
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
+ Một số nghiên cứu về thị trường nông sản EU:
Cơ quan thống kê Châu Âu (2018), Thống kê về Nông lâm, thủy sản của
EU. Cuốn Niên giám cung cấp những thông tin cơ bản về sản xuất của ngành
trồng trọt, về sản phẩm ngành chăn nuôi, ngành thủy hải sản và thương mại đối
với sản phẩm nơng sản của EU nói chung và từng quốc gia trong liên minh nói
riêng.
Chính phủ Hà Lan, Trung tâm hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát
triển (2019), Báo cáo 2019 về nghiên cứu thị trường EU.
The Centre for the Promotion of Imports from developing countries - CBI
(2016), What requirements should fresh fruit or vegetables comply with to be
allowed on the European market?, trong đó nội dung đề cập đến các quy định
nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng rau quả
tươi nhập khẩu vào thị trường các nước thành viên EU nhằm cung cấp thông tin
hướng dẫn cho các nhà xuất khẩu nông sản thuộc các nước đang phát triển.
European Commission (2016), EU Agricultural Outlook - Prospects for
EU agricultural markets and income 2015-2025, trong đó nghiên cứu triển vọng
thị trường nơng sản EU đến năm 2025, các yếu tố về thu nhập, thị hiếu, xu hướng
tiêu dùng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ đối với một số sản phẩm nông nghiệp
chủ yếu.
+ Viện Nghiên cứu Châu Âu (2018), Nâng cao khả năng xuất khẩu một số
sản phẩm chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu đến năm
2025, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật. Hai tác giả Hoa Hữu Cường và Nguyễn
An Hà đã nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong nâng cao khả
năng xuất khẩu sản phẩm chủ lực, phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu sản
phẩm chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu giai đoạn 20062017. Từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý
nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong nâng cao khả năng xuất
khẩu của sản phẩm chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn đến 2025.
5
+ Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Cơng Thương (2017), Nghiên
cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường
Liên minh châu Âu (EU) tronh điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – Liên minh châu Âu (FTA VN-EU), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, Bộ Công Thương. Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu nơng sản sang thị
trường Liên minh châu Âu, trong đó lựa chọn một số nơng sản chủ yếu, có tiềm
năng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu. Nghiên cứu thị
trường nông sản EU 28, thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị
trường EU 28 giai đoạn 2012 - 2016; Các đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm
thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam thời gian tới năm 2025.
+ Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Cơng Thương (2019), Nghiên
cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt
Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Công Thương. Đề tài nghiên
cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng
rau quả của Việt Nam sang thị trường EU, đánh giá thực trạng chính sách sách
nhập khẩu và khả năng đáp ứng các quy định về nhập khẩu đối với mặt hàng rau
quả của Việt Nam sang thị trường EU và đề xuất một số giải pháp, chính sách
nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường
EU thời gian tới.
+ CIEM (2015), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện thủ tục hành chính
đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thuộc Chương trình trợ giúp kỹ thuật của Dự
án USAID GIG. Báo cáo đã đưa ra những đánh giá về nhiều vấn đề liên quan đến
xuất, nhập khẩu như chỉ số thương mại qua biên giới; lĩnh vực thủ tục hải quan;
vấn đề quản lý chuyên ngành, trong đó có những đánh giá về vấn đề chính sách
liên quan đến Bộ Cơng Thương.
+ Trong cơng trình “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang thị trường Châu Âu” (2004), NXB Lý luận chính trị của tác giả Vũ Chí
Lộc đã giới thiệu và phân tích vị trí của thị trường châu Âu hoạt động xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam; phương án xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam sang thị trường châu Âu và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.
+ Trong thời gian gần đây cũng có rất nhiều các bài viết đăng trên các tạp
chí về tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh
châu Âu (EU), có thể kể đến bài viết “Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị
trường Liên minh châu Âu (EU): Thực trạng và giải pháp” (2017) của tác giả
Đặng Thị Huyền Anh, Học viện Ngân hàng trên tạp chí Cơng Thương. Tác giả đã
6
tổng hợp và phân tích thực trạng xuất khẩu nơng sản Việt Nam sang thị trường
Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2013 đến 2016, tác giả cũng đã chỉ ra những
thuân lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu nông sản của VIệt Nam sang EU
đồng thời đề xuất những giải pháp như: (1) Giải pháp về công nghệ và quản lý
chất lượng, (2) Giải pháp về nhân lực; (3) Giải pháp về vốn và huy động vốn; (4)
Giải pháp về thị trường, xây dựng thương hiệu và lưu thơng phân phối; (5) Giải
pháp về cơ chế chính sách.
