Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

DE ON TAP THI THPTQG 2018CO TICH HOP LOP 11 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.39 KB, 14 trang )

MỘT SỐ DẠNG ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỚP 11, 12
(DẠNG ĐỀ CĨ 2 MỆNH ĐỀ)
Câu 5.0 điểm
Đề 1.
“Sáng hơm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ
như người
vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hơm nay hắn vẫn cịn ngỡ ngàng như khơng phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói
vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra,
xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được
quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở
một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước
đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngồi vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái
sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối
với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn
lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che
mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới
thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy
ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008, tr.30)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với
tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để
bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
———–HẾT———
GỢI Ý
(Đây là dạng đề có 2 mệnh đề “chính-phụ”. Vì chỉ là “liên hệ”). Nên trong cách làm bài cũng
khơng phải hồn tồn là so sánh!
a. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích: 0.5đ
b. Cảm nhận ND, NT về tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích (ý chính): 2.5đ
* Về nội dung: Tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích:


– Sung sướng vì cảm giác hạnh phúc: Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thức dậy với cảm giác
êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra, thậm chí anh cịn thấy xung quanh mình có cái
gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Tràng mơ ước hạnh phúc, liều lĩnh vì hạnh phúc và cuối cùng anh
đã tìm thấy hạnh phúc ngay trong tận cùng đói khát, khổ đau.
– Trước đây, Tràng vơ tâm thờ ơ với gia đình; sau khi có vợ, trong lịng dậy lên tình cảm u
thương, gắn bó với căn nhà và thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc: Tràng đã thấm thía cảm
động trước cảnh tượng đầm ấm của gia đình khi nhìn thấy mẹ và vợ cùng thu dọn nhà cửa, sân
vườn. Ngôi nhà sạch sẽ, quang quẻ, những đống rác mùn trong sân đã được hót gọn, dây quần áo vắt
khươn mươi niên được phơi hong khô ráo, hai cái ang khô cong bây giờ nước đầy ăm ắp… đó là
hình ảnh của sự sống, là cái sinh khí mới mẻ của một mái ấm gia đình mà lần đầu tiên Tràng được
cảm nhận. Khơng khí ấy khiến Tràng thấy mình như trưởng thành, với những ý thức sâu sắc về tình
cảm, bổn phận, trách nhiệm: Bỗng nhiên, hẳn thấy hẳn thương yêu gắn bó… lạ lùng với cái tổ ấm
nơi hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái… bây giờ hắn mới thấy hắn nên người…
-Trước đây, Tràng sống vô lo, vô nghĩ đến đáng trách; sau khi có vợ, Tràng thấy rõ bổn phận, trách
nhiệm của người chồng, người cha, người làm chủ gia đình…: Trong buổi sáng hơm sau thức dậy,
khơng dừng lại trong cảm giác vui sướng, phấn chấn khi được sống trong sự ấm áp của khơng khí
gia đình, cũng khơng dừng lại trong những ý nghĩ về bổn phận, trách nhiệm với vợ con sau này,
ngay lập tức, Tràng muốn biến cảm xúc và ý thức thành những hành động cụ thể, Tràng đã hăm hở,


hào hứng xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà –
những gì tốt đẹp nhất trong Tràng đã bừng thức, một sức sống mới mẻ tràn ngập trong lịng người
đàn ơng đang sống bên vực thẳm của cái chết.
* Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
– Tác giả đã tạo được một tình huống truyện độc đáo để nhân vật bộc lộ những phẩm chất, tính
cách;
– Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết đặc sắc;
– Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nơng thơn và có sự gia cơng
sáng tạo của nhà văn.
c. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo,

Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn(ý liên hệ).1.0đ
– Giải thích: Tư tưởng nhân đạo là tình cảm u thương giữa người với người, quan tâm quyền
sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người; giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông, phát hiện, ngợi ca,
bênh vực những phẩm chất, hành động tốt đẹp của con người.
– Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo của mỗi nhà văn ( Nam Cao và Kim Lân):
+ Trong truyện Chí Phèo, sau đêm gặp gỡ Thị Nở, vào buổi sáng hơm sau, Chí Phèo đã tỉnh rượu và
tỉnh ngộ. Lần đầu tiên hắn nhận thức về cái khơng gian của mình- căn lều ở đây người ta thấy chiều
lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Hắn lắng nghe những âm thanh hằng ngày của sự
sống Tiếng chim hót ngồi kia…mái chèo đuổi cá và cảm thấy vui vẻ.Hắn hình dung, phán đoán
cảnh một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về, lịng Chí bâng khng,
thấy lịng mơ hồ buồn. Khi tỉnh táo, Chí Phèo đã nhận thức, nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá
khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ: Chí nao nao buồn nhớ về những ngày rất xa xôi, nhớ về một
thời hắn đã từng mơ ước có một gia đình nho nhỏ. Hiện tại: thật đáng buồn bởi hắn thấy hắn già mà
vẫn cịn cơ độc, hắn đã tới cái dốc bên kia của đời và cơ thể thì đã hư hỏng nhiều. Tương lai: cịn
đáng buồn hơn – bởi hắn đã trông thấy trước quá nhiều điều bất hạnh: tuổi già, đói rét và ốm đau,
nhất là sự cô độc. Sự trở về của khả năng nhận thức ngoại giới và nhận thức chính mình cùng những
tình cảm, cảm xúc rất con người, Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người. Qua
diễn biến tâm trạng của Chí Phèo, Nam Cao thể hiện niềm thương cảm trước bi kịch con người, tin
tưởng vào sự thức tỉnh lương tâm của người nơng dân trước cách mạng;
+Trong đoạn trích Vợ nhặt, cùng tả tâm trạng nhân vật vào buổi sáng, Kim Lân đã phát hiện ta sự
thay đổi và trưởng thành trong nhận thức, tình cảm và hành động của nhân vật Tràng từ lúc “nhặt”
được vợ. Qua đó, tác giả có cái nhìn trân trọng, ca ngợi người nơng dân dù trong hồn cảnh hết sức
bi đát vẫn có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình.
- Bình luận mở rộng:
+ Cả hai nhà văn dù ở 2 thời kì cách mạng khác nhau nhưng đều gặp ở tư tưởng nhân đạo: khám phá
sức sống, khát vọng hạnh phúc, nâng niu trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của tâm hồn con người.
+ Qua tâm trạng của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở, nhà văn Nam Cao khẳng định khát vọng làm
người lương thiện của những người nông dân bị bần cùng hóa, bị tha hóa. Qua tâm trạng của Tràng
buổi sáng hơm sau khi có vợ, Nhà văn Kim Lân lại ca ngợi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
của người nơng dân trong nạn đói lịch sử năm 1945.