+ Gần đây nhất là trong bài viết “Xuất khẩu nông sản sang EU: Cơ hội
song hành cùng thách thức” (2018) của tác giả Ánh Ngọc đăng trên tạp chí Kinh
tế và Đô thị (số tháng 12/2018), trong bài viết của mình tác giả đã chỉ ra nơng sản
Việt Nam có cơ hội vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) nhất là khi Hiệp
định thương mại Việt Nam – EU có hiệu lực. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu,
Việt Nam cần nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, chất
lượng của thị trường.
- Nghiên cứu về EVFTA và tác động đến Việt Nam
World Trade Insstitute (2016), Vietnam - EU FTA: Impact and Policy
Implications for Vietnam, trong đó phân tích tác động của các cam kết trong Hiệp
định EVFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam - EU và đề xuất một số chính
sách cho Việt Nam.
MUTRAP (2015), Sổ tay chính sách thương mại của Liên minh châu Âu
(EU), giới thiệu chính sách thương mại chung của Liên minh châu Âu và chính
sách đối với một số ngành cụ thể, đưa ra một số khuyến nghị cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
MUTRAP (2011), Báo cáo bảo hộ thuế quan, trợ cấp thực phẩm nông
nghiệp và đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên
minh châu Âu (EU), báo cáo cung cấp thông tin về các cơ chế mà Liên minh châu
Âu đã thông qua để hỗ trợ cho một số sản phẩm cụ thể là thịt, rau, bột mì và sự
phù hợp của trợ cấp hàng hóa đầu vào qua mức bảo hộ hữu dụng, qua đó cho
thấy hiệu quả của các cơ chế hỗ trợ của EU đối với những sản phẩm này, đồng
thời trở thành rào cản đối với những nước xuất khẩu những mặt hàng này sang
các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
Tóm lại, các cơng trình, bài viết nghiên cứu trên đây đã đề cập đến lợi thế
của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản, đánh giá tổng quan về năng lực cạnh
tranh của nông sản Việt Nam, một số cơng trình cũng đã đề cập đến xuất khẩu
nông sản Việt Nam sang các thị trường nói chung, đặc biệt là thị trường Liên
minh châu Âu (EU) nói riêng,… Nội dung của những nghiên cứu này là tài liệu
tham khảo rất cần thiết đối với luận văn.
7
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách trực
diện, đầy đủ, có hệ thống, cả về lý luận và thực tiễn về thúc đẩy xuất khẩu nông
sản Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu trong giai đoạn 2013 -2018 và
tập trung vào vai trị của Bộ Cơng Thương, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa
ký Hiệp định EVFTA như cách tiếp cận của luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Đề xuất các giải pháp của Bộ Công Thương về việc thúc đẩy xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU).
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU);
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng về thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt
Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) và vai trò của Bộ Công Thương
trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu
(EVFTA) có hiệu lực;
(3) Đề xuất các giải pháp cho Bộ Công Thương nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong trong bối
cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt
Nam sang thị trường Liên minh châu Âu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+) Phạm vi về nội dung:
Các biện pháp, chính sách của nhà nước, trong đó tập trung vào Bộ Cơng
Thương, thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường EU trong thời gian qua.
Đối với bộ ngành khác và doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, luận văn đề
xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản sang thị
trường này trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực.
+) Phạm vi về mặt hàng:
Luận văn phân tích số liệu tổng hợp về kim ngạch xuất khẩu nông sản và
thủy sản (không bao gồm lâm sản) của Việt Nam vào thị trường EU.
Bên cạnh đó, trong từng nhóm lớn, tập trung vào một số mặt hàng xuất
khẩu chính là thủy sản, cà phê, hạt điều và mặt hàng xuất khẩu tiềm năng là rau
quả (tươi và chế biến)
+) Phạm vi về thị trường: Luận văn phân tích tổng hợp với EU 28
+) Phạm vi về thời gian:
8
Hiện trạng: phân tích từ năm 2013 đến 2018
Giải pháp: từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực đến năm 2025, tầm nhìn
đến 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu tại bàn, cụ thể:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, các phương pháp qui nạp,
diễn dịch,…Đây cũng là những phương pháp nghiên cứu phổ biến được sử dụng
khi nghiên cứu các vấn đề xã hội học và kinh tế. Trên cơ sở các số liệu về thực
trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU), tác
giả phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá những thành công và hạn chế, chỉ ra
nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất các giải pháp.