+ Đó là tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc; góp phần nâng cao giá trị nội dung của văn xi hiện
đại Việt Nam, hướng người đọc có tình cảm yêu thương, tin tưởng vào sức mạnh của con người trên
con đường đi tìm hạnh phúc…
c. Kết bài: 0.25
Kết luận về nội dung, nghệ thuật thể hiện nhân vật Tràng qua đoạn trích. Cảm nghĩa của bản thân về
tư tưởng nhân đạo của 2 nhà văn.


Đề 2
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A
Phủcủa Tơ Hồi (Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật
Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam
2016) để nhận xét quan niệm của hai nhà văn về sức sống của con người.
GỢI Ý:
* Cảm nhận về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
– Khái quát lại cuộc đời Mị từ trước và sau khi về làm dâu trừ nợ nhà thống lí PáTra
+ Trước khi làm dâu gạt nợ, Mị là một cô gái hầu như tập trung được những vẻ đẹp tiêu biểu của
người phụ nữ miền núi: Mị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, giàu đức hi
sinh vị tha, ham sống, yêu đời và rất mực tài hoa.
+ Khi về làm con dâu cho nhà thống li, dưới mấy tầng áp bức của cường quyền, thần quyền, những
hủ tục phong kiến nơi miền núi, Mị gần như tê liệt hết về sức sống, Mị trở thành con người cam
phận sống cuộc sống “thân phận con rùa”, “Mỡi ngày Mị càng khơng nói, lùi lũi như con rùa ni
trong xó cửa”.
– Sức sống tiềm tàng của Mị
+ Khi mùa xuân đến
. Mùa xuân về trên rẻo cao, đặc biệt là đêm tình mùa xuân với tiếng sáo, tiếng khèn của trai làng gọi
bạn tình có ý nghĩa như một hồn cảnh điển hình làm cho sức sống tiềm tàng trong con người Mị
trỗi dậy một cách mãnh liệt.
. Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Với những tác động của ngoại cảnh và men rượu, Mị đã thoát khỏi

tâm trạng dửng dưng bấy lâu để trở thành con người thức tỉnh, vươn tới những ý nghĩ và khát vọng
đẹp đẽ. Chú ý phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xn: “Tai Mị văng vẳng tiếng
sáo gọi bạn đầu làng” -> lòng Mị đang phơi phới sống về những ngày trước. Mị thấy “trong lòng
đột nhiên vui sướng… Mị trẻ lắm… Mị muốn đi chơi” -> Ý thức về bản thân trỗi dậy, Mị phẫn uất
mãnh liệt và thấm thía nỗi tủi nhục của mình, Mị muốn chết -> trong khi đó, tiếng sáo, biểu tượng
của khát vọng tự do và tình yêu tuổi trẻ “đang rập rờn” trong đầu Mị -> Mị khêu to ngọn đèn
cho sáng như thể khêu ngọn lửa của lòng ham sống, của sự khát khao -> Hành động: “Mị quấn lại
tóc, với tay lấy chiếc váy hoa” chuẩn bị đi chơi ngày Tết. Nhưng giữa lúc lịng ham sống trong Mị
trỗi dậy thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách khắc nghiệt, lạnh lùng. A Sử, chồng Mị thản nhiên
“trói đứng Mị vào cột nhà” -> “Như khơng đang biết mình đang sợ bị trói… Mị vẫn nghe tiếng sáo
đưa Mị đi theo những cuộc chơi”, quên mọi đau đớn về thể xác, “Mị đã vùng dậy bước đi”.
+ Khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói
. Bên cạnh bếp lửa, nhìn thấy A Phủ bị trói đứng một cách thảm khốc, mấy đêm đầu Mị vẫn thản
nhiên vì chuyện đánh người, trói nguời ở nhà Pá Tra xảy ra như cơm bữa. Vả chăng, Mị cũng chỉ là
một nạn nhân bất lực. Nhưng trơng thấy hai hàng nước mắt “lấp lánh” bị xuống hai hõm má
đã “xám đen lại của A Phủ”, Mị càng thương mình, càng thương người. Tình thương, niềm đồng
cảm giữa những con người cùng cảnh ngộ ấy đã lấn át nỗi sợ và cái chết, nó đã dẫn đến hành động
táo bạo: cắt dây trói giải thốt cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài.
. Đây là hành động tuy tự phát nhưng là kết quả của một q trình, nó minh chứng sức sống tiềm
tàng, âm ỉ khơng ngừng trong con người Mị. Nó là một bước ngoặt trong tính cách và cuộc đời Mị.
* Liên hệ với nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam để nhận xét quan niệm của
hai nhà văn về sức sống của con người.
– Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một cô bé nhà nghèo, sớm phải lo toan vất vả.
Cuộc sống của Liên và những người dân nơi phố huyện chìm đắm trong khơng gian tù túng, ngột
ngạt, đơn điệu và đầy bóng tối. Vì tuổi thơ từng sống ở Hà Nội nên Liên ý thức rất rõ cuộc sống hiện
tại. Nhưng bằng tất cả sức sống của một tâm hồn trẻ thơ tươi sáng, Liên đã không chịu “khuất phục”
cái bóng tối dày đặc, ánh mắt em ln thiết tha kiếm tìm những nguồn sáng. Ánh sáng rực rỡ của


con tàu mang hình ảnh chứa đựng khát vọng về tương lai, đánh thức sức sống mãnh liệt của tâm hồn

Liên.
– Cả Thạch Lam và Tơ Hồi khơng chỉ phản ánh chân thực cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người
lao động trong xã hội cũ mà còn trân trọng và ngợi ca sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của con
người dù phải sống trong hoàn cảnh nào. Đây chính là chiều sâu nhân đạo của tác phẩm. Nhưng
Thạch Lam với cảm quan lãng mạn chưa cho phép nhà văn đi xa hơn trong việc tìm thấy con đường
giải thốt thực sự cho người lao động. Cịn Tơ Hồi vốn am hiểu phong phú sâu sắc về đời sống của
những người nông dân vùng cao và viết chân thực về cuộc đời của họ. Khơng khí của cuộc cách
mạng trên mảnh đất Tây Bắc đã khiến nhà văn phản ánh được sức sống mãnh liệt của họ và quá
trình tự đấu tranh đến với cách mạng để thay đổi cuộc sống của mình.
Đề 3
“ Ngồi đình bỡng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót
ngồi bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây
đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
Trống gì đấy, u nhỉ?
– Trống thúc th́ đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng th́. Giời đất này không
chắc đã sống qua được đâu các con ạ… – bà lão ngoảnh vội ra ngồi. Bà lão khơng dám để con
dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm:
Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
Trên mạn Thái Ngun, Bắc Giang người ta khơng chịu đóng th́ nữa đâu. Người ta còn phá kho
thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng
hắn đã bã ra, chát xít… Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
Việt Minh phải không?
Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện lên cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo
nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.

Hơm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng khơng
hiểu gì sợ q, kéo vội xe thóc của Liên đồn tắt cánh đồng đi lối khác.
À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngồi đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã bng đũa đúng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới….”
(Trích Vợ nhặt– Kim Lân)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên. Theo anh/chị, chi tiết “Trong óc Tràng vẫn thấy
đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới….” trong đoạn văn bản này có gì khác biệt với chi tiết
hình ảnh “cái lị gạch cũ bỏ khơng, xa nhà cửa, và vắng người lại qua” thống hiện ra trong tâm
trí nhân vật Thị Nở ở đoạn kết truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao?
GỢI Ý
BƯỚC 1: TÌM HIỂU ĐỀ
Xác định nội dung:
– Cảm nhận về nội dung đoạn văn: Tình cảnh khốn cùng của gia đình Tràng buổi sáng sau hôm
“nhặt” được vợ và dấu hiệu của cách mạng trong đầu Tràng
– So sánh chi tiết kết thúc hai thiên truyện.
Xác định thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh


BƯỚC 2: LẬP DÀN BÀI
Mở bài: Giới thiệu nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và trích dẫn đoạn văn
Thân bài:
Luận điểm 1: Cảm nhận về đoạn văn:
Ý 1: Khái quát về đoạn văn gắn với cốt truyện
Ý 2: Cảm nhận về nội dung:
* Tình cảnh khốn cùng của gia đình Tràng buổi sáng sau hơm “nhặt” được vợ
– Họ đã phải ăn cám
– Tiếng trống thúc thuế, tiếng quạ kêu à khơng khí căng thẳng, chết chóc
– Người con dâu “khẽ thở dài”, Cụ Tứ tuyệt vọng ngoảnh vội ra sân giấu nước mắt, mặt Tràng “khó
đăm đăm” à Trạng thái lo lắng, tuyệt vọng khi bị đẩy vào cảnh cùng đường tuyệt lộ.

* Thông tin về Việt Minh của cô vợ nhặt và diễn biến tâm trạng của Tràng
– Thông tin : Không nộp thuế, phá kho thóc chia cho người đói à giải quyết được tình cảnh khốn
khổ hiện tại của gia đình
– Phản ứng tâm lí của Tràng:
+ Nhớ lại hiện lên cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có
lá cờ đỏ to lắm.; hiểu ra họ là Việt Minh đấy; rồi thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
+ Ngồi nghĩ đến đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới
Bắt đầu nhận thức về VM, và đó là dấu hiệu cho thấy người nông dân đã hướng về CM, sẵn sàng
tham gia CM. Đó là con đường tất yếu của họ, cũng là con đường tươi sáng cho tương lai
Đoạn văn bản vừa phản ánh hiện thực tăm tối bi thảm của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945, vừa
khắc họa vẻ đẹp của người lao động: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng, dù đang đứng bên bờ vực
của cái đói, cái chết, họ vẫn khơng mất niềm tin vào cuộc sống, vẫn hướng tới ngày mai.
Ý 3: Nghệ thuật
– Đặt nhân vật vào tình huống bi thảm, éo le để tự bộc lộ phẩm chất
– Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, đậm sắc thái nông thôn đồng bằng Bác bộ.
Luận điểm 2: So sánh hai chi tiết:
Ý 1: Giống:
– Hai chi tiết đều dùng để xây dựng hình ảnh của người nông dân trước cách mạng.
– Cũng là hai chi tiết dùng để kết thúc tác phẩm, tạo kiểu “kết thúc mở”, khơi gợi liên tưởng nơi
người đọc.
Ý 2: Nét khác biệt
– Chi tiết “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới….” khơi gợi nơi
người đọc dấu hiệu của sự sống, con đường đi tới ngày mai tươi sáng cho nhân vật.
– Chi tiết “cái lị gạch cũ bỏ khơng, xa nhà cửa, và vắng người lại qua” thoáng hiện ra trong
tâm trí nhân vật Thị Nở khơi gợi nơi người đọc tình cảnh khốn cùng, bế tắc khơng lối thốt
của người nông dân trong xã hội cũ.
Cả hai văn bản đều viết về hiện thực nông thôn VN trước cách mạng, đều mang giá trị nhân đạo sâu
sắc, nhưng ở Vợ nhặt đã có nét mới, hướng con người ta tin vào cuộc sống, vào ngày mai.
Kết bài: Đánh giá chung
Đề 4

Văn học Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã sáng
tạo nên hình tượng đẹp về Đất nước, nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người VN vừa giàu phẩm
chất truyền thống vừa mang đậm nét mới của thời đại.
Bằng hiểu biết của anh (chị) về đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên. Từ đó liên hệ với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu để nhận
xét về điểm giống và khác nhau trong quan niệm của mỗi tác giả về tư tưởng Đất Nước Nhân Dân.
GỢI Ý