- Số liệu luận văn sử dụng chủ yếu là các số liệu thứ cấp, có một số số liệu
cần tổng hợp hoặc bóc tách, tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo thống kê của các
cơ quan chức năng cung cấp như: Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn, Bộ Công thương, Trung tâm WTO và Hội nhập, Phịng Thương
mại và Cơng nghiệp Việt Nam,… và số liệu thống kê của cơ quan thống kê Châu
Âu (Euro Stat).
6. Kết cấu luận văn
Ngồi lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị
trường Liên minh châu Âu (EU).
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị
trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2013-2018 và vai trị của Bộ Cơng
Thương
Chương 3: Các giải pháp đối với Bộ Công Thương thúc đẩy xuất khẩu
nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh
Hiệp định EVFTA có hiệu lực
9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
1.1. Một số vấn đề chung về xuất khẩu nông sản
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu
a. Khái niệm xuất khẩu
Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời và ngày càng chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Xét về đặc trưng thì ngoại thương
được định nghĩa là việc mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia (Nguyễn
Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.9). Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của
hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình
thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương. Cơ sở của
hoạt động xuất khẩu là hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa trong nước. Khi
sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này
mở rộng phạm vi ra khỏi biên giới quốc gia và các khu vực hải quan. Như vậy,
có thể coi xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia
với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thơng qua quan hệ thị
trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của quốc gia trong phân công lao động
quốc tế.
Luật Thương mại của Việt Nam được thơng qua tại Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 7 ngày 14/06/2005 đã đưa ra khái niệm xuất khẩu hàng hóa như sau:
"Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật" (điều 28, khoản 1, chương 2, luật
Thương mại Việt Nam 2005).
Luật quản lý Ngoại thương của Việt Nam thơng qua tại Quốc hội khóa
XIV ngày 12/06/2017, hoạt động ngoại thương được hiểu là hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác
có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp
luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
Như vậy, có thể hiểu khái niệm xuất khẩu trong thương mại quốc tế như
sau: "Trong hoạt động ngoại thương, xuất khấu là việc bán hàng hóa và dịch vụ
cho nước ngoài." (Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.9). Có thể thấy
10
hoạt động xuất khẩu chính là cầu nối giữa cung và cầu hàng hóa và dịch vụ của
thị trường trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian sản xuất.
b. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
* Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản
xuất, cơng ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán
trao đổi hàng hoá với các đối tác nước ngồi. Hình thức này khơng qua một tổ
chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc thảo luận để đưa đến
một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua thư chào hàng,
thư điện tử, fax, điện thoại... cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinh
doanh thương mại quốc tế được ký kết.
Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp
- Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất và ít xảy ra
những hiểu lầm đáng tiếc
- Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ
lợi nhuận.
- Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu
ý kiến của khách hàng, khắc phục thiếu sót.
- Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực
hiện hoạt động xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong
điều kiện thị trường nhiều biến động.
Hạn chế khó khăn của xuất khẩu trực tiếp.
- Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ
gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán.
- Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải
có năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hố của thị
trường nước ngồi, phải có nhiều thời gian tích luỹ.
- Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được các chi
phí trong giao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường….
* Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác): Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó
doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trị trung gian thực hiện xuất khẩu hàng
hoá cho các đơn vị uỷ thác. Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên
nhận uỷ thác xuất khẩu và bên nhập khẩu. Bên uỷ thác không được quyền thực hiện
các điều kiện về giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh tốn.... mà
phải thơng qua bên thứ 3 - người nhận uỷ thác.
Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không
được phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc khơng có điều kiện xuất khẩu
trực tiếp, uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu
11
hàng hố cho mình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ
thác.
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
- Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm
của mình.
- Giúp cho hàng hố của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị
trường mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị
trường đó.
- Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận uỷ thác trong nghiệp vụ
kinh doanh xuất khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm… sẽ
giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện
xuất khẩu.
Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
- Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường (khách hàng).
- Phải chia sẻ lợi nhuận
- Nhiều khi đầu ra phụ thuộc vào phía uỷ thác trung gian làm ảnh hưởng
đến sản xuất.