+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình tượng đẹp về Đất nước, nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con
người VN vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa mang đậm nét mới của thời đại trong đoạn trích
“Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Từ đó liên hệ với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu để nhận xét về điểm giống và khác nhau trong quan niệm của mỗi tác giả về tư
tưởng Đất Nước Nhân Dân.
+ Cảm nhận về hình tượng nhân dân, Đất Nước trong đoạn trích “Đất Nước” của NKĐ
– Hình tượng nhân dân vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa mang đậm nét mới của thời đại: Nhân
dân với những phẩm chất truyền thống: cần cù làm lụng, yêu nước, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ
Quốc; nhân dân nghĩa tình, say đắm, thủy chung trong tình yêu…Nhân dân anh hùng trong chiến
đấu, anh hùng lao động, anh hùng văn hóa. Nhân dân mang đậm nét mới của thời đại: chủ nhân thực
sự của Đất Nước, là người làm nên đất nước, hóa thân để làm nên “dáng hình xứ sở”, làm nên truyền
thống, văn hóa của đất nước mn đời.
– Hình tượng đất nước: Đó là Đất nước gần gũi, thân thương được cảm nhận từ những điều bình dị,
gắn bó thân thiết với cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình. Đó là một đất nước giàu có, trù
phú, đẹp đẽ với những cảnh quan kì thú từ Bắc vào Nam; một đất nước có bề dày lịch sử, văn hóa…
Đất nước ấy khơng định “tại thiên thư”, đất nước ấy không phải của “vua”. Đất nước ấy là do nhân
dân làm nên. Nhân dân qua các thế hệ bằng tâm hồn, số phận, bằng tình yêu của mình đã “góp”
phần làm nên đất nước…
– Hình tượng nhân dân, đất nước trong đoạn trích có sự gắn bó máu thịt “Để Đất Nước này là Đất
Nước Nhân Dân/ Đất Nước của Nhân Dân…” không thể tách rời.
– Hình tượng Nhân dân, đất nước trong đoạn trích được thể hiện bằng những vần thơ dồi dào cảm

xúc mà sâu lắng suy tư. Đặc biệt, NKĐ đã sử dụng những chất liệu văn hóa dân gian để dệt nên hai
hình tượng này.
+ Liên hệ với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu để nhận xét về điểm
giống và khác nhau trong quan niệm của mỗi tác giả về tư tưởng Đất Nước Nhân Dân.
– Điểm giống: Cả hai tác giả đều xây dựng hình tượng nhân dân là hình tượng trung tâm trong mỗi
tác phẩm. Nhân dân với những phẩm chất truyền thống: cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó; sẵn
sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân là người gánh vác sứ mệnh lịch sử của dân tộc.
– Điểm khác: Trong “VTNSCG”, hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ là kiểu anh hùng của thời đại
mới lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam. Nó thể hiện tầm tư tưởng vượt thời đại của nhà
thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu . Bằng việc xây dựng hình tượng những người anh hùng thất
thế nhưng vẫn hiên ngang NĐC đã khẳng định: Từ đây, nhân dân chính thức nhận sứ mệnh mà lịch
sử bàn giao, không đợi “ai đòi ai bắt”. Nhân dân là người quyết định vận mệnh của dân tộc, của đất
nước. Đây là sự phát triển tư tưởng Đất nước nhân dân được manh nha từ thời Nguyễn Trãi (Làm lật
thuyền mới biết sức dân mạnh như sức nước). Tư tưởng. Tuy ý thức được vai trò và sức mạnh của
nhân dân nhưng ở “VTNSCG”, NĐC vẫn chưa hoàn toàn vượt ra khỏi được ý thức hệ phong kiến về
“một mối xa thư đồ sộ” (nước là của vua). Tư tưởng Đất Nước nhân dân được thể hiện qua hình
tượng nghệ thuật độc đáo (người nông dân nghĩa sĩ), với thể loại văn tế (khóc)(giọng điệu, kết cấu,
ngơn ngữ…)..
Trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng Đất Nước Nhân Dân được thể hiện
một cách thấm thía, tồn diện trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức thể hiện (nhân dân là
người làm ra đất nước, đất nước là của nhân dân; chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng triệt
để…).
– Lí do tạo nên sự khác biệt: Do thời đại, do bản thân tác giả, phong cách nghệ thuật…
vanhay.edu.vn sưu tầm và giới thiệu


ĐỀ 5:
Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Từ
đó liên hệ với “Từ ấy” của Tố Hữu để nhận xét điểm giống và khác nhau về cảm hứng lãng mạn
trong mỗi tác phẩm.

GỢI Ý:
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến”
của Quang Dũng. Từ đó liên hệ với “Từ ấy” của Tố Hữu để nhận xét về điểm giống và khác nhau về
cảm hứng lãng mạn trong mỗi tác phẩm.
+ Giải thích:
– Cảm hứng lãng mạn là gì? Lãng mạn ở đây khơng có nghĩa xa rời hiện thực, thốt li cuộc sống.
Lãng mạn khơng có nghĩa là phiêu du, bay bổng, chối bỏ hiện tại, như Xuân Diệu từng viết
“ Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
Lãng mạn là một khuynh hướng thẩm mỹ , hướng tới những cái cao cả, phi thường, tốt đẹp trong
cuộc sống. Nhờ vậy cảm hứng lãng mạn cho con người niềm tin, nghị lực, sự lạc quan vượt qua khó
khăn gian khổ , hướng về tương lai. Trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng cảm hứng lãng mạn
thể hiện ở cái “tơi” tràn đầy cảm xúc của tác giả. Nó cịn được thể hiện ở phong cảnh thiên nhiện với
vẻ đẹp đa dạng độc đáo, thể hiện ở hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng, hào hoa, đầy chất
nghệ sĩ.
Cảm hứng lãng mạn thường tìm tới yếu tố cường điệu, thủ pháp tương phản, đối lập, ngơn ngữ giàu
hình ảnh, nhạc điệu với những cách diễn đạt độc đáo. – Tinh thần bi tráng: “Bi” là buồn, “tráng” là
tráng lệ, hào hùng. Tinh thần bi tráng có nghĩa là khơng né tránh khi nói đến những gian khổ, hi
sinh, mất mát. Những hi sinh mất mát ấy thường được thể hiện bằng giọng điệu rắn rỏi, bằng âm
hưởng hào hùng, bằng hình ảnh tráng lệ. Bi tráng là buồn đau nhưng không ủy mị, không yếu đuối
mà trái lại rất dũng cảm, kiêu hùng.
Nét độc đáo của “Tây Tiến” là cảm hứng lãng mạn kết hợp và hòa quyện với tinh thần bi tráng tạo
nên những hình tượng nghệ thuật sống mãi với thời gian.
+ Cảm hứng lãng mạn thể hiện qua:
– Cái “tôi” tràn đầy cảm xúc và phát huy cao độ trí tưởng tượng. Cái “tơi” Quang Dũng đã đi đến
tận cùng, đã sống hết mình với đồn qn Tây Tiến. Đó là một cái “tơi” nhạy cảm, dễ rung động
trước vẻ đẹp thiên nhiên; bắt rất nhạy với chất lãng mạn, mộng mơ trong tâm hồn những chàng trai
Tây Tiến, những thú vui tinh thần trên con đường hành quân đầy gian khổ của họ…. Bằng cái “tôi”
tràn đầy cảm xúc ấy Quang Dũng đã dẫn dắt người đọc hịa nhập vào cảm xúc của mình với nỗi nhớ
chơi vơi. Những kỷ niệm ùa về như những đợt sóng, ký ức vẫn cịn đậm sâu như chưa hề phai nhạt.

– Cảm hứng lãng mạn còn thể hiện qua những cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng miền
Tây; tâm hồn lạc quan, hào hoa, đầy chất nghệ sĩ của những chiến binh Tây Tiến.
– Cảm hứng lãng mạn được thể hiện bằng những yếu tố nghệ thuật đặc trưng: Thủ pháp tương phản,
đối lập. Hệ thống ngơn từ giàu tính tạo hình, biểu cảm. Chất họa, chất nhạc, chất thơ ôm quyện vào
nhau rất đỗi tinh tế.
+ Tinh thần bi tráng thể hiện qua chân dung của những người lính ốm mà khơng yếu; cực khổ nhưng
không tiều tụy; cái chết với các anh chỉ là sự quên đời; sự hi sinh của các anh được sang trọng,
thiêng liêng hóa, cái chết ấy đã hóa thành bất tử.
+ Đánh giá: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng kết hợp hòa quyện trong nhau tạo nên vẻ đẹp
độc đáo của “Tây Tiến”. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng bắt nguồn từ cái “tôi” hào hoa
thanh lịch của Quang Dũng. Đây cũng là một đặc điểm của văn học 1945-1975.
+ Liên hệ với bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để nhận xét điểm giống và khác nhau ở cảm hứng lãng
mạn.
– Điểm giống: Cảm hứng lãng mạn trong hai bài thơ đều thể hiện ở cái tôi tràn đầy cảm xúc, hướng
tới lẽ sống, lí tưởng cao đẹp của thời đại; vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn con người.


– Điểm khác: Cảm hứng lãng mạn ở “Tây Tiến” gắn với tinh thần bi tráng. Quang Dũng đã sống
một thời trận mạc, gian lao cùng đoàn quân Tây Tiến; đã chứng kiến những hi sinh, mất mát của
đồng đội mình. Vì thế những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn vẫn thấm những nỗi buồn đau,
nhưng không bi lụy, yếu đuối, ủy mị. Cảm hứng lãng mạn trong trẻo trong “Từ ấy” bắt nguồn từ
cảm xúc hân hoan, vui sướng của một tâm hồn trẻ trung, lần đầu tiên bắt gặp ánh sáng lí tưởng của
Đảng.
– Lí giải về sự khác nhau: Do hoàn cảnh ra đời, do đặc điểm phong cách tác giả.
+ So sánh mở rộng: Không chỉ “Từ ấy”, “Tây Tiến”, những tác phẩm văn học 1945- 1975 ra đời
trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, thường mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn.
ĐỀ 6
(Theo tui, tui thấy đề này hay !!!!!. Đề KSCL của tỉnh Thanh Hóa đây các bạn! HS CBQ làm được
ko nhỉ ?!)

Cảm nhận của anh/chị về những thay đổi của nhân vật Tràng từ khi có vợ (Vợ nhặt – Kim
Lân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Liên hệ với những thay đổi của nhân
vật Chí Phèo từ khi gặp gỡ Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2016). Từ đó, so sánh tư tưởng nhân đạo của hai tác giả.
GỢI Ý:
1. Về kĩ năng:
Có kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học, đảm bảo bố cục bài văn; xác định đúng vấn đề cần nghị
luận và triển khai vần đề thành hệ thống các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận khác
nhau; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; đảm bảo quy tắc chính tả,
dùng từ, đặt câu.
2. Về kiến thức:
2.1 Giới thiệu khái quát: về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, nhân vật Tràng.
2.2 Cảm nhận khát vọng hạnh phúc của Tràng
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
– Tràng là người lao động đói khổ, nghèo hèn, trong tình cảnh đói khát, trên bờ vực cái chết vẫn
khao khát hạnh phúc gia đình. Tràng có vợ một cách dễ dàng nhưng Tràng khơng rẻ rúng, coi
thường mà rất trân trọng hạnh phúc của mình (mời vợ bữa ăn no trong lúc sắp chết đói, mua dầu
thắp sáng giữa cảnh đời tăm tối…)
– Khát khao hạnh phúc của Tràng
+ Niềm hạnh phúc dâng trào thành cảm giác lửng lơ, êm ái như trong giấc mơ, thành sự phấn chấn
đột ngột, thành niềm sung sướng vì đã tìm thấy hạnh phúc ngay trong tận cùng đói khát, khổ đau.
+ Trước đây, Tràng vô tâm thờ ơ với gia đình; sau khi có vợ, trong lịng dậy lên tình cảm u
thương, gắn bó với căn nhà, có ý thức trách nhiệm, khát khao một gia đình hạnh phúc, thấy mình
nên người, trưởng thành hơn…
+ Tràng muốn biến cảm xúc và ý thức thành những hành động cụ thể “muốn làm một việc gì để dự
phần tu sửa lại căn nhà”.
– Khát khao hạnh phúc của nhân vật được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc,
ngôn ngữ trần thuật giản dị, tự nhiên, giàu biểu cảm.
2.3 Giới thiệu khái quát: tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo
2.4 Liên hệ khao khát được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo khi gặp Thị Nở