Xuất khẩu gia cơng uỷ thác
Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó có một đơn vị đứng ra nhập
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia cơng, sau đó thu hồi sản
phẩm để xuất khẩu cho nước ngồi. Đơn vị này được hưởng phí uỷ thác theo thoả
thuận với các xí nghiệp sản xuất.
* Bn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng) là một phương thức giao
dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là
người mua. Khối lượng hàng hố được trao đổi có giá trị tương đương. Ở đây
mục đích của xuất khẩu khơng phải thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về
một khối lượng hàng hoá với giá trị tương đương. Tuy tiền tệ khơng được thanh
tốn trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này.
Lợi ích của bn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự
biến động của tỷ giá hối đối trên thị trường ngoại hối. Đồng thời có lời khi các
bên khơng đủ ngoại tệ thanh tốn cho lơ hàng nhập khẩu của mình.Thêm vào đó,
đối với một quốc gia bn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạn mục thường
xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế.
* Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của nhà nước
giao cho để tiến hành xuất một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ
nước ngồi trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ.
12
* Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển
và phổ biến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại. Đặc điểm của loại hàng xuất này
là hàng hố khơng cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có
thể đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất
khẩu. Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan,
không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hố. Do đó, giảm
được một lượng chi phí khá lớn.
Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc
gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước
ngồi đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã thu được những kết quả to lớn,
không thua kém so với xuất khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời có
cơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao.
* Gia cơng quốc tế
Gia cơng quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhập
nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên đặt
gia công) để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia cơng và qua đó thu
được phí gia cơng.
Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang được phát triển mạnh mẽ và
được nhiều quốc gia trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài
ngun phong phú áp dụng rộng rãi vì thơng qua hình thức gia cơng, ngồi việc
tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, họ cịn có điều kiện đổi mới và cải
tiến máy móc kỹ thuật cơng nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đối với
bên đặt gia công, họ được lợi nhuận từ chỗ lợi dụng được giá nhân công và
nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia cơng.
Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất
sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giầy da…
* Tái xuất khẩu
Tái xuất là sự tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước đây
đã nhập khẩu với điều kiện hàng hoá phải nguyên dạng như lúc đầu nhập khẩu.
Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay sản
xuất được nhưng với khối lượng ít, khơng đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để
sau đó tái xuất.
Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động xuất khẩu và nhập
khẩu với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra. Các bên
tham gia gồm có: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Tạm nhập tái xuất có thể thực hiện theo hai hình thức sau:
13
Tái xuất theo đúng nghĩa của nó:
Trong đó hàng hố đi từ nước xuất khẩu tới nước tái xuất khẩu rồi lại
được xuất khẩu từ nước tái xuất tới nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận
động của hàng hoá là sự vận động của tiền tệ nước tái xuất trả tiền cho nước xuất
khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu.
Chuyển khẩu:
Được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước (nước xuất khẩu) để bán
hàng hoá cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập khẩu
vào nước tái xuất. Nước tái xuất trả tiền cho nước cho nước xuất khẩu và thu tiền
về từ nước nhập khẩu.
- Ưu điểm của hình thức này là tạo ra một thị trường rộng lớn, quay vòng
vốn và đáp ứng nhu cầu bằng những hàng hoá mà trong nước không thể đáp ứng
được, tạo ra thu nhập.
- Nhược điểm của hình thức này là các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất
nhiều nước xuất khẩu về gía cả, thời gian giao hàng. Ngồi ra nó cịn địi hỏi
người làm công tác xuất khẩu phải giỏi về nghiệp vụ kinh doanh tái xuất, phải
nhậy bén với tình hình thị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong
các hợp đồng mua bán.
* Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá
Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó thơng qua những
người mơi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán hàng hố với khối
lượng lớn, có tính chất đồng loại và có phẩm chất có thể thay đổi được với nhau.
Sở giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung của quan hệ cung cầu về một mặt
hàng giao dịch trong một khu vực ở một thời điểm nhất định. Do đó giá cả cơng
bố tại sở giao dịch có thể xem như một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá
quốc tế
1.1.2. Nông sản và xuất khẩu nông sản
- Khái niệm nông sản
Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO, nông sản được xác định là tất cả
các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV của Hiệp định (trừ cá và sản phẩm
cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ
thống hài hồ hố mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm
vi khá rộng các loại hàng hố có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
+ Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa,
động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
+ Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
14