+ Tỉnh rượu, Chí cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”. Đặc
biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: tiếng cười nói
của những người đi chợ, tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót. Những âm thanh ấy đã vọng sâu
vào trái tim Chí Phèo như tiếng gọi tha thiết của sự sống.
+ Lời đối thoại của hai người đàn bà đã gợi nhắc cho Chí Phèo nhớ lại mơ ước về một gia đình hạnh


phúc, bình dị.
+ Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân (già nua,
cơ độc, trắng tay).
3. Tấm lịng nhân đạo mà các nhà văn dành cho người nông dân nghèo khổ
+ Giống nhau: Qua khát vọng hạnh phúc của Tràng, khát khao sống lương thiện của Chí Phèo, Kim
Lân và Nam Cao đều khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. Đồng thời thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ
với nhân vật, hướng người đọc đến tình cảm yêu thương, tin tưởng vào sức mạnh của con người trên
con đường đi tìm hạnh phúc. Tấm lịng nhân đạo sâu sắc đó đã góp phần nâng cao giá trị văn xi
hiện đại Việt Nam.
+ Khác nhau:
+) Chí Phèo là hành trình thức tỉnh trở lại làm người. Qua đó, nhà văn phản ánh hiện thực bế tắc của
người nông dân lao động, cất tiếng nói tố cáo hiện thực xã hội…
+) Tràng lại như trở thành một con người khác trưởng thành hơn, có trách nhiệm vun vén cho hạnh
phúc gia đình. Qua đó, nhà văn phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, thể hiện
niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.
– Lí giải sự khác nhau: Sự khác biệt do hồn cảnh, phương pháp sáng tác: Chí Phèo viết trước cách
mạng trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam, được viết theo khuynh hướng hiện thực phê
phán. Còn Vợ nhặt là tác phẩm của nền văn học cách mạng sau 1945 có khả năng và cần thiết phải
chỉ ra sự vận động tích cực của đời sống xã hội. 0.25
Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của học sinh, giám khảo chấm linh hoạt. Trân trọng những bài làm sáng
tạo.
Đề 7
Cảm nhận về đoạn thơ sau :

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăn con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm còn vỡ.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12 tập 1, NXBGD VN)
Từ đó, liên hệ với đoạn thơ :
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình u
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ ráng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
(Trích Vội Vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 tập 2, NXBGD VN)
Để thấy được khát vọng sống của hai nhà thơ.
…….…………..HẾT…………………


GỢI Ý:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và trích đoạn thơ:
+ Xn Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn
nhiên, vừa tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị

địi thường.
+ Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thức tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một
bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa
dọc chiến hào. Trong đó tiêu biểu là đoạn thơ: Cuộc đời tuy dài thế…. Để ngàn năm còn vỗ. Đoạn
thơ thể hiện khát vọng được sống, được hóa thân vĩnh viễn vào tình yêu muôn đời , muôn người.
* Thân bài:
+ Khái quát trước khi phân tích:
– Bài thơ Sóng mang âm hưởng của những con sóng biển và những con sóng lịng đang khao khát
tình u. Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và hịa điệu, đó là Sóng và Em. Hai hình tượng
này đã tạo nên nét đáng yêu cho bài thơ.
– Đọc cả bài thơ ta thấy quan niệm về tình u của Xn Quỳnh, ngồi vẻ đẹp truyền thống là nỗi
nhớ, lòng thủy chung son sắt và nghị lực niềm tin. Đến hai khổ cuối, ta còn thấy nữ sĩ có một ước
vọng thật đẹp là tình yêu được tan vào sóng để dâng hiến và bất tử vĩnh hằng.
+ Khổ thơ thứ 8 là những suy tư về khơng gian, thời gian để từ đó bộc lộ nỗi khắc khoải, tự nhận
thức về mình về tình yêu và hạnh phúc
-> Có hai cặp đối lập ( Câu 1- 2; 3-4 )để khẳng định sự hữu hạn nhỏ bé của đời người với dịng chảy
vơ thủy vơ chung của thời gian và cái vô hạn của vũ trụ. Khổ thơ thấm thía nỗi lo âu, buồn bã về sự
trôi chảy của thời gian và cái hữu hạn của cuộc đời, nhất là của tình yêu, cảm giác hữu hạn này
thường xuất hiện ở những con người từng trải, nhất là từng chịu sự đổ vỡ, mất mát, tổn thương, và vì
thế, ln khao khát sự bình n, khao khát sự vĩnh hằng, vô hạn.
+ Khổ cuối: Suy nghĩ như thế nhưng Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà
thành khát vọng. Từ nhận thức khám phá mà đã mang đến giải pháp (Làm sao được tan ra………
ngàn năm còn vỗ). Nhà thơ khao khát tình u của mình hịa trong tình u của mọi người, tan ra
khơng phải mất đi mà hịa giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu cũng đồng thời được nhập vào dịng
thời gian vĩnh hằng, tình u sẽ trường tồn cùng năm tháng, cùng đất trời, vũ trụ. Vậy là, con người
sẽ làm được điều kì diệu, sẽ chiến thắng được cái hữu hạn của cả thời gian và khơng gian, sẽ vĩnh
viễn hóa tình u ngay trong cái ngắn ngủi, thoáng chốc của cuộc đời nếu họ dâng hiến và hi sinh
trọn vẹn cho tình yêu.
* Nghệ thuật (0,5 điểm): Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng dạt dào như những đợt sóng biển
sóng lịng bồi hồi da diết. Hình ảnh thơ mộc mạc, ẩn dụ và nhân hóa tài hoa.

b. Liên hệ đoạn thơ trong bài Vội Vàng của Xuân Diệu (1.5điểm)
* Khát vọng sống trong đoạn thơ Vội Vàng(0,75 điểm)
Bằng việc sử dụng đại từ: tôi,ta; dùng hàng loạt các động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến: ôm, riết,
say, thâu, cắn; sử dụng các bổ ngữ, các từ láy: chếnh choáng, đã đầy…ta thấy nhà thơ khao khát
một cách lạ lùng: muốn thâu vào mình sắc hương, nhụy mật của cuộc đời để tận hưởng cảm giác
“chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ánh sáng”, “no nê thanh sắc” không chỉ bằng “cái hơn” mà cịn
mạnh hơn gấp ngàn lần “muốn cắn vào ngươi”. Muốn cắn vào xuân là một ước muốn phi lí của thực
tại nhưng lại được chấp nhận trong thơ. Nó cho thấy khát vọng tình u với cuộc sống mãnh liệt và
nét độc đáo trong phong cách biểu hiện.
* Điểm tương đồng và khác biệt (0,75 điểm)
– Tương đồng : cả hai nhà thơ đều thể hiện quan niệm và khát vọng sống mãnh liệt.
– Điểm khác biệt :
+ Với Xuân Quỳnh là sự khao khát được bất tử hóa tình u trong giọng thơ dào dạt như những đợt
sóng biểu hiện một trái tim phụ nữ vừa da diết lại vừa nồng cháy.


+ Với Xuân Diệu lại là khát vọng tình yêu với cuộc sống mãnh liệt trong giọng thơ sôi nổi trẻ trung.
– Nguyên nhân : Do phong cách của từng nhà thơ : Xuân Quỳnh là một tiếng lòng của một tâm hồn
phụ nữ đầy khát khao hạnh phúc đời thường bình dị cịn Xn Diệu lại là một tiếng lòng rạo rực băn
khoăn của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.
Đề 8
1.Giới thiệu vấn đề nghị luận:(Tác giả,tác phẩm,hình tượng nhân vật).
Hình tượng Tnú được tác giả tập trung khắc họa như là hình tượng trung tâm của “Rừng xà nu”
hội tụ nhiều phẩm chất và mang vẻ đẹp bi tráng
2.Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú
a. Giới thiệu lai lịch nhân vật:
-Chàng trai Tây Nguyên,sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước bước vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
-Mồ côi cha mẹ từ nhỏ được dân làng nuôi dưỡng,thuộc bản làng
Xơ-Man,dân tộc Strá

b.Vẻ đẹp của hình tượng Tnú:
Xét theo ba mối quan hệ
(1) Quan hệ với dân làng:Khác với Aphủ (“Vợ chồng A phủ”-Tơ Hồi) mới 10 tuổi đã tự mình
bươn chải,kiếm sống,Tnú được dân làng cưu mang,đùm bọc sống trong vòng tay yêu thương của
mọi người nên Tnú gắn bó với bản làng bằng tình u ruột thịt.Điều này được biểu hiện qua chi
tiết: Sau ba năm tham gia “lực lượng” ,dù cấp trên chỉ cấp phép cho về một đêm thôi nhưng Tnú
vẫn thực hiện trọn vẹn chuyến về phép ấy và thái độ chào đón của dân làng.
(2)Tình u sâu sắc đối với vợ con
-Tnú xé đơi tấm dồ của mình để Mai dùng làm tấm chồng địu con
-Khi chứng kiến cảnh bọn giặc tra tấn vợ con:Từ chỗ ẩn nấp,Tnú đã xông ra và “nhảy xổ vào
giữa bọn lính”bất chấp trong tay khơng tấc sắt,bất chấp đòn thù và sinh mạng của bản thân.
(3)Trong mối quan hệ với cách mạng:
-Tham gia công tác cách mạng khi cịn là một cậu bé,làm cơng tác giao liên,tham gia công việc
tiếp tế,nuôi giấu cán bộ,được anh Quyết-cán bộ cách mạng dạy chữ.Mặc dù học chữ còn chậm
thua Mai nhưng Tnú đã rất cố gắng,tự trừng phạt mình để quyết tâm theo đuổi với tâm nguyện có
được cái chữ thì mới làm được cách mạng
-Cách mạng là nguồn lực,là lẽ sống của cuộc đời Tnú.Khi còn tuổi thiếu niên,rơi vào tay giặc,bị
tra tấn dã man nhưng Tnú nhất quyết không khai báo,tự thừa nhận mình là “cộng sản”;khi đã đến
tuổi trưởng thành ,trước tận đòn tra tấn tàn khốc của kẻ thù “mười ngón tay đã thành mười ngọn
đuốc” nhưng Tnú nhất quyết không kêu dù“răng anh đã cắn nát mơi anh”
-Biểu hiện rõ nhất lí tưởng cách mạng của Tnú : Mặc dù mỗi ngón tay chỉ cịn hai đốt nhưng Tnú
vẫn gia nhập “ lực lượng”, hịa mình vào cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc.
c.Đánh giá chung về hình tượng nhân vật.
-Hình tượng Tnú được xây dựng bằng bút pháp vừa hiện thực,vừa lãng mạn,giàu tính lí tưởng
-Là hình tượng tiêu biểu nhất cho những phẩm chất của lớp thanh niên Tây Nguyên thời chống
Mỹ
3.Liên hệ với hình tượng Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” củaNguyễn Tuân để làm rõ vẻ đẹp
bi tráng của hai nhân vật:
a.Giới thiệu về Huấn Cao
-Huấn Cao là hình tượng kết tinh vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của lớp người thuộc về một thời vang

bóng,thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và vẻ đẹp con người.
b.Vẻ đẹp bi tráng về hai hình tượng:


b1)Hình tượng Huấn Cao
-Huấn Cao vẫn giữ thái độ lạc quan trong thời gian bị giam giữ tại nhà tù “trung chuyển”;thản
nhiên nhận rượu thịt từ quản ngục mà không hề có chút gợn lịng,tỏ rõ thái độ “ngất ngưỡng”khi
đối mặt với gian khổ,hiểm nguy.
-Nhận ra tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”của quản ngục ,Huấn Cao nhận lời cho chữ.Cảnh cho chữ
diễn ra trong khơng khí trang trọng,thiêng liêng bất chấp ngoại cảnh khắc nghiệt.
-Bình thản đón nhận cái chết.
b 2)Hình tượng Tnú:
Vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Tnú thể hiện xuyên suốt cuộc đời anh .
– Tuổi thiếu niên bị giặc bắt,bị tra tấn nhưng Tnú không khai;sau đó vượt ngục thành cơng.
-Tuổi trưởng thành :vợ con bị sát hại,bản thân anh bị tra tấn tàn khốc,mỗi ngón tay chỉ còn lại hai
đốt -kẻ thù nhằm tiêu diết ý chí cầm giáo mác của anh nhưng khơng thể ngăn anh cầm súng
-Trong một trận đánh ,với đôi bàn tay khơng cịn lành lặn,Tnú đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc
khi nó cố thủ trong hầm.
b 3)Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện về vẻ đẹp bi tráng của hai hình tượng : Tnú và Huấn Cao
vừa có điểm giống và khác nhau:Hai hình tượng được xây dựng đều dựa vào nguyên mẫu nhưng
Nguyễn Tuân thiên về bút pháp lãng mạn,Nguyễn Trung Thành thiên về bút pháp hiện thực.
Đề 9. (Xem lại với đề 1ở nhân vật CP )
Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi. Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo sau khi bị Thị Nở
cự tuyệt trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của
hai tác giả
GỢI Ý
*Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả Tơ Hồi và Nam
Cao.

* Thân bài:
+ Diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị
– Yếu tố tác động: Khi đang thức sưởi lửa để xua đi cái lạnh, vơ tình Mị thấy “một dòng nước mắt
lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ.
– Diễn biến tâm trạng, hành động
– Đầu tiên, Mị lạnh lùng, vô cảm khi “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”.
– Nhưng Mị dần thay đổi. Mị nhớ lại hồn cảnh của mình trước đây khi bị A Sử hành hạ.
– Cô bắt đầu thấy cảm thông cho A Phủ và căm phẫn tội ác của cha con thống lí.
– Cơ nghĩ đến thân mình và nhận thức được sự vơ lí đối với A Phủ, đồng thời Mị tưởng tượng
cảnh nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ phải chết thay.
– Kết quả: Dần dần Mị đã thắng sự sợ hãi để dẫn đến kết quả là hành động cắt đây trói nhanh
chóng, dứt khốt. Và sau phút giây ngắn ngủi “đứng lặng trong bóng tối”, Mị đã “vụt chạy
ra” trốn thoát cùng A Phủ.
– Tác giả đã trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên với ngôn ngữ
sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ.
– Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức
sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn.
+ So sánh – nhận xét:
– Giống:
– Chú ý khai thác cả về hành động lẫn thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật.
– Tính cách được thể hiện sâu sắc, ấn tượng khi đặt trong quan hệ với một nhân vật khác.


– Diễn biến hành động, tâm lí có nhiều bước chuyển bất ngờ, gắn với bước ngoặt của tác phẩm,
góp phần tạo nên kịch tính cho truyện ngắn.
+ Khác:
Nhân vật Mị:
– Diễn biến tâm lí và hành động thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm
tàng mãnh liệt.
– Miêu tả tâm lí chủ yếu bằng độc thoại nội tâm, bằng những xúc cảm phức tạp.

– Nhân vật mang tính chất tiêu biểu cho số phận người nông dân nghèo miền núi trong giao điểm
của cách mạng, mang đậm màu sắc địa phương.
Nhân vật Chí Phèo:
– Diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo đã thể hiện nỗi đau của bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người, bi kịch vỡ mộng hoàn lương.
– Miêu tả tâm lí bằng đối thoại và độc thoại nội tâm vớ những xúc cảm phức tạp.
– Nhân vật mang tính chất điển hình cho số phận người nơng dân nghèo đêm trước cách mạng.
*Kết bài: Khái quát lại nội dung đã trình bày trong phần thân bài
d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc
nhưng khơng trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đề 10 (Liên hệ lại những đề có Chí Phèo)
Cảm nhận của anh / chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài
(“Vợ chồng A Phủ” – Tơ Hồi). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu
tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con
người lao động của hai nhà văn
GỢI Ý
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn
đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Tơ Hồi; Nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân.
Giới thiệu về tác giả Nam Cao; Nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu.
=> Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động.
c. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận
sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thân bài:
* Hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài
– Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần
+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ làm ăn, yêu tự do, ý thức

được quyền sống của mình.
+ Mị là giàu lịng vị tha, đức hi sinh.
+ Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường
xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.
+ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng khơng nói, lùi lũi như con rùa ni trong
xó cửa”.
– Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân


+ Bên trong hình ảnh “con rùa ni trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do,
hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng khơng ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con
người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị.
+ Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê
yêu đời của tuổi trẻ.
+ Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi
sâu vào tâm tư Mị.
+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị
A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng
bước đi.
– Khái quát nghệ thuật
+ Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tơ Hồi đã xây dựng thành
cơng nhân vật Mị.
+ Có áp bức, có đấu tranh; Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên
mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.
* Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu:
– Sau khi gặp Thị Nở và được Thị chăm sóc, u thương, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh rượu sau
những cơn say triền miên và đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tâm trạng:
+ Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ:
Tỉnh rượu: lần đầu tiên – từ khi ra tù, Chí hết say và cảm nhận được thời gian và âm thanh hằng
ngày của cuộc sống. Âm thanh cuộc sống đang từng tiếng một gõ nhịp vận hành cùng với sự thức

tỉnh của Chí Phèo. Những âm thanh này ngày nào mà chẳng có, nhưng đây lại là lần đầu tiên Chí
mới nhận ra.
Tỉnh ngộ : nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
+ Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc. Chí mong muốn trở lại làm người lương thiện
=> Nam Cao cho cho ta thấy được bản tính tốt của con người có ngay trong con người bị tha hố.
Bản tính ấy sẽ trỗi dậy khi có chất xúc tác.
* Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn
– Hai nhân vật Mị và Chí Phèo của nhà văn Tơ Hồi, Nam Cao là những hình tượng điển hình
cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng
định vẻ đẹp tâm hồn của con người.
+ Mị: Tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý, nhưng vẫn tiềm tàng
sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xn.
+ Chí Phèo: Dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn khao khát hướng đến
cuộc sống lương thiện.
=> Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nơng dân thì các tác giả đều
hướng tới khám phá vẻ đẹp tâm hồn của họ. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý
của người nông dân.
Kết bài:
– Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.
Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của
con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.
Sự thức tỉnh của Chí Phèo đã thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động, dù bị vùi dập đến
tận cùng vẫn không thể mất đi vẻ đẹp đó.
=> Mị và Chí Phèo đã vượt qua mọi sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ
đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn.
Đề 11




×